Quán ăn SuongLamPortland thực đơn Tháng 5-2020

Slide1.JPG

 Chào quý thân hữu, Quán Sương Lam Portland mới khai trương trong mùa dịch coronavirus 2020 vi bị “Stay Home”☺  SL thuộc lòng câu nói trong mục “Vấn Đáp Thầy Thích Pháp Hòa”: và bà chủ quán Sương Lam tự nhiên trở thành Chef Cook sau những giây phút học làm bếp cấp tốc trên Youtube 😛“Trăm năm trăm cõi người ta Cái gì không biết cứ tra Google”👍😀 Thế là Sương Lam mở “quán Sương Lam Portland’ ngay tức khắc để phục vụ cho một vị khách đặc biệt, không ai đâu lạ chính là “phu quân” của y thị, vì dù có “bị” ăn dở cũng không dám chê tài nấu bếp của bà chủ quán😜😀
 Hôm nay cuối tuần, Sương Lam kính mời quý thân hữu tạm ghé qua quán ăn Sương Lam  Portland ăn khỏi trả tiền qua youtube dưới đây

Slide1.JPG

  Youtube Quán Ăn Sương Lam Portland- Thực Đơn Tháng 5-2020

 Nếu quý vị muốn ăn những món khác , xin mời vào xem youtube dưới đây

 Quán Ăn Sương Lam Portland Thời Coronavirus

Ngoài ra , Sương Lam còn biết làm Giá tại nhà để ăn cho hợp vệ sinh, bổ dưỡng vì bà chủ quán không có đi chợ Việt Nam được 😝 

Youtube Sương Lam Làm Giá Đậu Xanh Tại Nhà

Các gia vị Việt Nam do các cô em của Sương Lam mua dùm. Thực phẩm khác: thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá, tôm v..v..thì Order Delivery từ Fred Meyer và Safeway cho khỏe.

Quán Ăn Sương Lam Portland chỉ nấu những món ăn hạp khẩu vị Việt Nam, thích ăn món nào nấu món đó với thực phẩm, rau quả đầy đủ chất bổ dưỡng và sạch sẽ, 👍

Chúc quý thân hữu vui cuối tuần, sống vui sống khỏe trong cơn dịch coronavirus quái quỷ này.

Bà chủ Quán SuongLam Portland 

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

1592639821119blob.jpg

Sương Lam mời đọc Dư Âm Ngày Của Cha năm 2020

Dư Âm Ngày Của Cha năm 2020

happyFather'sDay cauca.jpg

Đây là bài số năm trăm mười chín (519) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

Năm nay vì ảnh hưởng của đại dịch Coronavirus cho nên Ngày Lễ Của Cha không được tổ chức vui vẻ, rộn ràng như những năm trước đây. người viết còn nhớ mấy năm trước trong những Ngày Lễ Của Mẹ , Ngày Lễ Của Cha, các cửa hàng bán hoa, bán thiệp, bán quà tặng, các nhà hàng   rộn rịp người mua kẻ bán và khách hàng vào ăn .Chúng tôi đã đi từ nhà hàng này sang nhà hàng khác để ăn tiệc cùng gia đình mừng những ngày vui này, nhưng nơi nào cũng không còn bàn trống hoặc phải chờ đợi rất lâu mới được xếp vào chỗ ngồi. Năm nay, ngay cả con cháu trong gia đình cũng không dám gặp trực diện nhau vì sợ lây nhiễm coronavirus.  Buồn thay!  Thôi thì ai ở nhà nấy mừng Ngày Lễ Của Cha một cách đơn giản cho an tâm. 

  Người viết bèn đổ bánh khọt, món ăn dân giã quê hương Việt Nam, rồi vợ chồng già cùng nhau ăn uống vui vẻ bên nhau. Thế cũng đủ vui rồi.  Hạnh phúc từ những điều bình dị thế cũng được rồi. Smile!

IMG_0424.JPG

 Vào đọc lại các điện thư gửi đến người viết, tôi đọc được email của Thầy Thích Tánh Tuệ, một vị tu sĩ đã đem Đạo vào Đời qua thơ văn, với lòng từ tâm từng thực hiện những chuyến cứu đói dân nghèo ở Ấn Độ trong mùa dịch ở một đất nước đông dân nhưng cũng đông người nghèo khổ trên thế giới, cũng đã có đôi lời “Niệm Ơn Cha” qua bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng quý thân hữu:

Niệm Ơn Cha (for Father’s day)

 TÌNH CHA

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, người cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh tỏa sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: ” Tại sao nến của con lại không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: ” Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những giọt nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hy vọng của con ông.

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười

QUÀ CON TẶNG BỐ

Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: “Con tặng bố!”. Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: “Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!”.

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.

Thái Sơn

__(())__

« Người đã viết rất nhiều về Tình Mẹ

Như nước nguồn, như biển cả mênh mông

Và ngọt ngào như lúa chín ngoài đồng

Con khôn lớn cũng nhờ dòng sữa Mẹ 

Cha cũng đã góp phần nuôi dạy trẻ

Đã nhiều đêm cha thao thức canh thâu

Đã nhiều lần Cha lo lắng âu sầu

Khi con trẻ biếng ăn hay biếng học» 

Cho nên chúng ta phải luôn ghi nhớ:

«Ân của Mẹ như trời cao biển cả

Nghĩa của Cha như đất rộng núi cao

Tình Mẹ Cha như dòng suối ngọt ngào

Nhớ Nghĩa Mẹ đừng quên Tình Cha nhé!» 

(Trích trong bài thơ Một Lời Cho Cha của Sương Lam)

Thích Tánh Tuệ

Một lời cho Cha.jpg

Ngày của Cha năm nay dù đã qua rồi nhưng trong trái tim tình cảm của người con lúc nào cũng có hình ảnh của người cha thương yêu con, dù cha trẻ hay già.

 Kính tri ân Thầy Thích Tánh Tuệ đã cho người viết được góp lời trong bài viết Niệm Ơn Cha của Thầy trong ngày Lễ Của Cha năm nay.

