Mấy cách Lường Gạt Cần Biết Để Đề Phòng 6 Top Scams so watch out for 2024

Kính chuyển:

Email từ đồng môn GS Nguyễn Phụng (ĐS11/CH3).
Cám ơn anh Phụng đã chuyển tiếp những tin tức rất hữu ích này. Riêng tôi, cách số 2 như dưới đây ( 2. Voiceprint Scams ); đó là, nếu những ai dùng Mobile phone thường hay bị bọn SCAMERS gọi điện thoại bằng nhiều số khác nhau (rất nhiều lần trong ngày) để copy giọng nói của mình, sau đó dùng software “deepfake” giả giọng nói của mình để gọi vào ngân hàng (nếu chẳng may, bọn chúng biết được số account!) và chuyển tiền của mình đi nơi khác!

Gặp những số phone lạ, tốt nhất là turn OFF đừng trả lời phone! Tôi đã dùng software “Scam Shield” nhưng vẫn không ngăn chận được bọn chúng nên phải “block” và “delete” mỗi ngày!!!😥😥😥

2. Voiceprint ScamsThanks to technological advances, it’s possible for thieves to capture a recording of your voice and then use a software program to generate an imitation “deepfake” version that can be used to impersonate you. “That voiceprint can be used to access your insurance or your financial institution or apply for a driver’s license,” Bruemmer says. The New York Times reported on a recent case in which a representative at a major bank received a call from a deepfake copy of a Florida investor’s voice, requesting that the bank move the man’s money elsewhere. Fortunately, the fraud attempt was spotted by the bank before the real investor lost his savings.How to stay safe: To prevent your voice from being duplicated, “don’t answer the phone,” Bruemmer advises. “If someone needs to get hold of you, they can text you.” Bruemmer even is cautious about answering calls that appear to be from people on his contact list, since the call could be coming from a phone that’s been stolen or had its SIM card cloned, he says.
Kính chào,
Diễn Đàn Emails QGHC – Sáu Nguyễn, TS4.
“Nội dung bài viết là quan điểm của tác giả. Xin tùy nghi.

____________________________________________________________

———- Forwarded message ———
From: Phung Nguyen
Date: Fri, Apr 19, 2024 at 11:44 AM
Subject: Mấy cách lường gạt cần biết để đề phòng / 6 TOP SCAMS TO WATCH OUT FOR 2024
To:

Mấy cách lường gạt cần biết để đề phòng

6 TOP SCAMS TO WATCH OUT FOR 2024

Criminals are getting more sophisticated and supercharging old scams with new technology

Patrick J. Kiger is a contributing writer for AARP. He has written for a wide variety of publications, including the Los Angeles Times Magazine,GQ and Mother Jones, as well as the websites of the Discovery Channel and National Geographic.

One reason that scammers are so difficult to stop, security experts say, is that they keep raising their game. They’re continually perfecting their scams, taking advantage of tech innovations and honing their methods to better manipulate their targets.

“We keep coming up with different tools to combat scams and fraud, but it’s just like playing whack-a-mole,” says Better Business Bureau spokesman Josh Planos.

Scammers have become much more adept at impersonating legitimate institutions, including creating websites and messages that are “carbon copies” of legitimate health care providers, businesses and banks, with fewer grammatical mistakes and other red flags for scams, according to Planos.

And criminals are not only taking advantage of technological innovations such as artificial intelligence (AI), they’re also growing ever more adept at psychological manipulations — their “game of persuasion,” says Aaron Foss, former chief executive and founder of Nomorobo, a firm whose technology aims to thwart robocalls. Foss explains that today’s scammers in overseas call centers, for example, are often trained to minimize their accents and coached on ways to connect emotionally with their targets.

Here are six of the scams that experts say you should be watching out for this year.

1. Check cooking scam

Last year, the big thing was check washing, where thieves stole paper checks from postal boxes, mailboxes or even carriers and then washed the checks with chemicals, keeping the signature but erasing the amount and the payee so they could fill in a new name and amount. But now, they’ve discovered a less messy way to steal. In check cooking, thieves take a digital picture of a stolen check and then use commercially available software to alter it.

“It looks very real, even with the watermarks and all,” explains Michael Bruemmer, vice president of data breach resolution and consumer protection at Experian, a global credit verification and financial services firm. Criminals can print a new phony check or else just deposit the altered image using a bank’s mobile app, he notes.

How to stay safe: Consider using a safer payment method, such as a credit card. But if you choose to write paper checks, scammers still need to steal a physical copy. Make it harder for them. Instead of putting the check in a mailbox, drop it off directly at the nearest post office. And continually monitor your checking account and watch for any suspicious transactions.

2. Voiceprint Scams

Thanks to technological advances, it’s possible for thieves to capture a recording of your voice and then use a software program to generate an imitation “deepfake” version that can be used to impersonate you. “That voiceprint can be used to access your insurance or your financial institution or apply for a driver’s license,” Bruemmer says. The New York Times reported on a recent case in which a representative at a major bank received a call from a deepfake copy of a Florida investor’s voice, requesting that the bank move the man’s money elsewhere. Fortunately, the fraud attempt was spotted by the bank before the real investor lost his savings.How to stay safe: To prevent your voice from being duplicated, “don’t answer the phone,” Bruemmer advises. “If someone needs to get hold of you, they can text you.” Bruemmer even is cautious about answering calls that appear to be from people on his contact list, since the call could be coming from a phone that’s been stolen or had its SIM card cloned, he says.

3. Delayed-action sweepstakes scamSweepstakes scammers, who call or write to say that
you’ve won a fabulous fortune, have been around for ages. But recently they’ve come up with a new variation on the old formula, according to Bruemmer. Instead of trying to get you to pay taxes or other fees in advance to collect the nonexistent prize, the scammers will ask for personal information so that they can validate you and set up the payout. “They’ll say, just give us your banking information and your Social Security number, and we’ll file with the IRS and we’ll take care of everything,” he explains. “But, boom, it’s just another form of identity theft.” Instead of quickly looting your bank account — what Bruemmer calls a “smash and grab” — the scammers may play a long game. They’ll write small checks on your account to see whether you notice the fraudulent activity. If you don’t, they’ll continue to use the account to obtain credit cards and lines of credit in your name that they can siphon off, giving them a potentially bigger payday down the road.  How to stay safe: As with previous variations of the sweepstakes scam, remember that if it seems too good to be true, it probably is. If you get a call from someone claiming that you’ve won a huge prize, the safest bet is to just hang up. And never, ever provide any personal information.

4. Virtual celebrity scam

Celebrities have had online presences for years, but the trend really gained momentum during the pandemic, when stars who couldn’t make public appearances tried to stay connected with their fans by doing online concerts and other events on social media. Fans have become accustomed to that constant virtual intimacy, which leaves them vulnerable to celebrity scammers. “You’re on Instagram or Facebook, and someone pretending to be Celine Dion or her manager reaches out to you,” explains Amy Nofziger, director of victim support for AARP’s Fraud Watch Network. If it’s a fake manager, “They might say, ‘Celine loves your comments. She’d love to talk to you. Here’s her private account.’ ” But after you connect to an impostor pretending to be the superstar singer, the talk gradually turns to how her fortune is tied up in a lawsuit, and she could use a $50,000 loan from you, or a similar story involving a need for your money.
How to stay safe: If you get a direct message from someone claiming to be a famous performer or superstar athlete or representing them, be skeptical. It’s almost certain to be a scam.

5. Multistage grandparent scam

This is a new, more sophisticated version of the old grandparent scam, in which crooks call and pretend to be a grandchild who’s been arrested and needs bail money to get out of a nonexistent legal jam. In the past, grandparent scammers were often small-timers who would plead for a few hundred dollars. But these days, Foss says, they often set up call centers staffed with young people who are paid a few bucks for every grandparent that they can connect with. After posing as grandchildren who’ve been jailed after a car accident, they’ll provide a case number and instruct the target to call their defense attorney or the local prosecutor. “When Grandpa calls up, they say, ‘Oh, do you have the case number?’” Foss explains. It’s actually a subtle psychological trick to see whether the grandparent is compliant and will follow their instructions to send thousands or even tens of thousands of dollars.

Some scammers have a third conspirator pose as a courier and go to a grandparent’s home to pick up the money in person, according to Steve Baker, a former Federal Trade Commission official who now publishes the Baker Fraud Report newsletter.How to stay safe: If you get a call from an unfamiliar number from a family member claiming to be in trouble, don’t panic. Instead, after you’ve finished talking — and certainly before sending money — the Federal Communications Commission recommends that you call or text the person at his or her usual number and check to see whether the family member is actually in trouble. If they don’t answer, contact other family members or friends if you have any concern that the emergency could be real. Scammers plead with you to keep the situation a secret precisely so you won’t try to confirm it.

6. Paris Olympics scams

Criminals try to find ways to exploit big events that are in the news. With the Paris games coming up this summer, Nofziger suspects that we may start seeing a revival of the fake emergency scam, which bears similarities to the grandparent scam but is slightly different. It could work something like this: A scammer hacks someone’s email account, and shortly after, all of that person’s contacts will receive the same message — something to the effect of, “Hey guys, I’m over in Paris and my wallet got stolen! Can anyone please help me out by sending gift cards or a Venmo deposit?” 

To the recipients, it’s a potentially convincing ruse. “You’re thinking very quickly, well, Amy was in Paris two years ago, and she loves the Olympics, so it all makes sense,” Nofziger explains. “Yeah, I’ll send you money.”

And Olympics officials are warning ticket seekers to avoid bogus ticketing sites and scam emails purporting to be from Paris 2024 (the official website for the games) or the Olympic committee.How to stay safe: Resist the urge to react immediately if you hear from a friend in Paris needing cash. Instead, follow the Federal Trade Commission’s advice and try another way to contact the person who supposedly is in need, such as calling them on the phone. Alternatively, reach out to a trusted source who knows the person and would be aware of whether or not they went on a trip to Paris.

If you’re intending to go to Paris and receive emails regarding tickets to the games, the official website for Paris 2024 notes, “You will never be asked for the login details for your ticketing account (ID and password)” or “banking details.” Check the sender’s email address; scammers will often change one letter or number, or use .com rather than .org, hoping recipients will mistake the fake address for the legitimate one.

HELPLINE

Call the AARP Fraud Watch Network Helpline toll-free at 877-908-3360 Monday-Friday, 8 a.m. – 8 p.m. ET, if you suspect fraud or have fallen victim to a scam.

Anh Lợi và anh Sáu,

Theo lời của người bạn, để tránh bị lường gạt tôi không nghe điện thoại lạ, hay điện thoai mà máy điên thoại báo là “spam call”. Tuy vậy, tháng trước vì phải chờ điện thoại của hai phòng Lab để làm hai cái test do bác sĩ yêu cầu, tôi đành phải nghe nhiều điện thoại lạ.

Cũng theo lời của một người bạn, khi nghe điện thoại lạ, tôi làm mấy mẹo vặt sau đây để kẻ gian khó thâu giọng nói của tôi:

Khi nghe điện thoại lạ, nếu đang nghe tin tức hay nhạc, tôi mở tin tức hay nhạc thật to khi nói chuyện. Sau vài câu hỏi và khi đã nhận ra người gọi không phải là phòng Lab, tôi tắt điện thoại ngay.

Nếu nghe điện thoại lạ vào lúc không nghe nhạc hay tin tức, tôi để điện thoại xuống bàn và đập bàn rầm rầm khi nói chuyện… Khi đã nhận ra người gọi không phải là phòng Lab, tôi tắt điện thoại.

Kẹt nhất là mấy lần tôi nghe điện thoại ngoài vườn; chẳng có gì để làm tiếng động ồn ào. Tôi đành giả giọng nói ồ ồ, như người bị nghẹt hở hay ho hen, và dùng các câu nói và cách phát âm của một số người sống ở miền núi ở đây – tại Nortth Carolina, một số dân cư vùng Appalachian Mountains nói là lạ và hơi khó nghe. Đây là mấy câu đối thoại tôi dùng:

Hey y’all? Good lord! What is dat?

