Sương Lam mời đọc Người về từ hang Bê Lem nhà Chúa ở Do Thái

Thưa quý anh chị,

Cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh đến là chúng ta được nghe những bài hát về Giáng sinh mừng đón Chúa sinh ra đời.

Người viết tuy là một Phật tử nhưng năm nào cũng trang hoàng cây thông Giáng Sinh đèn chớp nhấp nha nhấp nháy cho vui mắt và cho không khí trong nhà có vẻ ấm cúng một tí.

Đón mừng Lễ Giáng Sinh mà thiếu cây thông Giáng Sinh trong nhà hình như thấy thiếu thiếu một cái gì đó trong trái tim tình cảm của chúng ta, phải không quý bạn?

Năm nay, người viết được cậu công tử nhà tôi tặng cho một cây thông Giáng Sinh nhỏ hơn, gọn hơn, có sẵn đèn đóm xanh xanh đỏ đỏ lấp lánh nên vợ chồng chúng tôi không cần mất nhiều thời giờ trang hoàng cây Giáng Sinh như mọi năm, dù chúng tôi là “người ngoại đạo” nhưng “tin có Chúa ngự trong lòng “.

May mắn hơn nữa, chúng tôi cũng đã thực sự đến viếng thăm hang Bê Lem nơi Chúa sinh ra đời tại Do Thái.  Thật là Ơn Trên đã ban ân phúc cho chúng tôi.

Xin được chia sẻ tâm tình với các bạn hữu niềm vui mùa Giáng Sinh năm nay của vợ chồng chúng tôi nhé.

Kính cầu nguyện cho tất cả chúng ta đều được bình an dưới thế trong hồng ân của Thiên Chúa..  Amen!

Merry Christmas and Happy New Year to All

https://lh3.googleusercontent.com/s8nTwfFmdXFLuGIpAaRvJttB9aQDW0daAbzCCDp2F_7DVj_amDOnezQB5vu0DkzRjbEXmpHcKy8yNUkD5MxkQjqoMg4At7fMWf2xbA=w440-h330

Sương Lam

 

 Người về từ hang Bê Lem nhà Chúa ở Do Thái

Đây là bài số bốn trăm bốn mươi bảy (447) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Bây giờ là mùa Giáng Sinh.  Mọi người mọi nơi hân hoan chào đón Chúa sinh ra đời.  Người viết tuy là một Phật tử nhưng vẫn luôn luôn chia sẻ niềm vui ngày Giáng Sinh với bạn bè thân hữu Công Giáo của tôi vì đối với tôi, Chúa giáng trần hay là Phật đản sinh đều đem tin vui  đến cho tất cả mọi người, trong đó có tôi vì tôi vẫn nghĩ:

 

“Con của Phật hoặc là con của Chúa

Đều tin rằng có một Đấng Toàn Năng

Dạy con người phải luôn nghĩ nhớ rằng:

“Sống đạo đức, từ bi và bác ái”

(Thơ Sương Lam)

Người viết là một Phật tử nhưng lại có duyên lành được đến thăm viếng các thánh địạ của nhà Chúa trên đất Do Thái trong chuyến du lịch Israel-Jordan – Egypt do ATNT Tours and Travels tổ chức vừa qua.

Vợ chồng  người viết cũng đã đến viếng thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha  năm 2014 sau khi đi viếng Phật tích  “Tứ Động Tâm” của Nhà Phật ở Ấn Độ năm 2007

 

Thật tình, người viết có rất nhiều bạn bè và độc giả đạo Công Giáo vì chúng tôi đến với nhau bằng tình cảm quý mến nhau, bằng sự thương yêu lẫn nhau, bằng sự thông cảm với nhau và sự tôn tọng đức tin của bạn bè.  Có thể vì thế và nhờ Ôn Trên ban phúc nên chúng tôi mới có được duyên phúc tốt đẹp như đã nói ở trên..

 

Ngày xưa còn bé, cứ mỗi lần Giáng Sinh đến là người viết cũng đã từng nghêu ngao hát:

“Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời
Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa
Trong hang Bêlem ánh sáng tỏa làn tưng bừng
Nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng…”

với những các bạn đạo Thiên Chúa bé bỏng ngày xưa.

Bây giờ hon 60 năm sau, người viết lại có duyên lành đặt chân lên Bethlehem của xứ Do Thái xa xôi này.Thật kỳ diệu thay!

Với chương trình thăm viếng 4 ngày ở Do Thái, vợ chồng người viếng đã viếng phố cổ Jesusalem, thăm 14  chặn đường Chúa đã đi qua, viếng thăm nhà thờ nơi Chúa ăn buổi ăn cuối cùng,  viếng Mount Olive nơi có nhũng cây olive  già hơn nghìn năm, thăm hang Bê Lem nơi Chúa giáng sinh, thăm nơi các mục đồng nhận thông điệp của thiên thần để chào đón Chúa Hài Đồng, thăm nơi Chúa chết, thăm bức tường than khóc của người Do Thái, thăm Dead Sea bên phía Do Thái, xem Sound and Light Show in the David’s Citadel  v..v..

Xin hãy nghe Ông Trần Nguyên Thắng, giám đốc của ATNT Tours and Travels, cũng là hướng dẫn viên của đoàn, là người Công Giáo nói về “Jesualem , ngã ba tâm linh”  và  về “Thăm Bêlem nơi Chúa sinh ra đời” chắc  chắn sẽ đầy đủ chi tiết chính xác hơn là lời tường thuật của người viết rồi. Xin cám ơn ông TNT.

1-    Jerusalem, ngã ba tâm linh

“…Ai cũng nghe và biết đến tên Jerusalem nhờ vào nhiều yếu tố tôn giáo vì nơi đây là Thánh địa của nhiều tôn giáo, là nơi gần đâu đó có hang Bê-lem Chúa Jesus sinh ra đời, là nơi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, là nơi có “bức tường than khóc” của người Do Thái, là một thành phố có nhiều vấn đề giữa người Do Thái và người Ả Rập-Palestine và có lẽ còn nhiều vấn đề hơn nữa nếu chúng ta không đến tận nơi quan sát để thấy và nghe về một thành phố thánh địa của nhiều tôn giáo khác biệt và có một chuỗi lịch sử hơn hai ngàn năm qua.

Trước năm 1967 Jerusalem phần lớn thuộc về quyền kiểm soát của chính phủ Jordan. Tuy nhiên, sau khi Jordan thua “Trận Chiến Sáu Ngày” với Israel thì khu phố cổ Jerusalem (Old City of Jerusalem) thuộc hẳn về Israel và bao gồm cả một khu tự trị của người Palestine. Tôi không biết thành phố này 47 năm trước như thế nào, nhưng hiện tại thành phố Jerusalem có thể được xem như là một thành phố khá là phát triển. Các tòa nhà công thự của chính phủ Israel được xây dựng khá nhiều, tuy không đồ sộ như nhiều nước tân tiến khác nhưng cũng được gọi là hiện đại. Nhưng điều đó không làm du khách lưu tâm bằng khu phố cổ Jerusalem. Ðây mới là điểm chính thu hút và hấp dẫn du khách đến Jerusalem….”

(Nguồn: Trích bài viết Jerusalem, ngã ba tâm linh  của Trần Nguyên Thắng)

2- Thăm Bêlem nơi Chúa sinh ra đời

“…..Bethlehem không cách xa Jerusalem lắm. Từ thành phố Jerusalem, du khách đi về phía Nam chỉ chừng 10 km là đến biên giới giữa Israel và quốc gia tự trị Palestine. Vài năm trước đây, đường biên giới chỉ là những cuộn hàng rào thép gai và những miếng tôn sơ sài dựng lên để phân chia ra hai phần đất Israel và quốc gia Palestine.

Hai bên đều có chốt canh và một vài người lính đứng quanh quẩn đâu đó. Bây giờ các miếng tôn sơ sài đó đã được thay thế bằng các tấm sắt to và cao, các chốt canh cũng không còn nữa. Du khách có thể đi qua lại khu vực Bethlehem mà không phải trình báo giấy tờ gì cả. Tôi không ngờ mình đã đến được “hang Bêlem của thời thơ ấu” dễ dàng như thế!

Bethlehem là một khu vực khá lớn, du khách không những chỉ đi thăm hang Bêlem (Grotto of the Nativity) mà còn có dịp biết thêm về di tích Hang Sữa (Milk Grotto) và “cánh đồng chăn cừu” (Shepherd’s Field).

Cả hai thánh tích này đều được xây thêm các ngôi nhà nguyện để tưởng nhớ như “The Chapel of the Milk Grotto” là ngôi nhà nguyện diễn tả về thánh tích về hang động nơi Đức Mẹ tạm trú nuôi sữa Chúa Hài Đồng. Còn “The Church of the Sheperd’s field” là nhà nguyện nơi nhắc nhớ về câu chuyện các thiên sứ hiện ra báo tin vui với những người chăn cừu ngày Chúa sẽ ra đời.

Shepherd’s Field hay “cánh đồng chăn cừu” chỉ cách hang Bêlem chừng 2 km, thuộc về làng của người dân du mục Bedouin xưa kia. Vì thế ngôi nhà nguyện Shepherd’s Field cũng được xây theo hình dáng lều vải ngày xưa của người dân vùng này.

Bên trong ngôi nhà nguyện là những bức họa tranh tuyệt đẹp, diễn tả về hoạt cảnh các điềm báo hiệu của Thiên Chúa như ánh sáng ngôi sao tỏa sáng xuống cánh đồng chăn cừu và hình ảnh những người chăn cừu, ai ai cũng vui mừng nhìn thấy điềm báo hiệu tin mừng.

Hoạt cảnh thứ hai là bức họa tranh diễn tả cảnh thiên sứ hiện ra báo tin ngày ra đời của Chúa Giê-su. Hoạt cảnh thứ ba miêu tả ánh sáng trên trời tỏa chiếu xuống rực rỡ trong không gian Chúa Hài Đồng vừa mới ra đời, nằm trên lòng Đức Mẹ.

https://lh3.googleusercontent.com/_ZNb7A1mgT608wXYR0JK3Roce_uJsxzfNWgYszgv0dXwDmEspiJwmGR_1gRndU7NR44qlR3hjEaFaPLvBb41u-fH1TVY5LoCKPZ9t8g=w528-h330

Trước ngôi nhà nguyện, một đài phun nước với tượng các con cừu đang uống nước như giúp du khách gợi nhớ đến “cánh đồng chăn cừu thuở xưa” vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay.

Nếu có thì giờ, du khách có thể lững thững đi xuống đồi để quan sát những di tích nuôi và chăn cừu đã được trùng tu lại. Phóng tầm mắt qua ngọn đồi kế bên là một con đường chạy vòng vèo theo độ cong ngọn đồi. Phía trên đồi là những tòa nhà bốn, năm tầng lầu tương đối còn mới được phía Israel xây cất. Tuy chỉ cách nhau một thung lũng nhỏ nhưng người dân Palestine nghèo hẳn so với phía người dân Israel

Sau “cánh đồng chăn cừu” du khách đến chiêm bái hang Bêlem hay còn gọi là “Grotto of the Nativity” nơi người ta cho rằng Chúa Giê-su đã được sinh ra ở đây. Tôi không biết “hang Bêlem ngày xưa” ra sao! Nhưng ngày nay đến Bethlehem, tôi không nhìn thấy được “hang Bêlem” mà tôi chỉ đến được ngôi nhà thờ Giáng Sinh (The Church of the Nativity) với những tường gạch vô cùng cũ kỹ.