 Kính chúcThầy sức khỏe dồi dào để hướng dẫn chúng đệ tử học tập nhiều hạnh lành của Đức Từ Phụ

Tôi lại vào “tàng kinh các” của tôi tìm thấy được một tài liệu hay khác của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức chia sẻ trong một bài viết về Ngày Của Cha từ lâu lắm rồi, xin mời quý bạn  đọc tiếp cho vui trọn vẹn Ngày Của Cha trong khi bi “Stay Home” vì cơn dịch quái quỷ coronavirus năm nay nhé 

Hai bàn tay Cha.

“A Father’s Hands”

Viết bởi một người ẩn danh, nhân dịp ngày “Father’s Day”.

Bài viết nói lên cái công lao của người Cha đối với các con. Lời văn nhẹ nhàng, ý văn thắm thiết, diễn tả chân tình, xúc động.

Xin thoát chuyển ra Việt ngữ, để những người con cùng đọc.

Và suy gẫm…

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Bố tôi ngoài 90 tuổi, yếu ớt, ngồi trên chiếc ghế dài kê ở hàng hiên. Cụ ngồi yên lặng, đầu cúi nhìn chăm chú hai bàn tay mình. Tôi ngồi bên cạnh cụ mà cụ làm như không biết sự có mặt của tôi. Một hồi lâu, tôi tự hỏi không biết bố có sao không?

Sau cùng, tuy không muốn quấy rầy cụ nhưng lại muốn biết cụ thế nào nên tôi lên tiếng hỏi han. Cụ ngẩng đầu lên, nhìn tôi và mỉm cười rồi nói với một giọng trong trẻo:

“Bố khỏe, cám ơn con hỏi.”

“Bố, con không muốn quấy rầy bố nhưng thấy bố ngồi yên nhìn xuống hai bàn tay, con lo sợ, chỉ mong bố được bình an thôi.”

Cụ hỏi lại tôi:

“Có bao giờ con nhìn hai bàn tay của con không? Ý bố muốn hỏi là có lúc nào con nhìn kỹ chúng không?”

Tôi chậm rãi mở rộng hai bàn tay mình và chú mục nhìn vào chúng. Tôi lật chúng qua lại, sấp rồi ngửa. Không, có lẽ chưa bao giờ tôi thực sự nhìn vào đôi tay mình, vừa nghĩ vậy vừa cố hình dung xem bố tôi muốn ngụ ý gì?

Bố tôi vẫn mỉm cười và kể câu chuyện:

“Con hãy dừng lại và một lúc nào đó, thử nghĩ về hai bàn tay của con, xem chúng đã phục vụ con tận tụy thế nào suốt quãng đời con khôn lớn cho tới bây giờ…Hai bàn tay bố dù giờ đây nhăn nheo, khô quắt và yếu ớt nhưng nhờ có chúng, bố mới có thể nắm bắt và ôm ấp cuộc sống tràn đầy xung quanh mình.

Lúc bố còn bé, chính hai bàn tay này đã chống đỡ và giữ cho bố khỏi té ngã trên sàn nhà, bón thức ăn cho bố, mặc quần áo cho bố. Tuổi thơ, bà nội dạy bố biết chắp hai tay để cầu nguyện. Cũng hai bàn tay ấy buộc giây giày cho bố và giúp bố mang đôi ủng cao.  Với hai bàn tay này, bố đã lau nước mắt cho các con và nâng niu mẹ các con. Chúng cũng lau nước mắt cho bố ngày tiễn em trai con ra chiến trường.

Chúng đã từng lem luốc, trầy xước và sần sượng, đã từng sưng vù và cong quẹo. Chúng đã lóng ngóng, vụng về khi bố thử bế cô con gái đầu lòng của bố là con ngày ấy. Bàn tay từng được trang sức với chiếc nhẫn cưới của mọi người, nó khoe với cả thế gian này là bố đã lập gia đình và thương yêu một người thật đặc biệt.

Cũng chính hai bàn tay này đã viết những lá thư gửi về nhà, chúng run rẩy, co giật khi bố chôn cất ông bà nội và người bạn trăm năm. Chúng đã ôm ấp các con, an ủi hàng xóm, nắm chặt nỗi tức giận khi có điều gì không hiểu được. Chúng đã che mặt cho bố, chải tóc cho bố, tắm rửa vệ sinh toàn thân cho bố.

Chúng đã ướt, đã dính dấp nhầy nhụa, đã cong quẹo, đã gãy, khô và sần sượng. Giờ đây, khi trên người bố chẳng còn nhiều những thứ gì khác còn hoạt động tốt, chính hai bàn tay này đã nâng bố đứng dậy, đặt bố nằm xuống và lại tiếp tục chắp vào nhau nguyện cầu. Hai bàn tay này lưu dấu những nơi bố đã đi qua và là chứng nhân cuộc đời chông gai của bố.

Tuy vậy, quan trọng hơn nữa vì đôi tay này Thượng Đế đã vươn tới, cầm nắm chúng để đưa bố về nhà, nâng bố lên tới bên Người và ở đó, hai bàn tay bố sẽ được chạm vào Thánh nhan Chúa.”

Sau ngày hôm ấy, tôi không bao giờ còn nhìn lại hai bàn tay mình như trước nữa.

Tuy nhiên, tôi nhớ là Thượng đế đã vươn tay ra, cầm lấy hai bàn tay bố tôi, dẫn ông về nước Trời. Mỗi khi hai bàn tay tôi đau nhức hoặc mỗi khi tôi vuốt má các con hay người bạn đời của tôi, tôi lại nhớ về bố. Tôi biết rằng ông cụ đã được Chúa nâng đỡ, vuốt ve trìu mến với đôi bàn tay của Người!

(Nguồn: tài liệu bạn gửi)

bantay-chame.jpg

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 519-ORTB 940-6232020)
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Slide61.JPG

Sương Lam Giới Thiệu Website hay Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI

  Sương Lam Giới Thiệu Website hay Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI

http://tintuccaonien.blogspot.com/

https://tintuccaonien.blogspot.com/2018/03/mot-bai-phap-tuyet-voi.html

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Trong cơ thể, “3 nơi” càng sạch tuổi thọ càng cao

Trong cơ thể có “3 nơi” càng sạch thì tuổi thọ sẽ càng cao.