I ain’t got no time right now.

Hay:

“No, he ain’t coming in today.

Khi đã nhận ra người gọi không phải là phòng Lab, tôi tắt điện thoại.

Không biết mấy mẹo vặt đó hữu hiệu không; hay là kẻ gian đã thu âm được giọng nói của tôi. Sự hữu dụng và tác hại của trí thông minh nhân tạo AI xem ra khó mà lường được.

Thăm hai anh và chúc khỏe.

NgPhụng    

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Solar Eclipse in Orange County (48%) đồng môn Trần ĐứcTạo (ĐS 16/CH8) chụp

SauNguyen, TS4Apr 12, 2024, 3:27 PM (2 days ago)
to “QGHC_Global, “QGHC_Global, Tao
Kính chuyển tiếp:
Solar Eclipse In Orange County (48% ) đồng môn Trần Đức Tạo (TS1/ĐS16/CH8) chụp.

Kính chào,
Diễn Đàn Emails QGHC – Sáu Nguyễn, TS4.
“Nội dung bài viết là quan điểm của tác giả. Xin tùy nghi.

____________________________________________________________

———- Forwarded message ———
From: Tao Tran
Date: Fri, Apr 12, 2024 at 11:38 AM
Subject: Solar Eclipse In Orange County (48% )
To:

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Inline image

Kính chuyển tiếp. Anh Tạo chụp hình Pro thật và có ống kính quá Pro luôn 👍👏♥️Cảm ơn anh Tạo  và anh Sáu đã cho xem hình đẹp Nhật Thực ngày 4-8-24 ở Cali vừa qua. Ở Portland cũng chỉ xem được một phần Nhật Thực mà thôi.Kính chúc sức khỏe và an lạc.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Bệnh Trầm Cảm (Depression)

Bệnh Trầm Cảm (Depression)

Bác Sĩ Trần Lý LêHàng năm, khoảng 10% hay 21 triệu người sinh sống tại Hoa Kỳ bị chứng trầm cảm, tài liệu Y học gọi là “depression”. Các nhà Kinh Tế, giới Y học có thể dự đoán được những thiệt hại rất cao về tài chánh nhưng chẳng mấy ai có thể đo được mức đau khổ của con người do chứng trầm cẩm gây ra. Sự trầm luân không chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng đến thân nhân, bạn bè, những người thương yêu quý mến bệnh nhân. Chứng trầm cảm có thể hủy hoại cả một gia đình cũng như cuộc đời của người bệnh.

Hầu hết những người bị trầm cảm thường không tìm cách chữa trị, dù chứng trầm cảm không phải là một bệnh nan y. Dường như người ta không tin rằng bệnh trầm cảm là một chứng bệnh có thể được chữa lành và có thành kiến không mấy tốt đẹp vể các chứng bệnh Tâm Thần. Vì thế, người bệnh tiếp tục đau khổ, thân nhân tiếp tục bó tay đứng nhìn người thân chịu trầm luân, và họ cùng đau khổ như nhau.

I. Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng bệnh ảnh hưởng đến cơ thể, tình cảm, ý nghĩ của người bệnh. Chứng trầm cảm ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ, cách nghĩ, cái nhìn về bản thân và sự việc chung quanh. Chứng trầm cảm không phải là một nỗi buồn thoáng qua và cũng không phải là sự “yếu đuối” của tinh thần hay do “thiếu” bản lãnh mà người bệnh có thể tự luyện cho mình sự cứng cỏi và…hết bệnh! Người bị chứng trầm cảm không thể tự “điều khiển” mình hay tự “thay đổi” để khỏi bệnh. Không được chữa trị đúng mức, triệu chứng của trầm cảm có thể kéo dài nhiều tuần lễ, nhiều tháng và cả nhiều năm.

II. Phân loại chứng trầm cảm

Chứng trầm cảm có ba loại chính, và trong mỗi loại trầm cảm, triệu chứng, mức độ và tính chất của các triệu chứng có thể thay đổi.

Trầm cảm trầm trọng (Major depression): các triệu chứng khiến đầu óc và cơ thể hầu như tê liệt, người bệnh mất khả năng làm việc, học hỏi, không thể ăn uống, mất ngủ, và mất cả những sinh thú mà trước đây đã đem lại sự vui vẻ cho người bệnh. Người bệnh có thể chỉ bị trầm cảm trầm trọng một lần trong đời, nhưng chứng trầm cảm trầm trọng cũng có thể tái phát nhiều lần.

Trầm cảm (dysthymia): những triệu chứng kinh niên, tuy không khiến người bệnh bị tê liệt về tinh thần cũng như thể xác nhưng người bệnh không còn sinh thú, không còn tha thiết đến bất cứ thứ gì.

Bipolar disorder, còn có tên là manic-depressive disorder: Người bị chứng bi-polar, như tên gọi, có lúc “high” (manic) nghĩa là vui vẻ quá mức; và có lúc “low” (depression) nghĩa là buồn rầu đến mức tê liệt cơ thể. Đôi khi người bệnh chuyển từ hăm hở vui vẻ quá mức sang trạng thái ủ ê buồn rầu nhanh chóng trong vài giờ, nhưng thường chuyển từ “vui” qua “buồn” trong nhiều ngày. Khi ở trạng thái “buồn”, người bệnh ủ rũ và có những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Khi ở trạng thái “vui”, người bệnh có rất nhiều khí lực, nói nhanh những câu nói dây chuyền và có thể không ăn khớp với nhau, làm nhiều việc cùng lúc dù không việc nào hoàn tất. Ý nghĩ, cách làm việc, xử sự bất thường… nằm ngoài sự kiểm soát của người bệnh và thường gây ra những khó khăn trong công việc làm cũng như sự xấu hổ trong khi giao dịch ngoài xã hội. Trạng thái “vui” nếu không được chữa trị sẽ trở thành tình trạng hoang tưởng (psychotic).

III. Triệu chứng

Người bị chứng trầm cảm có thể có vài hoặc nhiều triệu chứng, và mức độ trầm trọng của những triệu chứng thay đổi tùy theo hoàn cảnh thời gian và không gian:

1. Triệu chứng của trầm cảm:

  • Buồn rầu (nhiều ngày), bất an (anxious), hoặc trống vắng (empty mood)
  • Luôn có ý tưởng tuyệt vọng, yếm thế (cuộc sống°không có gì vui)
  • Luôn có ý tưởng “tội lỗi” (guilty), “bất xứng” (worthlessness), “chẳng có thể làm được gì” (helplessness)
  • Mất hết sinh thú trong đời sống kể cả tình dục
  • Mất khí lực, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức
  • Khó tập trung tư tưởng, khó quyết định công việc, trí nhớ kém
  • Mất ngủ thường xuyên, thức giấc sớm (không thể ngủ trọn giấc) hoặc ngủ li bì
  • Không muốn ăn uống, mất cảm giác đói, xuống cân hoặc ăn uống quá độ và lên cân
  • Có ý tưởng tuyệt vọng, muốn tự tử
  • Không thể nghỉ ngơi, dễ nóng giận

2. Triệu chứng của “Vui quá độ” (mania):

  • Vui vẻ đến mức bất bình thường
  • Dễ nóng giận
  • Không cần nghỉ ngơi, không cần ngủ
  • Có ý tưởng xa vời với thực tế
  • Nói không ngừng nghỉ
  • Ý tưởng “chạy” rất nhanh và lẫn lộn trong đầu óc
  • Mất kiểm soát trong cách xử sự và quyết định những công việc

Vài loại trầm cảm xuất hiện trong những người bệnh và thân nhân họ, điều này có thể do một sự “bất thường” nào đó trong các di thể, nhất là với chứng “bi-polar”. Các cuộc khảo cứu về “di truyền” tính giữa những người bệnh cùng huyết thống cho thấy rằng nhóm người này có sự khác biệt trong di thể so với những người khác. Tuy nhiên, không phải ai có “mẫu” (pattern) di thể này đều bị chứng “bi-polar”. Những yếu tố bên ngoài như sự khó khăn trong đời sống (stress) đã khởi đầu cho chứng trầm cảm.

Chứng trầm cảm trầm trọng (major depression)dường như cũng xuất hiện trong một số gia đình, nhưng các chuyên gia khảo cứu chưa tìm ra di truyền tính giữa những người bệnh có cùng huyết thống. Dù có tính di truyền hay không, chứng trầm cảm trầm trọng thường liên quan đến sự thay đổi tại não bộ, cấu trúc (brain structure) hoặc cả chức năng (brain function).

Những người tự cho là mình kém cỏi (low self-esteem) thường có cái nhìn yếm thế hoặc những người nản lòng khi gặp khó khăn trong đời sống thường dễ bị chứng trầm cảm. Y học chưa khẳng định được đâu là nguyên nhân: Người có mầm mống của chứng trầm cảm thường bi quan yếm thế và dễ quỵ ngã trước khó khăn, nghịch cảnh? Hoặc nghịch cảnh, khó khăn của đời sống khiến con người bị trầm cảm và trở nên bi quan yếm thế?

Gần đây, các chuyên gia về bệnh Tâm Thần đã tìm thấy sự thay đổi trong cơ thể đi đôi với sự thay đổi tại tâm thần. Những chứng bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi cơ tim, ung thư, bệnh Parkingson, xáo trộn kích thích tố có thể gây chứng trầm cảm khiến người bệnh không tha thiết đến việc tự chăm sóc, và thường kéo dài thời gian hồi phục. Những nghịch cảnh, khó khăn trong đời sống như khi con người gặp một mất mát lớn (người thân, tình yêu, tiền bạc, công việc làm hoặc chức vị) có thể khởi đầu chứng trầm cảm. Cả ba yếu tố, di truyền, tâm thần và hoàn cảnh sống, thường liên quan đến việc khởi đầu của bệnh trầm cảm. Chứng trầm cảm khi tái phát có thể không do một lý do, nguyên nhân nào.

Chứng trầm cảm ở phụ nữ

Số phụ nữ bị chứng trầm cảm thường cao gấp đôi so với phái nam. Sự xáo trộn của nhiều kích thích tố nữ được xem như yếu tố đưa đến chứng trầm cảm, nhất là khi mãn kinh, thai nghén, hư thai, sau khi sanh nở (post-partum)… ngoài những nghịch cảnh, khó khăn trong đời sống. Chứng trầm cảm liên quan đến sự xáo trộn kích thích tố thường được chữa lành khi lượng kích thích tố trở lại bình thường, qua thuốc men hoặc với thời gian.

Chứng trầm cảm ở phái nam

Dù số phái nam bị chứng trầm cảm thấp hơn phụ nữ,° khoảng 6 triệu người sinh sống tại Hoa Kỳ. Thông thường, phái nam ít khi nhìn nhận rằng mình bị chứng trầm cảm,° thêm vào đó, bác sĩ thường không để ý và tìm kiếm chứng trầm cảm tại nam bệnh nhân. Số°nam nhân tự tử vì tuyệt vọng cao gấp 4 lần phái nữ, mặc dù số phụ nữ “thử” tự tử (attempt) cao hơn. Sau tuổi 70, số nam nhân tự tử lên cao, và cao nhất ở tuổi 85.

Trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe phái nam khác với phái nữ. Nam nhân với chứng trầm cảm thường bị bệnh tim mạch và chết vì nhồi cơ tim ngay cả những người ở tuổi 40.

Chứng trầm cảm ở phái nam thường được (bị) che dấu qua việc nghiện rượu, nghiện cần sa hoặc ma túy, hoặc bởi sự “làm việc không nghỉ ngơi” (working excessive long hours) mà xã hội dễ dàng chấp nhận. Chứng trầm cảm tìm thấy ở phái nam qua những triệu chứng như giận dữ, khó chịu, và phẫn chí. Nam nhân không mấy khi chấp nhận hoặc nhìn nhận rằng họ tuyệt vọng, hay buồn rầu, vì thế tìm ra chứng trầm cảm ở nam nhân không phải là điều dễ dàng. Ngay cả khi người bệnh hiểu rằng mình bị trầm cảm, nam nhân không mấy khi tìm bác sĩ để chữa bệnh. Sự khuyến khích, cảm thông và giúp đỡ từ thân nhân là những yếu tố cần thiết đưa đến việc tìm kiếm và chữa trị đúng mức cho chứng trầm cảm ở nam nhân.