Trước mặt nhà thờ là quảng trường Manger (quảng trường “Máng Cỏ”) và một ngôi đền thờ Hồi Giáo Umar được xây vào thế kỷ 19, đây cũng là ngôi đền thờ Hồi Giáo duy nhất tại Bethlehem. So với lần trước đến Bethlehem, tôi nhận thấy sinh hoạt khu vực quảng trường đã nhộn nhịp hơn, phố xá nhà cửa hình như đã được sơn phết và sửa sang lại sáng sủa hơn ngày trước.

https://lh3.googleusercontent.com/EpuNenW0UDO0OVLAjQNkRyPwMdMLytA0C4nAX9SZG8OiwZYWZHPQN2aba_n99Anqpm7-K3xlsbJo8b8uKEQ6PMvNNSW8doKL-oVYwQ=w587-h330

Du khách xếp hàng vào xem hang Bê Lem  (hình SL chụp)

Một ngôi nhà thờ đã được xây trên “hang đá Bêlem” là ngôi “nhà thờ Giáng Sinh” được xây từ thế kỷ thứ 4, có lẽ vì thế “hang Bêlem” chỉ là một hang đá được nhìn thấy trong tâm tư đức tin của con người hơn là một hang động mà chúng ta có thể nhìn thấy được ngoài đời.

Cửa vào nhà thờ Giáng Sinh tương đối khá thấp, được gọi là cửa Khiêm-Cung, cửa chỉ vừa một người bước vào và phải cúi thấp người xuống mới đi vào được bên trong. Qua khỏi cửa, du khách chứng kiến cả một không gian thánh đường rộng lớn khiến mọi người không khỏi bỡ ngỡ vì nó khác hẳn với không gian nơi cửa Khiêm-Cung.

Tuy nhiên, vì sự cũ kỹ của thời gian nên bên trong thánh đường Giáng Sinh luôn luôn được trùng tu lại nhằm để bảo vệ những di tích cổ nằm phía bên dưới tầng hầm thánh đường. Ở đây du khách còn có thể nhìn thấy những di tích sàn nhà thờ bằng mosaic của thánh đường cũ còn lưu lại bên tầng dưới.

Nhưng điểm quan trọng nhất trong thánh đường mà ai ai cũng muốn đến để chiêm bái, để cầu nguyện, đó chính là hang Giáng Sinh tức hang Bêlem mà bất cứ ai có đức tin đều mong mỏi một lần được đặt tay vào thánh tích nơi Chúa ra đời.

Du khách đi đến cuối thánh đường, qua khu Gian Cung Thánh và bước xuống các bậc thềm cong. Khi đến bậc thang cuối, ngay sát bên phải du khách thấy ngay một hình tượng Ngôi Sao Bạc 14 cánh mũi nhọn nằm ngay giữa hang động khối chữ nhật đã được lát gạch mable.

Người ta tin rằng bên dưới Ngôi Sao Bạc này chính là hang Bêlem, nơi Chúa Giê-su được sinh ra. Ngôi Sao này được dòng Franciscans gắn vào đây năm 1717 với 14 cánh ngôi sao bạc mang bao hàm ý nghĩa “Here the Virgin Mary gave birth to Jezus Christ.”

https://lh3.googleusercontent.com/TsJCMlfG0N_7-7I7TO5PsdBgx4a96Ba0gXCxYVksEiRCWDG6ietbxxA8Bu9BSSzBlGBfaZPss_OJRGDRNpNf8B19HskSTcexZwlX-Q=w440-h330

Cạnh đó độ ít thước, phía trước vị trí Ngôi Sao Bạc cũng có một hang thờ nhỏ. Người Công Giáo La Mã tin rằng đây chính là nơi Đức Mẹ Maria đã đặt Chúa Hài Đồng trên máng cỏ sau khi Chúa ra đời. Thông thường bạn không có nhiều thì giờ ở đây để “biểu hiện đức tin” của bạn quá lâu vì mọi người sau lưng bạn xếp hàng khá dài. Một vị tu sĩ Chính Thống Giáo gần đó luôn nhắc nhở bạn điều này….”

(Nguồn: Trích bài viết  Thăm Bêlem nơi Chúa sinh ra đời của Trần Nguyên Thắng)

Vợ chồng người viết đã phải đứng sắp hàng rất lâu và nhích từng bước chân đi theo đoàn người rất đông để đi đến một cái hang nằm phía dưới nhà thờ Chính Thống Giáo ở trên.  Qua bậc thang cuối cùng, người viết phải cúi thấp người xuống mới đi đươc vào bên trong hang và tôi chỉ thấy một hình ngôi sao 14 cánh, Tôi chi có thể vội vã  chụp  môt tấm hình  ngôi sao này rất nhanh vì phía sau lưng người viết còn cả khối người đang đợi để được nhìn ngôi sao này mà ai cũng tin rằng đo là nơi Chúa sinh ra đời.

Xin mời xem

Youtube Minh và Sương Lam viếng Bethlehem noi Chúa sinh ra đời

Người viết kính chúc quý bạn có được những phút giây vui vẻ với những ngưòi thân trong gia đinh trong mùa Giáng Sinh và Một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng nhé.

Kính mời xem

Youtube Merry Christmas and Happy New Year From Minh Sương Lam

 

 

Photo:

Người viết cũng xin mượn các vần thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé:

Quen hay lạ vẫn nụ cười cởi mở

Đưa bàn tay nắm lấy một bàn tay

Trao cho nhau lời chúc tốt đẹp này:

“Chúc tất cả được bình an dưới thế”

(Thơ Sương Lam)

 Merry Christmas and Happy New Year

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 447-ORTB 863-121918)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://www.pinterest.com/suonglamt/

https://lh3.googleusercontent.com/F8i2MmDcEgZ8-0mbumikvWh8oWf74DMpRcVpJP7tGUiiJKcBrFaoxVXI1Hp-6zuWPrKy3PelSlf1E6AMyOOzsFkUueQXzGy6sBQoGw=w366-h330

https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw

Sương Lam giới thiệu thơ song ngữ-THĂM HỎI BẠN của SƯƠNG LAM & THANH-THANH

 

Thưa quý thân hữu ,

Sương Lam trân trọng kính mời quý thân hữu thưởng thức bài thơ Thăm Hỏi Bạn -Thơ Song Ngữ – Sương Lam và Thanh Thanh

Do nhà thơ Thanh Thanh chuyển ngữ sang Anh Ngữ

SL rất vui và rất ngạc nhiên  khi nhận được email từ group  Đại Học Văn Khoa  và Cát Bụi 2011 có post  bản dịch bài thơ này. Bản dịch Anh ngữ rất hay và  rất chính xác!

Thật tình bài thơ này có tựa là “Người Còn Đó, Ta Còn Đây” của SL đã được nhiều ngườii thích và chuyển tiếp đi khắp nơi với nhiều tựa đề khác nhau: Bạn Ta, Bạn Cũ, Tạ  Ơn Đời v..v…

Có thân hữu làm youtube, có bạn làm ảnh thơ, có bạn viết thư pháp giúp SL, có bạn dịch thơ sang Anh ngữ, có bạn chuyển tiếp đến các diễn đàn khác, thân hữu khác  v..v.. Tôi xin đa tạ lòng tốt của quý thân hữu.  Smile!

Xin mời xem  youtube bài thơ này do chị Marian Tran làm youtube qua link dưới đây.  Kể cũng vui!  Smile!

1-Youtube Bạn Ta của Marian Tran

THƠ : SƯƠNG LAM – NGƯỜI PHƯƠNG NAM

https://www.youtube.com/watch?v=RWBKSPdpBtQ

2-Ảnh thơ có nhac của anh Trinh Huỳnh

Người Còn Đó Ta Còn Đây- Thơ SL- Nhạc–Bài Thơ Gửi Bạn- Ảnh thơ Trinh Huỳnh

https://youtu.be/7-C37iRBK_8

3- Thư Pháp Thơ Sương Lam của Ngọc Chính

Suong Lam Tran

https://plus.google.com/u/0/collection/kvgdW

Thất đúng là phúc duyên tốt đẹp!  Smile!

Chúc an vui nhé

Sương Lam

Thăm hỏi bạn- Thơ Song Ngữ- Sương Lam vàThanh Thanh

 Thăm hỏi Bạn, biết rằng người còn đó
Nỗi mừng vui tràn ngập cõi lòng tôi
Cuộc đời này bao sóng gió, nổi trôi
Vui được biết, Bạn bình an vui sống
Đời trần thế ví như là huyễn mộng

Kiếp nhân sinh là sinh tử, tử sinh
Quý nhau chăng chỉ ở một chữ Tình
Tình cha mẹ, tình vợ chồng, bè bạn
Tình cảm ấy ta không treo giá bán
Khi con tim không đơn vị đo lường
Bàn cân nào, cân được chữ Yêu Thương
Thế mới biết Thương Yêu là vô giá!

Cuộc đời dẫu đảo điên, nhiều dối trá
Nếu chúng ta thực sự mến thương nhau
Thì tiếc chi một lời nói, câu chào
Hãy trao gửi, sưởi ấm tình nhân thế
Có hơn không dù biết rằng chậm trễ
Vì con người ai cũng thích yêu thương
Được thương người và cũng được người thương
Hãy bày tỏ yêu thương dù có chậm

Bạn còn đó! Tôi còn đây! Mừng lắm!
Vì chúng ta còn cơ hội gặp nhau
Để trao nhau lời nói với câu chào
Đầy thân ái, đầy yêu thương, quý mến
Chuyện dĩ vãng, chuyện tương lai sắp đến
Hãy quên đi, xin nhớ hiện tại thôi
Nếu tâm bình trí lạc! Thế đủ rồi!
Người còn đó! Tôi còn đây! Phúc lắm!

 Sương Lam

 Inquiring after friends

 Inquiring after each friend to know that he/she

Is still there, my mind is inundated with glee.

While this life is full of wind and waves, brine,

The underworld is like day-dream, moonshine,

Friends to be still alive is my wish to satisfy.

Human bondage is to live and die, live then die;

Thus the most mutually precious thing is love.

Love of parents, spouses, friends, all is above:

That affection is not, never listed for sale

Since our heart has neither measure nor scale.

A sentiment no catty can ever gauge or weigh,

So Love is priceless, its worth none can say.

 

In spite of anything on earth, shifty, delusive,

If we truly like one another, being unobtrusive,

Then why do we regret a greeting, a salutation?

Let us give, confer to warm our human relation.

We’d rather do it late than never, not to wait;

For affection everybody does want and need

To love and to be loved by other people indeed.

Let us express our sentiment, although belated.

You are still there! I am still here! Well elated!

Because we still have opportunities to meet,

To converse, to congratulate, to wish, to greet,

In full consideration, interest, cordiality, care

For the past, and for, no! not any future affair!

Forget it all! Let us only think of the present.

If our mind is quiet, soul easy, and life pleasant:

You are there! I am here! So, that is happiness!