1. Mạch máu sạch

Có câu “Nhân dữ động mạch đồng thọ” (Con người và động mạch có cùng tuổi thọ). Mạch máu không sạch sẽ đẩy nhanh tốc độ “lão hóa” của cơ thể, khiến các hệ thống và cơ quan nội tạng trong toàn bộ cơ thể suy yếu. Tuổi càng cao, sự tích tụ các chất thải dư thừa trong mạch máu càng nhiều, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, thậm chí còn gây đột tử. Vì vậy cần lưu ý giữ cho mạch máu được sạch sẽ……

HOME


01. Lão hóa / Tuổi Thọ
02. Bệnh Tật
03. Dinh Dưỡng / Ẩm Thực
04. Hoạt Động Thể Lực / Trí Óc
05. Gia đình / Liên thế hệ
06. Hoạt động Xã hội
07. Hoạt động Văn hóa
08. An sinh Xã hội
09. Giải trí
10. Khoa học
11. Kỹ thuật
12. Y học
13. Văn học
14. Nghệ thuật
15. Các Đề Mục Khác

Sương Lam mời đọc Tháng Sáu Có Ngày Của Cha Nơi Xứ Mỹ

Happy father day anh Hung gui.png


Đây là bài số năm trăm mười tám (518) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

Một ngày đặc biệt trong Tháng Sáu  nơi xứ Mỹ là Ngày Lễ của Cha  (Father’s Day) thường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần lễ thứ ba trong Tháng Sáu.

  Năm nay  ngày Lễ Của Cha là ngày Chủ Nhật 6-21-2020.

 Trước tiên chúng ta tìm hiểu lịch sử Ngày Của Cha nhé.

Lịch sử Ngày Của Cha (Father’s Day)

Bà Sonora Smart Dodd, một cư dân của thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington. Cha của Bà, Cụ William Jackson Smart, là một cựu chiến binh của cuộc nội chiến, người đã một mình gà trống nuôi cả đàn con sau khi mẹ của Bà qua đời. Người ta kể rằng, được cảm hứng từ việc Bà Anna Jarvis thiết lập ra Ngày Hiền Mẫu, Bà Sonora liền nảy sinh ra ý định để tôn vinh về người Cha trong khi đang lắng nghe một bài giảng về Người Mẹ trong Ngày Hiền Mẫu tại nhà thờ vào năm 1909.

Vì Cha của Bà chào đời vào tháng 6 cho nên Bà cùng các anh chị em của Bà đã tìm cách để tổ chức Ngày của Cha cũng vào Tháng 6. Do đó, Ngày của Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington. Rất nhiều người như: Thượng Nghị Sĩ William Jennings Bryan thời đó, đã ủng hộ việc tổ chức ra ngày này trên cơ sở không được chính thức cho lắm.

Sau đó, Tổng Thống Woodrow Wilson đã đích thân được gia đình của Ông vinh danh vào Ngày của Cha của năm 1916.

Tám năm sau đó, vị Tổng Thống thứ 13 của Hoa Kỳ là Tổng Thống Calvin Coolidge đã đề nghị tổ chức Ngày của Cha như là một ngày nghỉ lễ của quốc gia. Và năm 1926, Ủy Ban về Ngày của Cha Quốc Gia được thành lập tại thành phố New York.

Năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức để cho ngày này trở thành một ngày lễ được tổ chức vào ngày 3 tháng 6 hàng năm.

 

Ngày Lễ này cuối cùng đã được chính thức công nhận dưới thời của Tổng Thống Richard Nixon vào năm 1972, và Tổng Thống Richard Nixon đã quyết định chọn Chủ Nhật thứ ba của Tháng 06 hàng năm dành để tôn vinh những người làm Cha, mà chúng ta gọi là Ngày của Cha thời nay.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

 Văn hoá đạo đức Việt Nam luôn dạy con cái phải kính yêu và nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ qua các câu ca dao, tục ngữ dưới đây:

“Công Cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 Một lòng thờ Mẹ kính Cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hoặc là:

 Cơm cha áo mẹ công thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

 Như vậy thì công ơn của  cha me sánh bằng ngang nhau, nhưng trong thơ văn, nghệ thuật người ta thường nhắc nhở ân đức và sự nhớ thương về người Mẹ nhiều hơn, sâu đậm hơn người Cha. Có thể là vì mẹ gần gủi, bao dung, dịu dàng, hy sinh chăm sóc con cái  nhiều hơn người cha lúc nào cũng nghiêm khắc, lạnh lùng, không biểu lộ tình cảm thương yêu con cái nhiều bằng người mẹ hay chăng? Nhất là trong thời gian chiến tranh, người Cha là những chiến sĩ can trường phải rờì bỏ gia đình xông pha nơi trận mạc để bảo vệ đất nước hay phải sống khổ cực trong các trại học tập cải tạo cho nên đàn con chỉ biết trông cậy vào sự bảo bọc, vào đôi tay yếu gầy đầy tình yêu thương của người mẹ mà thôi.

 Riêng đối với cá nhân người viết,  tôi vẫn nghĩ rằng:

« Người đã viết rất nhiều về Tình Mẹ

Như nước nguồn, như biển cả mênh mông

Và ngọt ngào như lúa chín ngoài đồng

Con khôn lớn cũng nhờ giòng sữa Mẹ

Cha cũng đã góp phần nuôi dạy trẻ

Đã nhiều đêm cha thao thức canh thâu

Đã nhiều lần Cha lo lắng âu sầu

Khi con trẻ biếng ăn hay biếng học»

Cho nên chúng ta phải luôn ghi nhớ:

«Ân của Mẹ như trời cao biển cả

Nghĩa của Cha như đất rộng núi cao

Tình Mẹ Cha như giòng suối ngọt ngào

Nhớ Nghĩa Mẹ đừng quên Tình Cha nhé!»

