Sương Lam mời xem Board Việt Nam Quê Hương Tôi trên Suơng Lam Pinterest

My Mix

YouTube

Hà Nội Ngày Tháng Cũ (Song Ngọc) Ngọc Hạ – VCH

20,483 views

Jun 3, 2017

109

vuconghien

2.37K subscribers

Hà Nội Ngày Tháng Cũ (Song Ngọc) Ngọc Hạ – VCH

S

You saved to Việt Nam Quê Hương Tôi

 Board Việt Nam Quê Hương Tôi 366 Pins

https://www.pinterest.com/suonglamportland/vi%E1%BB%87t-nam-qu%C3%AA-h%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%B4i/

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Happy New Year 2020 from Minh & Suong Lam Portland-Oregon

Kính chúc toàn thể quý thân hữu 

Một Năm Mới Bình An và Nhiều Sức Khỏe

013.gif

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là giao thừa , xin mời các Anh Chị nghe nhạc khúc Auld Lang Syne để đón mừng Năm Mới 2020.NTH

Auld Lang Syne 

Auld Lang Syne – giai thoại về khúc nhạc giao thừa

12 tiếng gõ giờ Giao Thừa  

1. Tiếng gõ đầu tiên : Chúc Sức Khỏe

chúc bạn có sức khỏe mà tất cả tiền bạc trên thế giới không thể mua nổi

2. Tiếng gõ thứ hai : Chúc Tình Yêu
chúc cho cuộc sống chung quanh bạn chan hòa tình yêu, chứ không đầy hận thù và chiến tranh

3. Tiếng gõ thứ ba : Chúc May Mắn 
chúc bạn không bao giờ thiếu bất cứ điều gì trong cuộc đời

4. Tiếng gõ thứ tư : Chúc có nhiều Giấc Mơ
Chúc bạn có nhiều giấc mơ và thấy chúng nên hiện thực

5. Tiếng gõ thứ năm : Chúc Can Đảm
chúc bạn can đảm chấp nhận những gì không thể thay đổi.

6. Tiếng gõ thứ sáu : Chúc có nhiều cuộc Gặp Gỡ 
chúc bạn cảm nếm được sự ngọt ngào của tình bạn và không bao giờ cảm thấy cô đơn

7. Tiếng gõ thứ bảy : Chúc Gia Đình Hợp Nhất
chúc bạn được vui hưởng những dây liên kết bền vững của một gia đình thân thương

Xem thử(mở trong cửa sổ mới)

8. Tiếng gõ thứ tám : Chúc Thành Công
chúc tất cả các kế hoạch của bạn mang lại kết quả

9. Tiếng gõ thứ chín: Chúc Bình An
chúc cho trái tim bạn thoát mọi âu lo, hận thù và ghen ghét

10. Tiếng gõ thứ mười : Chúc có Lòng Tri Ân
chúc bạn luôn vui vì còn được sống mỗi ngày và mọi ngày

11.. Tiếng gõ thứ  mười một : Chúc có Trí Tưởng Tượng 
chúc bạn có thể nhìn vượt sang cả bên kia những điều kỳ diệu của công trình sáng tạo

12. Tiếng gõ thứ mười hai : Lời Chúc Quan Trọng Nhất
chúc bạn nhận được PHÚC LÀNH từng ngày và mọi ngày trong Năm Mới này

Khunganhonline.com_15e0958d385335.jpg

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

50 Bài Thiền Ca – Võ Tá Hân phổ nhạc

Han Vo-Ta Sat, Nov 16, 5:15 PM (1 day ago)

Chị Sương Lam mến,
Tôi vừa đưa bài “Cuộc Đời Trần Thế” của chị và một số nhạc mới vào playlist “50 Bài Thiền Ca” nên xin gửi chị nghe cho vui. 
50 Bài Thiền Ca – Võ Tá Hân phổ nhạc
Bài CĐTT là bài duy nhất trong danh sách này mà tôi hát nên có dịp thì sẽ tìm ca sĩ chuyên nghiệp thâu bài này cho hay hơn…

Vài hàng thăm chị và gia quyến luôn an lành, vui mạnh.
Thân mến
Võ Tá Hân

Nhạc sĩ Võ Tá Hân trên website Tu Viện  Quảng Dức

Nhạc sĩ Võ Tá Hân

Nhạc sĩ Võ Tá Hân Pháp Danh Minh Hoan sinh tại Huế năm 1948 và lớn lên ở Sài gòn. * Trong khi học trung học tại trường Nguyễn Trãi (1960-67), anh cũng theo học nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về guitar cổ điển với giáo sư Dương Thiệu Tước (1962-67) * Du học Hoa Kỳ từ năm 1968. Tốt nghiệp Cử Nhân (1972) và Thạc Sĩ (1973) tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) * Làm việc về ngành Ngân Hàng Quốc Tế, Kinh Tế Tài Chánh, chuyên gia về Corporate Turnaround tại Montreal, Toronto (Canada), Manila (Phillipines), Singapore, và hiện đã về hưu ở nam Cali, Hoa kỳ từ 2010* Về âm nhạc, anh tiếp tục theo học Harmony, Counterpoint, và Orchestration tại Hoa Kỳ và cũng học thêm về piano, đàn tranh, đàn bầu. * Là sáng lập viên và hội trưởng các hội Tây Ban Cầm Cổ Điển ở MIT, Boston và Singapore, đã trình diễn độc tấu guitar, xuất hiện trên radio, TV, dạy các lớp guitar master classes và làm giám khảo trong nhiều cuộc thi guitar quốc tế ở Singapore * Xuất bản hơn 100 soạn phẩm cho guitar cổ điển và piano (http://votahan.com) * Sáng tác hơn 700 ca khúc phổ thơ và đã phát hành 50 CD gồm các tình khúc, ca khúc Phật giáo, Trường Ca, Thiền Ca,v.v… Bài “Chú Đại Bi” do anh phổ nhạc được xem là nhạc phẩm Phật giáo thành công nhất với hơn 4 triệu đợt vào xem trên YouTube.

Thiền Ca

http://hanvota.com/nhac/ThienCa/

Kinh Kệ phổ nhạc

http://hanvota.com/nhac/KinhKePhatGiao/

Nhạc sinh hoạt GĐPT

http://hanvota.com/nhac/GiaDinhPhatTu/

Những Ca khúc về Mẹ

http://hanvota.com/nhac/CaKhucVeMe/

Han Vo-Ta is not a professional musician. An international banker (Bank of Montreal – Singapore Finance – UBS), business executive by trade, he took up music only as a serious hobby; playing music and composing during his spare time.

During his days at Nguyen Trai High School in Saigon, Vietnam (1960-1967), he also studied Classical Guitar at the National Conservatory of Music (1962-1967) with Professor Duong Thieu Tuoc and appeared in various radio & TV programs …

After passing all three national high school exams with highest honors (Uu hang) and received Vietnam’s President Scholar Award in 1967, Han went to the US in 1968 on a USAID Leadership scholarship. He graduated from the Massachusetts Institute of Technology (MIT) with a BS (1972) and MS (1973) from the Alfred P. Sloan School of Management and also received 2 MIT awards.

As an international banker, financial advisor and corporate turnaround specialist, he has lived and worked in San Jose, Boston, Montreal, Toronto, Manila, Singapore and is currently retired in southern California, USA since 2010.

While at MIT, he continued to further his music education by studying Harmony, Counterpoint, Orchestration, learned piano, taught classical guitar and gave guitar concerts regularly. In 1971, he founded the MIT Classical Guitar Society and published his first guitar transcription “Los Sitios De Zaragosa”. Before leaving MIT, he founded the Boston Classical Guitar Society in 1973.

Han wrote his first song in 1974 “Ai Tro Ve Xu Viet” (which is commonly known as “Nho Me”), with the lyrics taken from a poem of his aunt, Minh Duc Hoai Trinh. However, he did not compose seriously until by chance, he found a collection of poems by Huynh Van Dung in Saigon in 1993, which inspired him to write 10 songs and released his first album “Dau Ngay Xua Rat Xua”, both in the US and Vietnam in 1994. He then went on to compose over 700 songs and by 2015, has released 50 CDs…

In 1983, Han founded the Singapore Classical Guitar Society and remained its President for 17 years. It was during this period that he transcribed and published a number of selected Vietnamese songs for classical guitar and subsequently released 3 Guitar CDs “Ben Doi Hiu Quanh”, “Lang Le Noi Nay” and “Los Sitios de Zaragosa”! Besides over 100 works for classical guitar, he has also published 24 pieces of his piano arrangements of favorite melodies from Vietnam for piano.

EASTERN MUSIC SINGAPORE is proud to present in this website all the musical works by Han Vo-Ta, consisting of his guitar and piano transcriptions, as well as CDs of his Vietnamese songs.

CD và Nhạc bản Guitar & Piano của Võ Tá Hân hiện được phát hành tại :
USA
: Mỹ Ngọc Võ. PO. Box 421323. San Diego, CA 92142. Tel: 858. 229 5469; 
Website: 
http://votahan.com; Email:myngoc@vomyngoc.com

***

Kính mời nghe nhạc của Nhạc Sĩ Võ Tá Hân

http://quangduc.com/author/post/6973/1/nhac-si-vo-ta-han?r=L2E1MDI0My9uaG8tbWU

https://quangduc.com/author/about/6973/nhac-si-vo-ta-han

votahan youtube Channel

18.6K subscribers

https://www.youtube.com/user/votahan/featured

https://www.youtube.com/user/votahan/videos

https://www.youtube.com/user/votahan/playlists

https://www.youtube.com/user/votahan/community

https://www.youtube.com/user/votahan/channels

https://www.youtube.com/user/votahan/about

Details

For business inquiries: View email address
Location: United States

Links

http://www.votahan.com

Stats Joined Feb 25, 2007 15,620,632 views

Sương Lam mời đọc Đừng Quên Cái Chính

Đừng Quên Cái Chính

chu Tam.jpg

Đây là bài số bốn trăm bảy mươi bảy (477) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ OregonThời Báo, Portland, Oregon.

  Người viết thích lang thang trên mạng để tìm tài liệu hay hay lạ lạ đem về đây chia sẻ với bạn bè.  Đây là niềm vui trong ngày của tôi vì qua đấy tôi học được thêm những bài học mới để mở mang kiến thức, để con tim và tấm lòng của mình đón nhận thêm những tình cảm yêu thương, dịu dàng từ mọi nguồn tâm linh khác nhau, không phân biệt tôn giáo.

Hôm nay, người viết xin mời quý bạn đọc một câu chuyện dưới đây để rồi sau đó bạn có thể biết được mình là ‘Tôi là ai ”, bạn nhé.

Cây  Nghiêng Về  Phía Nào, Thì Sẽ  Ngả Về Phía Đó
Như một định luật, cây nghiêng về phía nào thì chắc chắn sẽ ngả về phía đó.  Tư tưởng con người cũng vậy.  Một người  khi tâm tư hướng về đâu, sự suy nghĩ cũng sẽ được quy hướng như vậy.  Trong sách Veritas có thuật lại một câu chuyện để xác minh điều đó là chính xác

 Không gì đẹp bằng

 Trả lời cho một thanh niên mong mỏi được biết rõ về mình.  Một cụ già nọ đã kể câu chuyện như sau:

          “Ngày nọ, tại một đỉnh núi cao, người ta thấy ở chân trời xa tắp có hai bóng đen ôm lấy nhau.