Translation by Thanh-Thanh   

  Thanh-Thanh     

       Mời xem thêm Youtube dưới đây do chị Marian Tran thực hiện

041312 – THĂM HỎI BẠN – INQUIRING AFTER FRIENDS

MARIAN TRAN

Published on Apr 13, 2018

SUBSCRIBED 949

TÁC GIẢ : SƯƠNG LAM – THANH THANH

HÌNH ẢNH SƯU TẦM

NHẠC KHÔNG LỜI LINK https://youtu.be/y-6dwCGaCco

   Xin cám ơn tất cả các thân hữu đã giúp cho tiếng thơ của Sương Lam bay cao bay xa đến các phương trời cao rộng khác.  Smile!

Kính chúc an lạc

Sương Lam

Sương Lam mời đọc Ngàn Năm Mây Trắng Vẫn Bay

Thưa quý anh chị,

Con người sống trên đời này có lúc sướng lúc khổ, lúc vui lúc buồn, tâm tình thay đổi đổi thay như vầng mây tụ tán khi hợp khi tan.

Kiếp sống con người hữu hạn nhiều lắm cũng chỉ được trăm năm nhưng mây trên trời vẫn cứ bay bay.  Người sống nhiều với trái tim tình cảm dễ xúc động trước những thay đổi biến chuyển của  thiên nhiên tạo vật, của sự việc liên quan đến cá nhân mình và của những  người xung quanh mình.

Người viết cũng thế, nên xin được tâm tình với quý thân hữu cảm xúc của người viết khi nhìn cảnh hợp tan của mây trôi tuyết đổ, của sự sum hợp chia lìa trong kiếp sống nhân gian của những người thân quen mà tôi đã có duyên quen biết trong cõi đời này.

Xin quý thân hữu  đón nhận tâm tình này nhé.

Trân trọng,

Sương Lam

Ngàn Năm Mây Trắng Vẫn Bay

Đây là bài số bốn trăm mười một  (411) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Mùa Xuân là phải nói đến cảnh vật tươi vui, nụ hoa chớm nở, cây cối đâm chồi sau một mùa Đông giá lạnh.

Dầu mùa Đông giá lạnh hay Xuân về ấm áp, trên bầu trời trần thế vẫn có những đám mây trôi lờ lững, khi hợp khi tan trong không gian rộng lớn của thiên nhiên.

Nhìn cảnh mây trôi hợp tan tan hợp, người viết xúc cảnh sinh tình thả bút đề thơ nói lên tình cảm của mình khi nhìn mây trôi tuyết đổ. Xin mời quý thân hữu cùng đọc bài thơ dưới đây do người viết sáng tác nhé:

Ngàn Năm Mây Trắng Vẫn Bay

Ngàn năm mây trắng vẫn bay

Ngàn năm người vẫn đắm say mộng tình

Đi về trong cõi tử sinh,

Luân hồi đau khổ nhân sinh kiếp người

Ngàn năm buồn khóc vui cười

Ngàn năm hoa đẹp xinh tươi vẫn tàn

Cuộc đời nay hợp mai tan

Giống như giấc mộng kê vàng Lư Sinh *

Ngàn năm người khổ vì tình

Mấy ai duyên nợ ba sinh phỉ nguyền

Vợ chồng là nợ hay duyên

Kẻ vui hạnh phúc, người duyên lỡ làng

Ngàn năm người vẫn đa mang

Chữ Danh, chữ Lợi, chữ Sang, chữ Giàu,

Mấy ai có hiểu được nào

Đấy là nghiệp chướng vướng vào đời ta

Ngàn năm đời vẫn cứ là

Tham, Sân, Si nghiệp cứ mà vướng mang

Chiêm bao một giấc mơ màng,

Tỉnh ra chỉ thấy mây ngàn vẫn trôi

Ngàn năm vẫn mãi luân hồi

Trong vòng Nghiệp Quả miếng mồi lợi danh

Ngàn năm kiếp sống mong manh

Một trăm năm tuổi thoáng nhanh kiếp đời

Ngàn năm tan hợp đổi dời,

Ngàn năm sinh tử cuộc đời thế nhân

Ngàn năm người vẫn phải cần

Sống trong Tỉnh Thức, tinh thần an nhiên

Sương Lam

Câu thơ “Giống như giấc mộng kê vàng Lư sinh” của người viết trong bài thơ trên được lấy từ ý của mẫu chuyện  “Hoàng lương nhất mộng”  dưới đây:

Hoàng lương nhất mộng


“Câu chuyện “Hoàng lương nhất mộng” (giấc mộng kê vàng) bắt nguồn từ truyện “Chẩm trung ký” của Trầm Ký Tế đời Đường. Chuyện kể rằng, có một chàng thư sinh nghèo họ Lư. Một hôm, nhân chuyến đi chơi, anh vào nghỉ trong một quán trọ. Lúc chủ quán trọ bắc nấu một nồi kê vàng, thì chàng trai lên giường đi ngủ. Trong giấc ngủ, chàng trai mộng thấy mình lấy vợ và sinh con, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, tận hưởng vinh hoa phú quý, và cuộc sống sung sướng, thoải mái ấy kéo dài cho đến lúc già chết. Nhưng khi tỉnh dậy, kê vàng vẫn còn chưa chín. Sự gợi ý của câu chuyện này là: Đời người như giấc mộng, tất cả sang hèn, giàu nghèo, đều như mộng, như huyễn.

Ngụ ngôn này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng “chư hạnh vô thường, chư pháp vô ngã, duyên khởi tính không” của Phật giáo. Thế gian vạn vật đều không có bản chất bất biến vĩnh hằng, các pháp do nhân duyên mà sinh, duyên tan thì diệt, vạn pháp đều là duyên khởi, tính không. Đấy là thực tướng và chân lý của vũ trụ, không còn gì để nghi ngờ, và cũng không có bất kỳ sức mạnh nào có thể thay đổi.

Đáng tiếc, rất nhiều người tham luyến phồn hoa thế gian, hoặc là chấp trước tự ngã, tự tư tự lợi, hoặc là thiếu trí tuệ nhìn thấu chân tướng vũ trụ, không muốn đối diện với chân lý duyên khởi, tính không, thà tin vào “hoa trong gương, trăng trong nước” – cảnh tượng huyền ảo trước mắt – bởi thế tham niệm bùng khởi, sinh lòng ganh đua, tranh đoạt, vì vậy mà sinh khởi những xung đột; tâm oán hận, khí hung hăng, làm cho xã hội mất đi sự hài hòa, ấm áp vốn có. Tham lam, thù hằn, ngu muội, sẽ biến xã hội văn minh thành xã hội bầy đàn nguyên thủy; lẽ ra có thể trở thành tịnh độ ở nhân gian thì nay biến thành địa ngục ở Ta-bà…..”

(Nguồn: trích trong Giác Ngộ.online)

Trong niềm vui đón chào mùa Xuân của người này đôi khi lại là nỗi buồn của người khác.

Trong tháng này người viết  đã nhận được hai tin buồn:

1- Tin buồn 1:  Ni Trưởng Thích Nữ Như Thủy, một vị giảng sư nổi tiếng nhất trong ni giới Việt Nam vừa viên tịch ngày 17 tháng 3 năm 2018, thế thọ 69 năm, hạ lạp 43  tại Chùa Phổ Hiền Worcester, Tiểu Bang Massachussets.


Ni Trưởng Thích Nữ Như Thủy không giữ chức vụ nào trong bất kỳ giáo hội nào, nhưng được Phật Tử hải ngoại ưa chuộng các thời pháp của Ni Trưởng, dù là trên mạng YouTube hay khi được các chùa hải ngoại mời tới thuyết pháp. Cuốn sách nổi tiếng nhất của Ni Trưởng là Hư Hư Lục, đang lưu giữ trên gần như tất cả các trang mạng Phật giáo hải ngoại. Tuy Ni Trưởng không có ngôi chùa nào để an trụ, chỉ được biết có một ngôi nhà nhỏ trong một xóm nghèo ở Miền Tây VN, nơi Ni Trưởng thường lấy quà cúng từ Phật tử hải ngoại để giúp trẻ em nghèo đi học.

Trong những năm cuối đời, Ni Trưởng Thích Nữ Như Thủy thường được mời tới nhiều chùa hải ngoại để thuyết pháp.

(Nguồn:internet)

Là một ni sư thuyết pháp nổi tiếng, nên tang lễ của ni sư được cử hành long trọng. Các trung tâm Phật Giáo trong và ngoài nước  đã thiết lập các buổi truy niệm, cầu siêu rầm rộ để cảm  tạ ân đức của ni trưởng.

Thế là cũng xong một kiếp người tu hành công đức vô lượng!

2- Tin buồn 2: Một đạo hữu thân quen với gia đình người viết sau một thời gian dài sống ở  trung tâm dưỡng lão, đã ra đi ngày thứ bảy 24 tháng 3 năm 2018, hưởng thọ 87 tuổi.

Gia đình chúng tôi cùng các đạo hữu quen thuộc đã đến chia buồn cùng tang quyến trong một tang lễ được cử hành đơn giản tại nhà quàn Omega đường SE 122.  Xong phần nghi lễ  tụng kinh trang nghiêm theo nghi thức Phật Giáo nơi đại sảnh là thủ tục hỏa táng.

Thế là Bác đã trả hết nghiệp duyên trần thế!

Dù là bậc chân tu tài cao đức trọng hay là một Phật tử đại chúng  bình thường, rốt cuộc rồi cũng trở về với cát bụi.

 

Xin mời xem youtbe Trở Về Cát Bụi do Mạnh Quỳnh trình diễn dưới đây:

Tro ve cat bui – Manh Quynh – YouTube

▶ 4:53

Trở Về Cát Bụi

Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó.
Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau
Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau
Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao

Này nhà lớn lầu vàng son
Này lợi danh, chức quyền cao sang
có nghĩa gì đâu …sao chắc bền lâu
như nước trôi qua cầu

Này lời hứa … Này thủy chung
này tình yêu …chót lưỡi đầu môi
cũng thế mà thôi
Sẽ mất ngày mai như áng mây cuối trời

Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi lại mất.
Cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen
Nào người sang giàu đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em
Người ơi xin nhớ cát bụi là ta …mai này chóng phai

Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi
Xin người nhớ cho

(Nguồn: Trích trong Web Nhạc Của Tui)

Hoặc nghe Thế Sơn hát trong Website Nhạc Của Tôi qua link dưới đây:

Trở Về Cát Bụi – Thế Sơn – NhacCuaTui

https://www.nhaccuatui.com › Bài hát tru tinh › the son

Dù muốn dù không trong hiện tại, chúng ta cũng đang sống trong cuộc đời trần thế nên người viết  xin mượn lời của mẹ Têrêsa về Cuộc đời dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay bạn nhé!

Cuộc đời là...