(Trích trong bài thơ Một Lời Cho Cha của Sương Lam)

baduacondihoc.jpg

Tôi đã viết nhiều bài thơ về Mẹ, nhưng tôi cũng dành trong trái tim tình cảm của tôi hình ảnh gian lao khổ cực của những người Cha qua bài thơ « Bài Tình Thơ Tháng Sáu » đã được những người bạn cùng tâm cảm với tôi thực hiện thành một PPS Tình Cha dựa theo ý thơ của SL với lời nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiển  được trình bày qua giọng ca của  Phong Thu do Duy Hân  thuộc DungLac.org thực hiện PPS này với lời nhạc như sau:

 « Bao tháng ngày Cha vất vả nhiều

 Hằn vết da đầy nhăn

Cha không màn lao khổ nhọc nhằn

Thương nuôi con thành thân »

Xin mời quý bạn cùng với tôi vinh danh người cha của chúng ta qua PPS Tình Cha đã được phổ biến rộng rãi qua link dưới đây nhé:

(Thực hiện PPS: Duy Hân- Phổ nhạc Thơ: Nguyễn Văn Hiển – Trình bày: Phong Thu)

Giới thiệu Playlist Happy Father’s Day của anh Trần Năng Phùng

Sau đây là nguyên tác bài thơ Bài Tinh Thơ Tháng Sáu của Sương Lam đã được quý bạn hữu và anh Trần Năng Phùng thực hiện thành Youtube Tình Cha ở trên

Bài Tình Thơ Tháng Sáu

Tháng Năm qua bây giờ là Tháng Sáu

Tháng Sáu quê người rực rở cỏ hoa

Trời dất reo vui nắng ấm chan hòa

Để chúc tụng Ngày Của Cha vui vẻ

Xin góp vui đến những  người cha trẻ

Khi nhìn con trong giấc ngũ thiên thần

Con mỉm cười cha cũng thấy trào dâng

Một tình cảm thiêng liêng và bất tử

Tình cảm ấy chẳng cần dùng ngôn ngữ

Cũng chẳng cần dệt gấm với hoa thêu

Cũng viết nên bài thơ nhạc diễm kiều:

“Tình phụ tử thương con như châu ngọc”

Rồi năm tháng làm đổi thay màu tóc

Bây giờ cha đã tóc bạc da nhăn

Bởi tháng năm cha lao động nhọc nhằn

Nuôi con trẻ trở thành người hữu dụng

Con tuổi trẻ một đôi lần dại vụng 

Khiến cho cha phải khổ trí lao tâm

Cha khoan dung tha thứ những lỗi lầm

Khuyên con trẻ nên làm lành lánh dữ

Cha vất vả thân già nơi viễn xứ 

Đủ mọi nghề cha làm việc nuôi con

Theo thời gian sức khỏe dẫu suy mòn

Cha sung sướng thấy đàn con thành đạt

Tình Phụ Tử! Một bài thơ tuyệt tác

Được viết bằng thương mến với khoan dung

Bằng hy sinh, bằng lao lực tận cùng

Bằng tất cả những gì cao đẹp nhất

Núi Thái Sơn dẫu có cao chất ngất

Cũng không bằng tình cha mẹ thương con 

Trần gian này dẫu sông cạn đá mòn

Tình Phụ Tử vẫn muôn đời bất diệt

Sương Lam

Bài tình thơ tháng sáu .jpg

  Xin đa tạ anh Trần Năng Phùng, Moderator của Forum DaiHocVanKHoaSG và các bạn  Duy Hân, Nguyễn văn Hiển, Phong Thu thuộc Dũng Lạc.org, những người bạn tốt đã cùng một tâm ý như tôi, dù quý bạn không cùng một tôn giáo với tôi.

Thế mới biết những tình cảm thiêng liêng cao quý của Mẹ Cha bao giờ cũng làm xúc động những trái tim tình cảm không phân biệt tôn giáo, giới tính, chủng tộc, tuổi tác, phải không bạn?

 Xin phép được mượn một đoạn nhạc dưới đây của anh Nguyễn văn Hiển  trích trong PPS Tình Cha để làm kết luận cho bài tâm tình về Ngày Lễ Của Cha năm nay, bạn nhé.

« Tình cha cao như núi Thái Sơn

 Làm con phải biết ơn công cha dưỡng sinh thành

Tình Cha ôi thiết tha như nguồn nước bao la

Thương con như châu ngọc để đời con nở hoa »

bannhacTinhcha-ytoSL.jpg

Happy Father’s Day

happyFather'sDaygif.gif

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 518-ORTB 939-6182020)



Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

happyFather'sDay cauca.jpg

ĐÁ NỞ HOA – Tuyệt tác của thiên nhiên

ĐÁ NỞ HOA – Tuyệt tác của thiên nhiênNhững viên đá mà ta vốn cho là vô tri lại có thể làm lay động lòng người khi ngắm chúng, phải trải qua hàng chục đến hàng trăm năm nằm giữa thiên nhiên những viên đá này mới có thể tạo thành hình ảnh tuyệt đẹp như vậy. page2image368

page3image368
page4image368
page5image376
page5image656
page6image368
page7image368
page8image368
page9image368
page10image368
page11image368
page12image368
page13image368
page15image368
page16image368
page17image376
page17image656
page18image368
page19image368
page20image496

Theo soundofhope.org

Sương Lam mời đọc Tháng Sáu Trời Mưa Nhiều Kỷ Niệm

Inboxx
Tháng Sáu Trời Mưa Nhiều Kỷ Niệm
 
muaSaigon.jpg




Đây là bài số năm trăm mười bảy  (517) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon
 
Bây giờ là tháng 6, nếu không có cơn dịch coronavirus quái quỷ thì đây là thời gian những cô cậu học sinh trung học lớp 12  và các sinh viên đại học sẽ  làm lễ tốt nghiệp ra trường.  Cha mẹ và thân nhân sẽ hãnh diện khi thấy con cháu mình thành công trên bước đường học vấn  và các tân khoa sẽ “xênh xang áo mũ” bước lên khán đài để nhận bằng tốt nghiệp. 
 