Chứng trầm cảm ở tuổi già

Bác sĩ thường không tìm kiếm và chữa trị chứng trầm cảm ở những người cao niên, vì khi đi khám bệnh các vị cao niên thường chỉ nói về những triệu chứng liên quan đến cơ thể và không đề cập đến những triệu chứng như tuyệt vọng, buồn rầu, mất ngủ, biếng ăn, mệt mỏi… Ngoài ra, một vài triệu chứng của bệnh trầm cảm như biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi có thể là phản ứng phụ của vài loại thuốc khiến việc truy tìm chứng trầm cảm khó khăn hơn.

Khi tìm thấy bệnh trầm cảm trong những bệnh nhân cao niên, việc chữa trị bằng tâm lý (psychotherapy) thường rất hiệu quả.

Chứng trầm cảm ở trẻ em

Sự biến đổi tăng trưởng của cơ thể nơi trẻ em thường đi đôi với với các thay đổi về tâm lý, lúc vui lúc buồn, lúc cáu kỉnh, giận dữ… Những triệu chứng này thường được xem như “bình thường” của tuổi mới lớn nên thân nhân trong gia đình, thầy cô ở trường học thường không nghĩ đến bệnh trầm cảm. Ngoài những biến đổi về mặt tâm lý, chứng trầm cảm còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể xác, đứa trẻ có thể lên cân rất nhanh vì sự ăn uống quá độ. Khi tìm thấy chứng trầm cảm ở trẻ em, ngoài việc chữa trị về mặt tâm lý, bác sĩ cần theo dõi kỹ lưỡng sự tăng trưởng của cơ thể.

IV. Thử nghiệm và chữa trị chứng trầm cảm

Trước khi chữa trị chứng trầm cảm, người bệnh cần được khám bệnh kỹ lưỡng (complete physical exam and mental exam) cũng như thử nghiệm máu hoặc đôi khi, sẽ cần MRI, CT scan. Sự nhiễm trùng và một vài loại thuốc men có thể tạo ra những phản ứng phụ tương tự như triệu chứng của bệnh trầm cảm, và bác sĩ cần tìm kiếm nguyên nhân của các triệu chứng này trước khi cho rằng bệnh nhân bị bệnh trầm cảm. Sau đó, bệnh nhần cần một cuộc thử nghiệm Tâm Lý bởi bác sĩ Tâm Thần (Psychiatrist) hoặc bởi chuyên gia về Tâm Lý (Psychologist).

Một cuộc thử nghiệm Tâm Lý đầy đủ bao gồm bệnh sử của các triệu chứng: Triệu chứng xuất hiện từ bao giờ? Luôn có triệu chứng này hoặc triệu chứng lúc ẩn lúc hiện? Mức độ (severity) của triệu chứng như thế nào? Đã thử dùng cách nào để thay đổi triệu chứng này hay chưa? Kết quả ra sao? Thân nhân có ai° bị những triệu chứng tương tự hay không? Nếu có, chữa trị bằng cách nào? Có hiệu quả hay không? Sau hết, bác sĩ cần thử nghiệm về trí nhớ (memory), ngôn ngữ (speech) và cách nghĩ (thought process) xem những chức năng này có bị ảnh hưởng hay không? Nếu có ảnh hưởng nhiều hay ít, trầm trọng đến mức độ nào…

Cách chữa trị phần lớn dựa trên kết quả của cuộc thử nghiệm. Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc men để sử dụng trong việc chữa trị chứng trầm cảm, cũng như nhiều loại chữa trị Tâm Lý (psychotherapy) được sử dụng song song với thuốc men. Chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ có thể được chữa trị hiệu quả qua cách chữa trị Tâm Lý. Chứng trầm cảm trầm trọng thường được chữa trị bằng thuốc men, và hầu như cả hai cách kể trên. Thuốc men để giảm triệu chứng và chữa trị Tâm Lý để giúp bệnh nhân tìm ra giải pháp ứng xử trước nghịch cảnh hoặc các khó khăn của cuộc sống.

1. Electroconvulsion therapy (ECT)

Là một phương pháp dùng điện lực để kích thích não bộ. Bác sĩ dùng thuốc ngủ và thuốc mê đưa cơ thể bệnh nhân vào trạng thái nghỉ ngơi, sau đó đặt dụng cụ dẫn điện (electrode) tại da đầu và chuyền điện vào não bộ, giòng điện tạo ra một cơn động kinh rất ngắn, khoảng 30 giây. ECT được sử dụng khi bệnh nhân không thể dùng thuốc men hoặc không muốn dùng thuốc men, và được sử dụng ít nhất là 3 lần trong 1 tuần lễ chữa trị.

2. Các dược phẩm thông dụng

Có nhiều nhóm dược phẩm được dùng để chữa chứng trầm cảm, các nhóm chính gồm có:

Loại dược phẩm ngăn sự “thu hồi” (reuptake) của serotonin, một loại hóa chất trong tế bào thần kinh, có tên là “selective serotonin reuptake inhibitor” hay SSRI. Loại dược phẩm này và các loại dược phẩm mới ảnh hưởng đến lượng dopamine hoặc norepinephrine, các hóa chất khác trong tế bào thần kinh. Dopamine, serotonin, norepinephrine…được gọi chung là “neurotransmitter”.

Loại “tricyclic”, tên dựa theo cấu trúc của hóa chất

Loại monoamine oxidase inhibitor (MAOI).

Nhóm thuốc SSRI và các dược phẩm ảnh hưởng đến các neurotransmitter có ít phản ứng phụ so với loại “tricyclic”. Bác sĩ thường thử các loại thuốc khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc thích hợp nhất cho bệnh nhân. Hiệu quả thường thấy sau vài tuần lễ, nhưng thông thường, bệnh nhân cần dùng thuốc khoảng 8 tuần lễ mới thấy mức hiệu quả cao nhất.

Bệnh nhân khi cảm thấy dễ chịu thường bỏ thuốc, hoặc bỏ thuốc quá sớm vì cho rằng thuốc không hiệu nghiệm. Điều quan trọng ở đây là bệnh nhần cần được nhắc nhở thường xuyên để tiếp tục dùng thuốc, ngay cả khi thấy phản ứng phụ nhiều ngày trước khi thấy công hiệu của thuốc. Khi bệnh nhân thấy dễ chịu, vẫn cần phải dùng thuốc ít nhất 4-9 tháng để ngăn ngừa sự tái phát của chứng trầm cảm. Có một vài loại dược phẩm cần được giảm lượng từ từ, để cơ thể có đủ thời gian thích nghi, chứ không thể bỏ ngay. Không bao giờ bỏ thuốc trước khi tham khảo với bác sĩ. Bệnh nhân bị chứng bi-polar hoặc bị chứng trầm cảm°kinh niên°có thể cần dùng thuốc°vô hạn định.

Các loại dược phẩm dùng chữa trị chứng trầm cảm không gây ra sự “nghiên ngập”. Tuy nhiên bệnh nhân cần được theo dõi kỹ lưỡng để tìm ra lượng thuốc cần thiết.

Một số nhỏ bệnh nhân cần dùng loại MAOI, khi dùng loại thuốc này, bệnh nhân cần loại bỏ các thức ăn uống có chất tyramine; chất này chứa trong fromage (cheese), rượu vang nhất là vang đỏ, loại rau cải muối chua (pickled) và những loại “decongestant” chữa cảm cúm. Khi tyramine và MAOI tương tác, sẽ khiến huyết áp° lên rất cao, hypertensive crisis, có thể gây tai biến mạch máu não tức thời. Bệnh nhân dùng MAOI cần mang theo bên mình một danh sách các loại thức ăn uống chứa chất tyramine.

Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ trước khi dùng thêm bất cứ loại thuốc nào kể cả các loại thuốc bán không cần toa bác sĩ. Khi thăm bệnh với các bác sĩ khác hay nha sĩ, bệnh nhân cần nói rõ tên loại thuốc mình đang sử dụng (chớ dấu diếm) vì các loại thuốc khi sử dụng riêng biệt thì hiệu quả nhưng khi dùng chung với nhau có thể gây phản ứng phụ trầm trọng. Rượu và các loại thuốc “cấm” (illicit drug, street drug) khi pha trộn với các dược phẩm chữa trầm cảm cũng có thể gây phản ứng phụ trầm trọng. Một số bệnh nhân bị chứng trầm cảm cũng bị nghiện rượu hoặc ma túy, vì rượu và ma túy giảm bớt các triệu chứng như°đau khổ, buồn rầu. Khi hết say rượu hoặc ma túy, bệnh nhân rơi vào sự tuyệt vọng và đau khổ hơn trước khi say, vì thế họ tiếp tục uống rượu hoặc dùng ma túy để làm tê liệt các cảm xúc.

Các loại thuốc làm giảm sự hồi hộp, lo âu (anti-anxiety) hoặc thuốc ngủ không phải là thuốc chữa trầm cảm; đôi khi được dùng chung với các loại thuốc chữa trầm cảm để giúp bệnh nhân bớt hồi hộp hoặc dễ ngủ; nếu dùng riêng rẽ, các loại thuốc này thường không công hiệu trong việc chữa trị chứng trầm cảm.

Lithium là loại thuốc được sử dụng lâu nay để chữa chứng bi-polar, rất công hiệu trong việc giữ ở mức “bình thường” các cảm xúc của người bệnh, không vui buồn thái quá. Loại thuốc này cần được theo dõi kỹ lưỡng vì sự khác biệt rất nhỏ giữa một lượng thuốc “hiệu quả” và một lượng thuốc “quá liều” (very narrow therapeutic index). Những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tuyến thyroid, thận, động kinh không thể dùng lithium. Các loại thuốc khác dùng trong việc chữa trị mania gồm cả loại thuốc dùng chữa chứng động kinh (anticonvulsant) như Depakote, valproate.

Những bệnh nhân bị chứng bi-polar thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau, chung với lithium hoặc với loại anticonvulsant, như những thuốc giúp dễ ngủ, giảm hồi hộp… Thử và tìm ra một nhóm thuốc hiệu nghiệm trong việc chữa trị bi-polar rất quan trọng cho người bệnh, đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỹ lưỡng của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.

3. Phản ứng phụ (side efffects)

Các loại thuốc chữa trầm cảm có phản ứng phụ nhẹ và ngắn hạn. Tuy nhiên khi gặp những phản ứng phụ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thường nhật, bệnh nhân cần tham khảo với bác sĩ ngay.

Nhóm thuốc “tricyclic” thường có những phản ứng phụ như khô miệng (nhắp nước và nhai gum cho bớt khô miệng); táo bón (an nhiều chất xơ, rau trái để giúp nhuận trường); tiểu tiện khó khăn, khó khăn trong việc gioa hợp, mờ mắt (sẽ bớt sau vài tuần lễ dùng thuốc); chóng mặt; ngầy ngật

Nhóm thuốc mới thường có những phản ứng phụ như: Nhức đầu, buồn ói, hồi hộp, mất ngủ, cáu kỉnh, và khó khăn trong việc giao hợp.

4. Các loại cây cỏ (herbal therapy)

Trong những năm gần đây, đã có một vài loại cây cỏ được sử dụng để chữa chứng trầm cảm. St John’s wort (Hypericum perforatum) dược xem như thông dụng nhất để chữa trầm cảm loại nhẹ tại Âu châu, và được các bác sĩ tại Hoa Kỳ để ý đến.