 Một em bé ngây thơ buột miệng nói: “Hai bóng đen đó là ba và má đang ôm nhau.”

Một chàng thanh niên đang mơ mộng phát biểu:  “Đó là hai tình nhân quấn quýt nhau.”

Một người khác có tâm hồn cô đơn thì nhận xét: “Hẵn họ là 2 người bạn gặp lại nhau sau nhiều ngày xa nhau.”

Kẻ có lòng tham lam chỉ nghĩ đến việc tiền bạc thì lại quả quyết: “Đây là hai thương gia vừa ký với nhau một giao kèo làm ăn.”

Một người đàn bà có trái tim trìu mến thì thốt lên: “Đây là một người cha trở về từ chiến trận, đang ôm lấy đứa con gái của mình.”

Một tên sát nhân đứng gần đó góp ý:  “Đây phải là 2 người đàn ông đấm đá vật lộn nhau, trong một cuộc giao chiến một mất một còn.”

Một người đàn ông không màng đến những gì xảy ra xung quanh mình lên giọng: “Ai mà biết được họ đang ôm nhau hay cắn xé nhau.”

Nhưng sau cùng, một vị thánh có quả tim Thiên Chúa mới mỉm cười giảng hoà: “Không có gì đẹp cho bằng hai người ôm nhau.”

Kể xong câu chuyện này.  Cụ già đưa ra kết luận:  “Mỗi một tư tưởng của Bạn để lộ bạn là ai.”  Bạn nên tự vấn lương tâm xem như bạn thường tưởng nghĩ đến những gì.  Hơn bất cứ một bậc thầy nào, những tư tưởng của bạn có thể nói cho bạn biết:  Bạn Là Ai!

(Trích trong Bản Tin của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm số 12  tháng 7 & 8  năm 2007  Portland, Oregon)

9c5a5debc676987d11c398b2fa66f024.jpg

Bạn có đồng ý với tôi khi còn trẻ chúng ta có những ý nghĩ, hành động khác với lúc “tuổi hạc khá cao” bây giờ không?

Hãy nhìn đứa bé mới sinh ra đẹp như một thiên thần trong giấc ngủ dù đôi khi cháu nhăn mặt nhíu mày, nhưng vẫn dễ thương làm sao đấy! Vì sao thế? Chắc hẵn bạn sẽ  đồng ý với người viết  là: tâm hồn cháu bé rất trong sạch, tinh khiết “chưa lấm bụi trần.” cho nên bé rất dễ thương!

Đứa bé lớn dần lên, bắt đầu nhiểm lây những thói hư tật xấu của môi trường xã hội, của những người sống chung quanh bé: ông bà, cha mẹ, anh em, thân nhân xa gần, bạn bè, hàng xóm láng giềng v..v.. cho nên đã tạo tác thêm những nghiệp tội do vô minh dẫn dắt.  Tuy nhiên, đương sự cũng có thể học được những điều hay lẻ phải, lối sống tốt đẹp để xây dựng thêm những nghiệp lành hạnh tốt.  Cho nên đôi khi trong giấc ngủ, họ có thể gặp nhiều mộng đẹp nên họ mỉm cười duyên dáng. Đẹp quá! Và đôi khi họ có thể gặp ác mộng nên khi ngủ họ la hét um sùm, nghiến răng trèo trẹo. Ghê quá!

Con người có tính ý đẹp đẻ hay ghê xấu một phần do hoàn cảnh và tha nhân bên ngoài ảnh hưởng đến, nhưng phần lớn là do tâm ý của mình quyết định nên không thể than trách ai được.  Người xưa thường nói “Tiên trách bỉ, hậu trách nhân” là thế!

Có một bài học mà người viết nhớ mãi là Bài học Cây Đinh đã giúp ta hiểu biết thêm về giá trị của sự khoan dung.                            

Bài học Cây Đinh  

Có một cậu bé trai, nó có cái tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha của nó đã đưa cho nó một túi đinh;
Lại bảo nó, mỗi khi nó có nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà.
Ngày thứ nhứt, nó đóng được 37 cây đinh. Và từ từ mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi. Nó cũng đã phát hiện là nó đã khống chế được cái tật xấu của nó cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng,
  Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, nó báo cho cha nó biết việc này.
Cha nó lại bảo nó, bắt đầu từ nay, mỗi khi nó khống chế được cái tật xấu của nó thì hãy đi nhổ một cây đinh.  
Ngày ngày trôi qua, sau cùng thì nó báo cho cha nó hay là, nó đã nhổ hết những cây đinh rồi.
Cha nó nắm tay nó, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: “Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay. Nhưng mà hãy nhìn những cái lỗ đinh trên bờ rào, cái bờ rào này không thể hồi phục được cái nguyên trạng của nó nữa. Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con nó cũng giống như những cái lỗ cây đinh này, chúng đã để lại những vết hằn.

Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi, cái vết thương đó nó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
Những lời nói nhức nhối cũng ví như sự nhức nhối thực tại, không làm sao chấp nhận được (dù đó chỉ là lời nói)”. 

Ghi chú: Giữa người và người với nhau, thường do sự kiên trì về cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau. 
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với  mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới… Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn. 

(Nguồn: sưu tầm trên internet- Không thấy đề tên tác giả)

vethuongdongginh.jpg

Người viết xin mượn bài viết dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé.

Câu chuyện với lời nhắc nhở thật hay, hữu ích:

 ĐỪNG QUÊN CÁI CHÍNH

tenor (1).gif

Một người đàn bà nghèo khổ bế đứa trẻ đi ăn xin, một lần bà ta đi ngang qua một cái hang. Bỗng nghe văng vẳng bên tai: “Ngươi có thể vào trong và lấy bất cứ thứ gì mình muốn, nhưng đừng quên cái chính và hãy nhớ một điều: sau khi ngươi trở ra thì cửa hang sẽ đóng lại vĩnh viễn, tuy vậy hãy lợi dụng cơ hội hiếm có này và nhớ đừng quên cái chính”.

Nghe lời bà ta đi vào trong hang. Bà bị lóa mắt bởi vô số những thứ quý giá: vàng bạc, châu báu, kim cương. Bà ta đặt đứa con xuống và bắt đầu nhặt mọi thứ có thể và nhét hết vào mọi nơi trên người. Bên tai văng vẳng lời nhắc nhở: “Ngươi chỉ có 8 phút thôi và đừng quên cái chính!”

Sau khi đã nhét đầy người vàng bạc châu báu cũng là lúc hết giờ. Bà ta vội vã rời khỏi hang, cũng là lúc cửa hang đóng sập lại. Chợt bà ta sực nhớ đến đứa trẻ còn ở trong hang. Bà ta vứt tất cả vàng bạc châu báu đã lấy được và lăn ra khóc lóc vật vã. Nhưng chẳng ích gì vì cửa hang đã vĩnh viễn đóng lại.

Trong cuộc đời chúng ta cũng có khoảng 80 năm để sống ở đời và từ trong sâu thẳm đáy lòng luôn có một âm thanh nhắc nhở chúng ta:

“ĐỪNG QUÊN CÁI CHÍNH”Nhiều khi con người vì ham kiếm thật nhiều tiền, nhiều khi ăn chơi vô độ, hoặc chạy theo danh vọng, sắc đẹp mà quên đi cái chính của cuộc đời: 

ĐÓ LÀ CHĂM CHÚT ĐỜI SỐNG TÂM LINH, CHO GIA ĐÌNH, CHO NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU LÀ CHA MẸ, CON CÁI, VỢ CHỒNG…. là giá trị của đạo đức làm người. 

Nhoáng cái đã hết 80 năm. Đến khi sắp nhắm mắt mới nhận ra mình đã quên đi cái chính thì ôi thôi đã muộn…. !!!

(Nguồn: sưu tầm trên internet- Không thấy đề tên tác giả)

Xin mời thưởng thức Youtube Thập Mục Ngưu Đồ nói về cái Tâm của chúng sinh, nghe nhạc để lòng thấy thanh thản dăm ba phút.Smile!

Youtube Thập Mục Ngưu Đồ  – Suong Lam Portland Youtube Channel

10 Tranh Thiền nói về Tâm của con người.

Thapmucngưudo 1.jpg

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 477-ORTB 897-81419)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

smile 1.gif

Sương Lam mời đọc Những bài thơ hay mùa Thu

Thưa quý anh chị,

Bây giờ là mùa Thu, các nghệ sĩ trong mọi lãnh vực nghệ thuật thơ, văn, nhạc sĩ, họa sĩ v…v.. đã thực hiện  nhiều tác phẩm hay đẹp về Thu.

Người viết thuộc thế hệ U60, U70 vẫn thích những bài thơ về Thu của những tác già đã đưọc học thời trung học để hoài niệm về tuổi thư sinh đã qua tuy trái tim tình cảm của mình cũng biết rung động với những bài thơ, bài nhạc hiện đại.

Xin mời quý anh chị cùng một thế hệ như người viết tìm đọc lại những vần thơ của các tác giả xa xưa mà có một thời chúng ta đã học trong giờ văn chương thời trung học.  Bạn sẽ thấy hòa mình vào sự tĩnh lặng nhẹ nhàng của cảnh Thu ngày xưa, chứ không có sự ồn ào, rộn ràng như cảnh Thu hiện tại.

Tình thân, 

Sương Lam

Những bài thơ hay mùa Thu

 

https://apis.mail.yahoo.com/ws/v3/mailboxes/@.id==VjN-fvSY6hU4lT3fKJrSVaXexnwRiM-sq4fYE5klmV5rbHP04xW-QZzVL16PRWaCra5HGl2LEeEb8L4Fd0GBJs5fOA/messages/@.id==AF4LWXMwv9a6W8ffdQTxoPhc4Vk/content/parts/@.id==2/thumbnail?appId=YMailNorrin&downloadWhenThumbnailFails=true&pid=2

Đây là bài số bốn trăm bốn mươi (440) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Portland bây giờ đang là mùa Thu với những buổi sáng sương xám giăng mờ khắp nẽo, với lá vàng rơi nhẹ trên hè phố. Thật nên thơ, thật lãng mạn và cũng thật buồn buồn, phải không Bạn?

Tuy nhiên đối với những bậc thức giả và những ai đã hiểu cuộc đời chỉ là tạm bợ, phù du,  họ vẫn được giữ sự an vui tĩnh lặng trong tâm hồn dù cuộc đời có thay đổi, đổi thay.  Họ tìm thú vui tao nhã để hưởng nhàn.  Xin mời các bạn hãy theo chân Nguyễn Bỉnh Khiêm để hưởng cảnh Nhàn qua bài thơ Cảnh Nhàn dưới đây:

Cảnh Nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Nguồn: trích trong Thi Văn Hợp Tuyển)

Mời xem cảnhThu đẹp tĩnh lặng ở tiểu bang Oregon qua youtube dưới đây của TriumphRainbow.

Thanks TriumphRaibow.

Autumn Color – Previews – Willamette National Forest (Oregon) Oct 2013

Người viết còn nhớ ngày xưa khi còn đi học ở trường nữ trung học Gia Long, chúng tôi được học về văn chương Việt Nam. Có hai  cuốn sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu  (1941) và Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển (1942) của tác giả Dương Quảng Hàm đã được Bộ Quốc Gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hoà chính thức dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm liền. Cũng chính vì thế, cho đến bây giờ, người viết vẫn còn nhớ lõm bõm 3 bài thơ về Thu của thi sĩ Nguyễn Khuyến sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà là “Thu điếu”, “Thu vịnh” và “Thu ẩm”.