Bây giờ đa số các buổi tốt nghiệp được thực hiện online (trực tuyến). Cha mẹ, thân nhân và các tân khoa sẽ tham dự lễ tốt nghiệp đặc biệt trực tuyến giống như  lễ tốt nghiệp của tân khoa Angela Nguyễn ở Portland, Oregon, mà người viết được hân hạnh quen biết ba mẹ của tân khoa, đã được trình chiếu qua Youtube “Lễ Tốt Nghiệp Trong Đại Dịch Vũ Hán” trên trang youtube “Ongkinhtamhon Channel” qua link dưới đây:
 
 Lễ Tốt Nghiệp Trong Đại Dịch Vũ Hán  


Graduation 2.jpg

           
https://www.youtube.com/watch?v=6Vr2dbQ0QcQ&t=81s                              
 
Xin chúc mừng tân khoa Angela Nguyễn cùng gia đình và xin cám ơn các phóng viên Lê Quang Trung và Hoàng Tịnh đã thực hiện một youtube rất có giá trị, nói lên sinh hoạt thực tế hiện tại trong công đồng Việt Nam tại Portland, Oregon.                            
 
Tháng Sáu ở Portland mấy ngày qua lại có những cơn mưa gợi nhớ nơi tôi bài hát 
THÁNG SÁU TRỜI MƯA của Nhạc Sĩ Hoàng Thanh Tâm.  Xin mời thưởng thức qua youtube dưới đây với tiếng hát Ngọc Lan 
 
Tháng Sáu Trời Mưa – Ngọc Lan
 
https://www.youtube.com/watch?v=smLmIy5YXGw
 
Ngồi bên khung cửa sổ nhìn những hạt mưa rơi trên sân cỏ, tôi buồn nhớ đến những buổi chiều mưa ở Saigon. Khúc phim dĩ vãng quay về qua  những giọt mưa rơi rơi tí tách:
 
Tuổi mười tám, những mộng mơ ấp ủ
Tuổi học trò, tôi thích ngắm trời mưa
Bên người yêu, mưa rơi nhẹ cho vừa
Đủ ướt áo cho anh truyền hơi ấm!
 
Bên hè phố đôi ta cùng lặng ngắm
Những giọt mưa rơi tí tách trên đường
Mưa lạnh buồn, mưa tạo mối yêu thương
Dưới dù nhỏ, đôi ta cùng chung bước
 Sương Lam
(Thơ Sương Lam)
 
Tuổi thư sinh có những mối tình học trò đẹp quá phải không bạn? Mưa chiều nắng sớm nào cũng khiến cho những ai có tâm hồn nghệ sĩ cảm thấy trái tim mình xúc động cả. Cũng thấy hay hay!
 
Tôi quay về bàn viết vào internet đi tìm tài liệu viết bài. Một email đặc biệt với những tấm hình có chữ thư pháp thúc giục tôi phải mở ra xem ngay vì tôi rất thích tìm hiểu nghệ thuật thư pháp vì theo thiển ý thư pháp là một phương tiện để thư giãn và hành Thiền.
 
Ngày xưa các tao nhân mặc khách  Trung Hoa đã dùng bút lông mực xạ viết chữ Hán với một phong cách đặc biệt để diễn tả nội tâm, tư tưởng  kiến thức của mình và đã đưa cách viết chữ Hán này thành một bộ môn nghệ thuật gọi là “Thư Pháp”. 
Theo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, một số tác phẩm của các thư pháp gia phương Đông như Trương Xu Liêu, Vương Hy Chi, Vương Duy đều mang tính cách Thiền, được thể hiện bằng những nét uốn lượn thanhcao.
 
Người Nhật đến với môn thư pháp không phải để viết chữ đẹp  mà có mục đích tu hành cụ thể là luyện tâm, nhiếp tâm,an tâm.  Người Nhật lại đưa bộ môn nghệ thuật đậm nét Đông Phương này lên một tầng bậc cao hơn với tên gọi mới.  Đó là môn HiTSUZEN, tức là thư pháp Thiền.




 
IMG_0006.JPG


Ở Việt Nam vào thời điểm này, bộ môn Thư Pháp rất được nhiều người ưa chuộng.   Phong trào viết thư pháp đã được thịnh hành trong vòng 10 năm qua. Nhiều câu lạc bộ thư pháp được thành lập.  Nhiều “ông đồ “ trẻ đã xuất hiện “bên phố đông người  qua” trong các lễ hội Xuân hay trong các buổi triển lãm thư pháp.
 
Người viết thư pháp phải có tâm hồn nghệ sĩ, có nét bút tài hoa,  có năng khiếu viết chữ để thể hiện đường nét “rồng bay phưọng múa” và còn phải “nhiếp tâm” với những gì mình sắp sửa viết ra nữa.  Như vậy họ phải có tâm hồn thanh thản, phóng khoáng và khi thực hiện tác phẩm, họ phải “nhất tâm bất loạn” du nhập vào thế giới tĩnh lặng của thư pháp.  Có như thế thì tác phẩm mới đẹp, mới thanh thoát hương vị Thiền.
 
Ở Mỹ hiện nay, người viết thư pháp nổi tiếng là nghệ sĩ Vũ Hối.  Ở Việt Nam, thư pháp của các nhà thơ Trụ Vũ, Song Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Đức được xem là những mẫu thư pháp đẹp.
 
Hình ảnh ông đồ của  Vũ Đình Liên với
 “Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay’ 
 Đã được phục hồi!  Tốt thay!  Lành thay!
 