St John’s wort là một loại cây thảo, mọc từng bụi thấp, trổ hoa vàng vào mùa Hè, được dùng rất nhiều, bởi nhiều nhóm người qua bao nhiêu thế kỷ. Ngày nay, tại Đức, Hypericum được dùng để chữa trầm cảm, thông dụng hơn cả mọi loại thuốc khác. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu về loại cây này đã là những cuộc thử nghiệm ngắn hạn và dùng nhiều lượng khác nhau. Điều này có nghĩa là ta chưa kết luận được lượng thuốc nào có công hiệu và khi sử dụng trong thời gian dài 6 -12 tháng thì có hiệu nghiệm hay không, và có những phản ứng phụ nào.

Tại Hoa Kỳ, 3 cơ quan National Institute of Mental Health, the National Center for Complementary and Alternative Medicine, và Offfice of Dietary Supplements đã thực hiện một cuộc thử nghiệm Y tế khá quy mô, gồm 336 bệnh nhân với chứng trầm cảm trầm trọng. Các bệnh nhân này được chia (random selection) làm 3 nhóm. Nhóm 1 dùng St John’s wort ở 1 lượng nhất định, nhóm 2 dùng một loại SSRI, và nhóm 3, control, dùng giả dược (placebo). Bệnh nhân cũng như các bác sĩ không ai biết bệnh nhân đã dùng loại thuốc nào trong vòng 8 tuần lễ. Những bệnh nhân cảm thấy dễ chịu được tiếp tục thêm 18 tuần nữa. Sau 8 tuần lễ đầu, các bệnh nhân được thử nghiệm qua 2 tiêu chuẩn, các triệu chứng về trầm cảm có bớt không, và các chức năng (functioning) của bệnh nhân có thay đổi không. Cả 3 nhóm đều không có sự thay đổi trong triệu chứng của trầm cảm, nhưng về mặt chức năng, nhóm 2 (chữa trị với SSRI) có khả năng làm việc cao nhất (làm được những công việc trước khi bị bệnh trầm cảm) trong 3 nhóm. Tóm lại, kết quả của cuộc thử nghiệm này cho thấy St John’s wort không có công dụng gì, ít ra là ở lượng thuốc đã được thử nghiệm. Các chuyên gia đang tiếp tục những cuộc thử nghiệm về công dụng của những loại cây cỏ khác trong việc chữa trị chứng trầm cảm.

Năm 2000, FDA đã công bố một bản Khuyến Cáo của Hội Đồng Cố Vấn Y học, St John’s wort ảnh hưởng đến nhiều phản ứng biến hóa quan trọng trong cơ thể, metabolic pathways. Các phản ứng này biến hoá các dược phẩm chữa những bệnh như AIDS, tim mạch, kinh phong, ung thư, thuốc giảm đề kháng để giữ bộ phận ghép (anti-rejection). Vì vậy, khi dùng St John’s wort, bệnh nhân phải nói cho bác sĩ biết để phòng ngừa các phản ứng phụ cũng như gia tăng các lượng thuốc khác nếu cần.

5. Chữa trị Tâm Lý (psychotherapy)

Có nhiều cách chữa trị Tâm Lý, bao gồm cả các cuộc chữa trị ngắn hạn (10-20 tuần lễ), có thể giúp bệnh nhân bớt trầm cảm. “Nói chuyện” giúp bệnh nhân nhận ra “mình”, những khó khăn của chính mình và có thể vượt qua những khó khăn nghịch cảnh khi được hướng dẫn đúng mức. Các chuyên gia về Tâm Thần có thể dùng “behavior therapy” giúp bệnh nhân thay đổi cách ứng xử trong đời sống hằng ngày để có thể thích nghi dễ dàng hơn với hoàn cảnh và môi trường sống. Khi có thích nghi với hoàn cảnh sống,°bệnh nhân°giảm bớt những nguyên nhân gây khó khăn cho chính họ.

Hai loại chữa trị Tâm Lý ngắn hạn gồm “interpersonal” (cách giao tiếp) và congitive/behavioral (cách ứng xử) có thể giúp bệnh nhân nhận ra và bỏ bớt những cách ứng xử gây khó khăn cho họ.

Psychodynamic° là cách chữa trị thiên về việc giúp bệnh nhân°hóa giải những ý°nghĩ đảo nghịch trong tâm tưởng khiến đầu óc họ tê liệt. Cách chữa trị này°được áp dụng sau khi các triệu chứng trầm cảm đã giảm bớt và bệnh nhân có thể tập trung tư tưởng và hồi phục trí nhớ.

Nói chung, khi chứng trầm cảm ở mức trầm trọng, ta thường cần đến dược phẩm, đôi khi ECT, và sau đó chữa trị Tâm Lý để giúp bệnh nhân khỏi bệnh.

Bước đầu tiên, bước khó khăn nhất, là việc nhìn (thấy) và nhận ra mình bị trầm cảm. Không mấy ai có thể chấp nhận rằng mình bị chứng trầm cảm vì bệnh Tâm Thần kể cả chứng trầm cảm bị xã hội cho là căn bệnh của sự “yếu đuối”, thiếu tự tin, “hèn nhát”… Vì thế người ta thường chối bỏ các triệu chứng của trầm cảm và trốn tránh việc tìm cách chữa trị; ngay cả khi được thân nhân khuyến khích. Ngày nay, cái nhìn của xã hội đã có phần thay đổi, “nhìn” bệnh Tâm Thần như tất cả mọi chứng bệnh và tích cực tìm cách chữa trị.

Khi nhận ra mình bị chứng trầm cảm, phần đông bệnh nhân thường không tìm cách chữa trị vì lo sợ rằng người chung quanh nghĩ không tốt đẹp về mình. Từ bước “nhìn nhận” đến bước “tìm cách chữa trị” là một bước rất xa về thời gian (nhiều tháng cho đến nhiều năm) và thường không cần thiết; nhất là khi người bệnh đắm chìm trong nỗi đau khổ, buồn rầu, tuyệt vọng của riêng mình… Sau đây là những bước nhỏ để người bệnh tự giúp trong khi đi tới quyết định tìm cách chữa trị.

V. Làm thế nào để tự giúp khi ta bị trầm cảm?

Chứng trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy mất hết sức lực, “không xứng đáng” (worthlessness), “không làm được việc gì” (helplessness), và tuyệt vọng. Những ý tưởng bi quan và yếm thế (negative thoughts) này khiến tinh thần họ suy sụp. Từ việc suy sụp về tinh thần đưa đến sự chán sống và tê liệt cả thể xác. Điều quan trọng cần nhớ là những tư tưởng bi quan yếm thế này có tính cách ngắn hạn, khi cách chữa trị công hiệu, các tư tưởng yếm thế bi quan này sẽ từ từ mất dấu.

Bước 1: Tạo cho mình những mục đích có thể thức hiện được (realistic goals) và lãnh nhận trách nhiệm của mình

Bước 2: Tìm một người tin cẩn để giải bày tâm sự, hỏi ý kiến; không nên trốn tránh thân nhân, xoay sở một mình hoặc giữ “bí mật”

Bước 3: Làm những việc mà ta thấy thích thú

Bước 4: Tập những động tác thể dục mà cơ thể kham nổi để giúp lấy lại khí lực

Bước 5: Tham dự vào đời sống bên ngoài: đi xem cine (thay vì ngồi nhà xem CD), đi chùa, đi nhà thờ… tham dự những hoạt động chung với một nhóm người

Bước 6: Cần thực tế và chấp nhận rằng những ý nghĩ bi quan yếm thế chỉ giảm từ từ qua nhiều ngày tháng, không biến mất trong vài tuần lễ

Bước 7: Không nên có những quyết định quan trọng (thay đổi công việc làm, kết hôn, ly dị…) trong khi đang buồn rầu phẫn chí, hãy chờ đến khi°sức khỏe khả quan hơn. Hỏi ý kiến những người biết rõ°mình trước khi bị chứng trầm cảm

Bước 8: Không mấy ai “hết bịnh” trầm cảm qua đêm, họ chỉ cảm thấy dễ chịu hơn, mỗi ngày một chút.

Bước 9: Sự lạc quan sẽ giúp ta lìa bỏ hoặc thay thế những ý tưởng bi quan buồn rầu của chứng trầm cảm, nhất là khi bệnh được chữa trị đúng mức

Bước 10: Hãy để thân nhân giúp đỡ ta.

VI. Làm thế nào để thân nhân giúp đỡ người bị chứng trầm cảm?

Khi gặp tai biến, nghịch cảnh ảnh hưởng sâu xa đến đời sống, phản ứng đầu tiên của con người là “shock”, sau đó là buồn rầu, phẫn chí… Những phản ứng này là những phản ứng tự nhiên, chuyện phải có. Thí dụ: buôn bán thua lỗ đưa đến việc phá sản°, mất việc làm vì công ty thải người, đau ốm hoặc tai nạn gây tàn tật, tình duyên hôn nhân tan vỡ, mất người yêu quý… là những tai biến lớn trong cuộc sống con người. Những tai biến ảnh hưởng đến tinh thần lẫn vật chất và nếp sống của một cá nhân hay cả một gia đình. Dĩ nhiên là người gặp tai ương sẽ buồn rầu, đau khổ vì những mất mát quá lớn này.

Tuy nhiên, không phải mọi người gặp tai biến lớn đều bị chứng trầm cảm. Những người có lối thoát (được giúp đỡ về mặt tinh thần đôi khi cả vật chất…) sẽ ra khỏi sự buồn rầu, phẫn chí° sau một thời gian. Những người tìm ra lối thoát bằng sự chấp nhận và thích nghi với hoàn cảnh sống mới cũng bớt buồn rầu và đau khổ sau một thời gian. Những người không có lối thoát, hoặc không tìm ra lối thoát sẽ tiếp tục buồn rầu đau khổ. Sự phẫn chí lâu dài có thể đưa đến chán nản, tuyệt vọng và chứng trầm cảm.

Không nỗi đau khổ nào giống nhau, và ta cũng không thể so sánh được nỗi đau khổ nào “lớn” hơn… vì “phản ứng” của con người trước nghịch cảnh không giống nhau.

Có những dấu hiệu rất “âm thầm” về chứng trầm cảm, người tinh tế bén nhạy có thể nhận biết, như sự thay đổi° về cách làm việc, phong thái, cách ứng xử… Người bệnh tìm lối thoát, tìm “quên” bằng nhiều cách. Chẳng hạn như°lao đầu vào công việc bất kể ngày đêm sau một nghịch cảnh / tai biến rất lớn xảy ra trong cuộc sống; không cho phép mình buồn rầu đau khổ hay tiếc nuối sự mất mát đã qua (mourning process), một thời gian cần thiết để hồi phục (chữa lành vết thương). Sự “bận rộn” được xã hội cổ võ “ham công tiếc việc” là một điều tốt nên người này tiếp tục, và vết thương Tâm Thần không có cơ hội lành lặn. Một “lối thoát”, cách “tìm quên” khác là quên chăm sóc bản thân mình: Bỏ thói quen ăn uống điều độ, bỏ thuốc men đang sử dụng trước khi gặp tai biến, thí dụ, người bị chứng động kinh ngừng uống thuốc ngăn kinh phong nên lên cơn làm kinh (dù đã biết trước) và gây ra tai nạn xe cộ; một loại hành động “tự hủy” một cách thụ động (passive self- destruction) bởi vì với người này, cuộc sống không còn đáng sống. Đại loại, những ứng xử có tính cách tự hủy. Với nhóm bệnh nhân này, chỉ có thân nhân, những người thương yêu họ thật sự và được bệnh nhân tín cẩn, có thể góp những ý kiến chính xác, khách quan và thực tế như một mảnh gương để bệnh nhân “nhìn” thấy mình. Với lòng kiên nhẫn và tình thương của thân nhân, bệnh nhân có thể sẽ hồi phục. Nhóm bệnh nhân này có khả năng làm việc rất cao (high level of function) và có thể “che dấu” chứng trầm cảm của mình rất lâu (qua nhiều năm).