Xin mời quý bạn cùng đọc lại nhé.


Thu điếu

image.png
 


Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 Mời xem hình ảnh đẹp câu cá mùa thu (thu điếu)

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Thu ẩm

Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ, màu khói nhạt
Làn ao long lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.

Tác giả: Nguyễn Khuyến

.(Nguồn: http://poem.tkaraoke.com)

 

Cho đến bây giờ những người thuộc lứa tuổi U60, U70 như chúng ta vẫn thích bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư đã được  Phạm Duy phổ nhac, trình bày bởi Khánh Ly và Lệ Thu qua youtube dưới đây 

 

 

Bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư

image.png

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Tuy nhiên cũng có nhiều người tâm hồn và tinh thần luôn luôn giao động vì những chuyện không quan trọng như trong câu chuyện Tin Trời Sập dưới đây.  Đối với họ, một trái dừa khô rụng xuống cũng thể được xem là trời đã sập xuống rồi!

Tin Trời Sập

Thưở xưa, trong một khu rừng nọ muôn thú chung sống trong thanh bình, nhởn nhơ tự tại. Ngày kia, khi bừng mắt tỉnh dậy sau một đêm dài ngủ say, gia đình nhà thỏ nghe một tràng âm thanh như sấm nổ, đất đá chuyển động mạnh làm miệng hang nhà thỏ gần như bị lấp kín… Thỏ chúa hốt hoảng la to: “Trời sập”, rồi phóng mình ra khỏi cửa hang chạy như điên hướng về phía cuối rừng. Lũ thỏ còn lại cũng phóng nhanh theo thỏ chúa, vừa chạy chúng vừa hét lớn: “Trời sập”…

Chạy được một đoạn, thỏ chúa gặp gia đình nhà ngựa đang nhởn nhơ gặm cỏ dưới ánh nắng an lành của ban mai, liền bảo: “Các bác không sợ chết à, trời đang sập đấy… chạy nhanh…”. Ngựa chúa hỏi lại: “Bác nói gì thế?”, “Trời sập” cả nhà thỏ cùng trả lời rồi tiếp tục cuộc chạy trốn. Thấy gia đình nhà thỏ chạy bán sống bán chết, gia đình nhà ngựa cùng lao theo và cũng luôn mồm hét lớn: “Trời sập, trời sập”…. Chẳng mấy chốc toàn bộ thú rừng trong cánh rừng già truyền cho nhau điệp khúc “trời sập, trời sập”… và tất cả đều hoảng hốt nối đuôi vào cuộc chạy thoát thân trước nguy cơ “trời sập”… khu rừng bình yên hôm ấy bỗng vang dậy những âm thanh “Trời sập, trời sập…” với bầy thú rừng hoang man cực độ…

Cuối cánh rừng già, gã sư tử đang ngái ngủ nghe văng vẳng những tràng âm thanh “trời sập, trời sập” ngày một lớn dần, rồi lớn dần… Gã vươn vai đứng dậy, trước mắt gã là cảnh bầy thú rừng đang nối đuôi chạy hỗn loạn, con nọ đạp con kia để chạy, không con nào nhường con nào. “Quái lạ, chuyện gì thế nhĩ?” gã sư tử rung mình…

Đàn thú ngày một đến gần, đến gần… rồi cuối cùng tất cả đều đến cuối rừng, nơi gã sư tử đang đứng đợi. Gã sư tử hỏi: “Chuyện gì thế các bác?”, “Trời sập” hổ chúa trả lời. Sư tử hỏi tiếp “Trời sập ở đâu?”, “Trời đang sập” hổ đáp. Gã sư tử nhìn về cánh rừng không thấy bất kỳ một dấu hiệu nào gọi là “trời sập”, cao cao trên các cành cây đàn chim vẫn líu lo ca hát, cây cỏ vẫn thì thầm những điệp khúc của một buổi ban mai an lành, ánh nắng buổi sáng nhẹ nhàng chiếu xuyên qua các tàng cây tạo nên một buổi bình minh thơ mộng… Quay lại nhìn hổ chúa, sư tử hỏi: “Ai bảo bác trời sập?”. Hổ trả lời: “Nhà bác ngựa hoang”. Lại hỏi gia đình ngựa hoang thì ra nhà thỏ…

Dưới sự dẫn đầu của sư tử, tất cả thú rừng lần theo dấu vết những thông tin được cung cấp bởi gia đình họ thỏ. Kết quả cuối cùng của “cuộc điều tra” ấy là: một trái dừa khô lâu ngày không ai hái đã rụng xuống cái hang nhà thỏ khi cơn gió buổi sáng đi qua… tạo thành “tin trời sập”…
*
* *

https://apis.mail.yahoo.com/ws/v3/mailboxes/@.id==VjN-fvSY6hU4lT3fKJrSVaXexnwRiM-sq4fYE5klmV5rbHP04xW-QZzVL16PRWaCra5HGl2LEeEb8L4Fd0GBJs5fOA/messages/@.id==AF4LWXMwv9a6W8ffdQTxoPhc4Vk/content/parts/@.id==5/thumbnail?appId=YMailNorrin&downloadWhenThumbnailFails=true&pid=5

Ôi! Cuộc đời tràn ngập những chuỗi dài của vô số “tin trời sập”, có mấy ai đủ tỉnh táo để kiểm chứng thực hư ?

(Nguồn: Trich bài viết Chuyện tầm phào của Lê Bích Sơn)

Mùa Thu đẹp lắm, xin hãy nhìn mùa Thu dưới con mắt của một người nghệ sĩ thì Bạn mới thưởng thức được vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của mùa Thu. Xin đừng vì những chuyện tầm phào trong cuộc sống mà đánh mất đi con người tình cảm dễ thưong của bạn nhé.

Xin chúc phúc và chúc Bạn sẽ trở thành thi sĩ của Mùa Thu ít nhất trong một phút giây nào đó, Bạn nhé!

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

 (Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 440-ORTB 855-101718)

 
 

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://apis.mail.yahoo.com/ws/v3/mailboxes/@.id==VjN-fvSY6hU4lT3fKJrSVaXexnwRiM-sq4fYE5klmV5rbHP04xW-QZzVL16PRWaCra5HGl2LEeEb8L4Fd0GBJs5fOA/messages/@.id==AF4LWXMwv9a6W8ffdQTxoPhc4Vk/content/parts/@.id==6/thumbnail?appId=YMailNorrin&downloadWhenThumbnailFails=true&pid=6

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Flh3.googleusercontent.com%2FGqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw%3Dw284-h57-rw&t=1539838284&ymreqid=9a25d715-c087-4777-1cab-3f0000016400&sig=yFY7zXsDs1T1Z3RpHw.RQg--~C

 

Sương Lam mời đọc Tết Trung Thu Rước Đèn Đi Chơi

Thưa quý anh chị,

https://lh3.googleusercontent.com/UoSutvZsUBd9_mjdCJ1UdZ_kMKU14IpzfFfM5G7z4tdsPSe2ppmM_o3h70HIlJUhOd46HZ3wCIaxmaWZbGXZBIDUoYlEjsxVtf0Afw=w495-h330

Chúng ta ai nấy đều trải qua tuổi thơ vô tư, khờ dại trong vòng  tay thương yêu  của mẹ cha. Có những kỷ niệm thời thơ ấu không bao giờ chúng ta quên được như  khi đuợc cha mẹ mua cho những chiếc đèn trung thu con cá, con bươm bướm v..v….để đi chơi cộ đèn trong dịp Tết Trung Thu, được mặc quần áo mới và nhận tiền lì xì trong  dịp Tết Nguyên Đán v..v…

Tuổi thơ qua mau và bây giờ chúng ta đã “không còn trẻ nữa”

Ngày Tết Trung Thu cũng là dịp chúng ta được sống lại dăm ba phút tuổi thơ ngày cũ khi nhìn những em bé được mặc áo đẹp đến dự lễ Tết Trung Thu do Ban chấp hành cộng đồng, nhà chùa, nhà thờ tổ chức.

Bài tâm tình hôm nay xin được phép được chia sẻ những kỷ niệm đáng yêu, đáng quý của chúng ta lúc tuổi còn thơ đón mừng Tết Trung Thu.  Hy vọng quý bạn sẽ thấy mình thấp thoáng đâu đấy trong những hình ảnh này.

Tình thân,

Sương Lam

 Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

https://lh3.googleusercontent.com/occEs6wqOSmuIkh73FSkJQ5A96mztIxG8aFrc7klR5DG9l87cggl3z-ki1iWW7hKtrQOGY_JoPZRLw_1iH3TdT3fdQGYGMTa9IV27w=w440-h330

Đây là bài số bốn trăm ba mươi bảy (437) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Thứ bảy ngày 22 Tháng 9 năm 2018 vừa qua Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức Tết Trung Thu 2018 cho các thiếu nhi Việt Nam tại Portland và vùng phụ cận  tại trường Ron Russell Midle School. Người viết vì “ngọc thể bất an” nên không đến chung vui với các cháu thiếu nhi được.  Đây là lần đầu tiên người viết vắng mặt trong ngày lễ quan trọng này vì đã hơn 10 năm qua người viết và Hội Cao Niên Oregon luôn góp mặt góp lời chung vui với các cháu thiếu nhi trong ngày Tết Trung Thu.  Bây giờ  phu quân của người viết, my “bodyguard” và người viết tuổi “không còn trẻ nữa” nên nhiều khi phải vắng mặt trong một vài sinh hoạt cộng đồng.  Cũng đành thôi!

https://lh3.googleusercontent.com/wMzuIkyRdA7FHxEMUlQ-hDlbp1MEDR2w3paGPAkb8WLNW5U4tnquyMb0jDPwq0GTUYn4wcemz7gguvGSEk6siABiJeNYDaZndyt69w=w497-h330

Nằm nhà xem tivi thấy các cháu thiếu nhi vui đón Tết Trung Thu, tôi lại thấy hình ảnh ngày xưa còn bé của mình chung vui với các cháu  bé thiếu nhi thấp thoáng trong đó.

Thế mà, thoáng chốc mà đã mấy chục năm qua, thời gian trôi qua nhanh quá!

Tôi nhớ mới ngày nào, trước Tết Trung Thu, tôi và các em tôi được mẹ tôi mua cho mỗi đứa một cái lồng đèn kiểu con cá, con chim, con bướm, máy bay được làm bằng những thanh tre chuốc nhỏ, uốn cong thành những con thú vật, bên ngoài dán giấy bóng kiếng  màu đỏ, màu vàng, vẽ rằn ri đen đỏ rất là vui mắt.  Chúng tôi náo nức mong cho mau tới ngày Tết Trung Thu để đưọc mặc áo mới, được đốt đèn Trung Thu đi chơi khắp phố phường.

Chúng tôi phải nín thở, cẩn thận gắn cây đèn cầy màu đỏ nho nhỏ vào khoanh kẻm xoắn tròn trên một thanh tre đặt giữa chiếc lồng đèn, rồi châm cho nhau chút lửa để đốt cây đèn cầy cháy sáng lên, xong rồi mới cầm chiếc lồng đèn vừa mới được đốt sáng đó, hợp cùng các bạn hàng xóm đi tới đi lui trong xóm hát ca những bài hát về Tết Trung Thu rộn ràng cả xóm…

Bóng trăng trắng ngà

Có cây đa to

 Có thằng cuội già

Ôm một mối mơ ….