Trở về câu chuyện cái email có những bức tranh thư pháp mà tôi nhận được sáng nay  thực sự đã làm tôi ngạc nhiên và cảm động vì  trong đó có một bức tranh  thư pháp do một người “thân quen xưa cũ” đã  viết 4 câu thơ của người viết  được đăng trong bài số 69 MCTN-ORTB để tặng tôi
“Xin chúc Bạn: Thiện Tâm luôn tinh tấn
Xin nguyện cầu: Nhân Ái trải muôn phương
Để mọi người sống An Lạc, Yêu Thương 
Thì trần thế sẽ thiên đàng, hạnh phúc”
(Trích trong bài thơ Sông Cho Biển Nhận – Thơ Sương Lam)
 
Thời gian trôi qua nhanh quá và có những thay đổi, đổi thay  trong cuộc sống đã làm cho chúng ta vui vẻ hoặc đau buồn.  Có những người thân quen ngày xưa bây giờ phải nghìn trùng xa cách cả một đại dương và cũng có những người đã ra đi không bao giờ còn được gặp lại nhau.
 
 Bức tranh thư pháp này đã đưa tôi trở về kỷ niệm ở Bộ Xã Hội “vang bóng một thời”  vì tác giả là một “đàn em” của tôi ngày xưa.  Khi tốt nghiệp HVQGHC năm 1967, người viết được bổ nhiệm về Bộ Xã Hội  làm việc ở Sài Gòn.  Đây là một nhiệm sở  mà người viết chọn lựa để làm việc khi ra trường  vì tôi thích sinh hoạt trong lảnh vực xã hội. Đa số các bạn nam sinh viên cùng khóa Đốc Sự với tôi  phải lên đường về địa phương làm Phó Quận hoặc Trưởng Ty.  Với hoài bảo phục vụ đồng bào, tôi làm việc rất tích cực trong công tác cứu trợ nạn nhân chiến cuộc để giúp đỡ các nạn nhân đã bị thiệt hại về nhân mạng và nhà cửa trong chiến tranh.  Có thấy sự mất mát đau khổ của đồng bào ở các  vùng hỏa tuyến Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kon tum, Pleiku, Bến Tre, Vĩnh Long v..v…, tôi  mới biết rằng  những ai còn được sống an lành với gia đình êm ấm thật là có phúc vô cùng.  Người viết và hơn 20 cộng sự viên đã làm việc với nhau một cách hăng say, một cách tích cực để cho những đồng bào nạn nhân đáng thương kia được nhận tiền trợ cấp giúp đỡ của chính phủ trung ương càng sớm càng tốt để an ủi phần nào sự đau thương mà họ phải bị gánh chịu vì chiến cuộc.
 
Rồi vận nước đổi thay, Bộ Xã Hội phải bị giải thể.  Các cấp chỉ huy kẻ phải đi học tập cải tạo, người tìm đường vượt biên. Các nhân viên đều bị cho “về vườn.  Dĩ nhiên tôi và các cộng sự viên của tôi phải chia tay từ đây, không còn tin tức liên lạc với nhau được vì “mạng ai nấy lo, hồn ai nấy giữ”.  Từ một viên chức chỉ huy của chế độ cũ, tôi trở thành một kẻ đôi khi phải hành nghề “chà đồ nhôm” đem ra chợ bán  để có tiền mua thực phẩm “bồi dưỡng” cho gia đình. Và tôi cũng đã trở thành một người bán bánh mì thịt ở vỉa hè vụng về đến nỗi khách mua bánh mì phải nói: “bà không phải là người bán bánh mì chuyên nghiệp”.  Đúng quá rồi! Còn chối cãi gì nữa bây giờ!’
 
Thế rồi sau 5 năm ở lại sống trong “thiên đường Cộng Sản”, gia đình nhỏ bé của chúng tôi phải tìm đường vượt biên để tìm tự do nơi xứ lạ.  Nhờ Phật Trời thương xót, chúng tôi đã đến được bến bờ Tự Do và định cư ở xứ Mỹ này hơn 30 năm trời.
 
 Thời gian cứ lặng lẻ trôi qua.  Vợ chồng chúng tôi bắt đầu một cuộc sống mới nơi xứ người từ con số không.  Chúng tôi trở lại học đường  “học đại” đại học để có tiền trả bill nhà, bill địện , bill nước,  thực phẩm, quần áo v..v…với số tiền Basic Grant do chính phủ tài trợ khi đi học và tiền làm  work study ở trường.   Tan học về, phu quân tôi phải đi làm janitor nơi các công sở mới đủ tiền mưu sinh trong cuộc sống.  Một đôi khi tôi và cậu con trai nhỏ đi theo phụ giúp.  Thật là vất vả, thật là đau buồn nhưng chúng tôi phải chấp nhận để mà vươn lên vì chúng tôi vẫn nghĩ “không ai giúp mình được bằng mình tự giúp mình”.
 
 Rồi chuyện gì cũng qua, chúng tôi cũng “xênh xang áo mũ” ra trường thêm một lần nữa ở nước Mỹ.  Rồi ông xã tôi phải đi cày hai  jobs, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật” để có tiền mua nhà mua xe, lo cho con cái đi học.   Tôi an phận làm một cô giáo tầm thường nơi xứ người.  Sau 20 năm trả nợ áo cơm, chúng tôi bây giờ vui thú điền viên, an hưởng tuổi già., vui đùa với  cô cháu nội Mya yêu quý.  Thời gian rảnh rổi thì đi sinh hoạt cộng đồng, dạo internet tìm tài liệu về chia sẻ với bạn bè cho vui.  Thế là đủ rồi! Thế là hạnh phúc rồi!  Quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, Chúng tôi vui hưởng hạnh phúc với những gì đang có trong tầnm tay của mình trong hiện tại mà thôi!  Bạn thì sao?
 
Cô vẫn còn nhớ đến tôi và viết thư pháp thơ của tôi để tặng tôi.  Đó là một điều đáng quý vì chúng tôi vẫn còn nhớ đến nhau, vẫn còn giữ một chút ân tình thương mến nhau dù bao nhiêu là thay đổi, đổi thay trong cuộc sống.
 
Cô là một Phật tử cho nên thường viết thư pháp những bài thơ có tính cách thiền vị với cái tâm tĩnh lặng của  người con Phật. 
 
Bây giờ cô đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. Bài viết về thư pháp này như một lời cám ơn gửi đến cô trong chốn vĩnh hằng. Người viết vẫn lưu giữ những bức tranh thư pháp cô đã tặng tôi như một kỷ niệm quý giá.
 