Khi nhận ra dấu hiệu của chứng trầm cảm, điều quan trọng nhất là việc giúp người bệnh tìm ra chứng bệnh, được chẩn bệnh và chữa trị đúng mức, không phải người nào buồn rầu, phẫn chí cũng bị chứng trầm cảm. Nên khuyến khích người bệnh tiếp tục việc chữa trị dù°kết quả rất chậm. Khi không thấy kết quả (sau 7-8 tuần), nên khuyến khích người°bệnh tìm kiếm cách chữa trị khác. Đôi khi, cần đưa người bệnh đi gặp bác sĩ và ngay cả việc giúp bệnh nhân theo dõi bệnh trạng của họ.

Thứ nhì, sự cảm thông, kiên nhẫn, hỗ trợ và tình thương của thân nhân giúp bệnh nhân lành bệnh nhanh hơn. Khuyến khích bệnh nhân nói về nỗi đau khổ của họ, lắng nghe cẩn thận; chớ chê cười diễu cợt sự đau khổ hay những ý nghĩ bi quan yếm thế, nên đưa ra những điều thực tế và gây niềm hy vọng. Không bao giờ bỏ qua những câu nói về ý tưởng muốn tự tử. Tìm hiểu thêm và báo cho bác sĩ điều trị biết. Rủ người bệnh tham dự những hoạt động bên ngoài như đi cine, bát phố, xem triển lãm…

Đừng bao giờ cho rằng người bệnh “giả bệnh”, “lười biếng”, hoặc “thích được chú ý” và muốn họ “khỏi bệnh” sau một vài lần tập thể thao hay vài chầu cine. Thời gian, sự kiên nhẫn và lòng yêu thương sẽ giúp bệnh nhân lành bệnh.

VII. Tìm sự giúp đỡ ở đâu?

Mỗi thành phố đều có những nơi chữa trị bệnh Tâm Thần, công cũng như tư. Ta có thể tìm trong Niên Giám Điện Thoại, những dịch vụ như “mental health”, social services”, “suicide prevention”, “crisis intervention services”, “hotlines”… và ngay cả bác sĩ gia đình hay medical clinic, nhà thương.

°Tài liệu của National Institute of Mental Health (NIMH) Hoa Kỳ

Cảm ơn anh Phụng Nguyễn và anh Sáu Nguyễn đã chuyển đến Nhóm QGHC.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt

Thơ về Bạn Ta

Thơ về BẠN TA -Thay lời tâm sự .

SauNguyen, TS4AttachmentsDec 6, 2023, 11:40 AM (1 day ago)
Kính chuyển tiếp: Cám ơn anh Nguyễn Quý Thành (ĐS11) đã chuyển cho bài thơ này. Kính chào, SáuNguyễn, ts4 Chuyển tiếp không có nghĩa là đồng thuận với nội dung
Suong Lam Tran Attachments9:38 AM (4 hours ago)
to TranPhat, Thanh, Sau, bcc: ThiềnNhànSương, bcc: hoicaonienor@googlegroups.com, bcc: Trinh, bcc: CoGaiViet@googlegroups.com, bcc: MinhChauTroiDong@googlegroups.com

“…Thơ về BẠN TA -Thay lời tâm sự    

Nguồn : Internet, Không rõ tên tác giả…”

Cảm ơn anh Nguyễn Quý Thành và anh Sáu Nguyễn đã chuyển bài  thơ  “Bạn Ta” đến đồng môn QGHC, trong đó có Sương Lam. 🌹

Nhưng…..Bài thơ “Bạn Ta”  trong hình  đã bị rớt mất tên tác giả…..Sương Lam  rồi.😛

Xin mời xem youtube dưới đây để biết tác giả bài thơ đó là Sương Lam Nguyễn Ngọc Sương, bạn ĐS12  đồng môn QGHC.  Smile.☺️   SL chính là tác giả “chính hiệu con nai vàng” …”không ngơ ngác” tí nào.😁

Youtube Người Còn Đó Ta Còn Đây- Thơ SL- Nhạc–Bài Thơ Gửi Bạn- Ảnh thơ Trinh Huỳnh thực hiện tặng SL.🌹

Suong Lam Portland

Xin mời vào trang nhà của Sương Lam đọc thêm những lời thưa thốt của Sương Lam về bài thơ này  và xem các youtube những bài thơ khác của SL được  các bạn văn nghệ yêu thích. 

Post Người Còn Đó Ta Còn Đây

 Hoặc   vào Board  Ảnh Thơ Sương Lam Có Nhạc  để xem các bài thơ khác có nhạc của Sưong Lam do anh Trinh Huỳnh, người bạn văn nghệ đáng qúy của SL thực hiện ảnh thơ và post nhạc dù chưa một lần gặp nhau. SL có nhiều quới nhân giúp đỡ lắm.  Smile!👏😘

Board Ảnh Thơ SL có nhạc

 (2) Pinterest

Qua thời gian và qua xứ Mỹ, bạn sẽ thấy cô nữ sinh viên ĐS 12  Nguyễn Ngọc Sương  e lệ, nhút nhát ngày xưa bây giờ là Sương Lam, người giữ mục Một Cõi Thiền Nhàn trên Oregon Thời Báo viết tâm tình với qúy vị cao niên Portland, Oregon.

Nhiều bạn hữu còn viết thư pháp tặng SL với nhữn gcâu thơ trích trongbài thơ này nữa , bạn ơi. Xin xem attachment 

 Niềm vui của người làm văn nghệ  là thấy bài thơ, bài viết của mình được nhiều độc giả ưa thích và chuyển tiếp đến các thân hữu khác để cho tâm tình của tác giả được bay cao bay xa đến những phương trời xa lạ khác   nhưng xin đừng quên tên và bỏ tên tác giả ra khỏi bài thơ.  Sương Lam xin đa tạ.♥️ 

 Kính chúc sức khỏe và bình an đến với quý thân hữu nhé.😘 

 Quý mến,  

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

3 Attachments • Scanned by Gmail

Preview attachment NCDTCD 1-900.jpg

NCDTCD 1-900.jpgPreview attachment NCDTCD 3-900.jpgNCDTCD 3-900.jpgPreview YouTube video Người Còn Đó Ta Còn Đây- Thơ SL- Nhạc–Bài Thơ Gửi Bạn- Ảnh thơ Trinh HuỳnhNgười Còn Đó Ta Còn Đây- Thơ SL- Nhạc–Bài Thơ Gửi Bạn- Ảnh thơ Trinh Huỳnh

ReplyReply allForward
Thanh Nguyen10:09 AM (4 hours ago)
to me, Sau, Tran, Phat

Kính chị Sương, anh Sáu và quý đồng môn,

Chân thành chúc mừng chị Ngọc Sương và xin kính đề nghị DĐQGHC (anh Sáu Nguyễn) vui lòng giúp phổ biến tin vui và đáng tự hào này tới các bạn đồng môn chúng ta.

Đây cũng là cơ hội để DĐ giới thiệu tới tất cả các anh chị em QGHC trang nhà Sương Lam Portland của chị Sương.

Thân kính

N Q Thành, ĐS11

Suong Lam Tran <suonglamt@gmail.com>12:22 PM (2 hours ago)
to Thanh, Sau, Tran, Phat, me

Anh Thành, anh Sáu quý mến, 

Có được những người bạn đồng tâm cảm như mình thật rất hiếm.☺️👍
Suong Lam cảm ơn lòng từ ái của anh Nguyễn Quý Thành đã đề nghị anh Sáu giới thiệu trang nhà của Sương Lam đến qúy bạn đồng môn QGHC khác.🌹
Anh Thành và anh Sáu thường chia sẻ khích lệ tinh thần  và chuyển đạt tin tức đến các đồng môn QGHC, nhớ thế chúng ta biết nhiều sinh hoạt của Nhóm QGHC.  Xin cảm ơn thiện chí “nghĩ đến người khác” của hai anh. 👍♥️
 Hy vọng tâm tình của SL cũng là tâm tình của qúy anh chị đồng môn QGHC khác, đặc biệt là của nữ sinh viên QGHC, vì hình như quý chị ít sinh hoạt trên diễn đàn QGHC.😘
 Kính chúc anh Thành, anh Sáu và qúy anh chị đồng môn QGHC nhiều sức khỏe và vui vẻ trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến🌲🥰
Tình thân,
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

SauNguyen, TS41:02 PM (1 hour ago)
to “QGHC_Global“QGHC_Global, Thanh
Kính chuyển tiếp:
Kính chào,
SáuNguyễn, ts4

Chuyển tiếp không có nghĩa là đồng thuận với nội dung bài viết. Nếu không thích, xin vui lòng delete.
================================================================================================

Sương Lam mời đọc Một Thuở Sinh Viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

Một Thuở Sinh Viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

Đây là bài số bốn trăm tám mươi bốn (484) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ OregonThời Báo, Portland, Oregon.

Tuần qua, người viết đã viết tâm tình của một nữ học sinh trường nữ Trung học Gia Long qua bài viết “Về Mái Trường Xưa Gia Long”. Tuần này, người viết xin được viết tâm tình của một nữ sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, cho trọn bộ phim truyện 2 tập về đời thư sinh áo trắng của người viết, bạn nhé.  Hy vọng qua hai bài tâm tình này, bạn cũng sẽ thấy mình thấp thoáng đâu đấy.  Cũng vui thay!

Portland  bây giờ là tháng Mười, trời đã sang Thu. Trên đường đi đến nhà cô cháu nội Mya, người viết đã thấy những cây phong đã bắt đầu đổi màu. Có cây lá đổi sang màu đỏ, có cây lá đổi sang màu vàng.  Lá chưa rụng nhiều nhưng  tôi cũng thấy thoáng một vài chiếc lá rơi.  Tôi cảm thấy buồn buồn.  Hình như mùa Thu muôn đời vẫn là mùa của nhung nhớ, mùa của kỷ niệm.

Hôm qua đi tìm tài liệu viết bài cho tuần này, tôi tìm lại đưọc quyển Kỷ Yếu Quốc Gia Hành Chánh  1952-1975 do Tổng Hội CSV/QGHC (1997-1999) ấn hành dày 353 trang với 3 phụ trang hình ảnh sinh hoạt của các hội CSV/QGHC Hải Ngoại.  Từng trang rồi lại từng trang, hình ảnh của các vị giáo sư của trường, cảm nghĩ và hình ảnh  các bạn đồng môn lần lượt hiện ra dưới mắt tôi. Bây giờ kẻ còn người mất, thật rất xúc động, bùi ngùi.

 Người viết còn tìm thấy được Đặc San khoá 12 QGHC (1967-2003) do Ban Điều Hợp Đặc San Khoá 12  ấn hành với sự đóng góp hình ảnh, bài vỡ của hầu hết những khuôn mặt quen thuộc của khoá ĐS 12 trên đất Mỹ, Canada, Úc và các nơi khác.  Dĩ nhiên, đối với người viết,  Đặc San khóa 12 này quan trọng và đầy tình cảm hơn vì người viết là một thành viên trong Khóa ĐS  12 này.   Người viết đã góp mặt góp lời cùng  các bạn đồng môn thân mến cùng khoá học với tôi  với 3 bài viết, một bài thơ,  các hình ảnh kỷ niệm đám cưới của tôi,  hình ảnh các sinh hoạt họp mặt ở hải ngoại, ở quê nhà với những tấm hình đen trắng nay đã tróc mầu hay hình màu đẹp đẻ được gỡ ra khỏi album gia đình tôi để chung góp lại với các bạn bè khác thành một kho tàng kỷ niệm vô giá.

Bài viết mà tôi tâm đắc nhất  là bài “Những Người đẹp của Khoá ĐS 12”  kể lại từng đặc điểm của 15 người đẹp “hoa lạc giữa rừng gươm” trong khoá học của tôi.

 Người viết sẽ kể cho Bạn nghe một phần tâm tình về  Những Ngày Tháng Cũ được  trình bày trong bài viết Những Người Đẹp Của Khoá ĐS 12  của tôi đăng trong Đặc San này nhé.

Những Người Đẹp Của Khoá Đốc S 12

Lịch sử Trung Hoa đã có “Tứ Đại Mỹ Nhân: Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Quí Phi, Điêu Thuyền” với nhan sắc “chim sa, cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn” thì Khóa Đốc sự 12 của tôi cũng có “Thập ngũ mỹ nhân”, nhan sắc cũng “tuyệt vời và hợp nhãn” đối với ít nhất là một người và người ấy không ai khác hơn là “ông xã nhà tôi” của quí bà có chồng và là “người yêu của tôi” của quí bà với mối tình “Amour Platonic”? Còn quí bạn muốn chấm điểm “người đẹp” theo tiêu chuẩn như thế nào thì “tùy hỷ công đức” vì “bá nhân bá bụng, trăm người trăm ý” mà lị!!

Khóa Đốc sự 12 của tôi nhập trường vào tháng 9/1964 và tốt nghiệp vào tháng 12 /1967 với 15 người đẹp “hoa lạc giữa rừng gươm ” trong đám 89 vị “anh hùng hảo hán'” sinh viên QGHC. Đúng như lời báo cáo của một anh CSV trong Kỷ Yếu QGHC 1952-1975 đây là một khóa rất đặc biệt vì là khóa đầu tiên mở ngày thi tuyển chậm sau ngày thi Tú Tài 2 nên có nhiều vị “nữ tân khoa trẻ đẹp Cô Tú 2” có cơ hội tranh tài với quí anh hùng hào kiệt, trong đó có tôi, và cũng nhờ thế mà hôm nay tôi mới được hân hạnh giới thiệu những người đẹp của khóa Đốc Sự 12 đến với các bạn.
Chúng tôi, những người đẹp của thế kỷ 20, không phải như nàng Kiều Nguyệt Nga của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà Lục Vân Tiên phải “lẹ làng” thốt lên khi mới gặp lần đầu tiên:


“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, tôi là phận trai!!”

Chúng tôi một khi đã điền đơn dự thi vào trường QGHC là đã mang một hoài bão:


“Phấn son kia dầu chút phận đàn bà,
Xin cũng được góp phần yêu Tổ Quốc”
 Thơ Sương Lam *

 Khoá học Ban Đốc Sự chia làm hai ban: Ban Hành Chánh và Ban Kinh Tài.

Ban Hành Chánh, đã có 8 vị “nữ lưu” muốn đem tài sức của mình “so tài” với các vị  Phó Quận Trưởng tương lai,  khi tốt nghiệp.

Ban Kinh Tài, không hiểu quí vị “Kinh tế gia ” này thích “giữ tiền ” hay “tiêu tiền” hay muốn nắm giữ chức “Bộ Trưởng Tài Chánh” mai sau nên đã chọn ban Kinh Tài làm nơi để “văn ôn võ luyện” cho thành người tài giỏi.  Trường phái  này có  “Thất Nương Tỷ Muội””, trong đó có người viết.

Anh bạn  Minh Tâm của tôi đã viết: “So với các khóa khác, khóa ĐS 12 có số nữ sinh viên  đông đảo nhất.  Dĩ nhiên tất cả các “người đẹp” này đều đẹp cả, và không ai nghi ngờ gì điều ấy.  Tuy nhiên trong số đó, có một người đẹp đã gây nhiều huyền thoại nhất, liên hệ đến bản tình ca “Diễm Xưa” của một nhạc sĩ nổi danh thời bấy giờ…..” trong  trang  Những Đặc Điểm của Khóa ĐS 12”. 

  Đọc đến đây, có lẻ quý bạn đã đoán ra là ai rồi nhỉ?  Muốn tìm hiểu “đặc điểm” của 15  vị nữ lưu này như thế nào, quý bạn ráng tìm cho ra được Đặc San Khóa 12 QGHC này nữa hay trong “tàng kinh các” của người viết cho thêm phần hấp dẫn để đọc nhé, chứ người viết không dám tiết lộ gì thêm ở đây nữa để khỏi bị rầy.  “Smile!”

Người viết chỉ dám tiết lộ sơ sơ một tí tị về mình mà thôi để quý bạn đọc cho vui nhé. Mời bạn đọc nhé:

“Bây giờ lại kể qua đến “Thất Nương Tỷ Muội” của ban Kinh Tài, những người thích tiêu tiền và giữ tiền giúp cho “ông xã”?!

……..  Đứng cuối bảng danh sách “seven up ” này là người viết, người đẹp thứ bảy của Ban Kinh Tài, tên là NNS. Người viết may mắn không phải là “Em là cô gái trời bắt xấu” như nhà thơ Lê Khánh đã làm thơ ngày xưa và cũng không phải là “Em là cô gái trời cho đẹp” như Miss USA ngày nay, như thế có nghĩa là “nhan sắc cũng thường thường bậc trung” mà thôi? . Được như thế cũng là mừng lắm rồi!

Ngoài ra, người viết cũng được “các anh bạn quỷ sứ” ngày xưa tặng cho một cái “nickname”  là Sương Mangala vì giống “movie star” … .   Ấn Độ. Cũng mừng thôi vì như thế cũng được coi như  là “người đẹp” rồi  vì giống tài tử  điện ảnh chứ bộ!  Smile!

 Ngày xưa trong “đám con gái  xuân xanh ấy” người viết là người “Có kẻ theo chồng bỏ cuộc vui” đầu tiên làm cho nhiều anh bạn ngày xưa đã lỡ “khi tan trường về anh theo Sương về” phải ngạc nhiên, đau buồn vì “hoa đã có chủ rồi”!

Khi làm ở Bộ Xã Hội, văn phòng Sở Trợ Cấp của người viết là nơi dừng chân của các anh Trưởng Ty Xã Hội về công tác ghé qua uống cà phê, tán chuyện gẫu. Các sư huynh, sư đệ của các khóa ĐS10, ĐS11, ĐS13, ĐS14, ĐS15 từng làm Trưởng Ty Xã Hội: TTH, BCA, PCT, NDC, ĐVC…. có còn nhớ đến “những ngày xưa thân ái” ngồi uống “cà phê gốc me” Bưu Điện cũ không?

 Bộ Xã Hội là nơi “qui tụ quần hùng” của sinh viên QGHC nhiều nhất, trong đó có anh TQH, Cao Học 2, GĐ Nha CTXH, chị NTH, Chị BD, Chị MT, chị BC, chị PTS và còn nhiều anh chị khác nữa….? Người viết cũng từng là… “ngôi sao sáng” của Bộ Xã Hội, người “thủ quỹ” được bầu với đa số tuyệt đối nhờ cái tài “tính tròn”, là “Bà Tùng Long” chuyên “gỡ rối tơ lòng” cho người khác (còn chuyện của mình thì “chỉ rối tùm lum” và tự gỡ một mình ). Ôi! qua rồi những kỷ niệm thân yêu ngày cũ”

SLluclamchusuoBXHnam1967FRcochu.jpg

Bởi thế bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị  và bài hát Nỗi Lòng là  hai bài hát mà tôi yêu thích nhất vì  hai bài hát này đã gợi nhớ gợi thương trong tôi những ngày hoa mộng cũ của đời sinh viên HVQGKC.

Ngày Xưa Hòang Thị

 “Em tan trường về
Anh theo Ngọ (Sương) về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ

Em tan trường về
Mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuốn vở
Muôn thuở còn thương còn thương…”

Mời xem

 Youtube NGÀY XƯA HOÀNG THỊ – ĐOAN TRANG

Nỗi Lòng

“Yêu ai, yêu cả một đời
Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta
Đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…”

 Mời xem

 Youtube NỖI LÒNG (Nguyễn Văn Khánh) – Sĩ Phú – YouTube

Khi nào có “yên sĩ phi lý thuần” (inspiration) người viết sẽ tâm tình thêm vài chuyện học trò ngày tháng cũ cho Bạn nghe nhé.  Hãy ráng chờ nha!

Viết đến đây tự nhiên người viết nhớ đến bài viết “Xin lại Chào Nhau” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và  thấy hay hay với 4 câu thơ của Bùi Giáng và cảm nghĩ của tác giả ĐHN

“Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng…”

 (Bùi Giáng)

Người viết lại nhớ là đã đọc ở đâu đấy câu văn dưới đây:

“Cuộc sống có ba điều hạnh phúc: có ai đó để yêu thương, có việc gì đó để làm và có cái gì đó để hy vọng. (Khuyết Danh)

Như vậy là quý độc giả và người viết, chúng ta đã được yêu thương rồi, như  vậy có thể được xem như là người có hạnh phúc rồi đấy nhé. Bạn vui và bằng lòng chứ nhỉ?

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 484-ORTB 904-10219)
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

Sương Lam mời đọc Bạn Là Ai

Bạn Là Ai

friends 3.jpg

Đây là bài số bốn trăm tám mươi mốt (481) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ OregonThời Báo, Portland, Oregon.

Chúng ta sống trong cõi trần lao xao này ai mà không có bạn?

 Trong  quyển Từ Điển Việt Nam do Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam phát hành năm 2006, Bạn được định nghĩa như sau: “Bạn là người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý, hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động”.

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường nghe nói đến bạn đạo, bạn tri âm, bạn tri kỷ, bạn sơ giao, bạn cố tri, bạn vàng, bạn đời, bạn đường, bạn lòng, bạn trăm năm, bạn vàng, bạn nối khố, bạn chiến đấu, bạn lý tưởng, bạn văn nghệ, bạn thơ văn, bạn đọc  v..v..

 Khi bạn cần một người để sưởi ấm trái tim tình cảm của mình, bạn thích tìm bạn bốn phương qua sự trung gian của báo chí, của các dịch vụ phụ trách việc kết bạn cho bạn với một lệ phí nho nhỏ. Gần đây, nhờ sự phát triển của kỷ thuật điện toán, quý vị nào thích dạo trên mạng lưới toàn cầu để tìm bạn để đấu hót, để học hỏi, để chia sẻ tâm tình thì  bạn sẽ có thêm những người “bạn ảo”  trong cõi ảo  “internet” mịt mù nữa. Theo Thánh Kinh, Thượng Đế khi thấy ông Adam sống cô độc một mình buốn quá nên Ngài bèn lấy cái xương sườn của ông Adam mà tạo ra bà Eva để ông Adam có bạn chuyện trò cho vui.

 Như vậy, có thể kết luận: Bạn là một thực thể rất cần thiết trong đời sống con người, phải không Bạn?

Trong quyển Một Quan Niệm về Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường do Nguyễn Hiến Lê dịch, tác giả nổi tiếng Lâm Ngữ Đường đã giới thiệu về Thú Nhàn và Bạn bè  như sau:

“Không có gì vui bằng nhàn, nhàn không phải là không làm một việc gì.  Có nhàn mới đọc được sách, có nhàn mới đi coi được những thắng cảnh, mới giao du được những bạn có ích, mới uống rượu, uống trà được, mới viết sách được.  Có cái vui nào lớn hơn vậy nữa?

Mây được mặt trời chiếu vào rồi mới thành ráng, suối treo vào đá rối mới thành thác.  Cũng là vật đó mà gửi vào một cái khác thì có tên khác.  Cho nên cái đạo bạn bè rất quý.

Nói chuyện với bạn uyên bác như đọc sách lạ, nói chuyện với bạn phong nhã như đọc thi văn của danh nhân, nói chuyện với bậc nghiêm cẩn đạo đức như đọc kinh truyện của thánh hiền, nói chuyện với bạn hoạt kê như đọc tiểu thuyết truyền kỳ.

Kẻ sĩ nên có bạn thân. Bạn thân bất tất phải là bạn thề sống chết có nhau.  Thường thì bạn thân  là bạn cách xa nhau trăm ngàn dặm, vẫn có thể tin nhau, không nghe những lời người ta nói xấu về bạn.  Việc nào nên làm nên ngưng thì thay bạn mưu tính quyết đoán; hoặc những lúc lợi hại, giúp bạn mà không cho bạn biết, cứ hết lòng vì bạn mà không lo rằng bạn có hiểu mình không?