Nhiều đứa không cẩn thận để nghiêng chiếc lồng đèn khi châm lửa, thế là tiêu tùng chiếc lồng đèn xinh đẹp của nó vì cây đèn cầy ngã nghiêng kia đã làm cháy chiếc lồng đèn.  Tội nghiệp cho nó chỉ biết khóc và tiu nghĩu đi theo chúng tôi với chiếc lồng đèn bị cháy xém đó.

Gần nhà chúng tôi là các tiệm nước người Tàu có treo những chiếc “đèn kéo quân” có nhiều hình ảnh những ông tướng, ngựa xe, binh sĩ chạy vòng vòng rất vui mắt.   Đôi mắt ngây thơ của đám nhi đồng chúng tôi dán chặt vào những “tác phẩm vĩ đại” linh động này với sự thích thú và khâm phục.  Đi cộ đèn chán chê rồi, chúng tôi về nhà được ba mẹ cho ăn bánh Trung Thu thập cẩm hột sen trứng vịt thơm phức.  Ôi! Sao mà ngon thế!  Tuổi thơ bé dại, ăn cái gì cũng thấy ngon cả, phải không các Bạn?

Rồi năm tháng trôi qua, tôi đã làm mẹ và tôi đã mua cho các con của tôi những chiếc lồng đèn con cá, con bướm như mẹ tôi đã mua cho tôi ngày xưa.  Các con của tôi lại cũng vui mừng, cũng náo nức, cũng đốt đèn đi khắp phố phường như tôi ngày xưa.  Nhìn ánh mắt ngây thơ, sung sướng, thích thú của các con tôi khi chiếc đèn trung thu được thắp sáng lên, miệng hát líu lo những bài hát mà tôi đã hát, những giọt nước mắt nhè nhẹ rơi xuống má tôi lúc nào tôi không biết vì tôi đã tìm lại được hình ảnh tuổi thơ của mình qua ánh mắt, nụ cười của các con tôi.

Và con tôi bây giờ cũng đã lớn lên và cũng đã trở thành cha mẹ, nhưng chúng không mua cho cháu nội của tôi những chiếc lồng đèn trung thu con cá, con bướm giấy bóng kiếng đỏ đỏ, vàng vàng như ngày xưa tôi đã mua cho cha mẹ chúng vì ở xứ người làm gì có những chiếc lồng đèn giấy bóng kiếng ngày xưa nữa!?

Những chiếc lồng đèn trung thu bây giờ đa số là “made in China”, được sản xuất hàng loạt bằng máy móc hiên đại, cũng xếp bằng giấy nhưng mẫu mã giản dị hơn là cách làm thủ công ngày xưa.  Cũng có hình con chim, con cá …nhưng cách trang trí lại theo hình ảnh các thú vật trong các phim hoạt họa thời nay như Bambi, Micky Mouse, v..v..  Có những đèn bằng nhựa kiểu hình Batman, Super man, xe tăng , máy bay v..v..gắn pin đèn chớp chớp nhấp nha nhấp nháy, kêu reo réo, ù ù thật là vui tai.

Than ôi! Những chiếc  lồng đèn trung thu  ngày xưa của tôi bây giờ  đã thuộc về dĩ vãng rồi hay sao?

https://lh3.googleusercontent.com/DGGaMS9uaSwgpjJ104EbEFZqoCXbN9xTqLYUxM3wBAuxVXdlAsbm6Vn0lTmMdx-qD9hdif5Sep4qpwQsuNzuze9I7jcgTN5kC7UhTQ=w768-h308

 

Vui Tết Trung Thu không phải chỉ dành riêng cho các thiếu nhi mà còn dành cho những vị cao niên của Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland ở Trung Tâm Sức Khỏe và Dịch Vụ Á Chầu (AHSC) nữa.

Mời quý bạn vào xem youtube những nhi đồng thật dưới 10 tuổi mừng Tết Trung Thu do CĐVNOR tổ chức và những nhi đồng  “không còn trẻ nữa”(có cụ đã hơn 80 tuổi) đi cộ đèn trong buổi sinh hoạt portluck mừng Tết Trung Thu 2018 tại trung tâm Sức Khỏe và  Dịch Vụ Á Châu ngày 20 Tháng 9  năm 2018 vừa qua. Tất cả đều vui!   Vui thay! Smile!

Tết Trung Thu Rước Đèn Đi Chơi 2018

https://lh3.googleusercontent.com/atU18zC2TTlDzUmvKe5o23eofHijTyUuhHOJU9YJglWH9fSZ5ZoMsL8xR3ZHfCdNFX07SU9MVf1YPOWFdm7Gx-jINakRDGrAFg0niw=w587-h330

Những vị “tuổi hạc khá cao” này đã cùng nhau tổ chức một buổi potluck mừng Tết Trung Thu thứ năm vừa qua.  Chúng tôi cũng được phát lồng đèn và đi cộ đèn quanh phòng họp vừa đi vừa hát:

Rước Đèn Tháng Tám

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn  ba bốn, năm phần

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm

(Nguồn: http://lyric.tkaraoke.com/16273/ruoc_den_thang_tam.html)

Sau đó, chúng tôi được ăn potluck với những món ngon “bếp nhà ta nấu” hay” món ngon ta order” hấp dẫn, ngon lành. Thế là chúng tôi cũng đã đón Tết Trung Thu vui vẻ như những em bé trẻ rồi. Xin cám ơn các nhân viên Nhóm SHNV Portland  và quý vị ” bếp trưởng”  đã nấu những  thức ăn ngon. Smile!

Các cô Cang, anh Cường, Amanda, Christina  và các thiện nguyện viên  thuộc trung tâm  đã hướng dẫn quý vị “lão niên” chơi những trò chơi vận dụng trí nhớ, óc quan sát, sự nhanh nhẹn rất vui vẻ và khoa học.  Đừng tưởng “tuổi già” là “tuổi chỉ biết buồn” đâu nhé.  Có đến sinh hoạt với nhóm này rồi quý bạn sẽ thấy “đời vẫn còn đẹp sao” đấy!. Họ cũng nhanh nhẹn, ồn ào, vui vẻ lắm, bạn ạ!  Họ đã tìm đến nhau để chung vui với nhau cho bớt phần hiu quạnh vì bạn bè cùng lứa tuổi dễ dàng trò chuyện với nhau.  Họ là những bà nội trợ “cừ khôi”, những nhà chăm sóc vườn cảnh”hết xẩy”, những chuyên viên xã hội, những quan sát viên “bén nhậy”  đã kể cho nhau nghe nhiều chuyện, nhiều tin tức hấp dẫn lắm bạn ạ!

https://lh3.googleusercontent.com/z9MYI1dwjZiOKJ0A79IUFjO8dQDbR4kg6eWlQjFY7TaNCXN3VaYQyDw2swT0ad_jUsdzYN_T8vkkzoQs5eJbwIyCrqzftYu1LXSIVw=w657-h330

Bạn có muốn sống vui sống khoẻ hay chăng?  Nếu muốn, xin hãy đọc tài liệu được trích đăng dưới đây do người viết sưu tầm về để làm quà Trung Thu cho bạn nhé.

Cởi mở sẽ sống thọ hơn

Những người có cuộc sống thân thiện, hòa đồng với gia đình, xã hội sẽ giảm 50% nguy cơ chết sớm, đó là kết quả nghiên cứu của hai đại học tại Mỹ Brigham Young (bang Utah) và North Carolina (tại Chapel Hill, bang North Carolina). Kết luận này được rút ra từ quá trình tổng hợp dữ liệu liên quan đến 300.000 người và 148 công trình nghiên cứu thực hiện suốt ba thập kỷ qua.

Theo đó, “hầu hết những ai có mối quan hệ xã hội tốt sẽ sống thọ hơn 3,7 năm so với những người thụ động, sống cô độc” – trích lời giáo sư tâm lý Timothy B. Smith (Đại học Brigham Young). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng việc có nhiều bạn sẽ có kết quả tích cực tương tự như việc bỏ hút thuốc lá. Sự cô đơn, e dè trong việc thiết lập quan hệ xã hội sẽ khiến chúng ta có tỉ lệ tử vong tương đương những ai nghiện rượu, thậm chí cao hơn chứng béo phì, lười vận động.

Tương tự, một nghiên cứu của đại học danh tiếng Carnegie Mellon (Mỹ) được thực hiện vào năm 2003 trên cơ thể một nhóm tình nguyện viên đã chỉ rõ: nhóm tình nguyện viên có mối quan hệ xã hội đời thường tốt sẽ giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với virút cúm được tiêm vào người so với nhóm còn lại. Trước đó, Janice Kiecolt-Glaser – một giáo sư khoa tâm thần thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) – cũng đưa ra kết quả nghiên cứu khẳng định lại điều này, sau khi thực nghiệm trên chính nhóm sinh viên y khoa của mình. Ông cho biết các sinh viên vui vẻ, hòa đồng và nhiều bạn có hệ miễn dịch tốt hơn hẳn.

(Nguồn: CÔNG NHẬT (Theo Los Angeles Times)

Việc sống cởi mở, thoải mái để sống vui sống khỏe đâu có phân biệt tuổi già,  tuổi trẻ phải không bạn?

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 437-ORTB 852-92618)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://www.pinterest.com/suonglamt/

https://lh3.googleusercontent.com/IS7XlwXqJZrNLszbp0axvCgbYSSabRijHhEqOT7DkmhrEam2AeIsAxwqykXRCIQNRpyYZCujwSnh-wxD_oh619PLQcM2E7elH-tmVw=w440-h330

https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw

Sương Lam mời đọc Bị Con Rầy

Thưa quý anh chị,

Thời cuộc đổi thay lòng người và văn hoá đạo đức gia đình cũng thay đổi. Có những sự thay đổi khiến cho chúng ta vui mừng và cũng có những cuộc đổi thay khiến cho chúng ta “buồn trong lòng” một ít.

Khi liều thân đem con cháu đến xứ người tự do an lành,  cha mẹ nào cũng vui mừng khi thấy con cái của mình “công thành danh toại”,  nhưng ….. chữ Nhưng này mới quan trọng vì cha mẹ nơi xứ người phải đối đầu với những  “Culture Shock”, tạm dịch là  “những xung đột văn hoá” .  Nhiều phụ huynh học sinh và ngay cả chính bản thân người viết, khi bị những “cú sốc văn hóa” này, đã bàng hoàng không ít trong buổi ban đầu.  Nhưng rồi qua thời gian, chúng ta cũng tạm thích ứng với đời sống mới, với văn hoá mới, với những nghĩ suy của những người biết Đời biết Đạo vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” này, chúng ta chấp nhận sự việc đến với chúng ta một cách bình thản hơn, để cho cái Tâm của mình được an bình hơn.

Bài tâm tình hôm nay nói lên tâm sự của bậc cha mẹ già nơi xứ người khi thấy con cháu của chúng ta,  khi nhận được sự giáo dục nơi xứ người, có những cách sống, lối suy nghĩ, cách đối xử với ông bà, cha mẹ không giống như chúng ta, những người của thế hệ 30, 40, 50 đưọc giáo dục theo lối giáo dục Đông Phương, đặt căn bản trong “tình cảm gia đình” khác hẵn lối giáo dục “cá nhân chủ nghĩa” của Tây Phương hiện tại.  Chúng ta đành phải chấp nhận và biến hoá  sự việc theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Bạn đồng ý chứ?