Xin mời qúy bạn thưởng thức youtube Thư Pháp Thơ Sương Lam lưu lại những bức tranh thư pháp của nhà thư pháp Ngọc Chính đã tặng người viết.


 
vuitinhcamkhongtinhbangconso700.jpg


Thư Pháp Thơ Sương Lam
https://www.youtube.com/watch?v=qs3h2ntWgaM
Suong Lam Portland
 
Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.
 
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
 
Sương Lam
 
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 517 ORTB 937-6102020)




Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/


t6h.jpg


Sương Lam mời đọc Chỉ Một Chữ Tâm

Chỉ Một Chữ Tâm

IMG_0006.JPG

Đây là bài số năm trăm mười sáu (516) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon

Trong mấy ngày qua cả nước Mỹ đều bàng hoàng, sợ hải với những cuộc biểu tình “bạo loạn” sau cái chết của ông George Floyd, một người da màu bị cảnh sát da trắng ghì cổ và chết sau đó  trên đường phố Minneapolis ở tiểu bang Minnesota. 

 Thật tình khi xem những hình ảnh đập phá cửa hàng, cuớp bóc tài sản của một số người trà trộn trong đám biẻu tình tại một số thành phố ở nước Mỹ, người viết thật đau buồn vô cùng vì thấy con người với cái tâm Tham Lam, Thù Hận, Si Mê đã phá hoại cuộc sống an lành của những người dân vô tội khác. Luật pháp sẽ trừng trị những kẻ có tội gây bạo loạn, cuớp phá tài sản người khác và người dân Nước Mỹ luôn mong muốn được sống an toàn từ trong nhà đến ngoài đường phố,và an ninh xã hội cần được tái lập.

 Từ những sự kiên này, chúng ta thấy tất cả đều do cái Tâm của con người tạo ra

Nhà Phật có dạy: « Nhất thiết duy Tâm tạo » tất cả mọi sự việc trên đời đều do Tâm tạo ra. Tâm bình thế giới bình, tâm lọan thế giới loạn.

Xin mời quý bạn dành một chút suy tư với Chữ Tâm được trích dẫn dưới đây nhé:

Một phút suy tư: Chữ TÂM 

tam 1.jpg


Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:

– Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
– Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
– Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
– Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
– Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …

Cho nên, ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:

– Ðặt trên tay để giúp đỡ người khác.
– Ðặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
– Ðặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
– Ðặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
– Ðặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
– Ðặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.

Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi ngưới

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Bên cạnh những hình ảnh đáng ghét cuớp bóc và phá hoại tài sản của nhóm người bạo loạn thì có những hình ảnh đáng mến và cảm động  của những người cảnh sát ở New Jersey, Florida  đã quỳ gối để xin lỗi  người dân  hay để cầu nguyện cho xứ Mỹ được an lành.

 Chúng ta đã thấy được cái “Tâm vô ngã” của những người tốt, đã diệt bỏ cái tính cao ngạo của con người, để nhận lỗi và cầu nguyện cho sự an lành đến với người dân trong thành phố đang bị hoảng loạn vì đám người lợi dụng thời cơ đi cướp bóc, phá hoại tài sản của người khác.

Mời đọc một trích đoạn về  Chữ Tâm Trong Đạo Phật dưới đây:

Chữ tâm trong đạo Phật 

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada Toronto, Canada – TL 2002

Nương theo giáo pháp Phật Đà
Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời.
Đến bờ giác ngộ thảnh thơi
Thoát ly phiền não cuộc đời an vui.

Trong nhà Phật, tam tạng kinh điển ghi lại lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát và chư vị Tổ Sư. Đó là thiền lâm bảo huấn, nghĩa là: trong rừng thiền, có nhiều lời dạy vô cùng quí giá. Người phát tâm tu theo Phật thật khó khăn khi phải chọn lựa kinh sách nào để đọc trước, sao cho có thể hiểu biết chánh pháp rõ ràng và áp dụng được vào đời sống hằng ngày. 

Trong khi đọc tụng kinh sách, người tu học Phật cũng gặp khó khăn với các từ ngữ chuyên môn, dù là tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay các ngôn ngữ khác, cần phải tìm hiểu thấu đáo, qua tự điển, hay nhờ các bậc thiện tri thức giảng giải, giúp đỡ. Sau khi cố gắng lắm mới tạm vượt qua được sự khó khăn này, người tu tập thường gặp phải ngưỡng cửa: dù đã học hiểu rành rẽ giáo lý, nhưng vẫn chưa vào được đạo! 

Thế nào là: vẫn chưa vào được đạo? Người tu hành nhiều năm, dù tại gia hay xuất gia, nếu chưa đủ duyên, nếu chưa gặp được hoàn cảnh để sáng đạo, ngộ đạo, thấy đạo, vào được đạo, thì người đó vẫn lòng vòng bên ngoài cửa đạo, vẫn dậm chân tại chỗ ban đầu, vẫn công phu tu tập chậm chạp, vì các nghi lễ nặng phần hình thức, vì các việc làm mong cầu phước báo, vì tâm chấp chặt nhị biên, những định kiến đúng sai phải quấy, vì tâm mong cầu bình yên sung sướng, vì tâm chưa thanh tịnh, còn quá lăng xăn lộn xộn bên trong, còn bị trần duyên bên ngoài chi phối. 

Thực ra, dù đạo Phật có một rừng kinh điển, sách vở, thích ứng cho đủ mọi căn cơ, trình độ, giới thiệu tất cả các pháp môn tu tập tự cổ chí kim, trình bày các kinh nghiệm tu hành từ xưa đến nay, nhưng tất cả những kinh điển, sách vở đó đều nhằm mục đích duy nhất là: khai mở và chỉ bày cho tất cả mọi người thấy rõ cái “bản tâm thanh tịnh” của chính mình. Còn bổn phận của chúng ta là: ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh đó. Nếu không ngộ được điều này, tức là không sống được với bản tâm thanh tịnh, người tu tập dụng công phu nhiều, nhưng thu lượm kết quả chẳng đuợc bao nhiêu. Người nào ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh, tức là giữ được tâm bình thường, là người thấy đạo, vào được đạo. 