Tìm tri kỷ trong chỗ bạn bè là việc dễ, tìm tri kỷ trong chỗ thê thiếp là việc khó, tìm tri kỷ trong chỗ vua tôi càng khó nhất.

Diễn được ý người trước chưa diễn mới là sách lạ, nói được những lời khó nói về vợ con mới là bạn thân”

(Nguồn: trích trong Một quan niệm sống đẹp của Lâm Ngữ Đường)

Keeping-in-touch-with-school.jpg

Thật là thú vị khi  đọc qua đoạn văn nói trên vì mấy ai trên đời tìm được người bạn tri kỷ tri âm như  như Bá Nha Tử Kỳ qua câu chuyện dưới đây:

Bá Nha giỏi đàn.  Chung Tử Kỳ thích nghe đàn.  Mỗi khi Bá Nha đàn bản “Cao Sơn”, Tử Kỳ khen:

–       Thật là hay! Vòi vọi hùng tráng như Thái Sơn chất ngất.

Khi Bá Nha tấu khúc “Lưu Thủy”, Tử Kỳ khen:

–       Hay lắm!  Mênh mông trôi chảy như Trường Giang cuồn cuộn.

Một hôm Tử Kỳ lâm bệnh và qua đời.  Bá Nha đến viếng tang, tiếc thương thảm thiết rồi cắt đứt dây đàn, không bao giờ đàn nữa.

–       Từ đó hai tiếng “Đoạn huyền” (cắt đứt dây đàn) dùng để chỉ tri âm.

Bình:

 “ Gặp trang kiếm khách nên trình kiếm

  Không phải nhà thơ chớ nói thơ”

Thiền tổ Bồ Đề Đạt Ma chín năm ngó vách, Thiền sư Vô Ngôn Thông mấy năm ẩn mình, chính là đợi kẻ tri âm vậy.

 (Nguồn: Thiền là gì? Biên soạn Giác Nguyên)

Viết đến đây, người viết sực nhớ trước đây một bạn ảo văn nghệ của người viết  có gửi đến người viết bài viết “Bạn Thật Bạn Ảo” của nhà văn Lê Hữu đã được đăng trong website https://phunulamvien.org với những nhận xét rất tinh vi. Người viết xin phép được giới thiệu bài viết này đến các thân hữu và xin cám ơn ban điều hành wesite phunulamvien.org và tác giả Lê Hữu nhé.

Bạn thật, bạn giả

 Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?     

      Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là cách nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy” này nọ như nhỉều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương. “Bè” trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không mấy hay ho. Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn”, thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn (và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè).

  Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật, đến với ta vì lợi ích nào đó chứ không vì tình thật. Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiện nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

 Khác với bạn giả, bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình và vui sướng trông thấy bạn mình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân cũng như không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống. Bạn thật luôn nói tốt về bạn mình sau lưng bạn. Bạn thật là người đến với ta trong lúc ta trần trụi hay trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, và cũng là người mà ta có thể đến gõ cửa một cách thoải mái khi cần sự giúp đỡ.

 Những người bạn như thế làm sao có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Đến một tuổi nào đó người ta khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, cảm thông và tin cậy.

 Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.”

 Lê Hữu

banLa Ai.jpg

  (Nguồn: Trích trong https://phunulamvien.org)

Rồi tôi lại nhớ đến những người bạn cũ  trường  QGHC ngày xưa đã cùng tôi có biết bao kỷ niệm của một thời áo trắng sinh viên Khoá Đốc Sự 12 dưới mái trường QGHC.  Hy vọng trong một phút giây tình cờ nào đó, bạn của tôi đọc được bài thơ này để biết rằng tôi vẫn nhớ đến Bạn nhé. 

Bạn Cũ Trường Xưa

 Viết tặng các bạn cũ Khóa ĐS 12-QGHC của tôi – SL

Dẫu biết tên, nhưng vẫn chưa nhớ mặt

Dù bạn là bạn cũ khóa mười hai

Hành Chánh xưa, nhiều người đẹp, người tài

Đã khuấy động một thời ta đi học

Rồi năm tháng làm đổi thay màu tóc

Bạn ngày xưa có kẻ ở người đi

Bạn, tôi nay đã làm được những gì

Để không thẹn, ta nữ lưu, hào kiệt

Ta còn lại một trái tim tha thiết

Hoài niệm về thuở dĩ vãng xa xưa

Về ngôi trường hành chánh những ngày mưa

Hay những sáng ta bên nhau cùng học

Ba năm lẻ ta vượt bao khó nhọc

Của chương trình Đốc Sự Khóa 12

Để trở thành nữ kiệt với anh tài

Đem hoài bảo để giúp dân giúp nước

Rồi vận nước đổi thay nào biết được?

Bạn và tôi: tù tội hoặc ra đi

Rồi năm qua, tháng lại, tuổi xuân thì

Không còn nữa!  Chỉ còn là kỷ niệm

Mừng gặp lại những gì ta muốn kiếm

Một tình thân, lòng thương mến bạn xưa

Đời hợp tan, tôi bạn vẫn còn chừa

Tình cảm đẹp, giữa những người bạn cũ

Sương Lam

scan0029.jpg

Hình chụp trước sân trường QFGC năm 1966. Mời các bạn cũ QGHC khoá ĐS 12 đoán đúng tên “tứ đại mỷ nhân” khoà ĐS 12 QGHC  trong hình.  Smile!)

Mời xem youtube Họp Mặt QGHC năm  2016 trên tàu  Allure Of The Seas qua link dưới đây:

DSCN0097.JPG

https://www.youtube.com/watch?v=85h4ouem9Ec  Ngày Thứ Hai 10-17-2016, tàu Allure đang lướt sóng đến Haiti.* Buổi sáng Nhóm QGHC họp sinh hoạt lần thứ nhất tại phòng Dazzle ở Deck 8 từ 10-12 PM để nghe các tin tức sinh hoạt kế tiếp và ca hát cho nhau nghe.* Buổi chiều chụp hình chung lúc 4:00 PM ở Aqua Theater, quý bà mặc áo dài, quý ông mặc áo vest. * Buổi tối ăn tối lúc 6:00PM ở phòng ăn The Grande ở Deck 4. Đêm nay quý bà phải mặc formal cocktail dress, quý ông mặc vest, cà vạt. Có chụp hình chung với thuyền trưởng ở deck 5 lúc 7:00 PM và xem show Mamma Mia ở Amber Theater lúc 9:15 PM.Một ngày vui trọn vẹn của ngày họp mặt Liên Khoá  QHHC năm 2016 trên tàu Alure of the Seas.Chúc vui. Sương Lam  Thật là một buổi họp măt bạn bè QGHC  đầy tình thân ái và vui vẻ.Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhán 

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 481=ORTB 901-91119)
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

hoahuongduongcuoi.jpg

HỘI NGỘ LIÊN KHÓA QUỐC GIA HÀNH CHÁNH 2019

Mời xem các chi tiết về HỘI NGỘ LIÊN KHÓA QUỐC GIA HÀNH CHÁNH 2019 tại Washington DC tháng 9-2019

https://hnlk5dc.com/

https://lh3.googleusercontent.com/IURuQMhDoi411kjeT5osFTGQzO9i2AZ9l74-C0mipGMQUaj1DYvKZysB0it8K5cmPFmkVbi8FRVqRYiOQIC-wwwgbba73riyl7OOCQ=w773-h330

 

Giới Thiệu Hội Ngộ QGHC Liên Khóa 2018 tại Úc Châu

Sương Lam  giới thiệu Hội Ngộ QGHC Liên Khóa 2018 tại Úc Châu

 

Photo

1- Trên trang nhà  của Sương Lam

Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

2-Trên Trang Plus Google của Suơng Lam

Sương Lam xin trân trọng giới thiệu các Link liên quan đến Hội Ngộ QGHC 2018 tại Úc Châu dưới đây:

https://plus.google.com/u/0/collection/EHITTB

Hội Ngộ QGHC Liên Khóa 2018 tại Úc Châu

Sương Lam xin trân trọng giới thiệu các Link liên quan đến Hội Ngộ QGHC 2018 tại Úc Châu dưới đây:

1- Hội Ngộ 2018 – qghc – WordPress.com

Thông báo nầy cũng như các thông báo khác về Hội Ngộ được đăng trên website QGHC LB Úc Châu tại https://qghc.wordpress.com/category/thong-bao/

Trân trọng kính thông báo cùng Quý Anh Chị.

1. Ban Tổ Chức
Lê Văn Thái, Trưởng Ban Tổ Chức Hội Ngộ Kỳ 4 năm 2018
Ngô Văn Đượm (David Ngô), Phó Ban Tổ Chức kiêm Điều Hợp Viên

2- Thông báo – qghc – WordPress.com
https://qghc.wordpress.com/category/thong-bao/

3- Thông Báo bổ túc Ghi danh HN-LK – qghc – WordPress.com
https://qghc.wordpress.com/…/thong-bao-bỏ-tuc-ghi-danh-hn-lk/

4- Hỏi đáp các thắc mắc về HNLK-2018 – Hội Ngộ 2018 – WordPress.com
https://qghc.wordpress.com/…/hỏi-dap-cac-thac-mac-ve-hnlk-2018/ 5- Trước ngày Hội ngộ – qghc – WordPress.com
https://qghc.wordpress.com/2018/02/10/truoc-ngay-họi-ngọ/

Hậu Hội Ngộ – Hội Ngộ 2018 – WordPress.com
https://qghc.wordpress.com/2018/02/10/hạu-họi-ngọ/

Sương Lam giới thiệu Nét Đẹp Úc Châu qua các link dưới đây:

1- Collection Thế giới đẹp muôn màu

Suong Lam Tran

370 followers – 247 posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/gfv5NB

Thế giới đẹp muôn màu
370 followers – 247 posts – Public

2- Post Sương Lam giới thiệu nét đẹp Úc Châu trên Trang Nhà SuongLamPortland

https://suonglamportland.wordpress.com/2017/03/19/suong-lam-gioi-thieu-net-dep-uc-chau/

Chúc buổi họp mặt tại Úc Châu thành công mỹ mãn.

Thân mến,

Sương Lam

Sương Lam mời đọc Tuyết Lạnh Tình Nồng

Chào quý anh chị,

Bạn bè ở những nơi không có tuyết được ngắm tuyết lần đấu thì thích lắm.  Nhưng những người như Bạn và tôi đang ở xứ tuyết thì thật tình chẳng thích tuyết chút nào khi ngoài trời tuyết lạnh và đường xá bị “freezing rain” vì phải đóng đô ở nhà, không dám đi ra đường sợ bị té ngã và lái xe nguy hiểm lắm. Úi chu choa ơi!

Khi quấn mình trong chăn ấm nệm êm nằm nghe nhạc, xem phim truyện Đại Hàn, nhìn hình ảnh đẹp về bão tuyết đáng sợ ở xứ Mỹ và ở nhiều nơi trên thế giới năm nay, chắc chắn rằng bạn sẽ lòng “chợt từ bi bất ngờ” xót thương cho những kẻ đang sống lạc loài nơi xứ lạ, cho những kẻ không nhà nhiều hơn là khi bạn tung tăng dung dăng dung dẻ ngoài đường trong nắng hạ.   Đúng là tuyết lạnh làm cho tình cảm con ngưòi trở nên nồng ấm hơn lên, phải không bạn? Smile!

Xin mời lắng nghe tâm tình tuần này của người viết và hy vọng bạn và tôi  cùng có chung một tâm cảm như nhau.

Sương Lam

 

Tuyết Lạnh Tình Nồng

Inline image 1

Đây là bài số bốn trăm lẻ hai (402) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Bây giờ là Mùa Đông nơi xứ Mỹ. Tuần vừa qua Canada và các tiểu bang miền Đông đã gánh chịu những trận bão tuyết kinh hoàng giá rét cực kỳ nghiêm trọng. Các đài truyền thông đã thông báo nhiều tin tức, nếu nghe và thấy những hình ảnh của trận bão tuyết tuần rồi ở miền Đông, bạn sẽ thấy hết hồn ngay.  Đáng sợ quá!

Mời bạn đọc bản tin ngày 1-3–2017 của đài VOA tiếng Việt dưới đây:

“Bốn mươi triệu người dân sống dọc theo bờ biển phía Đông Hoa Kỳ đang chật vật trong bão tuyết.

Từ tối ngày 3/1 đến sáng ngày 4/1, băng tuyết đầu tiên bắt đầu di chuyển qua khu vực trung Đại Tây Dương thuộc miền Đông Hoa Kỳ.

Dự kiến bão tuyết sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vùng đông bắc Hoa Kỳ, có thể có hơn 20 cm tuyết ở thành phố Boston, bang Massachusetts, buộc các trường học phải đóng cửa vào Thứ Năm 4/1.

Ngoài ra gió mạnh gây lốc xoáy dự kiến sẽ tràn vào bờ biển bang New England và Canada. Khu vực ven biển từ bang Virginia đến bang Maine đã ra cảnh báo bão tuyết.

 

Các nhà khí tượng ví cơn bão tuyết này như một quả bom do áp lực không khí giảm mạnh chỉ trong vòng 24 giờ, nên tạo ra những cơn gió mạnh.

Trong khi đó, hiện tượng tuyết rơi, đóng băng đã xảy ra tại nhiều khu vực của Hoa Kỳ mà từ trước đến nay rất hiếm thấy.

Tuyết đã phủ kín mặt đất ở thành phố bang Florida lần đầu tiên trong gần 30 năm qua. Hiện tượng đóng băng đã làm cho các tuyến đường cao tốc ở bang Georgia và bang Carolina trơn trợt và nguy hiểm.

Ở những nơi khác, không khí lạnh dữ dội đang bao phủ phần lớn nước Mỹ từ vùng Trung Tây đến phía Đông và tận đến phía Nam.

 

Nhiệt độ cao ở khu vực International Falls, bang Minnesota hôm thứ Tư 4/1 là -19 độ C.

Các nhà dự báo nói rằng không khí lạnh và nguy hiểm sẽ kéo dài đến cuối tuần này ở phần lớn các vùng trên nước Mỹ, sau đó nhiệt độ sẽ tăng lên chút ít.

Mặc dù được xem là nơi có điều kiện thời tiết ôn hòa, thủ đô Washington DC những ngày này cũng đã ghi nhận nhiều lúc nhiệt độ ngoài trời xuống dưới âm 15 độ C. Thời tiết đặc biệt giá lạnh trong mùa đông năm nay đã khiến cho khu Quảng trường Quốc gia vốn luôn đông đúc du khách trở nên vắng vẻ lạ thường.

Mời bạn xem video “Giá Lạnh đạc biệt tại Washington DC” trong bản tin ngày 1-5-2017 của đài VOA tiếng Việt qua link dưới đây:

05/01/2018

Giá lạnh đặc biệt tại Washington DC – VOATiengViet

https://www.voatiengviet.com/a/gia-lanh-dac-biet-tai-washington-dc/4192744.html

(Nguồn: trích trong www.voatiengviet.com)

Inline image 4

Chưa hết đâu, sáng nay người viét còn nhận thêm một tin tức khác từ đài CBS do một ngưòi bạn văn nghệ vừa mới chuyển đến.  Xin mời bạn đọc:

New York, New York. (CBS) – Theo Đài Quan Sát Núi Washington, điều kiện trên đỉnh núi Washington quá khắc nghiệt vào sáng hôm qua 6 tháng 1.

Nhiệt độ đã giảm xuống tới mức lạnh thứ nhì trên trái đất. Tại New Hampshire, nhiệt độ xuống tới âm 36 độ F, với gió lạnh là âm 90 độ F (âm 68 độ C). Đỉnh núi Washington nằm ở độ cao 6,288 foot so với mực nước biển.

Điều kiện khắc nghiệt cũng xảy ra tại nhiều nơi ở vùng Đông Bắc và dự trù kéo dài cả cuối tuần. Hôm qua, cảnh báo gió buốt được ban hành tại vùng Đông Bắc, trong đó có Burlington, Vermont, với nhiệt độ là âm 1 độ F và gió lạnh là âm 30 độ F. Nhiệt độ tại cả Philadelphia và New York đều xuống tới âm 8 độ F, với gió lạnh ở Philadelphia là âm 11 độ F. Tại Hartford, Connecticut, nhiệt độ xuống tới âm 10 độ F và gió lạnh là âm 20 độ F. Tại New Jersey, nhiều người chọn ở trong nhà thay vì ra đường để đương đầu với nhiệt độ một con số. Nhiều người khác dọn dẹp sau trận bão đổ hơn một foot tuyết xuống một số nơi vào đầu tuần qua.

Tại Rhode Island, các bệnh viện điều trị cho hàng chục người bị thương liên quan tới bão, khi khu vực trải qua một đợt băng tuyết lớn.

Tại Providence và Newport, ít nhất 40 người được điều trị vì các bệnh liên quan tới thời tiết, từ đau tim hay bị thương khi cào tuyết, tai nạn xe hơi, tê cóng, chấn thương do trượt và té. (Nguyên Trân)

(Nguồn: Email bạn gửi- Cám ơn chị Thu Hoa- THĐL)

Inline image 5

Tuy nhiên, người viết lại nhận một tin vui từ những anh bạn đồng môn QGHC Miền Đông  đã tổ chức thành công buổi Tiệc Tân Niên 2018 của hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh miền đông Hoa Kỳ hôm 6/1/2018 tại nhà hàng Harvest Moon Falls Church Virginia lúc 12 giờ trưa. Mặc dầu tuyết lạnh đầy trời nhưng quan khách và thầy trò xưa cũ vẫn gặp nhau để chuyện trò thân mật vui vẻ bên nhau.  Thật đáng khen!

Kính mời xem phóng sự buổi tiệc Tân Niên của hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh miền đông Hoa Kỳ hôm 6/1/2018 tại nhà hàng Harvest Moon Falls Church Virginia lúc 12 giớ Trưa do đài THVN HTD thực hiện qua link dưới đây

Tân Niên Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh miền đông … – YouTube

 

Thật là đáng khen cho tinh thần làm việc của Hội CSV/QGHC Miền Đông. và tình cảm thân thương của bạn bè ở vùng tuyết lạnh .  Quả thật là:

“Tuyết Đông lạnh nhưng tình người vẫn ấm- SL” Smile!

  Người viết xin thành thật góp vui cùng với quý anh chị đồng môn QGHC Miền Đông nhé.  Smile!

Chúc Mừng! Chúc Mừng!

 Inline image 3

Từ những việc vui buồn của cuộc sống  con người trong chốn nhân gian này vừa được người viết chia sẻ với bạn ở trên, chúng ta phải công nhận rằng tình cảm yêu thương nhau vẫn là yếu tố quan trọng trong cuộc đời.

Xin mời bạn đọc lời tâm tình của người  viết diễn đạt qua bài thơ dưới đây để làm kết luận cho bài viết hôm nay, bạn nhé.

Bên Song Cửa Nhìn Tuyết Đổ

 Inline image 6

Bên song cửa nhìn tuyết rơi nhè nhẹ

Từ trên trời bông tuyết trắng bay bay

Chẳng bao lâu bông tuyết trắng phủ đầy

Trên vườn cỏ, trên khóm hoa, khu phố

 

Nghe đâu đấy lời kinh buồn phổ độ

Cho kiếp người nay hợp lại mai tan

Như tuyết kia, như hoa  nọ sẽ tàn

Khi nắng đến, khi mưa về! Tan tác!

 

Con người vốn có sẵn mầm thiện ác

Tùy cơ duyên hiển lộ cái Thiện Tâm

Như hoa kia vẫn trẩy nụ âm thầm

Trong Đông lạnh chờ Xuân về hé nụ

 

Dưới tuyết trắng cỏ non kia im ngũ

Tuyết tan rồi cỏ sẽ hiện liền ra

Như vô minh ở nơi cõi ta bà

Trí Tuệ đến Tâm Phật kia hiển lộ

 

Sẽ hướng dẫn người thoát ly biển khổ

Bằng từ bi, bằng nhân ái, thương yêu

Bằng bớt tham, sân, hận, dục lạc nhiều

Biết tri túc, thân tâm ta an lạc

 

Bát Chánh Đạo! Hãy làm lành lánh ác

Lục Hòa cùng tăng chúng với tha nhân

Dẫu lạ quen, tôi, bạn cũng vẫn cần

Lời thân ái trao nhau khi gặp gỡ

 

Nơi trần thế cửa thiên đường rộng mở

Đón chào người nhân ái có thiện tâm

Biết ăn năn, biết sửa đổi lỗi lầm

Tuyết Đông lạnh nhưng Tình Người vẫn ấm

Sương Lam

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN MCTN 402-ORTB 814-1418)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Inline image 7

Photo:

Sương Lam thông báo Tin Tức Về vụ giả mạo Email để xin tiền – Xin đừng bị mắc lừa.

Chào quý vị,

Sáng nay July 4th Yaho có thông báo cho SL biết một anh chàng từ Nigeria đã ăn cắp và phát tán email của anh Minh, phu quân của S,L để xin tiền giúp cho chúbg tôi đang đi du lịch ơ Philippine bị hết tiền và xin cưú giúp băng cách gửi tiền qua một account giả mạo dưới đây::

“On Tuesday, July 4, 2017 9:54 AM, Minh Suong Nguyen <minh40@yahoo.com> wrote:

Hello,

How are things with you lately ? I hope everything is fine .I need your help for something very urgent so please get back to me once you get this message. I traveled out of the country for an urgent reason and i can’t make use of my mobile phone. I wait your urgent response.

Regards,

Minh Suong Nguyen”
Hi Minh Suong,

Email nói trên khôn gphải do Minh Suon gLam gửi
đâu nhé. Smile! Sương Lam cũng đã được YaHoo Mail thông báo qua email dưới đây:

Sang nay Yaho o Mai đã thôn gbáo cho chúng tôi biết như sau

“On July 04, 2017 at 9:08 AM, we noticed a successful sign in to your Yahoo account minh40 from an unrecognized device in Nigeria.

If this was you, you’re all set!

If this wasn’t you and you believe someone may have tried to access your account, please change your password by visiting: https://login.yahoo.com/account/change-passwordand update your account recovery information.

Thanks
Yahoo”

Nhiều thân hữu của Sương Lam đã nhận được email giả mạo này gửi đến bèn gọi điện thoại và email đến báo cho Sương Lam biét tin tức này.ví dụ như email của một sư đệ QGHC của SL

“hi anh chi Minh:

your email has been hacked.”

Chuyện lường gạt này “ xưa như Diễm” rồi nên xin quý vị đừng có click vào link gỉả mạo này “Minh Suong Nguyen minh40@outlook.com”, nhé kẻo bị dính chấu bi giờ nhé.
Yahoo bảo anh Minh đổi password vì email và password của anh Minh đã bị đánh cắp rồi. Sương Lam vội vàng đổi password của Yahoo Mail anh Minh ngay tức khắc. Smile!
Sưong Lam xin trân trọng thông báo đến qúy thân hữu biết tin tức xin tiền giả mạo này nhé và xin delete email giả mạo này vì không phải do Minh Sương Lam gửiemail xin quý vị giúp đỡ đâu nhé. Smile!

Cám ơn quý thân hữu đã thông báo tin tức này đến Sương Lam.

Happy July 4th to you all. Smile!

Sương Lam

PS: Email giải thích của anh HCĐ
Thưa Chị Suong Lam không phải là email account bị cướp đâu mà người ta chỉ giả địa chỉ email để gửi thơ xin tiền mà thôi, mailbox và email account vẫn còn nguyên.
Hcd

Photo