Chúc an lạc.

Sương Lam

Bị Con Rầy    

              https://lh3.googleusercontent.com/u2nRd0GaT64Fsj3TCmHCWt5MV6JsCzxD5nvZmgoHUXuZiByu8jMD3zZ-o8yxUR_OTU3CccAcX30fUz0vF5S80PGu_XwkC2SQnPQ7Yx8=s330               

 

Đây là bài số bốn trăm ba mươi lăm (435) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Những bậc cha mẹ Việt Nam ở lứa tuổi U60, U70, U80 đang sống ở hải ngoại hiện tại chắc cũng có đôi lần “tủi thân” vì “Bị Con Rầy”, theo cách nghĩ của họ, khi người con lớn tiếng với cha mẹ một khi họ không đồng ý cha mẹ làm một việc gì đó hay là đã làm phiền họ.

Với văn hoá, giáo dục ngày xưa ở Việt Nam cha mẹ có rất nhiều uy quyền đối với con cái.  Cha mẹ có quyền quyết định tất cả mọi việc và rầy la dạy dỗ con cái.  Dù là nhiều khi bị rầy một cách oan uổng nhưng con cái vẫn phải ngồi im chịu trận chứ không dám cãi lại, nếu không, sẽ bị hàng xóm láng diềng chê trách là hỗn hào, bất hiếu với cha  mẹ.

Thời cuộc đổi thay, sống ở xứ người, cha mẹ nhiều khi bị trở ngại ngôn ngữ, kém hiểu biết về kiến thức khoa học kỹ thuật hoặc không biết lái xe v…v… đôi khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của con cái thì sẽ bị con cái la rầy ngay vì đã làm phiền họ.

Đôi khi họ sẽ không cho phép ông bà nội, ngoại chăm sóc con cái của họ theo cách săn sóc ngày xưa mà cha mẹ họ đã chăm sóc họ khi còn bé ở Việt Nam.

Đối với những người con lớn tuổi theo cha mẹ sang định cư xứ người thì còn giữ được một phần nào văn hoá, sự giáo dục ngày xưa.  Những đứa trẻ theo cha mẹ sang nước người lúc tuổi còn thơ hay được sinh tại hải ngoại thì không nhiều thì ít,  họ chịu ảnh hưởng giáo dục của Âu Mỹ nhiều hơn, nên cũng làm cho cha mẹ đau lòng nhiều hơn với cung cách đối xử của họ đối với cha mẹ Dĩ nhiên giáo dục trong gia đinh rất quan trọng nhưng một khi đứa bé chịu ảnh hưởng quá nhiều về văn hoá nơi mình đang sống thì những quan niệm giáo dục ngày xưa của cha mẹ sẽ bị  họ coi là “Old Fashion” ( lỗi thời) rồi.  Cũng đành thôi!

Cuộc đời thay đổi từng sát na huống chi là cả một thế hệ, cả một sự khác biệt về quan điểm sống, về sự giáo dục của nơi mình đang sống. Ngày xưa ở Việt Nam chúng ta thuộc các thế hệ  30, 40  được giáo dục theo đạo đức văn hóa Á Đông với  “tam cang, ngũ thường”, với “tam tòng tứ đức” của Khổng, Mạnh.  Con cái phải yêu thương, săn sóc bố mẹ khi già yếu trong bất cứ hoàn cảnh nào với câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con”. Những câu chuyện về chữ hiếu như chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu, chuyện Thoại Khanh Châu Tuấn , chuyện Mục Liên Thanh Đề đề cao chữ hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ được giảng dạy ở trường học cũng như ở chốn thiền môn. Người cha, người mẹ trong các thế hệ trước được tôn trọng, có nhiều quyền uy trong gia đình, trong đời sống, trong hôn nhân của con cái với quan niệm: “áo mặc sao qua khỏi đầu”, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”.  Nếu con cãi lời cha mẹ, không chăm sóc cho cha mẹ lúc tuổi già thì sẽ bị mang tiếng  là “bất hiếu”.

Bây giờ sống ở xứ Âu Mỹ, con trẻ được giáo dục khác hẵn lối giáo dục Á Đông là học sinh được quyền phát biểu ý kiến cá nhân ngay từ bậc tiểu học. Lớn lên, thanh niên nam nữ được quyền chọn lựa ngành nghề học theo ý muốn, sở thích của mình.  Trong hôn nhân, họ được quyền chọn lựa người phối ngẫu  theo trái tim tình cảm của mình và tổ chức hôn lễ theo ý của hai đương sự  và cha mẹ sẽ là người được “con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó” là xong chuyện.  Mọi người  phải tôn trọng đời sống cá nhân của người khác. Cha mẹ chỉ là những bóng mờ hay là người “osin, ở đợ không lương” cho con cái.  Hơn nữa, là chướng ngại vật hay là gánh nặng trong đời sống của con cái khi tuổi già. Nói ra thì đau lòng, mà sự thật tuổi già sống ở nơi đây là thế đấy, bạn ạ?

Người viết vẫn tin vào hai chữ Nghiệp Duyên của nhà Phật trong mọi sự việc ở đời. Cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, bạn bè, kẻ yêu người ghét v..v…  gặp gỡ nhau trên cõi đời này cũng là do duyên nghiệp đã tạo thành từ muôn nghìn kiếp trước. Tại sao thế giới này có cả tỷ người nhưng chúng ta lại gặp được cái “cái nữa xương sườn” đúng “size” của mình.  Nếu thực sự là có duyên nợ lâu dài thì sẽ đưọc “trăm năm hạnh phúc”;  còn nếu không, thì sẽ “rầm rộ  đám cưới” lúc  ban đầu rồi sẽ “âm thâm ly hôn” lúc về sau. Tại sao con cái có đứa biết thương cha mẹ, có đứa lại bất hiếu với mẹ cha?  Phải thật tình mà nói thì hình như con gái có hiếu và thương cha mẹ nhiều hơn con trai.  Xin lỗi quý ông nhé, đó chỉ là nhận xét riêng của người viết mà thôi, nếu không đúng, xin quý vị niệm tình tha thứ nhé.  Smile!

Người viết cũng vẫn nghe ngay tại xứ Mỹ này, có nhiều cha mẹ sung sướng khoe rằng: “Con tôi làm việc đem lương về nộp cho tôi đầy đủ. Chúng chỉ chừa lại một phần nhỏ để xài vặt mà thôi”  hoặc  là “Con tôi đưa tiền cho tôi trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tất cả sinh hoạt gia đình và rất hiếu  để với cha mẹ”! Trời ơi!  Những ông bà cha mẹ này có phước thật!  Xin chúc mừng cho quý vị và phần phúc ai nấy hưởng nhé! Còn đa số thì than phiền con cháu bây giờ sao mà bạc ác quá!

Đừng nói chi cha mẹ Việt Nam ở các nước Âu Mỹ than phiền rằng con cháu bây giờ hành xử không giống như mình mong muốn. Báo chí Việt Ngữ phát hành tại Mỹ cũng đãng lại tin tức con cháu ở Việt Nam cãi vã với cha mẹ, ông bà rồi giết cha mẹ, ông bà  để lấy tiền đi chích xì ke, bài bạc, nhậu nhẹt, mua điện thoại xịn v…v…

Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả sự việc trên đời là do duyên nghiệp tạo thành thì chúng ta cố gắng làm “the best we can” những gì chúng ta có thể làm được đối với con cháu, trong vai trò, trong  bổn phận của cha mẹ, ông bà của chúng ta.  Đừng nên đặt quá nhiều kỳ vọng nơi con cháu.  Đừng bao giờ trông cậy vào con cháu điều gì. Chúng ta hãy chấp nhận và sẵn sàng khi già không làm việc nổi, không tự săn sóc mình nổi nữa thì vào “nursing home”, như vậy mình sẽ bớt khổ hơn. Dầu sao đi nữa ở nơi xứ Mỹ, chính phủ vẫn lo lắng, trợ cấp cho người già đầy đủ, dù bạn có làm việc hay không làm việc, nếu bạn là công dân Mỹ.  Mỗi khi buồn khổ xin Bạn hãy nghĩ đến những người già  cô đơn, nghèo khổ ở Việt Nam là bạn sẽ thấy mình vẫn còn có phúc nhiều lắm, bạn nhé!

Những khi “bị con rầy” như trên đã nói, hy vọng bạn sẽ bớt buồn đôi chút sau khi đọc tài liệu dưới đây do người viết sưu tầm đem về đây chia sẻ với bạn bè

https://lh3.googleusercontent.com/wl4JpRBHbfqsEP-wCESB9umKUjDbKatM4KUCxfFjpg8wzYzheLl3GPbJBWXFhEXwAqrrAHrP4xP9EZwFJOD471HKJeIp6O9vGmEDvQ=w435-h261

Lý nhân duyên vợ chồng cha mẹ con cái

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả, nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ

Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…) phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới, “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.

Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong quá khứ hay đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên, lúc đó mọi oán thù trong quá khứ nhờ đó mà được tiêu trừ.

Có rất nhiều người kết hôn nhưng suốt đời chẳng có con, vì sao?

Chẳng có duyên! Con cái phải có duyên với quý vị thì chúng mới đầu thai vào nhà quý vị. Chúng nó chẳng có duyên với quý vị, sẽ chẳng đầu thai vào nhà quý vị. Nói cách khác, chúng nó đi đầu thai, phải tìm đối tượng. Quý vị mong cầu chúng nó, chưa chắc chúng nó đã để ý tới quý vị! Tìm đối tượng nào? Có mối quan hệ trong đời quá khứ. Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.

1) Loại thứ nhất là báo ân.

Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.

2) Loại thứ hai là báo oán.

Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo th quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu cùng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch” khiến cho nhà tan, người chết..!

3) Loại thứ ba là đòi nợ.

Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.

4) Loại thứ tư là trả nợ.

Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít.

* Nhưng cũng có thể họ có nhiều duyên nợ với chúng sanh nhưng lại đi gieo nhân không con (như phá thai, sát sanh, giết người…) ở quá khứ hay tiền kiếp nên hiện tại lại phải trả nghiệp nên không có con. hoặc họ muốn có con thì phải sám hối, và làm thật nhiều việc tốt, hướng thiện và phóng sanh… Nói chung thì đường đi của Luật nhân quả rất phức tạp khó ai thấu hiểu hết.

Đức Phật dạy rõ chân tướng sự thật, người một nhà là do bốn loại quan hệ ấy mà tụ hợp. Gia đình là như thế, mà người trong một họ cũng là như thế. Ân, oán, nợ nần nhiều, bèn biến thành cha con, anh em một nhà hay ân oán, nợ nần ít hơn cũng có thể biến thành thân thích, bầu bạn. Do đó, giữa người và người với nhau đều có duyên phận. Quý vị đi đường, một kẻ xa lạ gật đầu mỉm cười với quý vị cũng là do duyên phận xưa kia. Thấy một kẻ xa lạ, vừa thấy kẻ ấy liền cảm thấy gai mắt cũng là do duyên phận trong quá khứ.