Cho nên, Thiền sư Phổ Nguyện Nam Tuyền có dạy: “Bình Thường Tâm Thị Đạo”, chính là nghĩa như vậy.

Nói một cách khác, tất cả kinh điển giáo lý của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM, mà thôi. Nắm vững được chìa khóa quan trọng này rồi, người tu học Phật có thể mở toang được tất cả các cánh cửa của nhà Phật, thấu hiểu những lời dạy của chư Phật, chư vị Tổ sư trong các kinh điển, sách vở, mục đích thấy được con đường giác ngộ và giải thoát, để xây dựng đời sống hiện tại được an lạc và hạnh phúc. 

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chữ TÂM qua các kinh điển và kinh nghiệm tu tập thực tế của các bậc tôn túc cổ kim. Mỗi đề mục đều có công năng giải bày bản tâm thanh tịnh, hay tóm gọn vào một chữ, chỉ rõ đó là: chữ tÂM trong Đạo Phật. 

a .- chữ tÂM qua lời dạy của chư Phật 

1) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”.

Nghĩa là: Mọi sự mọi việc đều do tâm tạo ra tất cả. Công đức cũng do tâm tạo, nghiệp chướng cũng bởi tại tâm. Đó chính là tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi luôn luôn, thường do tham sân si chi phối, thúc đẩy, điều khiển, cho nên con người thường tạo nghiệp bất thiện nhiều hơn là nghiệp thiện. Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là: vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh mà không có nguyên nhân. 

Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện với tâm lăng xăn lộn xộn, chỉ đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng, địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi. 

Bởi vậy cho nên, có bài kệ như sau: 

 Tội từ tâm khởi đem tâm sám

 Tâm đã diệt rồi tội cũng vong

Tội vong tâm diệt cả hai không

Đó chính thực là chân sám hối.

Nghĩa là: Tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm chúng ta chủ động, thì phải thành tâm mà sám hối, tự trong thâm tâm. Từ đó, chúng ta phát nguyện không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân, tâm si khởi lên, chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa. Khi tội lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí. Đó mới thực là sự sám hối chân chánh. 

(Nguồn:https://thuvienhoasen.org/a12010/04-chu-tam-trong-dao-phat

Còn  nhiều bài học nói về chữ Tâm sẽ được người viết từ từ dẫn trình sau để chúng ta cùng học hỏi.  Hôm nay, người viết xin mời quý bạn đọc một bài học ngắn ngắn dưới đây:

 Tâm bình thường

tam 2.jpg

Tăng hỏi Thiền sư: « Phải nỗ lực tu hành như thế nào mới hợp đạo ? »

–  Đói ăn, mêt ngủ.

–  Như vậy thì người bình thường nào làm chẳng được.

– Không, không.  Người bình thường không giống như thế.  Vì khi ăn họ không chăm chú ăn, mãi lo nghĩ trăm điều.  Khi ngủ, họ không chịu ngủ, lại tơ tưởng ngàn chuyện. Vì thế khác với người tâm bình thường.

Bình: Thiển tổ Nam Tuyền bảo: « Tâm bình thường là Đạo ».  Đi cũng thiền, đứng cũng thiền, nói, nín, động tịnh thảy an nhiên.

Cảnh giới tâm bình thường này khác xa phàm phu vọng loạn một trời một vực »

(Nguồn : Thiền là gì ? – Biên soạn : Thích Giác Nguyên)

Tuy nhiên, người viết thích nhất là câu chuyện Thiền dí dỏm dưới đây qua hình ảnh cô  lái đò cho có vẻ tình tứ, thơ mộng một tí ti, bạn nhé,

Cô Lái Đò

Một lần, có một Thiền sinh có việc phải sang sông.  Ngồi trên đò, sư tỏ ra ngạc nhiên vì nhan sắc dễ coi của cô gái miền quê. 

Đến lúc lên đò. Hành khách mỗi người phải trả một quan.  Sư cũng định thế, không ngờ cô gái hóm hỉnh bảo:

–       Xin Thầy trả cho tôi hai quan.

Sư còn đang ngạc nhiên thì cô gái đã tiếp:

–       Một quan cho tiền đi đò và một quan về khoản ngắm người lái đò.

Không tranh cãi lôi thôi, sư liền trả cô hai quan tiền, nhưng trong bụng hơi tấm tức.

 Bận về sư cứ dí mũi xuống sàn thuyền không dám nhìn lên.  Nào ngờ lần này cô lái bảo:

            –  Xin Thầy cho em bốn quan.

Không nhịn được nữa , sư cãi:

–       Nhưng tôi có nhìn cô đâu nào?

Cô gái cười mỉm:

–       Đồng ý là Thầy không nhìn tôi bằng mắt, nhưng Thầy lại nhìn bằng tâm…  Vì thế mà tôi tăng giá gấp đôi lên đó!

( Nguồn: Trích trong Thiền Tâm Vi Tiếu và Vô Nim Thiền- Cư Sĩ Nhất Tâm)

co-lai-do-chua-huong-xinh-dep-thoi-mien-du-khach-Hinh-4.jpg

 Khi quý bạn và người viết đọc những bài viết có chút thiền vị với cái tâm vui vẻ, chắc chắn bạn và  người viết cũng thấy “đời bỗng thêm vui” và tự mỉm cười một mình .  Người ta thường nói: “Một nụ cười bằng mười liều thuốc bổ” đấy!  Khi được uống thuốc bổ thì bạn sẽ khỏe thêm, bạn sẽ thấy yêu đời thêm, bạn sẽ sống vui sống khoẻ thêm.  Như thề, học Thiền cũng có nhiều lợi ích chứ nhỉ, phải không Bạn?

 Xin mời xem Youtube Chữ Tâm trong Thư Pháp để làm kết luận cho bài viết hôm nay, bạn nhé.

1.    Chữ Tâm Trong Thư Pháp. – YouTube

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 516_ORTB 937_6322020)Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

chutieuvachiecla.jpg