Một cơ may, hãy nắm lấy.
Một nét đẹp, hãy chiêm ngắm.
Một hạnh phúc, hãy tận hưởng.
Một giấc mơ, hãy biến thành sự thực.
Một thách đố, hãy đối mặt.
Một bổn phận, hãy chu toàn.
Một cuộc chơi, hãy tham gia hết mình.
Một kho tàng, hãy bảo toàn.
Một quý vật, hãy nâng niu.
Một tình yêu, hãy mê say.
Một nhiệm mầu, hãy niệm suy.
Một lời hứa, hãy chu toàn.
Một buồn thảm, hãy vượt qua.
Một khúc ca, hãy hát lên.
Một cuộc chiến, hãy xông pha.
Một thảm kịch, hãy chấp nhận.
Một mạo hiểm, hãy can đảm.
Một cuộc sống, hãy bảo vệ.
Mẹ Têrêsa
(Nguồn: tài liệu trong  SaigonEcho)

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 411-ORTB 826-32818)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Photo:

Sương Lam mời đọc Vu Lan Lại Về

Thưa quý anh chị,

Bây giờ là Mùa Vu Lan, nhiều chùa trên đất Mỹ và khắp mọi nơi trên thế giới long trọng tổ chức Ngày Đại Lễ Vu Lan để tưởng nhớ đến cha mẹ đã quá vãng và mừng vui thấy cha mẹ vẫn còn an sống nơi trần thế.

Người viết là một Phật tử tầm thường mới gieo duyên với Phật Pháp, nên cũng thường đi cúng lễ Vu Lan hằng năm để tụng kinh tưởng niệm công dức của cha mẹ đã quá vãng và góp vui với những ai còn cha mẹ sinh tiền.

Xin mời đọc tâm tình của người viết trong ngày đại lễ Vu Lan này.

Trân trọng,

Sương Lam

Vu Lan Lại Về

Inline image 1

 Đây là bài số ba trăm tám mươi bốn (384) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Tháng Tám dương lịch năm nay cũng là tháng Bảy âm lịch với ngày lễ hội Vu Lan được tổ chức trọng thể ở các chùa để tưởng nhớ công ơn ông bà cha mẹ hiện tiền và cầu siêu cho  ông bà cha mẹ đã qua đời.

Năm nào cũng vậy, cứ đến Ngày Vu Lan là có nhiều giọt nước mắt chảy dài trên má của những người con đã mất mẹ hoặc cha hay mất cả hai đấng sinh thành.

Hình như khi cha mẹ còn sống, tình thương yêu cha mẹ không được con cái tỏ bày tha thiết như khi cha mẹ đã mất.  Có trăm nghìn lý do để viện dẫn cho sự thiếu sót này:  bận lo gia đình riêng, bận lo công danh sự nghiệp, bận lo việc nước non, bận lo việc học hành v..v… Lý do nào cũng chính đáng để biện minh cho sự thiếu sót này.  Đợi đến khi cha mẹ mất đi, chúng ta mới biết thương yêu cha mẹ thì đã muộn rồi.  Rồi đợi đến ngày giỗ hay ngày lễ Vu Lan, chúng ta lại ngồi bên nhau kể lể tiếc thương, lại mắt hoen lệ đổ khi nghe tụng kinh Vu Lan với lời vàng của Đức Phật nói về công đức của mẹ cha.

Ngày lễ Vu Lan của văn hoá Á Đông là dịp để con cái nhớ ơn công sinh thành dưõng dục của mẹ cha còn sinh tiền hay đã qua đời.

“Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một như đường mía lau

 

Chiều chiều ra đứng cửa sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chìu

 Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc

 Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang

 Một tiếng anh than hai hàng lụy nhỏ

 Có chút mẹ già biết bỏ cho ai nuôi

 

Mẹ già như chuối chín cây

Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi

Mồ côi tội lắm ai ơ!

Đói no đau ốm ai người lo cho

 Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”

 

Người viết đã từng làm Mẹ, làm Bà nên rất thấm thía  ý nghĩa câu ca dao:

“Lên cao mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”

 Trong mùa lễ Vu Lan, mọi người  thường nhắc nhở bà Mẹ nhiều hơn ông Cha, có thể là vì sự tích Mục Kiều Liên cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát  khỏi địa ngục trong sự giúp đỡ chú nguyện của chư Tăng khiến bà Thanh Đề, một bà mẹ tham ác biết  hồi tâm hướng thiện.

Hơn thế nữa, người Mẹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời con trẻ, yêu thương dạy dỗ gần gũi với con cháu nhiều hơn người Cha, người Ông nên con cháu thường quý yêu Mẹ, yêu Bà hơn yêu cha, yêu ông.

Xin mời  bạn đọc một câu chuyện về một người bà ở San Francisco làm việc cực khổ nuôi dưỡng 3 người cháu lớn khôn thật là đáng ngưỡng phục.

Cụ bà quét rác gốc Việt trở thành ngôi sao trên đất Mỹ

Inline image 3

Video về cảnh đời của bà Suu Ngo, một phụ nữ gốc Việt quét rác ở Mỹ, thu hút hàng triệu lượt xem và những bình luận bày tỏ sự ngưỡng mộ.

“Có những người tôi không quen biết nhưng vẫn giúp đỡ tôi. Nhiều người đến gặp tôi, yêu mến và trao tôi những cái ôm rồi chụp ảnh cùng”, bà Suu Ngo kể. “Mọi người bảo tôi giống ngôi sao điện ảnh. Không đâu, tôi không phải ngôi sao điện ảnh, chỉ là phim ảnh quét dọn đường phố thôi”.Bà Ngo sống ở thành phố San Francisco, là một người mẹ đơn thân. Bà đưa con trai và con gái từ Việt Nam sang Mỹ năm 1985.Năm 2003, con gái bà bị chồng sát hại, để lại 3 đứa con cho mình bà nuôi nấng. Sau hơn 25 năm làm lụng không quản ngày đêm trong các nhà hàng, cách đây 5 năm, bà trở thành lao công quét dọn đường phố San Francisco. Số tiền kiếm được bà vừa để nuôi 3 cháu ăn học vừa gửi về Việt Nam cho người mẹ già đã 97 tuổi.Ở tuổi 67, bà cho hay mình vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi nào còn đủ sức khỏe và bà rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại.

Video và câu chuyện về cuộc đời bà được tờ San Francisco Chronicle đăng tải hồi đầu tháng thu hút gần 12 triệu người xem. Mọi người bày tỏ sự cảm động trước nghị lực của người mẹ, người bà đơn thân, cũng như sự ngưỡng mộ tinh thần lao động chăm chỉ bất chấp tuổi già của bà.

Một chiến dịch gây quỹ để giúp đỡ cho người phụ nữ truyền cảm hứng này cũng được lập ra. Sau 10 ngày, đã có 238 người quyên góp hơn 5.800 USD, trong khi mục tiêu đề ra là 5.500 USD.

( Nguồn: Trích trong Blogspot Cao Niên Viêt Hạc)

http://caonienviethac.blogspot.ca/2016/08/mot-cuoc-oi-ac-biet-khien-dan-my-xuc-ong.html#more

Trên đây là câu chuyện của một người bà ở Mỹ nuôi dưỡng 3 cháu lớn khôn.

Mời bạn đọc thêm một mẫu chuyễn cảm động của một bà mẹ nghèo nàn, bịnh hoạn ở Việt Nam chịu thương chịu khó ngồi đợi con trai ghi danh học Đại Học.

Người mẹ cầm nón rách đợi con trai nhập học và câu chuyện khiến bao người rơi nước mắt

 ÔI TÌNH MẸ THẬT BAO LA!

HÃY SỐNG SAO MÃI LÀ
NHỮNG ĐỨA CON HIẾU THẢO!

Inline image 4

Chỉ bằng 2 bức ảnh cùng một vài lời miêu tả, chia sẻ chân thực, câu chuyện của về một người mẹ trong ngày nhập học của con trai tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của người đọc, khiến bất cứ ai cũng bất giác cảm thấy nghẹn lòng khi nhớ về mẹ.

Câu chuyện về người mẹ ấy được thành viên Trương Tuấn Minh kể lại như thế này:“Ngày hôm nay, trong không khí nhập học của bao sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, bố mẹ, ông bà đưa các em đến bằng ô tô, xe máy, xe khách… tay xách nách mang với những giọt mồ hôi đổ ra giữa cái trưa nắng của cuối hè.

Với những lời động viên, những cái quẹt tay gạt nước mắt khi phải xa bố mẹ của một số cậu ấm cô chiêu, thì ở đâu đó, bên ngoài cửa Khoa Toán, có một người mẹ tay cầm chiếc nón rách, mặc quần áo luộm thuộm cùng một cậu con trai cũng bình thường không kém đang hí hoáy ghi ghi chép chép thông tin.

Hình ảnh người phụ nữ ngoài 40, ăn vận xuề xòa đợi con làm thủ tục nhập học khiến bao người xúc động.

Dáng cậu con trai dong dỏng, quần áo bạc màu cùng đôi dép tổ ong mới, người ngăm da dám nắng và đẫm mồ hôi nhưng vẫn tươi cười vì đây là niềm hạnh phúc đầu tiên của cậu ấy đó là đỗ vào trường Đại Học mơ ước.

Khi chúng tôi hỏi ước mơ của cậu ấy, cậu ấy chỉ nhoẻn miệng cười và nói nhỏ nhẹ: “Em ước mơ làm thầy giáo dạy Toán lâu rồi anh ạ “.

Còn người mẹ, cô đã ngoài 40, người xanh xao và ốm yếu. Cô liên tục đau ốm và vẫn đang phải điều trị ở bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung Ương, chồng cô mắc bệnh thần kinh…”

Gia đình khó khăn, người mẹ ấy gần như là lao động chính trong gia đình, xoay sở cho con ăn học hết năm cấp 3. Tới khi con trai báo tin đỗ đại học, bà mừng lắm, tự hào lắm vì giữa hoàn cảnh khó khăn mà con vẫn học tập tốt, vẫn nên người.

Vậy nhưng giữa niềm vui ấy, người mẹ vẫn không giấu nổi nỗi buồn, sự lo lắng không nguôi ở trong lòng. Bà lo rằng liệu sức mình có tiếp tục lo được cho con trai ăn học tiếp 4 năm đại học được hay không? Đó quả thực là một số tiền lớn…!

Dù cho trong cuộc sống của bà còn rất nhiều điều phải bận tâm, đau buồn bệnh tật luôn bên mình, nhưng vì tương lai của con, chắc chắn bà sẽ càng cố gắng hơn, cố gắng hơn nữa.

(Nguồn: trích trong website Banmaihong)

https://banmaihong.wordpress.com/2017/08/23/nguoi-me-cam-non-rach-doi-con-trai-nhap-hoc

Nhạc sĩ Võ Tá Hân, một nhạc sĩ tài ba và có trái tim nhân ái, người đã sáng tác hằng trăm bản nhạc về Phật Giáo, đã thực hiện một playlist youtube Vu Lan Nhớ Mẹ do chính ông phổ nhạc những bài thơ nói về niềm thương nỗi nhớ đến mẹ hiền của một số văn nhân thi sĩ.

Xin mời quý vị cùng thưởng thức Playlist dưới đây:

VU LAN NHỚ MẸ 

 https://www.youtube.com/playlist?list=PL0E8F7F230DC5E4F9&feature=mh_lolz

Người viết chân thành cảm tạ nhạc sĩ Võ Tá Hân đã sáng tác những ca khúc đẹp tuyệt vời về Mẹ này.

Ngày chủ nhật  27 tháng 8 năm 2017 vừa qua, theo thông lệ hằng năm, vợ chồng người viết đến tham dự đại lễ Vu Lan do chùa Bửu Hưng bên Vancouver, WA tổ chức.

Trong bầu không khí trang nghiệm, nhưng đầy tình thân ái, các Phật tử ngồi chật đầy cả chính điện để nghe Thượng Tọa Thích Tâm Hoàn, trụ trì ̣chùa  Giác Hoa, Virginia, kiêm cố vấn Bửu Hưng Tu Viện thuyết giảng đề tài “ Mẹ là Lòng Hiểu Biết và Thương Ỳêu” đầy ý nghĩa về tình  Mẹ.

Sau phần nghi thức Đại Lễ Vu Lan và lễ cài hoa hồng, các phật tử được thưởng thức  bài hát Mẹ Tôi do em Laura, học sinh trường Việt Ngữ Văn Lang trình bày thật là ngọt ngào, thật là cảm động.  Nguời viết vì phải ngồi ở bàn thư ký phía sau hậu tổ nên không thể rời khỏi vị trí lâu được, vì thế không thưởng thức hết phần văn nghệ phụ diễn trên chính đìện. Tiếc quá!

Inline image 5

Phần ẩm thực sau buổi lễ thật cũng quan trọng không kém vì các Phật tử trong ban ẩm thực chùa Bưủ Hưng là những đầu bếp tay nghề xuất sắc chuyên trị  các món  xôi, chè, phở chay, bún măng chay, bún bò chay v..v… đặc biệt hôm nay là món “mì vịt tiềm chay” ngon hết xẩy.  Xin có lời khen ban ẩm thực chùa Bửu Hưng nhé.  Smile!

Mỗi người một phận sự, kẻ chưng hoa, người dọn bàn, anh hướng dẫn chỗ đậu xe, chị rửa bát dĩa v..v… các Phật tử này  đến chùa làm công quả với tinh thần tự nguyện, vui vẻ.  Xin tán thán công đức tất cả quý vị nhé.  Smile!

Xin mời quý thân hửu thưởng thức những lời thơ dưới đây của người viết để làm kết luận cho bài tâm hình hôm nay nhé.  Mong rằng sẽ nhận được sự cảm thông của quý thân hữu.

Inline image 2

“…..Rằm Tháng Bảy, mùa Vu Lan  đã tới

Chúc mẹ già vẫn nở nụ cười tươi

Chúc người con, lòng sung sướng vui cười

Cài ve áo, chiếc hoa hồng màu đỏ

 

Ôi! Buồn lắm!  Hoa hồng màu trắng đó!

Trên áo tôi! Tôi mất Mẹ lẫn Cha

Mùa Vu Lan khi nghe đến lời ca

Bông hồng cài áo! Lệ nhòa đôi mắt!

Thơ Sương Lam

Kính mời thưởng thức Youtube Bông Hồng Cài Áo- PPS Liên Như- Thơ Sương Lam

 PPS LienNhu- Nhạc Nguyễn Văn Đông, ca sĩ Tâm Hảo trình bày

Xin cám ơn chị Liên Như, người thực hiện PPS và các nghệ sĩ góp mặt trong youtube này.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 383-ORTB 796-83017)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Photo:

Inline image 6

Sương Lam mời đọc Tháng Bảy Portland-Tháng Bảy Sàigòn

Thưa quý anh chị,

Lại một lần nữa Tháng Bảy lại về với Ngày Lễ Mừng Độc Lập July 4 th để đón mừng 241 năm lập quốc.

Hôm qua ngồi xem trên Tivi  màn đốt pháo bông tại Washington DC để chào mừng ngày Quốc Khánh xứ Mỹ, người viết vui buồn lẫn lộn. Vui vì tôi là công dân xứ Mỹ đã sống nơi xứ Mỹ, quê hương thứ hai của tôi  35 năm rồi và buồn vì tôi cũng là người dân đất Việt đã sống ở Việt Nam, quê hương thứ nhất của tôi cũng đã 35 năm. Trong trái tim tình cảm của tôi đầy ắp kỷ niệm thân thương của cả hai nơi.

Người viết xin dược trải tâm tình của một ngườiViệt nơi đất Mỹ nhân ngày Quốc Khánh July 4th  và hy vọng  quý thân hữu sẽ có người cảm thông tâm tình này.  Tôi xin đa tạ.

Sương Lam

Tháng Bảy Portland, Tháng Bảy Sàigòn

Inline image 4

Đây là bài số ba trăm bảy mươi sáu (376) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Tháng Bảy vào Hạ ở Mỹ thời tiết rất nóng nhưng mà vui vì có ngày Lễ Độc Lập July 4th tưng bừng, náo nhiệt. Những người dân Mỹ ăn nhậu và vui vẻ đón mừng ngày lễ trọng đại này.  Dân Mỹ gốc Việt sau bao nhiêu năm sống ở Mỹ cũng hoà đồng vào nếp sống người Mỹ nên cũng tổ chức họp mặt, sum họp gia đình ăn uống vui vẻ luôn cho vui.  Smile!

Đối với một số người Việt, trong đó có người viết, cảm thấy vui buồn lẫn lộn trong ngày vui mừng Lễ Độc Lập này vì nhớ đến cái nóng nung người của “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm nào ở Việt Nam ngày cũ.

“….Tháng Bảy quê người  hoa đăng lễ hội

Mừng đón Ngày Độc Lập với Tự Do

Pháo nổ trên cao, thiên hạ chuyện trò

Khắp chốn muôn nơi, mọi người ca hát 

 Tháng Bảy quê mình nắng vàng bãi cát

Cái nóng nung người đỏ lửa Trị Thiên

Đại lộ kinh hoàng thuở nọ hiện tiền

Bao già trẻ gánh gồng đi lánh nạn 

 Tháng Bảy nơi đây nắng hồng buổi sáng

Hoa nở đầy vườn muôn sắc khoe xinh

Khắp chốn muôn nơi, đờn trống xập xình

Mừng ngày Độc Lập hơn hai trăm năm lập nước 

 Tháng Bảy chốn xưa, kẻ sau người trước

Lẳng lặng ra đi bỏ cửa bỏ nhà

Bỏ lại quê hương, cha yếu mẹ già

Tìm bến Tự Do ở nơi xa chốn lạ …”

 Thơ Sương Lam

Inline image 5

Ngày Độc Lập ở Mỹ được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người bà con ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn.

Các cuộc diễn hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo bông ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng

Trong một số tiểu bang, dân thường được phép mua pháo bông nhỏ hơn để đốt. Vì lý do an toàn, một số tiểu bang cấm điều này hay hạn chế cỡ của pháo bông.

Những năm mới đến xứ Mỹ, người viết cũng  nôn nao sửa soạn mền chiếu, thức ăn thức uống để sang Vancouver, WA xem đốt pháo bông và cùng chung vui với cư dân sở tại.

Thật là náo nhiệt, thật là vui vẻ. Những năm sau này, người viết ở nhà xem đốt pháo bông trên Tivi cho “tiện việc sổ sách” để khỏi mệt tấm thân “không còn trẻ nữa” của mình.  Smile!

Những địa điểm ở Portland có thể ngắm nhìn pháo bông rõ đẹp nhất trong năm 2017

  • SE: Hawthorne Bridge
  • SE: Inner SE Morrison
  • SE: Mount Tabor
  • SE & NE: Eastbank Esplanade
  • NW: Rose Test Gardens
  • SW: Top of PSU parking garage on 6th and Harrison
  • SW: Portland City Grille
  • NE: Marine Drive docks (for Ft Vancouver fireworks)
  • NE: Rocky Butte (for Ft Vancouver fireworks)
  • SE: Sellwood Park (website) you can see both Oaks Park and downtown from here
  • West Hills: Terwilliger near OHSU has many spots.

(Nguồn:  Trích trong  https://www.pdxpipeline.com)

Và thưởng thức màn đốt pháo bông tuyệt đẹp ở Portland-Oregon qua youtube dưới đây.  Quý bạn sẽ thấy toàn cảnh Portland  trong đêm dốt pháo bông mừng Lễ Độc Lập thật nhẹ nhàng, thật ấm cúng.

Fourth of July 2016 – Portland Waterfront 

https://www.youtube.com/watch?v=4kbOXtSQSv8

Portland của tôi nổi tiếng với ngọn núi Mount Hood tuyết trắng quanh năm, nhìn xa xa giống như ngọn núi nổi tiếng Phú Sĩ của Nhật Bản.  Mỗi lần vợ chồng chúng tôi lê gót giang hồ trở về chốn cũ,  qua khung cửa máy bay, nhìn thấy ngọn núi Mount Hood  thấp thoáng qua làn mây phía dưới, lòng tôi xúc động vô cùng.  Dù muốn dù không, Portland cũng là nơi tôi sống hơn ba chục năm qua, làm sao  tôi lại không có một chút nghĩa chút tình với  người dân và nơi chốn đã cưu mang gia đình tôi trong những ngày tôi mới đến tìm tự do nơi đất lạ.

Hơn thế nữa, ở nơi “đất lạnh tình nồng” này tôi lại có những người thân yêu gia đình tôi đang sống.   Họ đã và đang chia sẻ với tôi những vui buồn của cuộc sống tha hương đất khách.

Inline image 1

Tôi yêu Portland với những gì  hiện có ở nơi đây:  mùa Xuân với hoa đào hoa hồng đỏ thắm, mùa Hạ với nắng ấm biển xanh, mùa thu với lá vàng trước ngõ và mùa Đông với tuyết trắng sau nhà.  Mùa nào cũng đẹp và đáng yêu đối với tôi, Bạn ạ!

Trước năm 1975, tôi đã từng là học sinh, sinh viên của các trường tiểu học, trung học, đại học Việt Nam.  Sau khi tốt nghiệp Khóa Đốc Sự 12 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1967, tôi được bổ nhiệm đến Bộ Xã Hội để làm việc theo sự chọn lựa nhiệm sở của tôi khi ra trường.  Tôi đã cố gằng đem hết “tất cả sở tài làm sở dụng” để thực hiện hoài bảo của mình, để không thẹn mình là kẻ sĩ, dù tôi là phận nữ nhi.

Sau ngày 30 tháng Tư 1975,  cuộc “đổi đời”  đã đến với toàn dân nước Việt và đến với gia đình tôi.  Bộ Xã Hội giải thể, tôi phải về làm “bà mẹ quê” nuôi gà nuôi vịt ở Thủ Đức một thời gian.  Sau đó, gia đình nhỏ bé của chúng tôi  dọn về sống  với cha mẹ tôi để giữ gìn ngôi nhà 3 tầng vì có tin đồn gia đình nào có nhà cửa rộng rải, to lớn quá mà ít người ở thì sẽ có người  mới vào ở chung.  Từ đó, tôi trở thành một bà bán bánh mì và bánh ngọt ở trước cửa nhà của một người quen.

 

Tôi cũng đã hành nghề “Chà đồ nhôm” và xay gạo mốc, xaybo bo một thời gian để sống qua ngày. Rồi những áp lực về cuộc sống, về tinh thần đã làm cho chúng tôi  quyết định phải ra đi.  Nhờ Trời Phật thương tình chúng tôi đã đến bến bờ tự do một cách an toàn.

Vợ chồng chúng tôi đã bắt đầu cuộc sống mới nơi Portland thơ mộng này từ con số không với hai bàn tay trắng. Nhưng trong trái tim tình cảm của tôi, tôi vẫn yêu Saigòn, nơi tôi sinh ra và lớn lên hơn 30 năm trường, nơi chất chứa biết bao là kỷ niệm dấu yêu thời áo trắng thư sinh với mộng mơ, với những mối tình học trò ngây thơ, vụng dại khi tôi còn là thiếu nữ.

Nét Buồn Thiếu Nữ

Inline image 6

Chập chững bước vào đời thiếu nữ

Thường ngồi mơ mộng ngắm mây bay

Nhiều khi trằn trọc suốt canh dài

Tìm đối tượng tình yêu thiếu nữ

 

Đôi phút thấy lòng mình trống rỗng

Buồn mông mênh giọt lệ rưng mi

Hồn như bay theo gió bay đi

Đến thế giới mơ huyền ảo mộng

 

Vẫn muốn hái hoa hồng tình ái

Nở tươi trong ánh mắt môi cười

Của nhiều chàng tuổi độ đôi mươi

Đem dâng tặng nhưng còn ngần ngaị

 

Vẫn mơ mộng ánh sao thần tượng

Thích được yêu nhưng cũng sợ yêu

Nhớ vẩn vơ vào những buổi chiều

Bóng hình của một chàng trai trẻ

 

Rất thích viết những trang nhật ký

Những chiều buồn thường dệt vần thơ

Tuổi đôi mươi sống mãi trong mơ

Thật khó hiểu nỗi buồn thiếu nữ

Sương Lam

Bài thơ này người viết đã viết năm 18 tuổi khi còn là nữ sinh trường nữ trung học Gia Long.  Smile!

Từ ngày sang xứ người, tôi an phận làm một cô giáo tầm thường ở Portland cho đến ngày vui thú điền viên. Con tôi đã thànhnh đạt trong sự nghiệp, vợ chồng chúng tôi vui với “tuổi không còn trẻ nữa” của mình trong các sinh hoạt hợp với tuổi cao niên của chúng tôi như đã nói trước đây.

…Đã đến lúc thấm nhuần hương vị ngọt

Của câu kinh, tiếng kệ, mõ chuông chiều

Để sửa Tâm, lập Tánh tốt cho nhiều,

Trồng cội Phúc, gieo nhân Lành, mầm Thiện

 

Và tu tập mỗi ngày thêm tăng tiến

Giúp người vui, ta cũng được vui theo

Vì kiếp người như sợi chỉ mành treo:

Giữa Sanh, Tử,  Sát na trong khoảnh khắc

 

Tâm thanh thản, an vui, không trói chặt

Với lợi danh, không, sắc cõi trần gian

Lắng tĩnh tâm tìm đến Ánh Đạo Vàng

Thập thiện đạo hướng về bờ bến Giác”

  Sương Lam

 

Và cứ mỗi lần tháng Bảy đến, trong niềm vui mừng Lễ Độc Lập ở Portland, quê hương thứ hai của người viết, tôi luôn luôn tâm tâm niệm niệm rằng:

 

“Mấy chục năm rồi tôi đây góp mặt

Cùng góp vui hoặc lặng lẽ chia buồn

Với người dân nơi xứ lạ tha hương

Trái tim nhỏ tôi chia đều hai nữa

 

Một nữa mảnh tôi thành tâm nguyện hứa

Vẫn dành cho nơi cố quốc thân yêu

Một nữa kia, tôi xin nguyện một điều:

Đền ân nghĩa người dân nơi xứ lạ”

(Thơ Sương Lam)

 

  Happy July 4th  

 Mời  xem youtube Mừng Ngày Quốc Khánh nước Mỹ – Happy  The 4th of July do người viết thực hiện qua link dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=UmHiVcuTiiQ

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 376-ORTB 7517)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Photo:

Photo:

Inline image 7

Sương Lam Kính mời xem Playlist Youtube Lễ Hội Xuân Hy Vọng 2017 tại Portland, Oregon do SL thực hiện

 

 

Photo

Kính mời xem Playlist Youtube Lễ Hội Xuân Hy Vọng 2017 tại Portland, Oregon-CĐVNOR tổ chức do Sương Lam thực hiện qua các link dưới đây. Smile!

Kính chúc nhiều sức khỏe và an lạc.

Sương Lam

1-MinhSương Lam du Xuân Hy Vọng 2017

https://www.youtube.com/watch?v=OxoDl9e0sKY

Suong Lam Portland
296 subscribers 305,077 views
https://www.youtube.com/user/suonglam

2-Nghi lễ khai mạc Lễ Hội Xuân Hy Vọng 2017
https://www.youtube.com/watch?v=Fn64I0PjT8A

3-Lễ dâng hương tế Tổ trong ngày Lễ Hội Xuân Hy Vọng 2017 tại Portland-OR
https://www.youtube.com/watch?v=Gk0Q8bSBCxA

4- Múa lân mừng Xuân Hy Vọng 2017
https://www.youtube.com/watch?v=e9I2TZ_n4rQ

5- Đơn Ca Yêu Em- Chu Mạnh Bích trình diễn
https://www.youtube.com/watch?v=R0CYMVm27xc

6- Trình Diễn Áo Dài Fashion Show-Lễ Hội Xuân Oregon 2017
https://www.youtube.com/watch?v=psC9KaQ747E&t=25s

7- Youtube Vũ Khúc Hồn Sen Việt-Trường Việt Ngữ Lạc Hồng
https://youtu.be/fkBu97Vbf6g

8-Youtube Đội trống Taiko Nhật Bản tại Portland-Oregon
https://youtu.be/WRhMrqHI_g0

9-Youtube Trúng Thưởng xổ số Giải Nhất TiVi Samsung
https://www.youtube.com/watch?v=VuLZvTvsyRM&t=30s

Tình thân

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/+SuongLamPortland/posts

Giới thiệu các CollectionSương Lam Tran va Suong Lam Portland updated 8-22-16

Thưa quý Anh Chị,

Để các tin tức, tài liệu thơ văn, youtube  do Sương Lam thực hiện hoặc do Sương Lam sưu tầm thêm phong phú và bổ túc cho nhau, Sương Lam đã lập thêm các trang Collections trên Sương Lam Tran Google Plus  và trên SuongLamPortland Google Plus

Xin mời quý anh chị thoải mái vào xem các trang collections này.  Smile!

Kính chúc an vui và nhiều sức khỏe

Sương Lam

Collections trên Suong Lam Tran Google Plus

Suong Lam Tran

Works at Retired

Attended Trường Nữ Trung Học Gia Long

Lives in USA

332 followers|1,991,089 views

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/u/0/+SuongLamTran/collections

https://plus.google.com/u/0/112448069295471524939/posts

https://plus.google.com/u/0/112448069295471524939/collections

 

1-Một Cõi Thiền Nhàn

https://plus.google.com/u/0/collection/gsXCZ

By Suong Lam Tran – 288 Followers – 69 Posts – Public

2-Thầy Thích Tánh Tuệ

https://plus.google.com/u/0/collection/w-FJb

By Suong Lam Tran – 291 Followers – 66 Posts – Public

3-Âm Nhạc

https://plus.google.com/u/0/collection/oJ3EZ

By Suong Lam Tran – 292 Followers – 48 Posts – Public

4- Sương Lam Tiếu Ngạo Giang Hồ

https://plus.google.com/u/0/collection/Yx9DZ

By Suong Lam Tran – 289 Followers – 97 Posts – Public

 

5- Tôi Yêu Màu Tím

https://plus.google.com/u/0/collection/QwWFZ

By Suong Lam Tran – 289 Followers – 49 Posts – Public

6- Ảnh Thơ Sương Lam

https://plus.google.com/u/0/collection/UtwCZ

By Suong Lam Tran – 288 Followers – 34 Posts – Public

7- Thư Pháp Thơ Sương Lam

https://plus.google.com/u/0/collection/kvgdW

By Suong Lam Tran – 293 Followers – 19 Posts – Public

 8-Portland- Oregon

https://plus.google.com/u/0/collection/E_rBZ

By Suong Lam Tran – 341 Followers – 41 Posts – Public

9- Bạn Thật Bạn Ảo

https://plus.google.com/u/0/collection/gpzJc

By Suong Lam Tran – 286 Followers – 32 Posts – Public

10- Ảnh đẹp Minh và Sương Lam

https://plus.google.com/u/0/collection/EnXdW

By Suong Lam Tran – 293 Followers – 38 Posts – Public

11- Portland Rose Festival

https://plus.google.com/u/0/collection/UVJbZ

By Suong Lam Tran – 294 Followers – 19 Posts – Public

12- Đời Sống Quanh Ta

https://plus.google.com/u/0/collection/czRiW

By Suong Lam Tran – 288 Followers – 19 Posts – Public

13- Dễ Thương

https://plus.google.com/u/0/collection/sonaW

By Suong Lam Tran – 289 Followers – 142 Posts – Public

14- Một Thuở Gia Long

https://plus.google.com/u/0/collection/sonaW

By Suong Lam Tran – 287 Followers – 15 Posts – Public

15- Ngày Của Cha Mẹ

https://plus.google.com/u/0/collection/kI8lY

By Suong Lam Tran – 293 Followers – 38 Posts – Public

16- Cười Cho Vui Với Đời

https://plus.google.com/u/0/collection/kZKkY

By Suong Lam Tran – 329 Followers – 116 Posts – Public

17- Trang Nhà Thân Hữu

https://plus.google.com/u/0/collection/sybpY

By Suong Lam Tran – 290 Followers – 13 Posts – Public

18- Sương Lam Portland

https://plus.google.com/u/0/collection/Ap4Ch

By Suong Lam Tran – 287 Followers – 25 Posts – Public

 

19- Quán Thế Âm Bồ Tát

https://plus.google.com/u/0/collection/sv6qg

By Suong Lam Tran – 289 Followers – 27 Posts – Public

 20- Thơ Tình Sương Lam

https://plus.google.com/u/0/collection/s99Oh

By Suong Lam Tran – 294 Followers – 15 Posts – Public

21- Bạn Biết Rồi Hay Chưa

https://plus.google.com/u/0/collection/cPLcHB

By Suong Lam Tran – 286 Followers – 7 Posts – Public

22- Xmas and New Year and Tết

https://plus.google.com/u/0/collection/whrnDB

By Suong Lam Tran – 286 Followers – 35 Posts – Public

 23-Hương Vị Quê Hương

https://plus.google.com/u/0/collection/k2bkMB

By Suong Lam Tran – 287 Followers – 2 Posts – Public

24-Hương Vị Xứ Người

https://plus.google.com/u/0/collection/AIUlSB

By Suong Lam Tran – 287 Followers – 2 Posts – Public

25-Văn Học Nghệ Thuật

https://plus.google.com/u/0/collection/IHzkEB

By Suong Lam Tran – 288 Followers – 9 Posts – Public

26-Đàn Ông Đàn Bà

By Suong Lam Tran – 311 Followers – 12 Posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/8r7yZB

 

27- Trường Xưa Bạn Cũ

By Suong Lam Tran – 311 Followers – 11 Posts – Public

CUSTOMIZE

https://plus.google.com/u/0/collection/EHITTB

28-Đức Đạt Lai Đạt Ma

By Suong Lam Tran – 311 Followers – 23 Posts – Public

 

https://plus.google.com/u/0/collection/EpUFTB

29- Việt Nam Quê Hương Tôi

By Suong Lam Tran – 327 Followers – 2 Posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/g9NNbB

30-Gia Đình Tôi

By Suong Lam Tran – 327 Followers – 8 Posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/EWbzaB

31-Tranh Đẹp Hội Hoạ

By Suong Lam Tran – 328 Followers – 6 Posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/MmBxaB

31-Nước Mỹ Xinh Đẹp

By Suong Lam Tran – 327 Followers – 8 Posts – Public

CUSTOMIZE

https://plus.google.com/u/0/collection/0HtuaB

32- Một Chút Gì Lãng Mạn

Suong Lam Tran

Có Một Chút Gì Lãng Mạn

332 followers – 2 posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/c-PnbB

 32 collections updated 8-22-16

 

 

 

Collections trong SuonglamPortland Plus Google

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/110248368222500211952/collections

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/+SuongLamPortland/posts

41 followers|262,101 views

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/+SuongLamPortland/collections

1- Kinh Pháp Cú

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 21 Posts – Public

2-  Ảnh Đẹp ThiềnNhàn

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/UWIJZ

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 28 Posts – Public

3- Lời Hay Ý Đẹp

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/8QDKZ

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 21 Posts – Public

 4- Nét Đẹp Của Hoa

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/4gLYW

By Suong Lam Portland – 35 Followers – 26 Posts – Public

 

5-  Tôi Yêu Màu Trắng

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/4r-XW

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 20 Posts – Public

6- Áo Dài Việt Nam

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/4prmY

By Suong Lam Portland – 41 Followers – 20 Posts – Public

7- Chiêm Ngưỡng Phật

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/YFsmY

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 67 Posts – Public

8- Hình đẹp trên Net bạn chuyển

https://plus.google.com/u/0/collection/kL0B3

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 12 Posts – Public

9- Sinh Nhật Vui Vẻ

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/8Nibp

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 32 Posts – Public

10- Thơ Văn Một Cõi Thiền Nhàn

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/8IdR7

By Suong Lam Portland – 35 Followers – 13 Posts – Public

11- Thank You- Cám ơn

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/khRD8

12- Việt Nam Trong Trái Tim Tôi

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/gZAyp

 

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 31 Posts – Public

 

13-Gia Chánh- Mẹo Vặt

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/skNzRB

By Suong Lam Portland – 34 Followers – 6 Posts – Public

14- Sức Khỏe

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/0rQFq

By Suong Lam Portland – 34 Followers – 9 Posts – Public

15- Giải Trí

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/UXbnSB

By Suong Lam Portland – 34 Followers – 1 Post – Public

 

 16-Nét Đẹp Thư Pháp

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/gydnSB

By Suong Lam Portland – 34 Followers – 2 Posts – Public

17- Youtube Sương Lam Portland

 https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/84W5MB

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 2 Posts – Public

 18 – Giải Trí

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/UXbnSB

By Suong Lam Portland – 33 Followers – 3 Posts – Public

19 –Ảnh đẹp và Youtube đẹp của Wittydud

By Suong Lam Portland – 38 Followers – 6 Posts – Public

 

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/4mJaTB

20-Ảnh Đẹp của Tadtkn

By Suong Lam Portland – 38 Followers – 11 Posts – Public

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/collection/Ag_ZTB

20 Collections updated 7-29-16

Ta Là Số Một

Thưa quý anh chị,

Sống trong cõi ta bà này nhiều người thích làm “người number 1” hơn là “người number 10”.  Smile!

Trải qua bao cuộc biển dâu, nhiều người lại “ngộ” ra rằng, người số nào cũng phải trở về với cát bụi giống nhau hết ráo.  Thế mà khi còn sống thiên hạ dành nhau “Ta Là Số Một”.  Mệt quá!

Bởi thế Đức Phật mới bảo “Đời là bể Khổ” và đưa ra bài học Tứ Diệu Đế để dạy con người tu tập hầu để thoát Khổ.  Nhưng có được bao nhiêu người  chịu nghe theo lời dạy của Người, cho nên cuộc đời nhân thế vẫn mãi trầm luân trong biển Khổ.

Người viết xin được tâm tình với quý Bạn qua chủ đề “Ta Là Số Một” dưới đây và suy ngẫm tí ti xem có đúng không nhé. Smile!

Kính chúc tất cả quý bạn đều được an vui.

Sương Lam

Ta là Số Một

Photo

Đây là bài thứ ba trăm ba mươi (330) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết xin mượn câu chuyện Thiền dưới đây của Thầy Thích Tánh Tuệ để mở đầu cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé.

Đừng bao giờ cho mình là quá quan trọng

Ngàn vạn lần đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng.

Nhưng mà, bất luận là thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động.

 

** Lạc đà và con ruồi

Có một con lạc đà phải trải qua trăm nghìn cay đắng khổ cực mới vượt qua được sa mạc cát rộng lớn.

Một con ruồi đậu trên lưng con lạc đà và cũng tới nơi mà không mất một chút sức lực nào.

Con ruồi hân hoan, vui vẻ cười nói:

“Lạc đà! Cảm ơn ngươi đã phải vất vả cõng ta tới đây, hy vọng sau này sẽ gặp lại!”

Nhưng mà con lạc đà lại lạnh lùng liếc nhìn con ruồi rồi nói: “Lúc ngươi ở trên lưng ta, ta vốn dĩ cũng không biết, cho nên khi ngươi đi cũng không cần phải chào hỏi. Bởi vì căn bản ngươi cũng đâu có trọng lượng gì, đừng tự đề cao mình quá, ngươi tưởng ngươi là ai?”

*** Có một cậu thanh niên sống trong gia đình đông người, mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Một lần nọ, cậu ta đột nhiên có suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút.

Trước khi ăn cơm, cậu ta chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình.

Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm cậu ta cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của cậu trong bàn ăn. Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, cậu ta mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại. Từ lần đó trở đi, cậu ta tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.”

**** Lúc nên cúi đầu thì cúi đầu

Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ”. Có một lần, ông từng đến thăm một vị lão tiền bối “đức cao vọng trọng”.

Lúc ấy ông tuổi trẻ lại khí thế mạnh mẽ nên đã ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh.

Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa bóp bóp, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.

Vị tiền bối ra chào đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói:“Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!” Đây cũng là một chuyện mà ta muốn dạy cậu.”

Một người có thể có tự tin, nhưng đừng tự cao tự đại.

Một người có thể phóng đãng một chút nhưng đừng kiêu căng, ngạo mạn.

Một người có thể sống rất thọ nhưng cũng không thể trường sinh bất tử.

Đừng cho mình là “quá quan trọng”, kỳ thực cũng là một loại tu dưỡng, một cảnh giới của cao thượng, một thái độ lạc quan và là một loại trưởng thành của tâm tính, hay còn là một loại tâm không màng danh, lợi!

Đến, đi như mây qua trời.. Mây kia nào có tên.

Namo Buddhaya

Thích Tánh Tuệ

Ngày xưa khi còn trẻ, với những thành công trên đường học vấn một cách dễ dàng, người viết là cô “con gái rượu” của ba má tôi vì tôi đem nhiều niềm vui và sự hảnh diện về cho ba má tôi, cho nên tôi được cưng chiều nhất nhà. Tôi không làm gì động đến “móng tay tiểu thư” của tôi mà chỉ cần lo chăm học “thi đâu đổ đó” là được rồi.

Photo

Tôi còn nhớ khi tôi học ban Sinh Lý Hoá ở Đại Học Khoa học Saigon năm 1963, trong giờ thực tập mổ xẻ con cá lóc tôi không biết đập đầu con cá lóc còn sống như thế nào đến nỗi anh bạn trong nhóm phải cười nhạo tôi là một phụ nữ “dở òm”, không dám giết cá thì làm sao có thể “giỏi” về gia chánh nữ công, nấu ăn cho chồng con được. Tôi chỉ biết cười mỉm chi đáp lễ mà không dám hó hé gì thêm nữa vì “bị rầy” đúng quá rồi!

Hơn thế nữa, mỗi lần nhà truờng bắt mổ một con vật nào đó là tôi  phải trốn học “cúp cua” chạy vào rạp ciné Rex lánh nạn vì tôi rất sợ cầm con dao mổ.  Nếu bắt buộc phải thực hành việc mổ các con vật trong phòng thí nghiệm, tôi lại mổ tầm bậy tầm bạ lung tung. Mấy ông bạn cùng nhóm khi thấy người đẹp đang tròn xoe đôi mắt nai và  đang hét oai oái thì các chàng xung phong ra tay cứu nguy giúp đỡ người đẹp ngay.  Khoẻ quá! Nhưng đến  kỳ thi cuối khóa năm thứ nhất ở Đai Học Khoa Học, tôi đành phải bỏ cuộc thi vì biết rằng tôi không có duyên với  cái bằng Cử Nhân Khoa học chút nào với cái tính nghệ sĩ và lòng thương yêu loài vật của tôi.

Tôi đi lấy chồng không đem theo một chút của hồi môn nào về nghệ thuật nấu ăn cả vì tôi có nấu bếp ở nhà bao giờ đâu. Ba mẹ tôi chỉ mong tôi học hành chăm giỏi và ngoan hiền là đủ rồi, còn mọi việc khác thì đã có ba mẹ tôi lo và có người giúp việc lo rồi. Bởi thế tôi nghĩ mình là “cái rún của vũ trụ”, tha hồ mơ mộng làm chuyện to chuyện nhớn theo lý tưởng của mình. Smile!

Rồi thời cuộc đổi thay, tôi không còn là “bà xếp văn phòng” oai phong ngày trước nữa mà là một “bà mẹ quê” ở nhà nuôi gà nuôi vịt “tự túc tự cường” kiếm thức ăn dinh dưỡng cho gia đình. Một cơn dịch thoáng qua, gà vịt chết ráo trọi. Vì tiếc của, vợ chồng tôi vẫn cứ ăn thịt gà vịt chết toi này tỉnh queo trong thời điểm khó khăn về lương thực “thời giải phóng đặc biệt “ của toàn nước Việt Nam thời ấy.  Cũng may là lúc đó không có dịch cúm gà trầm trọng nên chúng tôi được sống sót mà về Saigòn làm “bà bán bánh mì” trước nhà một người quen cho đến khi dzọt được sang Mỹ.

Thế là từ một người thuộc “hạng quan trọng” trong chế độ cũ, người viết “bị” thành một người  “hạng bần cùng” trong chế độ mới ở ngay trong nước Việt quê hương tôi ngày xưa. Bởi thế xin Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình luôn luôn là “người quan trọng số một” mãi đâu nhé vì cuộc đời giống như một sân khấu thay đổi vai diễn hà rầm đấy.  Chúng ta phải cố gắng học hỏi quan niệm sống giống như ông Nguyễn Công Trứ qua lời nói của ông: “Khi làm quan, tôi không lấy gì làm vinh, khi làm lính tôi không lấy gì làm nhục” thì mới có thể sống vui sống khỏe nơi chốn bụi hồng lao xao này, bạn ạ!

Chúng ta cũng cần an trú trong hiện tại để sống vui với kiếp người, bạn nhé!

Photo

An trú hiện tại

Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:

–       Đời người bao lâu?

Tăng đáp:

–       50 năm.

Phật bảo: Không đúng.

–       40 năm.

–       Không đúng.

–       30 năm.

Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở.

Bình:  Chúng ta bôn ba xuôi ngược đủ thứ để tìm cầu hạnh phúc.  Song cái quý nhất của đời người là hơi thở mà ít ai để ý.  Thiền giúp ta sống lại với hạnh phúc đơn sơ, nhưng rất chân thật với chính mình.

« Thở vào tâm yên lặng.  Thở ra miệng mỉm cười.  An trú trong hiện tại.  Giờ phút đẹp tuyệt vời.”

( Nguồn: Thiền là gì? Giác Nguyên)

Đức tính khiêm cung cũng rất là quan trọng mà chúng ta cần học tập và thực hành để được sự quý mến của người xung quanh trong cuộc sống chúng ta. Xin mời bạn đọc trích đọan dưới đây về sự khiêm cung.

“….Trong pháp hành cúi đầu hành lễ của Phật giáo còn có cách giải thích khác nữa là: Cái gọi là “chăm sóc bước chân’’, ý chỉ rằng, chúng ta làm bất cứ việc gì, cần phải có tư duy quán sát sao cho hợp thời, hợp lý; làm đâu ra đó và làm cho đến nơi đến chốn với lòng khiêm cung chân thật. Bởi vì đối diện với bất kỳ công việc làm nào, nếu chúng ta với tâm khiêm cung cần lao khẩn ý thì mới thành tựu được nền móng đời sống vững chắc. Trên lộ trình giao thông, vì muốn an toàn, khi đi đường bộ, hoặc khi lái xe, chúng ta đều phải nhìn xuống mặt đất và cẩn thận chăm sóc lấy từng bước chân của mình trên đường đi, chứ không dám ngưỡng mặt nhìn trời mà đi. Trong cuộc sống, nếu chỉ biết hướng lên phía trước để tìm tòi, để so đo tật đố, thì người đó nhất định sẽ gặp thất bại.

Khiêm cung là một cử chỉ thành thục, đầy đủ đức chân thiện mỹ. Chúng ta cùng quán xét xem cây cỏ khi kết trái đơm bông đều hướng xuống mặt đất trĩu cành. Cây lúa khi trổ bông chín mùi thơm ngát cũng trĩu ngọn cúi đầu. Thế nên khiêm cung là cử chỉ cao quý khiến cho người khác ngay khi tiếp cận liền khởi tâm yêu mến, hoan nghinh.

Làm người, nếu tự cho rằng mình có dáng cao to trượng phu tướng, lại có địa vị, có uy quyền rồi sanh tâm cao ngạo, uỡn ngực vênh vang, đầu ngưỡng thật cao mạnh bước hiên ngang. Hạng người đó đáng liệt vào danh thứ nào? Trên lịch sử thế giới, các bậc hiền thánh được mọi người tôn xưng là bậc tài cao đức trọng vì họ suốt cuộc đời họ biết sống và phụng sự trong pháp hành khiêm cung. Cống cao ngã mạn sẽ làm tổn thất nhân đức; khiêm cung nhã nhặn, sẽ tăng trưởng nhân cách đạo đức và là pháp thu phục lòng người thành công. Chúng ta là hàng hậu học cần nên noi gương hàng thánh nhân học tập pháp hạnh khiêm cung mới tạo được cùng người mối rộng kết thiện nhân duyên.

Người biết sống khiêm cung nhất định sẽ có cuộc sống hạnh phúc, và sẽ có ngày thành đạt vinh quang.

(Nguồn: Trích trong Nấc Thang Cuộc Đời- Đại sư Tịnh Vân)

Photo

Kính mời quý thân hữu thưởng thức Youtube Trở Về Cát Bụi qua tiếng hát của Mạnh Quỳnh thật là tha thiết, ngậm ngùi thương cho kiếp người.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 330-ORTB738-71316)
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/u/0/112448069295471524939/posts

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/

Tôi Yêu Màu Tím- Thơ Sương Lam- Hương Nam ngâm thơ

Chào quý anh chị,

Màu tím mộng mơ, huyền ảo đã đưa ta vào cõi thơ lãng mạn của tuổi học trò. Hình như “phe kẹp tóc” yêu màu tím  nhiều hơn “phe húi cua”.  Smile!

Xin mời thưởng thức ảnh thơ Tôi Yêu Màu Tím- Thơ Sương Lam qua giọng ngâm thơ tuyệt với, truyền cảm của Hương Nam.

Link ảnh thơ Tôi Yêu Màu Tím- Hương Nam ngâm thơ

https://drive.google.com/file/d/0BwY0MNZE4-FFc3d0T0YyWWpSMUVHR2NqVVhUSnotSTh6MGVN/view

Cám ơn Hương Nam nhiều lắm nhé.

Xin giới thiệu Trang Tôi Yêu Màu Tím trên trang nhà Sương Lam Portland của SL. Xin mời vào đọc thêm.  Đa tạ.

https://suonglamportland.wordpress.com/toi-yeu-mau-tim/

Thư pháp thơ Tôi Yêu Màu Tím do nhà thư pháp Ngọc Chính thực hiện.  C1m ơn Ngọc Chính nhé.

Mời xem Youtube Tôi Yêu Màu Tím do Bùi Phương và  GS Trần Năng Phùng thực hiện.

Tren suonglamportlandYoutube 1262 views

Trên  Phung Tran Youtube 7,723 view

Xin cám ơn BP và anh chị Trần Năng Phùng& Minh Ngọc với tiếng đàn piano tuyệt vời của chị MN

Chúc an vui.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Những bức tranh lụa của Lê Phố tại Pháp

Tranh Việt ở đầu thế kỷ 20 có rất nhiều bức được thế giới biết đến và sẵn sàng trả giá cao, trong đó, có bức đã được mua với giá lên tới hơn gần  400.000  Euros !

Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật ấn tượng và vẻ đẹp văn hóa đậm đà. Sự kết hợp ý vị đã khiến tranh của các họa sĩ Việt ở đầu thế kỷ 20 luôn thu hút người mua trên khắp thế giới mỗi khi xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá:


Bức “Bức màn tím” của
Bức “Bức màn tím” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức “Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng). Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật của một họa sĩ Việt Nam.

Bức “Bức màn tím” của
Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện năm 1937. Bức họa đã đạt mức giá bán 840.000 đô la Mỹ (18,2 tỉ đồng) hồi tháng 11/2014 khi được rao bán đấu giá tại Hồng Kông. Hiện đây là bức tranh đắt giá nhất của một họa sĩ Việt Nam từng xuất hiện tại một cuộc đấu giá.

Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy của Việt Nam theo trường phái hậu ấn tượng. Sự nghiệp hội họa của ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ còn được mệnh danh là “cây đại thụ” trong làng mỹ thuật Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư ở Paris.
Hình ảnh người phụ nữ Việt xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Ở giai đoạn đầu (1934-1945), người phụ nữ trong tranh ông thường mỏng manh, e ấp, toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng. Giai đoạn tiếp theo (từ những năm 1950), tranh sơn dầu Lê Phổ vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những nét tự do, phóng khoáng.
Phần lớn cuộc đời mình, dù định cư tại Pháp, nhưng họa sĩ Lê Phổ vẫn luôn nhắc nhớ về quê hương, đất nước với những tình cảm sâu đậm. Trong tranh ông, những nét đặc trưng về Việt Nam luôn được thể hiện đậm đà, qua hình ảnh người phụ nữ, trẻ thơ và thiên nhiên.

Bức “Hái cây thuốc” củahọa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.
Bức “Hái cây thuốc” của họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

Bức “Hái cây thuốc” củahọa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.
Bức “Hai chị em gái” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 250.000 đô la Hồng Kông (hơn 700 triệu đồng).

Bức “Hái cây thuốc” củahọa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.
Bức “Gia đình nhỏ” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng đạt mức giá 740.000 đô la Hồng Kông (2 tỉ đồng).

Bức “Hái cây thuốc” củahọa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.
Bức “Chân dung thiếu phụ và hoa sen” của Lê Phổ, thực hiện năm 1939, từng đạt mức giá 1.240.000 đô la Hồng Kông (gần 3,5 tỉ đồng).

Bức “Mẹ và con” từng đạtmức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).
Bức “Mẹ và con” từng đạt mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

Bức “Chân dung một cậubé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).
Bức “Chân dung một cậu bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

Bức “Đi tắm” được thựchiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).
Bức “Đi tắm” được thực hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

Loạt tranh về hoa của họasĩ Lê Phổ.
Loạt tranh về hoa của họa sĩ Lê Phổ.

Bức “Hoa loa kèn” của họasĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).
Bức “Hoa loa kèn” của họa sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

Bức “Hai thiếu nữ” của
Bức “Hai thiếu nữ” của họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1942.

Bức “Giai điệu” của họasĩ Mai Trung Thứ.
Bức “Giai điệu” của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Bức “Giai điệu” của họasĩ Mai Trung Thứ.
Bức “Người phụ nữ nhìn qua ban công” của họa sĩ Mai Trung Thứ, vẽ năm 1940, từng được bán đấu giá tại Hồng Kông với mức giá 600.000 đô la Hồng Kông (gần 1,7 tỉ đồng).

Bức “Giai điệu” của họasĩ Mai Trung Thứ.
Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ từng được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn 1,7 tỉ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng khác của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930).
Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi ông trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, và cuộc sống thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông.
Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc trong tranh lụa Việt Nam

Bức “Cô hàng xén” của
Bức “Cô hàng xén” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
Bức “Hầu đồng” vẽ năm 1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

Bức “Hầu đồng” vẽ năm1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
Bức “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1932. Tháng 5/2013, tác phẩm mỹ thuật này đã được bán với mức giá 390.000 đô la Mỹ (gần 8,5 tỉ đồng) tại Hồng Kông. Khi đó, tác phẩm đã lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Việt Nam.



Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa năm 1931 tổ chức tại Paris, Pháp, những tác phẩm mỹ thuật của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.
Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh từng được mời tham gia giảng dạy mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có trường Bưởi và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Ông là họa sĩ đang nắm giữ kỷ lục về số tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bức “Thiếu nữ uống trà”của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).
Bức “Thiếu nữ uống trà” của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

Bức “Thiếu nữ uống trà”của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).
Các loại triều phục của triều đình nhà Nguyễn do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện. Bộ tranh gồm 54 bức màu nước đã đạt mức giá bán 680.000 đô la Hồng Kông (gần 2 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).
Bộ tranh gồm 51 bức màu nước vẽ năm 1889 khắc họa quang cảnh miền Bắc Việt Nam được thực hiện bởi họa sĩ Lam Thu Hau (tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby). Bộ tranh được bán với giá 524.000 đô la Hồng Kông (gần 1,5 tỉ đồng).

Bức “Thiếu nữ uống trà”của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).
Bức “Đứa em nhỏ” của họa sĩ Trần Bình Lộc (1914-1941) vẽ năm 1936, có giá 427.500 đô la Hồng Kông (1,2 tỉ đồng).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).
Bức “Đường lên Chùa Thầy” của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

Bức “Đường lên Chùa Thầy”của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).
Bức “Hai người phụ nữ trẻ” của họa sĩ Tran Van Tho (1917-?, tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby) được bán với giá 52.500 đô la Hồng Kông (147 triệu đồng).

Bích Ngọc
Tổng hợp
 Cám ơn anh Thanh Trương  và anh Minh Trương đã chuyển tiếp.
Sương Lam