Phải hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta khởi tâm động niệm chớ nên không cẩn thận, ngàn muôn phần đừng kết oán cừu với hết thảy chúng sanh, đừng nên có quan hệ nợ nần với hết thảy chúng sanh. Thiếu nợ phải trả cho sạch nợ, để tương lai hay đời sau khỏi phải đền trả nữa. Chuyện này rất phiền toái! Giáo huấn của thánh hiền Nho và Phật đều dạy chúng ta phải hóa giải ân oán. [Hóa giải] sẽ là phương pháp tốt lành nhất và viên mãn nhất. Chỉ có Nho và Phật mới có thể làm được, những thứ giáo dục khác trong thế gian chẳng thể thực hiện được!

(Nguồn: NiệmPhật.vn)

Theo thiển ý của người viết, muốn cho bớt khổ, muốn cho tinh thần an lạc, điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi quan điểm sống “trẻ cậy cha, già cậy con” ngày xưa và cũng nên cảm thông con cháu vì chúng cũng có những bận bịu, lo toan trong đời sống của chúng nên chúng không thể lo lắng, chăm sóc ông bà, cha mẹ già như ý mình mong muốn được. Bạn thì sao?

Xin mượn những vần thơ sau đây để làm kết luận cho những chuyện bình thường trong đời sống của bạn và của tôi hôm nay:

“Hãy nhớ rằng ta là cát bụi
Sắc Không, Không Sắc vẫn hoàn …Không
Dỉ vãng qua rồi, mai chưa đến
Thì xin hiện tại sống an vui ”
Thơ Sương Lam
(Trích trong Tuyển Tập Những Chuyện Bình Thường của SL)

https://lh3.googleusercontent.com/B7ewGf9J85uoglBogMbTpL9mZc3Y2NLZDx0fbsGYmlaerssN_Txtq7yD_R_MnvnhHKkYTp2RQpyb3-0RfU49cQuM--f9CvGmGo8w=w407-h330

Mời xem Youtube Nét Thiền của Đá do người viết thực hiện để thấy Đá vẫn có nét đẹp của Thiền và biết rằng sỏi đá cũng cần có nhau

Youtube Nét Thiền Của Đá

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

 Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN435-ORTB 850-91218

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://www.pinterest.com/suonglamt/

https://lh3.googleusercontent.com/-h3EpAfVpK7o/VfiWtpB90KI/AAAAAAAAClw/iIwfEa9jAl0/w795-h447-n/zen-garden-buddha-wallpaper.jpg

https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw

Sương Lam mời đọc Một Chữ Ngộ

Thưa quý anh chị,

Nhân khi đọc bài thơ Ngộ của thi sĩ Nhất Tuấn mà ngày xưa người viết đã một thời yêu thích, người viết có “yên sĩ phi lý thuần” (Inspiration tạm dịch là  nguồn cảm hứng) viết nên bài viết này.

 Xin hãy tùy tâm, tuỳ ý, tuỳ duyên hiểu chữ Ngộ như thế nào cũng được vì đây là một thuật ngữ của Thiền Tông mà một kẻ mới gieo duyên với Phật Pháp như người viết không dám lạm bàn.  Smile!

 Trân trọng 

Sương Lam

Một Chữ Ngộ 

 https://lh3.googleusercontent.com/-Zl5eIYLE488/W2JXkpoABaI/AAAAAAACHsE/QGDvjoSvIVoe2_mNKvGwoOGk9c2mTwO-wCJoC/w455-h477-n/gplus-449294497.jpg


 

Đây là bài số bốn trăm hai mươi chín (429) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Sau 20 năm làm việc ở Portland Public Schools, người viết “cáo lão về hưu…non”  trong tinh thần hưởng nhàn của nhà thơ Nguyễn Công Trứ trong bài thơ Chữ Nhàn của ông:

 
 “Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc

 Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”

 

để an hưởng “tuổi không còn trẻ nữa” của mình và làm những gì mà mình ưa thích nhưng vì chén cơm manh áo nên đã từ lâu không thực hiện được.

 Năm 2010, người viết được mời đến đại hội Huấn Luyện Phụ Huynh thuộc Khu Học Chánh North Clackamas tổ chức tại trường Alder Creek Middle School với tư cách là một diễn giả lớp huấn luyện dành cho phụ huynh Việt Nam qua đề tài  “Tại sao Phụ Huynh Rất Quan Trọng Đối Với Học Đường?”

 

 https://lh3.googleusercontent.com/eKbdczHTb1dJGHbTZ-k78_QRkgFFGzvwW8jlgZe3hFtuiXB7V9XewRyhNiRcabuqRwsg5oIna5sfCiFM23P9DtXziq1dHLgWJtmFrg=w440-h330

Việc mong ước con em thành công và đạt được địa vị cao trong xã hội là điều ai cũng mong muốn.  Tuy nhiên có nhiều phụ huynh đã tạo nhiều áp lực quá nhiều và quá nặng vào việc chọn lựa ngành học của con cái nên đã xảy ra trường hợp thương tâm ở Cali khi người con trai cả bóp cổ nghẹt thở bà mẹ tại tư gia tháng 12 năm 2008. Sự việc này phản ảnh sự xung đột giữa hai thế hệ trong gia đình người Việt khi các bậc cha mẹ vì quá mong muốn đạt những gì theo lý tưởng của mình nên đã tạo nhiều áp lực lên con cái mà không nghĩ đến hậu quả tai hại của những áp lực này. 

Trong câu chuyện này tất cả đều là người có học.  Bà mẹ là một dược sĩ, hết lòng thương yêu con trai lớn. Bà đã hy sinh mọi việc và lo lắng cho con với ước nguyện rằng con mình phải trở thành  một bác sĩ y khoa cho nở mày nở mặt với bạn bè trong khi người con thì muốn trở lại học ở trường dược vì chỉ có thêm một năm nữa là tốt nghiệp.  Hai mẹ con cải vã nhau kịch liệt về vấn đề này và cuối cùng thì người con tức giận đưa tay bóp cỗ mẹ.

 Đa số những phụ huynh người Việt luôn tìm cách gián tiếp hay trực tiếp ngăn cản những lựa chọn của con cái vì nghĩ rằng nó không hay, không đẹp, không danh giá như những gì mình mong muốn.  Nhiều phụ huynh Việt vẫn từng ao ước con cái phải học giỏi để thành bác sĩ. luật sư hay những ngành nghề khác có danh giá mà mình không thực hiện được để  họ được nở mặt nở mày với thiên hạ.  Khi đứa con có những chọn lựa khác với sự mong ước của mình thì rầy la, mắng chửi, tạo áp lực lên con cái đến nổi nhiều em phải tự tử hoặc tạo ra sự việc  thương tâm nói trên.

 Trong một chừng mực nào đó, nếu có thương yêu con cái thực sự, chúng ta phải chấp nhận nhận luôn những chọn lựa, quyết định của con cái dù rằng nó đi ngược lại những gì ta từng ao ước.

Câu chuyện thương tâm này đưa đến cho chúng ta một bài học về cái Ngã trong con người và sự ham muốn cái danh giá hư ảo của kiếp người.

Nhiều người trong chúng ta có cái Ngã quá tự cao tự đại, lúc nào cũng cho rằng mình đúng, người khác là sai và muốn người khác phải làm theo ý muốn của mình.  Chính vì cái Tôi quan trọng như thế mà con người phải nhận lấy bao nhiêu đau khổ trong cuộc sống với ba nghiệp tham, sân, si của mình.  Đây cũng  là một bài học mà các bậc phụ huynh cần phải suy ngẫm.

Xin cám ơn  anh Philip Phúc Phan,  khu học chánh North Clackamas, các phụ huynh Việt Nam  đến tham dự ngày đại hội nói trên vì các vị đã đem lại niềm vui cho người viết, vì quí vị đã thương yêu và  làm được một việc làm tốt đẹp đối với gia đình và  học sinh Việt Nam.

Trong cuộc đời của chúng ta chắc hẵn chúng ta đã từng gặp và sử dụng những viên đá lớn nhỏ khác nhau vì mỗi viên đá có một công dụng khác nhau. Xin mời bạn đọc mẫu chuyện dưới đây để có thêm một kinh nghiệm khi sử dụng những viên đá trong tay của bạn.

NHỮNG VIÊN ÐÁ LỚN

Nhị Tường dịch

Một giáo sư, chuyên gia về quản lý thời gian đang sử dụng phương pháp trực quan để dạy cho một nhóm sinh viên thương mại. Khi đứng trước nhóm sinh viên đạt được thành tựu cao, ông nói: “Ðây là lúc kiểm tra”.

Thế rồi ông kéo ra một cái hũ khoảng 5 lít và đặt lên bàn trước mặt, rồi đưa ra khoảng chục viên đá to cỡ bằng nắm tay cẩn thận đặt vào bên trong hũ, mỗi lần đặt một viên. Khi chiếc hũ gần đầy, không còn có thể bỏ thêm viên đá nào nữa, ông hỏi: “Chiếc hũ đã đầy rồi phải không?”.

Mọi người đều trả lời: “Vâng”.

 Giáo sư hỏi lại: “Thật thế chứ?”.

Ông lấy phía dưới bàn ra một sọt đựng sỏi và bỏ chúng vào hũ giữa những viên đá lớn. Rồi lần nữa ông hỏi cả lớp xem chiếc hũ đầy chưa.

Lần này cả lớp trả lời: “Có thể là chưa”.

“Tốt”. Nói xong, ông lấy từ dưới bàn ra một xô cát, và bắt đầu trút vào trong hũ, cát len lõi vào những viên đá lớn và những hòn sỏi nhỏ.

 Một lần nữa ông hỏi hũ đã đầy chưa. “Chưa đầy”. Cả lớp la lên.

Ông lại nói: “Tốt” và lấy một bình nước trút vào trong hũ đến khi ngập miệng bình.
Ông nhìn cả lớp và hỏi: “Cốt lõi của sự minh họa này là gì?”
.Một sinh viên nôn nóng đáp: “Cốt lõi chính là dù thời gian biểu của chúng ta có kín đi chăng nữa cũng không quan trọng, nếu thực sự cố gắng chúng ta luôn có thể thêm vào”.
“Không phải vậy” Giáo sư trả lời: “Ðó không phải là điều chủ yếu. Chân lý của thí dụ này chính là nếu chúng ta không đặt những viên đá lớn trước tiên, thì chúng ta không bao giờ bỏ hết tất cả vào được”.
Những “viên đá lớn” trong cuộc đời các bạn là gì? Thời gian bạn ở bên cạnh người thân yêu, những niềm tin, sự học, những ước mơ, những động cơ chính đáng của bạn, chỉ bảo hoặc tư vấn cho người khác. Hãy nhớ đặt “NHỮNG VIÊN ÐÁ LỚN” đó trước tiên, nếu không bạn sẽ không bao giờ có được tất cả. Vì vậy, tối nay, hoặc sáng mai, khi bạn nhớ đến câu chuyện trên thì hãy hỏi chính mình: NHỮNG VIÊN ÐÁ LỚN trong cuộc đời ta là gì?
(Nguồn: Tu viện Quảng Đức) 

Nhưng lại cũng có những người thích làm “Một Việc Nhỏ Thôi” với từ tâm của họ qua câu chuyện dưới đây

MỘT VIỆC NHỎ THÔI 

 

 https://lh3.googleusercontent.com/H5wQlhm2RWSwL9KnYer6i8i6ibx7BVufFegPw8Ila_HovdNqFZ4d8pZ9t247niqcw98eaWq_J_fOJx5ONOld4EcO7i54FHhoPdhsoSE=w371-h330

 

Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ . Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển . Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con chơi đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.

 Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại . Tóc bà đã bạc trắng , bị gió biển thổi tóc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển , bỏ vào cái túi.

 Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại , căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia . Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.

 Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ . Thế rồi bà cụ dừng lại nhin mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình . Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại , chỉ gỉa vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình . Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.

 Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán , hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ …. sững sờ . Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.

 Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai , mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe:  “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi”.

 Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành , nhưng bà cụ đả đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

 Đừng tưởng cứ nghèo là hèn 

Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong

Đời người lúc thịnh, lúc suy ,
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền
Đừng tưởng cứ đợi, là chờ
Cứ âm là nhạc, cứ thơ là vần
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than!!!.
AI ƠI NHỚ LẤY ĐỪNG QUÊN
( sưu tầm )

(Nguồn: Email bạn gửi- Cám ơn anh TQD- ĐHVK Group)

 Người viết là người yêu thơ thích nhạc nên thấy bài thơ nào hay hay hợp với ý tình của người viết là rinh cất vào “tàng kinh các” của người viết ngay để lâu lâu đem ra đọc lại với bạn bè cho vui. Xin mời Bạn cùng đọc với người viết bài thơ Ngộ này thay cho lời kết hôm nay nhé. 

 Ngộ

 https://lh3.googleusercontent.com/0bxcgBqg_rubD3KLEk9jMfSQhpu8CSJ27z9-0AWvEPMoh04sf46qHP6enBG2xwJMXTYJid9Swa5wKYnPAEFShn303GyqPvV3eH3RRSU=w248-h330

(Tặng chú tiểu Lan của … ) 

Em đóng cửa trái tim
Thi Cử Nhân Khoa Học
Rồi một chiều không tên
Xin … qui y xuống tóc
Đêm từng đêm nguyện cầu
Ơn riêng ban người đó
Còn mình muôn kiếp sau
Thề sẽ không yêu nữa
Thật giản dị quá chừng
Trái tim cửa khóa chặt
Tình khó len vào đây
Mặc bốn mùa đổi thay
Giam mình trong Thiền Viện
Xin làm một bóng mây
(28 năm sau … )
Hôm nay em ngộ rồi!
Phật dạy:
– Con yêu được
Hãy yêu thương muôn loài
Cứ yêu người ngày trước
– Anh thấy không?
Tu, không tu chẳng sao
Tình đôi ta bất diệt
Chúng ta là của nhau
Tới … “a tăng tỳ kiếp”
Nhất Tuấn
(Truyện Chúng Mình )
 
Mời xem youtube Thập MụcNgưu Đồ do người viết thực hiện cho lòng thanh thản dăm ba phút nhé.

Youtube Thập Mục Ngưu Đồ

10 Tranh Thiền nói về Tâm của con người

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN429-ORTB 844-8218)

Sương Lam

Sương Lam mời đọc Phật Ở Trong Nhà

Thưa quý anh chị,

Chuyện về Mẹ nói hoài, viết hoài  cũng không hết chuyện vì có nhiều chuyện vui, có nhiều chuyện buồn về Mẹ.  Bao nhiêu thi văn nghệ sĩ, bao nhiêu vần thơ lời nhạc, bao nhiêu câu hò lời hát, bao nhiêu tranh vẽ, nhiếp ảnh, phim hình cũng không nói hết về tình cảm  yêu thương của người Mẹ đối với con cái.

Xin mời quý thân hữu đọc tâm tình của người viết và đó cũng chính là tâm sự của những bà mẹ trong cõi nhân gian này vì nước mắt của chúng ta cùng một vị mặn, máu của chúng ta cùng một màu đỏ như nhau và tình yêu thương của người Mẹ đối với con cái không nhiều thì ít cũng giống nhau, phải không bạn?

Xin chúc vui đến những bà mẹ trên thế giới trong Ngày Của Mẹ năm nay.

Trân trọng,

Sương Lam

Phật Ở Trong Nhà

Photo

 

Đây là bài số bốn trăm mười  tám (418) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo

Ngày Của Mẹ đã qua rồi nhưng dư âm Ngày Của Mẹ vẫn còn đó,  Sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt bán hàng, sinh hoạt  ăn uống nhộn nhịp hẵn để mừng Ngày Của Mẹ,

Người viết đã tham dự buổi tiệc potluck mừng Ngày Của Mẹ với Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland   thuộc Trung Tâm Sức Khỏe và Dịch Vụ Á Châu (AHSC). Quý vị phu nhân thì đóng góp  thức ăn “bếp nhà ta nấu” hay “món ngon ta mua” rất hấp dẫn. Các nhân viên NSHNV thì trang hoàng, chụp hình, chiếu slide sinh hoạt Nhóm, tặng hoa hồng, tặng thiệp chúc mừng vẽ rất đẹp, tổ chức trò chơi rất vui v..v…

Xin cám ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm  AHSC và các nhân viên Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland đã đem niềm vui đến cho những bà mẹ hội viên của Nhóm để đời còn một chút gì đáng yêu.  đáng quý vì cũng có những ngưòi con viện cớ quá bận mà quên đi lời chúc Ngày Của Mẹ đến bà mẹ của mình hay quên đi thăm Mẹ đang sống cô đơn nơi viện dưỡng lão.  Buồn thay!

Mời xem youtube Ngày Của Mẹ với Nhóm Sinh Họat Người Viẹt Portland do người viết thực hiện qua link dưới đây:

Ngày Của Mẹ với Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland

Chúng ta vẫn đi tìm chân lý, một cái gì tốt đẹp hơn ở một nơi nào rất xa xôi mà không biết rằng chân lý ở ngay bên cạnh chúng ta, chúng ta vẫn thấy, vẫn gặp  hằng ngày mà chúng ta lại không biết.

Mời bạn đọc mẫu chuyệm Thiền dưới đây để biết rằng chúng ta có một vị Phật, một báu vật ngay trong nhà và ngay trong giây phút hiện tại mà ta đang sống mà ta không biết:

Phật Ở Trong Nhà

Dương Phủ từ giã mẹ già đến tỉnh Tứ Xuyên tham bái Bồ Tát Vô Tế. Trên đường di gặp một Thiền sư hỏi:
– Cậu đi đâu đó?
Dương Phủ đáp:
– Cháu đến lễ Bồ tát Vô Tế làm thầy.
– Nếu đi tìm Bồ Tát Vô Tế thì chi bằng tìm Phật có hơn không?
– Phật ở đâu?
– Cậu hãy về nhà, thấy ai quàng chiếc mền, mang giầy ngược ra đón thì người đó là Phật.
– Thưa vâng.
Dương Phủ nghe lời dặn. Về đến nhà thì đã nữa đêm. Mẹ cậu nghe tiếng con gọI cửa, mừng quá không kịp mặc áo, quàng đại chiếc mền, xỏ ngược đôi giầy chạy vộI ra mở cửa. Dương Phủ thấy mẹ liền đó tỉnh ngộ.

(Trích trong Thiền là gì? Biên soạn: Giác Nguyên)

Xin được góp vui cùng những người con cha mẹ còn sống trên cõi nhân gian này vì bạn còn có cơ hội để nói lên một lời yêu thương cha mẹ hay lời cám ơn công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha vì một mai cha me đã mất đi  rồi thì dầu bạn có muốn nói lời yêu thương hay tạ tội thì cũng đã muôn rồi. Cũng xin được chia sẻ nỗi buồn đau của những người đã không còn cơ hội để nói lên những lời yêu thương hay tạ tội này.

Trong tương lai, bạn sẽ ra sao, tôi nào biết được  nhưng chắc chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng dòng nước mắt bao giờ cũng chảy xuống, phải không Bạn?

Dòng Nước Mắt Chảy Xuống

Photo

Viết tặng những ai sẽ, đang và đã làm Mẹ  nhân Ngày Của Mẹ

SL

Dòng nước mắt bao giờ cũng chảy xuống

Cuốn trôi đi bao phiền muộn cuộc đời

Những sáng mưa hồng, chiều nắng buông rơi

Mẹ nuôi dạy cho đàn con khôn lớn

 

Mẹ sung sướng nhìn đàn con đùa giỡn

Con bé thơ chạy nhảy rất hồn nhiên

Niềm hân hoan sáng rực mắt Mẹ hiền

Con khỏe mạnh là Mẹ mừng vui lắm

 

Con đau bịnh, cả bầu trời đen thẳm

Mẹ âu lo theo nhịp thở của con

Mẹ khẩn cầu, Mẹ thức trắng mõi mòn

Dòng nước mắt lại một lần tuôn xuống

 

Tình người Mẹ lúc nào cũng mong muốn

Con thành công, con hạnh phúc, bình an

Dẫu đôi lần Mẹ ngăn lệ chực tràn

Khi con trẻ đã làm đau lòng Mẹ

 

Con khôn lớn, với Mẹ, con vẫn bé

Trong vòng tay ấp ủ của Mẹ Cha

Khi cánh chim đã tung cánh xa nhà

Là giây phút tim Mẹ như se thắt

 

Dòng sữa mẹ là sợi dây kết chặt

Trái tim con,  trái tim Mẹ với nhau

Con đau buồn, Mẹ sung sướng được nào

Con hạnh phúc, Mẹ Cha đây hạnh phúc

 

Ngày Của Mẹ! Hãy cùng nhau cầu chúc:

Người Mẹ già,  không nước mắt chảy tuôn

Người con ngoan, đừng làm Mẹ đau buồn

Dòng nước mắt đời đời luôn chảy xuống!

 

Sương Lam

Xin mời thưởng thức youtube

Giong Nuoc Mat Chay Xuong – Tho: Suong Lam – Nhac: Long Me -Y Van – Hoa tau

Duy Quang thực hiện youtube


Xin cám ơn anh Duy Quang  đã thực hiện youtube đẹp  này.

Cũng trong dịp này ngườii viết xin chia sẻ  một vài hình ảnh của Khóa tu ”Hạnh Phúc Là Đây” lần thứ 9 nhân ngày Mother’s Day do Như Lai Thiền Tự SanDiego Nam California tổ chức- Sunday May 13, 2018 của Thầy Thích Tánh Tuệ.

Kính mời bạn đọc tài liệu dưới đây.

Kính cảm tạ công đức của Thầy Thích Tánh Tuệ

Điều Gì Hạnh Phúc Nhất?

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một

số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận:

– Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?

Người thì nói:

– Không có gì hạnh phúc bằng làm vua.

Người khác nói:

– Chỉ có tình yêu là hạnh phúc nhất.

Còn có người nói:

– Chỉ có ăn ngon là hạnh phúc nhất.

 

Ðức Phật đi đến chỗ các thầy và nói:

– Các ông ngồi đây bàn tán về vấn đề gì?

Các Tỳ-kheo kể lại, Phật dạy:

– Này các Tỳ-kheo! Các ông nói thế nào?

Tất cả các hạnh phúc các ông vừa kể đều

nằm trong vòng luân hồi đau khổ.

Ngược lại, gặp Phật ra đời, được nghe chánh pháp,

sống thanh tịnh và hòa hợp trong Tăng đoàn,

những điều ấy là hạnh phúc nhất.

 

Ngài nói kệ:

Vui thay, Phật ra đời!-

Vui thay, Pháp được giảng!

Vui thay, Tăng hòa hợp!

– Vui thay, hòa hợp tu!

(Trích Kinh Pháp Cú – Câu 194)

Là Người Hạnh Phúc

Photo

Hướng Dương đẹp tựa mặt trời

Trên đời hạnh phúc là người biết tu.

Cuộc trần thì mãi ” lu bu ”..

Biết đời như huyễn buông thư nhẹ nhàng….

 

Mùa thu đẹp nhất lá vàng

Bước chân an tịnh giữa ngàn biến thiên.

Như Nai bên suối thật hiền

Như như lòng chẳng phan duyên, buộc ràng..

 

Thanh bình trên khắp nhân gian

Mĩm cười tâm nguyện bình an cho đời.

Trong hồ sen đẹp tuyệt vời

Người hạnh phúc nhất

chính người khéo tu.

 

Như Nhiên

Thích Tánh Tuệ

 

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 418-ORTB 51618)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

 

https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw

Sương Lam mời đọc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Portland, Oregon

Thưa quý anh chị,

Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 được tổ chức long trọng ở khắp nơi  đã qua rồi như dư âm vẫn còn đó.

Thành phố Portland hiền lành nhỏ bé của người viết cũng đã tổ chức một buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Portland, Oregon ngày Thứ Bảy 28 Tháng 4 năm 2018 vừa qua.

Người viết xin được chia sẻ tâm tình, hình ảnh và videos buổi lễ này để nói lên  lòng biết ơn QuốcTổ và niềm đau nước mất nhà tan  của người dân nước Việt đang sống ở hải ngoại.

Kính mong quý thân hữu cùng cảm thông với đồng hương Việt Nam tại Portland, Oregon.  Xin cám ơn.

Trân trọng,

Sương Lam

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Portland, Oregon

https://lh3.googleusercontent.com/7qBQwi1uTEC8GCWuTYlJnAteKrt8VhM_V_ZVadH9OfrSluW5G2AiMpcxKhDecNQvWs_VOX213n3wcrrCcUDuUH7wNblc4uvhdLGTjjI=w497-h330

Đây là bài số bốn trăm mười sáu (416) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Thứ bảy 28 Tháng 4 năm 2018 vừa qua, vợ chồng chúng tôi đến trường Ron Russell Middle School ở số 3855 SE 112 th Ave Portland, OR 97266  để dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Ngày 30-4 lần thứ 43  do ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon phối hợp cùng các đoàn thể trong cộng đồng tổ chức.

Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Quốc Hận 30 Tháng 4 gồm có:

 

Phần 1-  Lễ Chào Quốc Kỳ

Phần 2-  Giỗ Tổ

Phần 3-  Lễ Truy Điệu

Phần 4- Văn Nghệ

Phần 1- Lễ chào Quốc Kỳ do Cựu Sĩ Quan Hải Quân Phạm Quốc Nam và Cựu Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến  Đỗ Thành phụ trách

Phần 2-  Lễ Giỗ Tổ do ông Nguyễn Quang Trung, Nhóm Tế Lễ  Hội Ái Hữu Quảng Trị  Portland, Oregon và Nhóm Thân Hữu Gia Đình phụ trách

Là con dân đất Việt dù sống ở xứ người, chúng ta vẫn phải nhớ đến cội nguồn của mình và nhớ ơn các bậc tiền nhân anh hùng đã ra công dựng nước và giữ nước.

Cổ đức xưa có dạy rằng:

 

“Cây có cội mới tủa xanh nhành lá

Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông

Phận làm người ai cũng phải có tổ tông

Phận làm con phải hết lòng lo báo hiếu”

Nhìn quý vị cao niên Hội Ái Hữu Quảng Trị làm lễ ghi nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước rất trang nghiêm, thành kính, tôi thấy nao nao trong lòng và tự hỏi:  “Nếu mai kia thế hệ này không còn nữa thì đàn con trẻ Việt Nam các thế hệ kế tiếp sinh trưởng nới xứ người có còn nhớ đến các nghi lễ này hay không?”

Một câu hỏi thật bi quan nhưng vẫn là mối lo nghĩ canh cánh trong lòng đối với những ai còn muốn giữ gìn lễ nghĩa, đạo đức Việt Nam nơi xứ người.  Thiết nghĩ quý vị cao niên trong ban tế lễ này tại Portland và các nơi khác cần hướng dẫn và truyền trao những sinh hoạt văn hoá hay đẹp này cho các thế hệ mai sau.  Các trường dạy Việt Ngữ không phân biệt tôn giáo, các đoàn thể sinh viên học sinh, các đoàn thể sinh hoạt văn hóa, xã hội, chính trị, các ban chấp hành cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, nhất là các vị cao niên đã thông hiểu các nghi thức tế lễ có bao giờ nghĩ đến việc mở những lớp  học để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ các nghi lễ đặc thù văn hóa Việt Nam này hay chăng?  Nếu không hoặc chưa nghĩ đến, thì chúng ta cũng đừng trách tại sao những sinh hoạt văn hóa hay đẹp đó sẽ bị mai một theo thời gian trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam nơi xứ người?

Trong niềm hoài mong con cháu chúng ta còn biết được một chút nào về nguồn cội tổ quốc Việt Nam, người viết viết lên tâm tình của một người mẹ Việt Nam qua bài thơ dưới đây. Xin được chia sẻ cùng qúy bạn và hy vọng sẽ nhận được sự cảm thông của quý bạn.

Mời xem Youtube   Con Nên Hiểu Trinh Huỳnh thực hiện ảnh thơ  và Lâm Dung trình bày bài hát Đàn Chim Tha Phương qua link dưới đây:

Con Nên Hiểu- Thơ Sương Lam
https://youtu.be/tB9HzOKeO18

https://lh3.googleusercontent.com/-_CBdJf7wv1M/WupNfceqTHI/AAAAAAAB_oU/vrhbrolVI8k-3y3vLPJawZQbAwci-5XQACJoC/w795-h617-n/Con%2BNe%25CC%2582n%2BHie%25CC%2582%25CC%2589u%2B.jpg

Con Nên Hiểu

Con yêu hỡi! Ngày mai con sẽ lớn

Ở nơi đây, thế giới của Tự Do,

Nào biết đâu một cuộc sống ấm no

Phải được trả bằng khăn tang, xương trắng

 

Con có biết, nơi biển sâu rừng vắng

Nơi nông trường, chốn tù ngục, đồng khô

Bao oan hồn, bao kẻ chết không mồ

Bao máu lệ, kết thành Tự Do ấy?

 

Con nào biết, từ ngày binh lửa dậy,

Biết bao người phải sống kiếp điêu linh

Biết bao nhiêu chiến sĩ phải hy sinh

Để gìn giữ mảnh dư đồ Việt quốc

 

Con nên hiểu, kể từ khi lập quốc

Hùng Vương xưa, nay đã bốn nghìn năm

Trải bao đời Ngô, Việt, Lý, Lê, Trần,

Bao xương trắng, máu hồng vun đất Tổ

 

Giang sơn Việt, được tạo bằng gian khổ

Bằng mồ hôi, nước mắt với hy sinh,

Của mẹ cha, của chinh phụ chung tình

Của chiến sĩ, của mọi người dân Việt!

 

Con nên hiểu, dẫu sống xa Tổ Quốc

Con vẫn là người Việt nước Nam ta,

Con phải yêu Tổ quốc, nước non nhà

Yêu lịch sử, nhớ công ơn Tiên Tổ

 

Con phải nhớ, bao nhiêu người đói khổ

Ở quê xưa, đang hướng vọng về đây

Nào ai đang hạnh phúc ấm no đầy

Xin một phút hướng lòng về Tổ Quốc

 

Con nên hiểu, buồn nào hơn vong quốc

Tổ chim quyên, người phải có cội nguồn

Mẹ mong con hằng ghi nhớ luôn luôn

Dẫu con sống xa Quê Cha, Đất Mẹ

 

Sương Lam

 

Phần 3-  Lễ Truy Điệu  các chiến binh VNCH đã hy sinh vì tổ quốc và bỏ mình trong các trại tù CS và hằng trăm ngàn ngươì đi tìm tự do bỏ mình nơi rừng sâu biển cả.

https://lh3.googleusercontent.com/JFtye-c2-zPnARUnA8eYMrdHO2VBXWaIDAMDwgUDhLb9y4hfKOjQrhz7pLnd0OLhqq4PKGjeQY0Zu875Am9wBL21t2NVk_l1qQ7blQM=w440-h330
Ông Từ Đưc Tháo, chủ tịch Ban Chấp hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã xúc động khi nhắc lại những đau thương của người dân Việt trong biến cố lịch sử Quốc Hận 30 Tháng Tư.

Phần 4- Phần văn nghệ do ban nhạc The Dream và Ban Hưng Ca Portland, Oregon trình bày nhiều bài hát chứa chan tình cảm làm nao long quan khách tham dự buổi lễ: Quê Hương Bỏ Lại, Sài Gòn Vĩnh Biệt, Triệu Con Tim, Người Lính Già Xa Quê Hương, Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ v..v..

Kính mời quý bạn cùng xem:

1-    Hình ảnh ghi nhận  buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm 43 năm Ngày Quốc Hận  30 Tháng Tư do Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức vào thứ bảy, ngày 28 tháng 4 năm 2018 qua link đính kèm:

https://photos.google.com/share/AF1QipM81dvw8l1ivzrWAHxbPO6ZeZmL1NCZhF4uyhV80Zc1XGspEbkzack18rmlZSCqJw?key=ZDN6U241NHlNRFNIZS13VXAyNzhpSkd3VWt2MVN3

Cám ơn Mrs Mary Nguyễn đã chụp hình rất đẹp.

 2- Youtube PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 43 tại Portland – Oregon của SBTN

Vào lúc 1giờ trưa Thứ Bảy ngày 28 tháng 04 năm 2018, BCH-Cộng Đồng Oregon đã phối hợp với nhiều tổ chức và hội đoàn tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm lần thứ 43 ngày Quốc Hận tại trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Ron Russell thành phố Portland.

https://www.youtube.com/watch?v=n-KYbQLIetQ

Cám ơn anh Lê Quang Trung đã thực hiện Youtube.

Thời gian vẫn cứ trôi  qua và con người vẫn còn đau buồn mỗi khi nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975:

« Bao mươi năm! Cuộc đời dầu đổi khác

Nhưng tấm lòng yêu nước, nhớ quê hương

Và nỗi buồn của kẻ sống tha hương

Vẫn còn đó trong lòng người dân Việt »

Thơ Sương Lam

https://lh3.googleusercontent.com/joiWD6TFmvmNfETej1XicOG0g_0F5G32TfyTGi7KXTZejllx-MpK0ZCYVPWU61_CnIgL62DUf0hogeHNTyXCvc7xb6DQ27SAXTWLv-w=w497-h330

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 416-ORTB 831-5218)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://lh3.googleusercontent.com/rRTYV5MEOOk9ZWpGCXXOwY05KzqOGy2AmXkFGsqjeAuoJT52m0vUFkKSUi-NVaWmwBG7W8ncL6MEpzuUREL9fAhOd1o10todWC-cIw=w440-h330
https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw