Chú Đại Bi – nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc

Suong Lam Tran Mar 10-2024
to ThiềnNhànSương, hoicaonienor@googlegroups.com, bcc: Tran, bcc: Hanh, bcc: Phuong, bcc: me, bcc: Hue, bcc: Ngoc, bcc: Thi, bcc: Dien, bcc: binh, bcc: Boi, bcc: Lai, bcc: Minh, bcc: Ngoc, bcc: Han, bcc: Thầy, bcc: Trường, bcc: NGO, bcc: suonglam

 Kính chuyển tiếp bài Kinh Chú Đại Bi -nhạc sĩ Võ Tá Hân Phổ nhạc  do Sương Lam sưu tầm 

 Kính chúc thân tâm an lạc

CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân phổ nhạc

 Board Youtube Thiện  Đạo

votahan

44.1K subscribers

CHÚ ĐẠI BI – Nhạc Hòa tấu – Võ Tá Hân phổ nhạc

votahan

102K views 13

NOW PLAYING

PLAY ALL

 GREAT COMPASSIONATE HEART DHARANI SUTRA – Vietnamese version – CHÚ ĐẠI BI

votahan

44.1K subscribers

1.7K VI

GREAT COMPASSIONATE HEART DHARANI SUTRA – Vietnamese version – CHÚ ĐẠI BI / Music: Vo Ta Han 

 Mix – CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân phổ nhạc

Bao Yen and more

 Mix – CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân phổ nhạc

YouTube

Youtube Thiện Đạo

Youtube Thiện Đạo

Save

youtube.com

 CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Attachments area

Preview YouTube video CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân phổ nhạc

CHÚ ĐẠI BI – Võ Tá Hân phổ nhạcPreview YouTube video CHÚ ĐẠI BI – Nhạc Hòa tấu – Võ Tá Hân phổ nhạcCHÚ ĐẠI BI – Nhạc Hòa tấu – Võ Tá Hân phổ nhạcPreview YouTube video GREAT COMPASSIONATE HEART DHARANI SUTRA – Vietnamese version – CHÚ ĐẠI BIGREAT COMPASSIONATE HEART DHARANI SUTRA – Vietnamese version – CHÚ ĐẠI BI

Những Ca Khúc Phật Giáo của nhạc sĩ Võ Tá Hân

Cám ơn Minh Thắng đã có nhã ý chuyển đoạn clip này cho tôi.  

Bài “Kệ Phật Sử” này là do TT Thích Giác Đẳng (trụ trì chùa Pháp Luân ở Houston Texas) viết và tôi cũng có duyên được gặp Thầy ở Singapore khi đang phổ nhạc Trường Ca này:

Trường Ca Phật Sử

Thích Giác Đẳng cũng là người đã khuyến khích tôi và giúp phổ biến băng nhạc Phật Giáo đầu tiên “Dâng Hương” …

Trường Ca Khoá Lễ Đại Chúng

… và từ đó dẫn đến một loạt những Trường Ca Phật Giáo, thiền ca & ca khúc Phật giáo khác:

9 Trường Ca Phật Giáo – Võ Tá Hân phổ nhạc:

50 bài Thiền Ca – Võ Tá Hân phổ nhạc

Thân mến

Võ Tá Hân

On Mon, Jan 8, 2024 at 6:05 AM Minh Thang Cu <hqtqthang@gmail.com> wrote:

Kính gửi chú Tá Hân, 

Thượng tọa Chơn Minh (Trưởng khoa Lịch sử Phật giáo – Học viện Phật giáo Việt Nam tại tp.HCM) có nhắc tới chú Tá Hân trong đoạn 2:11:49 trong clip bài giảng “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ” ở dưới clip sau ạ:

Thân mến, 

Cháu Minh Thắng

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Tài liệu hay lạ của nhạc sĩ Võ Tá Hân gửi Thầy Tánh Tuệ và Sương Lam 12-18-2023

 Thầy Tuệ Sỹ

Mô Phật

Kính cảm niệm Đạo hữu đã chia sẻ những tấm ảnh quý báu với Ôn Tuệ Sỹ..

Nhân cách Ôn ai cũng thương mến..

Có thể nói Ôn TS là.. ”vạn thế Sư biểu”…

Một bậc thầy khuôn mẫu cho nhiều đời noi theo..

Kính chúc Đạo hữu luôn sức khỏe, an lành..

Emoji
Emoji
Emoji

With Metta

Như Nhiên- TTT

On Saturday, December 16, 2023 at 09:35:26 AM PST, Han Vo-Ta <han.vota@alum.mit.edu> wrote:

Kính Thầy Tánh Tuệ 

Minh Hoan xin gửi Thầy xem vài tấm ảnh kỷ niệm chụp với Hoà Thượng Tuệ Sỹ ở Sài Gòn cách nay khoảng 15 năm. 
Lúc ấy Hoà Thượng ở chùa Già Lam và thỉnh thoảng hay ghé Như Thị Thất thăm các em thiếu nhi sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử Chánh Đạo, nơi đã giúp phổ biến 180 bài nhạc sinh hoạt GĐPT của Minh Hoan đã sáng tác từ nhiều năm qua.  
Gặp HT Tuệ Sỹ lần ấy thì HT nói chuyện nhiều về âm nhạc vì HT cũng chơi đàn guitar cổ điển, và HT cũng khuyên Minh Hoan nên viết về “Kinh Tế Phật Giáo” … MH có nói với HT rằng MH không là một lý thuyết gia về kinh tế mà chỉ là một chuyên gia quản lý và là một doanh nhân chuyên … “make things happen” chứ không viết về lý thuyết cao siêu.  Đối với MH thì Kinh tế Phật giáo chỉ là việc chú trọng và áp dụng yếu tố “văn hoá & đạo đức” vào những hoạt động kinh tế trong xã hội mà thôi! 
MH xin gửi Thầy một bài phỏng vấn trên tờ Tuổi Trẻ cách nay mấy tháng mà MH có nhắc đến đề tài văn hoá & đạo đức trong kinh doanh và “Âm nhạc và Phật giáo” để Thầy xem cho vui nhé: 
https://tuoitre.vn/ong-vo-ta-han-toi-mong-goc-re-van-hoa-va-dao-duc-duoc-sau-day-20230506113034985.htm

Vài hàng kính thăm Thầy luôn dồi dào sức khoẻ, thân tâm an lạc.
Kính thư 
Minh Hoan Võ Tá Hân 

4 Attachments • Scanned by Gmail

 Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày – Tuổi Trẻ Online

https://tuoitre.vn/ong-vo-ta-han-toi-mong-goc-re-van-hoa-va-dao-duc-duoc-sau-day-20230506113034985.htm

Trong ông là ba con người đều thành tài thành danh: Một ngân hàng gia quốc tế làm việc cho những tập đoàn lớn, người đã lên chương trình tặng sách khổng lồ lên tới trên 1 triệu cuốn cho Việt Nam, và cả nhạc sĩ guitar cổ điển tài hoa với hàng trăm bản nhạc, nhất là những bản nhạc phổ kinh Phật.

TS Nguyễn Xuân Xanh nhận xét về ông: “Nói theo ngôn ngữ của thời khai sáng thế kỷ 18, ông Hân là người tặng ánh sáng cho Việt Nam. Sách là ánh sáng, giúp con người khai trí, mở mang đầu óc, nhìn thấy thế giới. Ông Hân có lẽ là người quyên nhiều sách nhất cho một đất nước”.

Tuổi Trẻ Cuối Tuần trò chuyện cùng ông trong tháng 4 này.

Chúng ta hãy trở lại một dấu mốc: bản kiến nghị 10 trang mang tên “Singapore – Vietnam / A Proposed Strategy For Business Development” mà ông hoàn thành ngày 6-2-1992 và trình lên ông Lý Quang Diệu, mở ra một chương bang giao kinh tế thương mại tích cực giữa hai nước.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 1.

– Đó là kết quả nhiều năm tôi sống và làm việc bên Singapore, trực tiếp quản lý và tư vấn cho các tổ chức và doanh nghiệp ở đó, đồng thời là chủ tịch Hội Doanh nghiệp Canada tại Singapore (sau này là Phòng Thương mại Canada)…

Tôi được mời tham gia tổ tư vấn 25 người cho Chính phủ Singapore về mô hình Singapore 2000, trước khi đất nước này bước vào thiên niên kỷ mới.

Dạo ấy tuy Singapore vẫn còn duy trì chính sách cấm vận với Việt Nam, tôi được yêu cầu viết một bản tư vấn chiến lược về quan hệ với Việt Nam.

Trong kiến nghị, tôi nêu ra 10 điểm có lợi cho Singapore khi nối lại bang giao với Việt Nam, lĩnh vực nào mà hai bên có thể hợp tác, đặc biệt nhấn mạnh rằng muốn đầu tư vào Việt Nam thì Singapore phải nhanh tay trước các nước khác.

Thời gian này, tôi cũng tổ chức nhiều buổi seminar giới thiệu cơ hội hợp tác với Việt Nam trong các lãnh vực thương mại, ngân hàng, bất động sản, tin học…, giúp mang Việt Nam đến với Singapore khi các doanh nhân của đảo quốc này còn chưa được phép đặt chân đến Việt Nam.

Trong số những công ty tôi đưa về Việt Nam, tôi tâm huyết nhất là Unilever bởi đã quan sát kỹ cách họ làm tại các nước khác và thấy được cách đi bền vững, lại chú trọng đến đào tạo, huấn luyện nhân lực, sử dụng nguồn nguyên vật liệu và phát triển thị trường nội địa.

Bản kiến nghị kết thúc với 10 đề nghị cụ thể như khuyến khích kết nối các cơ quan cao cấp của nhà nước hai bên để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý mô hình Singapore, cấp học bổng cho sinh viên học sinh Việt Nam sang du học tại Singapore. Nói chung thì tất cả đều được thực hiện!

Trước đó, cuối năm 1991, ông giúp đoàn của Cục Phát triển thương mại Singapore chính thức đến Việt Nam lần đầu. Chuyến thăm mang lại điều gì đặc biệt vào bối cảnh đó?

– Thực ra chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên là vào đầu năm 1988, tôi đưa một đoàn doanh nghiệp Canada về, nhưng lần đó chỉ gồm vài công ty. Cục Phát triển thương mại Singapore là phái đoàn chính thức của Nhà nước Singapore gồm nhiều tập đoàn tư nhân và công ty thuộc quỹ đầu tư Temasek của chính phủ.

Trước chuyến đi, phía Singapore tỏ ý lo ngại vì quan hệ giữa chính phủ hai nước không mặn mà cho lắm. Tuy nhiên chuyến thăm Việt Nam đã được phái đoàn xem là thành công ngoài mong đợi. Tất cả đều đánh giá cao và chờ đợi mối bang giao giữa hai nước được bình thường hóa để bắt tay ngay vào việc.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 2.

Trước đó tôi cũng đã đưa Singapore Airlines về Gia Lâm năm 1989 để ký bản ghi nhớ chuẩn bị cho đường bay Việt – Sing, giúp các tập đoàn Keppel, Singapore Land vạch sẵn kế hoạch đầu tư bất động sản.

Vài tháng sau chuyến thăm cuối năm 1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang Singapore vào tháng 4-1992 để ký kết hiệp ước đầu tư song phương.

Năm 1994, Vietnam Airlines bắt đầu bay vào Singapore và đến 1996 thì Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đầu tiên được khởi công.

Vào thời điểm đó, ông nhìn thấy con đường nào cho Việt Nam và mong mỏi gì cho quê hương? Từ đó đến nay, ông thấy Việt Nam có đi trên con đường mà ông hằng mong đó không, và đã đạt được cũng như bỏ lỡ những gì?

Bước sang giai đoạn đổi mới thì việc đầu tiên cần quan tâm là phát triển kinh tế. Trong các nước Đông Nam Á, Singapore tuy là nước nhỏ, ít dân, không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng đã biết khéo léo thu nhận làn sóng văn minh phương Tây, trở nên tiến bộ vượt bậc trong một thời gian ngắn.

Ngay từ buổi họp với phái đoàn ông Phan Văn Khải thăm Singapore năm 1988, tôi đã đề nghị Việt Nam nên chọn Singapore làm mô hình phát triển kinh tế.

Dĩ nhiên không thể áp dụng một cách máy móc, nhưng những thành quả từ “ống nghiệm” kinh tế Singapore có thể nhân bản gấp trăm lần hơn cho Việt Nam, miễn là khi áp dụng có thay đổi cho thích hợp, nhất là chú ý tới đặc thù văn hóa và tính cách con người.

Từ những ngày hai nước còn “nhìn nhau xa lạ”, đến việc Singapore trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam 3 năm qua, là một hành trình dài và đúng hướng trong mối hợp tác giữa hai quốc gia như hằng mong đợi. Tuy nhiên, sẽ còn nhiều thách thức phải vượt qua trong giai đoạn sắp tới, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất an hiện tại.

Là một cố vấn cho Nhà nước Việt Nam về vấn đề đổi mới, trải rộng rất nhiều lĩnh vực, nổi bật là tư vấn về lựa chọn và xây dựng mô hình kinh tế, giúp các địa phương… Các lời khuyên của ông được lắng nghe và ứng dụng hiệu quả nhất trên những lĩnh vực nào?

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 3.

Năm 1973, tôi viết luận án thạc sĩ tại Viện đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) với đề tài “Khu chế xuất và Việt Nam sau chiến tranh”. Sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên năm 1988, tôi đã tóm lược và xuất bản luận văn thành sách.

Đầu năm sau, sách được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước dịch thành tập tài liệu trong tổng luận “Kinh tế đối ngoại”. Ý chính của luận án là sau khi chiến tranh chấm dứt, hai vấn đề trăn trở cho Việt Nam sẽ là tạo công ăn việc làm cho người dân và tìm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Khi chúng ta đang chập chững chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường thì khu chế xuất là mô hình thích hợp.

Trong chuyến đi của Cục Phát triển thương mại Singapore năm 1991, trước khi rời Hà Nội, tôi và vị tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu khí Singapore được hỏi ý kiến về dự định xây nhà máy lọc dầu của Việt Nam.

Tôi chỉ khuyên là tại thời điểm ấy hãy khoan tính chuyện xây nhà máy lọc dầu, nên gửi dầu thô sang Singapore để lọc, còn trước mắt cần xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, tạo ra trục xương sống để phát triển kinh tế và giao thương.

Ngoài ra là những gợi ý khác như không nên phát triển đồng bộ 55 tỉnh thành cùng lúc, mà dồn năng lực vào 5 trọng điểm là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.

Sau đó, chính những đầu tàu này sẽ trực tiếp giúp các tỉnh khác phát triển hiệu quả hơn. Xa hơn, để giúp nhanh chóng phát triển các tỉnh “đòn gánh” miền Trung, Nhà nước có thể miễn thuế cho các công ty được thành lập trong vùng.

Với TP.HCM, tôi đưa ý kiến phát động chương trình “Giữ gìn thành phố sạch đẹp” cùng Sài Gòn Tourist, gợi ý giữ trung tâm Sài Gòn lại như một “thành phố cổ” có khả năng thu hút du khách quốc tế trong tương lai và xây dựng đô thị hoàn toàn mới ở Thủ Thiêm.

TP.HCM rồi cũng sẽ mở rộng theo đà phát triển kinh tế, nên thay vì nới rộng Tân Sơn Nhất, hãy đưa phi trường ra xa thành phố.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 4.

Với các dự án đầu tư nước ngoài mà đối tác trong nước cần góp vốn thì áp dụng mô hình 70/30, mà phần 30% đóng góp của trong nước được tính từ tiền thuê đất trả trước trong nhiều năm…

Đấy chỉ là vài góp ý của một người ở nước ngoài với những hiểu biết thiếu sót về “địa lợi”, dĩ nhiên là có những ý kiến có vẻ “không tưởng”, chưa thể hoặc không thể áp dụng được lúc bấy giờ.

Ông là một chuyên gia kinh tế tài chính, đứng đầu những tập đoàn và tổ chức rất lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, quản trị kinh doanh và giáo dục. Đâu là những điều quan trọng nhất mà một sự nghiệp như vậy mang lại cho ông?

Ồ, tôi cũng chỉ là người làm công cho những tập đoàn lớn, may mắn được giữ những chức vụ ấy chứ nào có phải người sáng lập một tập đoàn, tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu người đâu mà đáng để hãnh diện.

Trong thời gian làm việc với các đối tác trong nước, tôi đã gặp những người tài ba lỗi lạc, nhưng chỉ không may mắn có được cơ hội để thi thố tài năng. Tôi chỉ là người rất may mắn hơn nhiều người khác mà thôi!

Ông cũng là người viết những bài báo thiết thực, gần gũi, dễ hiểu phân tích về quản lý tài chính trong nước, quản lý doanh nghiệp, hướng dẫn cách vay vốn, cách thương thảo hợp đồng, các tập quán kinh doanh ở nước ngoài… Điều gì thôi thúc ông viết?

Trong thời chiến thì đất nước cần những tay súng, nhưng trong thời bình thì các “chiến sĩ” chính là những “doanh nhân”, chiến trường là thương trường.

Tôi chủ trương viết những bài báo thiết thực, ngắn gọn và dễ hiểu chính là để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm giúp lớp doanh nhân này khi họ mới xắn tay áo bước vào thương trường, còn đầy nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là xương sống của một nền kinh tế, cũng chính là từ kinh nghiệm quản lý, điều hành, lèo lái những con thuyền nhỏ này mà doanh nhân Việt Nam sẽ vươn lên, xây dựng những tập đoàn hùng mạnh, làm giàu cho bản thân và đất nước! Giản dị chỉ có thế!

Ông đã chứng kiến nhiều đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực. Giờ đây là một giai đoạn khủng hoảng nữa đang diễn ra với một giới doanh nhân đang đối diện với bất định của thị trường và cả chính sách. Ông có những lời khuyên gì cho các vị chủ doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

Trong thời gian làm việc ở Singapore, tôi đã trải qua 3 đợt khủng hoảng kinh tế khiến con thuyền Singapore chới với, và cũng đã viết rất nhiều để chia sẻ kinh nghiệm giải cứu những công ty mà tôi trực tiếp trải nghiệm.

Tuy nhiên giờ đây vì đã về hưu, không còn theo dõi và nắm vững hoàn cảnh thực tại, nên khó có thể đưa ra những đề nghị phù hợp cho các doanh nhân trong nước.

Thêm nữa, so với 30 năm trước, ngày nay chúng ta đã đào tạo được nhiều chuyên gia kinh tế tài chính lỗi lạc và những doanh nhân lão luyện, hiểu biết về tình hình nội địa. Chính đây mới là những người có thể đưa ra lời khuyên thiết thực nhất.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 5.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 6.

Khi nói tới chuyện hợp tác làm ăn với một đất nước, ông nhấn mạnh rằng phải lưu ý tới văn hóa và đặc thù quản trị của đất nước ấy. Vì sao ông lại nhấn mạnh khía cạnh văn hóa?

Việc phát triển một đất nước không phải để nhắm vào mục tiêu duy nhất là thu nhập bình quân trên đầu người. Nào có gì hay khi đất nước sản sinh ra một lớp trẻ chỉ biết vọng ngoại, thích nói tiếng ngoại quốc, mơ sống ở nước ngoài và quay lưng lại với người dân và đất nước mình.

Văn hóa do đó chính là yếu tố giúp những người trẻ gắn bó với quê hương đất nước. Trong những năm cuối đời, người cha già dân tộc Singapore, ông Lý Quang Diệu, tỏ ý hối tiếc là đã thúc đẩy phát triển kinh tế quá nhanh khiến người trẻ Singapore dường như mất gốc, không hề biết đến hai chữ “đất mẹ” là gì.

Người Việt Nam ta có một truyền thống văn hóa từ ngàn đời, sâu dày và gắn bó, đó là lợi thế rất lớn. Những chương trình như Mùa hè xanh cũng đã giúp lớp trẻ gắn bó với quê hương để sau này dù họ có đi đâu xa cũng hướng về đất mẹ.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng ngày càng gia tăng.

Mỗi người Việt khi rời xa quê hương đều mang theo hình ảnh Việt Nam vào thời điểm họ ra đi, người thì cho là hình tam giác, người hình tròn, người lại hình vuông, để rồi cùng có những cái nhìn sai lệch, cứng nhắc về đất nước.

Những lần về thăm quê nhà vào dịp lễ Tết, những chương trình quảng bá văn hóa Việt Nam đã giúp kiều bào liên tục cập nhật tình hình để có cái nhìn chung về đất nước, xích lại gần nhau hơn. Những kết nối văn hóa ấy đặc biệt quan trọng cho kiều bào vì họ sẽ là những cánh tay Việt Nam nối dài.

30 năm phát triển đã đưa đất nước lên một trình độ cao hơn, từ lãnh vực kinh tế bước qua phát triển văn hóa, nay thiết nghĩ đến lúc chúng ta nên hướng đến việc phát huy đạo đức.

Trong kinh doanh thì bí quyết “làm giàu” có thể thâu gọn trong 8 chữ “Mua rẻ – Bán đắt – Trả chậm – Đòi nhanh!”.

Thế nhưng mua những thứ rẻ tiền độc hại để bán kiếm lợi nhuận lớn thì không thể gọi là thành công mà là một việc vô đạo đức. Các doanh nhân không nên đợi đến lúc thành đạt rồi mới nghĩ đến “đạo đức kinh doanh”, mà việc vun trồng đạo đức và văn hóa phải bắt đầu từ sớm, từ những đứa trẻ.

Những bài học nhân nghĩa lễ trí tín từ ngày còn bé đều để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí và cách hành xử của mọi người cho đến lúc bạc đầu.

Khi sáng lập VN2020 – “sân chơi” của giới trí thức, chuyên gia trẻ Việt Nam tại Singapore vào năm 2007, ông kỳ vọng những sinh viên Việt Nam được giáo dục đàng hoàng, giỏi nghề, tiếng Anh thông thạo này sẽ là một lực lượng “nội công kinh tế” cho các công ty trong nước về sau. Từ đó đến nay, kỳ vọng này đã thành hiện thực chưa, thưa ông?

Chương trình VN2020 phát triển rất mạnh trong khoảng một thập niên khi Singapore cấp rất nhiều học bổng đại học để thu hút nhân tài Việt Nam.

Tuy nhiên chương trình này sau đó đã gặp phải sự chống đối của dân bản xứ vì cho rằng nhà nước đã quá ưu đãi nhân tài nước ngoài, làm thiệt hại đến công ăn việc làm của người dân Singapore.

Thế là số học bổng dành cho du học sinh Việt Nam bị rút bớt rất nhiều, chương trình VN2020 sau đó cũng chấm dứt. Một số thành viên VN2020 đang ở lại làm việc tại Singapore đã chuyển nhóm thành Phòng Thương mại Việt Nam tại Singapore còn hoạt động cho đến nay.

Tôi rất vui khi thấy các cựu thành viên VN2020 trước đây đã thành tài, trở về nước giữ những chức vụ quan trọng, tạo ảnh hưởng tốt trong lãnh vực chuyên môn. Dù ở vùng trời nào thì các em vẫn nặng lòng hướng về giúp đất nước bằng cách này hay cách khác.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 7.

Điều gì thôi thúc ông bỏ vào vali 10 quyển sách để mang về Việt Nam những năm Việt Nam còn bị cấm vận, từ đó khởi đầu một chương trình tặng sách chưa từng có cho Việt Nam? Và hành trình mang sách về Việt Nam sau đó tiếp diễn như thế nào?

Lần đầu tiên trở về Việt Nam năm 1988, từ đất nước Singapore thịnh vượng về Sài Gòn chỉ cách hơn một giờ bay, lúc ấy còn vắng lặng, trơ trọi, tôi thật ngỡ ngàng.

Đi dạo khu vực trung tâm Sài Gòn và ghé vài hiệu sách, tôi bàng hoàng khi thấy số lượng sách nghèo nàn quá. Trên chuyến bay rời Việt Nam khi ấy, tôi không cầm được nước mắt, suốt một thời gian dài sau đó tôi cứ liên tục suy nghĩ phải làm gì để giúp đất nước.

Nếu đến gặp ông Lý Quang Diệu lúc ấy để cầu mong Singapore giúp đỡ thì có lẽ người ta sẽ bảo mình điên. Cuối cùng chỉ có chính mình mới có thể tự cứu giúp mình.

Thế là tôi nảy ra ý định quyên sách về cho Việt Nam. Bắt đầu với một lá thư xin sách để gửi về Việt Nam tặng Viện Kinh tế Hà Nội và Viện Kinh tế Sài Gòn, tôi nhân bản lá thư ấy gửi đến 100 địa chỉ, từ MIT, Harvard, World Bank cho đến các nhà xuất bản lớn.

Nhận được 1.500 quyển đầu tiên rồi từ đó tôi làm quen với Nhà xuất bản Simon & Schuster/Prentice Hall, dần dần mua được sách với giá rẻ, cứ mỗi lần vài chục nghìn quyển, gửi về nước theo từng container.

Nhiều năm sau, khi liên lạc với người bạn thân làm giám đốc Nhà xuất bản Irwin ở New York, tôi lại mua được gần nửa triệu quyển chuyển sách về ĐH Quốc tế trong 40 container lớn để phân phối đến các đại học khác.

Với Nhà xuất bản World Scientific, do là chỗ thân quen nên tôi được họ tặng sách miễn phí từ hơn 20 năm qua, chỉ trả chi phí vận chuyển, tính ra cũng được hơn chục container.

Từ những nơi khác như trường trung học Singapore Polytechique, Singapore Institute of Management, Nhà xuất bản Mc GrawHill, PW Medical…, tôi cũng quyên thêm được vài ba chục nghìn cuốn.

Hiện tôi còn hơn 30.000 quyển từ World Scientific dự định sẽ mang về trong tháng 5 tới.

Tìm được sách rồi thì kế đến là làm sao để chuyển số sách ấy về nước cho an toàn và ít tốn kém.

Nhập sách vở cũng không khác gì nhập một món hàng ngoại, cũng phải qua nhiều cửa ải, từ xin giấy phép kiểm duyệt của Sở Văn hóa, giấy phép miễn thuế nhận hàng viện trợ không hoàn lại của Sở Tài chính, tới lo giấy tờ khai báo hải quan cửa khẩu…

Nên khi sách đến được đúng nơi, an toàn, như ý muốn thì lòng tôi luôn rộn lên một niềm vui khó tả.

Tôi đang tiến đến quyên sách điện tử. Món quà đầu tiên là 500 quyển ebook do World Scientific tặng thư viện ĐH Bách khoa TP.HCM đầu tháng 4 này.

Tôi mong tương lai chúng ta sẽ có một nhà xuất bản có thể phát hành sách vở khoa học, bắt đầu là mảng toán học, để phổ biến bằng tiếng Anh ra toàn cầu.

Khi chọn sách để đưa về nước với mục đích giúp đất nước phát triển, tôi chỉ chọn sách khoa học kỹ thuật mà thôi.

Ông thường đọc loại sách nào? Ông có cuốn sách mà mình đặc biệt yêu thích không ạ?

Những loại sách mà tôi yêu thích thay đổi tùy theo thời điểm. Ngày còn trung học, tôi hay đọc về khoa học phổ thông, lịch sử, hồi ký vĩ nhân, nhất là những quyển sách của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Sau khi ra nước ngoài thì tôi thích đọc sách nghiên cứu khoa học, triết lý. Từ trước khi về hưu đến nay thì tôi may mắn được giúp anh bạn Hoang Phong Nguyễn Đức Tiến ở Paris hiệu đính tất cả bài của anh ấy viết về Phật giáo dịch từ Anh hay Pháp ngữ, tác giả Hoang Phong đã xuất bản hơn 30 đầu sách Phật giáo suốt hơn 20 năm qua.

Ngoài ra, tôi cũng đọc nhiều sách về âm nhạc, thu thập nhiều tài liệu để viết sách giảng dạy về đề tài này.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 8.

Ông đã sáng tác hơn 800 ca khúc, phổ nhạc nhiều bộ kinh Phật, phát hành hàng chục CD. Âm nhạc nói chung, âm nhạc Phật giáo nói riêng có ý nghĩa như thế nào với ông?

Tôi sinh ra trong một gia đình Phật giáo thuần thành, ông nội tôi từ khi còn là Tuần vũ Kon Tum rồi Tổng đốc Quảng Ngãi, đi đến đâu cũng lập chùa.

Tôi thấy bên Thiên Chúa coi trọng âm nhạc trong khi bên Phật giáo thì không chú ý điều này nên đã cố gắng sáng tác những nhạc phẩm Phật giáo.

Khi phổ nhạc những bộ kinh như A Di Đà hay Phổ Môn, tôi làm trước hết là để chính mình hiểu được ý nghĩa các bộ kinh, sau đó để phổ biến những lời Phật dạy đến đại chúng. Tới nay tôi đã phổ nhạc 9 bộ kinh Phật, mà trong đại dịch Covid, Trường ca Kinh Dược sư đã được rất nhiều người nghe.

Tôi mong sẽ có các ca đoàn Phật giáo, với sự tham gia của các thanh thiếu niên, đưa âm nhạc vào chùa để hát lên những bài hát từ bi, cổ xúy tình yêu gia đình, quê hương trong sáng.

Tôi tin rằng đó là một cách dạy con trẻ tốt, chuyển tải những bài học về tình yêu và sự gắn kết gia đình, đạo đức trong xã hội.

Xuất thân từ Trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, tôi đã tha thiết giúp phong trào guitar cổ điển ở Việt Nam từ ba thập niên qua và rất vui khi thấy cộng đồng tây ban cầm ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trong đó việc Thu Lê trở thành một nữ danh cầm guitar nổi tiếng thế giới là một niềm hãnh diện cho Việt Nam nói chung!

Tôi không có tài làm thơ và viết lời ca, nên chọn con đường phổ nhạc những bài thơ của các thi sĩ.

Điều may mắn nhất là nhạc phẩm Rất Huế trong CD đầu tay đã lọt vào mắt xanh của cố nhạc sĩ Phạm Duy và được đại nhạc sĩ phán một câu bất hủ: “Nhạc Võ Tá Hân trong tập nhạc này thật tuyệt vời!”.

Thế là từ đó trở đi không mấy người biết đến tôi với tư cách dân làm ngân hàng quốc tế nữa, cứ gọi tôi là “nhạc sĩ”. Ban đầu nghe cũng ngại quá, nhưng thôi đành… chịu vậy!

Theo ông, Phật giáo, âm nhạc Phật giáo, văn hóa Phật giáo sẽ có vai trò gì và ảnh hưởng đến mức nào với tương lai của Việt Nam?

Không cần nhìn đâu xa, hãy nhìn đến Phật giáo Nhật Bản sẽ thấy ảnh hưởng văn hóa và sức mạnh thiền đã mang lại cho đất nước Phù Tang một nền tảng nội tâm sâu vững như thế nào.

Cấp lãnh đạo Việt Nam dường như cũng ý thức được sức mạnh này để giúp hướng tới một nền tảng văn hóa tinh thần bền vững và trong sạch.

Ông vẫn thiền định hằng ngày?

Tôi may mắn được học yoga và thiền định từ cha tôi từ năm 12 tuổi, sau đó được học thêm về thiền với một vị đại sư ở Singapore. Đến giờ tôi vẫn thiền mỗi ngày. Thân phụ tôi với bút hiệu Kim Hoàng Sơn cũng là người sáng lập ra môn phái Cảm xạ học ở Việt Nam từ thập niên 1960.

Nếu hỏi tôi lấy đâu ra sức mạnh để làm ngần ấy việc trong cuộc đời, trước hết tôi cần cảm ơn rất nhiều vị thầy từ cha tôi đến những người thầy trong trường học, ngoài đời lẫn trong sách, đặc biệt là các cụ Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần.

Tuy nhiên, sức mạnh nội tâm chính vẫn là từ thiền mà ra. Nếu không giữ cho tâm mình được vững vàng, chúng ta khó mà trụ được để bình thản đi qua bao sóng gió cuộc đời.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.

Ông Võ Tá Hân: Tôi mong gốc rễ văn hóa và đạo đức được sâu dày - Ảnh 9.

Nội dung:

CẦM PHANThiết kế:

VÕ TÂN

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Sương Lam mời đọc Quét Lá Mùa Thu

Quét Lá Mùa Thu

 ThayPhapHoaquetla.jpg

Đây là bài số sáu trăm tám mươi bảy (687) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.   

Bây giờ là tháng 11 gấn cuối Thu, cây hồng cây lê vườn nhà người viết đã bắt đầu rụng lá.

 Năm nay vườn hồng nhà tôi rộn rịp bạn quen và hàng xóm đến hái hồng, hái lê vì phu quân của tôi đã “không còn trẻ nữa” nên tôi không dám để chàng trèo thang hái trái như mấy năm trước, cả người viết nữa, vì lỡ té ngã thì mệt lắm.

 Ông Keola, người làm vườn cắt cỏ vườn nhà tôi. Mỗi tháng  ông đến cắt cỏ vườn nhà tôi 2 lần cách nhau 2 tuần. Cắt cỏ xong, ông làm một màn hái trái lê, trái hồng đem về nhà cho gia đình của ông ăn.

Mời xem youtube  Keola đến hái hồng  vườn nhà Sương Lam  10-17-23

Cô bạn mới quen mà vợ chồng tôi thường đến hớt tóc tại tiệm hớt tóc của cô, năm nay cũng rủ rê ông chồng của cô đến nhà tôi hái hồng, hái lê về ăn cho vui miệng. 

 Mời xem  youtube  Duyên & Long đến hái hồng vườn nhà Sương Lam 10-22-23

 Đặc biệt nhất là cô bạn hàng xóm Maria dễ thương người Romanie của tôi được tôi yêu cầu đến hái hồng giòn, hồng mềm về nhà ăn vì cô rất thích ăn hồng. Cô còn trèo thang hái giúp tôi những trái hồng ở trên cao để gia đình tôi ăn và biếu tặng các thân hữu và hàng xóm khác của tôi.

Cô Maria lại còn làm một màn hốt lá vàng giúp tôi nữa vì cô thương tôi như thương bà mẹ của cô ở Romanie nên lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi.   


IMG_5373.JPG

 Mời xem Maria đến hái hồng mềm  

11-3-23

  Mời xem  Maria quét lá mùa Thu  giúp Sương Lam 11-3-23

Phu quân của tôi và tôi chỉ hái những trái hồng, trái lê trong tầm tay thật gần với cái lồng hái trái cây mua ở Home Depot mà thôi.

 Thế mới biết qua thời gian, sức khỏe của chúng ta cũng kém dần theo năm tháng nên mọi sinh hoạt trong đời sống cũng tiết giảm dần. Chúng tôi đã hết tung tăng dẫn nhau đi ăn tối vì không dám lái xe ban đêm, đã hết  đi tiếu ngạo giang hồ đường xa xứ lạ vì không còn sức lội bộ như xưa, đã bớt đi sinh hoạt cộng đồng vì sợ đám đông ồn ào náo nhiệt v..v….Cũng đành thôi!

 Nhân nói đến việc cô bạn hàng xóm dễ thương Maria quét lá vàng mùa Thu giúp vợ chồng chúng tôi, người viết sực nhớ đến ảnh thơ Quét Lá có hình “chúng mình cùng quét lá” do anh Duy Quang, ông bạn tài hoa, “quới nhân chuyên viên ghép hình” của tôi  đã ghép hình “chàng và nàng” quét lá mùa thu năm rồi cùng với bài thơ Quét Lá của Diệu Nhân, mới làm thân tặng vợ chồng tôi.  Smile!

 Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất cảm động đã tạo duyên cho tôi viết bài tâm tình hôm nay.  Xin thành thật cảm ơn  cô Maria và anh Duy Quang nhé.  


1699280293972blob.jpg

Người viết xin phép được chia sẻ với các bạn một đoạn của bài thơ Quét Lá này và xin cám ơn tác giả Diệu Nhân đã sáng tác một bài thơ rất có ý nghĩa, đối với tôi.

Bài thơ Quét Lá

Vâng lời Thầy con đi quét lá

Lá vàng rơi lả tả khắp nơi

Lá khô rơi như kiếp con người

Giờ phút cuối là về cùng cát bụi

Con vừa quét sạch một gốc cây

Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng

Con hỏi: nếu như gió đừng rung động

Thì lá kia hẵn còn ở trên cành

Một kiếp người cũng thế quá mong manh

Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa

Tạ ơn Thầy cho con bài học nhỏ

Mà thâm sâu như một triết lý không cùng …

Diệu Nhân

 Mời xem youtube 

BÀI HỌC QUÉT LÁ – Nhạc Võ Tá Hân – Thơ Diệu Nhân – Ca sĩ Xuân Phú

Xin cảm ơn anh Võ Tá Hân và toàn ban.

Người viết xin mời các bạn đọc thêm một mẫu chuyện Thiền về việc nhặt lá dưới đây nhé:

Nhặt lá rụng trong tâm

Sư Đỉnh Châu và một vị sư ngồi đọc kinh ở sân chùa, đột nhiên một trận gió thổi đến, lá trên cây rụng xuống khá nhiều. Đỉnh Châu liền khom lưng nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong đãy. Vị sư bên cạnh thấy vậy bèn nói:
– Không cần nhặt đâu, dù sao sáng ngày mai chúng ta cũng phải quét mà!
 Đỉnh Châu không cho là như vậy nên nói:
 – Không thể nói như vậy, tôi nhặt thêm một lá, sân sẽ sạch thêm một chút.
 Vị sư lại nói:
 – Lá rụng nhiều như thế, nhặt phía trước nó lại rụng phía sau, làm sao mà nhặt hết được?


 Sư Đỉnh Châu vừa nhặt vừa nói:
 – Không sạch lá rụng ở trên mặt đất nhưng với lá rụng trong đất tâm thì cũng có lúc tôi
 nhặt sạch.
 Vị sư nghe rồi, hiểu ra việc nhặt lá rụng của Đỉnh Châu cốt là nhặt những phiền não vọng tưởng trong tâm.

 (Theo Hoa Linh Thoại- Hình ảnh và tài liệu sưu tầm trên internet)

Khi sinh hoạt cộng đồng, chắc chắn chúng ta sẽ “được” hay “bị” nhận nhiều lời khen tiếng chê. Chúng ta sẽ vui khi được khen, chúng ta sẽ buồn khi bị chê.  Chính sự vui buồn trước những lời khen chê này đã đem lại cho ta nhiều phiền não.

  Xin mời qúy bạn đọc qua những lời nhận xét dưới đây để có thể bớt đi một phần nào những phiền não vọng tưởng.  Hy vọng thế

Bình tĩnh trước những khen chê của cuộc đời f4479e5d-2fd7-4477-9826-c5d479eaa1ca.jpg

“Tâm lý chung của con người là thích được khen hơn là chê, vì nghe những lời khen dễ hơn, lọt tai hơn, cảm xúc thăng hoa hơn, v.v… nhưng sống ở cõi Ta bà này, làm sao ta có thể luôn luôn đúng, vì thế nó phải có đúng có sai, có công bằng và thiếu công bằng, có ưu thì phải có khuyết, có khen ắt phải có chê.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: “Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình…”.

Học cách nín lặng không có nghĩa là ta đánh mất “mình”, sợ người khác đánh giá mình non kém, mà nín thinh để trả lại món quà cho người đang phỉ báng ta. Sự háo thắng nó được thể hiện rất rõ khi ta tìm mọi cách để trả thù cho những gì được gọi là “nợ”. Đó là cách suy nghĩ không sáng suốt và thiếu tích cực.Cho dù được tán thán hay bị phê phán thì chúng ta cũng hoan hỷ xem xét kỹ lưỡng, phân tích đúng sai, để từ đó rút ra cho mình những điều phù hợp nhất cho bản thân.

Bởi lẽ người thầy vĩ đại nhất của một con người không ai khác chính là bản thân mình. Không ai có thể yêu cầu, bắt buộc chúng ta thay đổi nếu điều đó ta thấy không phù hợp và cần thiết. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tự học cách thay đổi, hoàn thiện, cải biên, làm mới mình, khi được “soi” vào những tấm gương lớn hơn.”

(Nguồn: Trích trong kiến thức.net)

Chúng ta hy vọng rằng nếu mỗi ngày chúng ta nhặt bỏ đi được những phiền não vọng tưởng trong tâm thì chúng ta sẽ được vui sống hạnh phúc trong chốn bụi hồng lao xao này, bạn có đồng ý chăng?

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

 Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 687-ORTB 1016-110823)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam


Khi bạn có sự chân thành.jpg

Youtube Chi Rồi Cũng Qua

Kính Thầy Tánh Tuệ,
Kính mời Thầy thưởng thức bài nhạc mà Minh Hoan vừa mới đưa lên YouTube sáng nay:
CHI RỒI CŨNG QUANhạc: Võ Tá HânThơ: Thích Nhất Hạnh & Như Nhiên Thích Tánh TuệCa sĩ: Ngọc Quyhttps://www.youtube.com/watch?v=j8KR00l1zgw

Kính thư
Minh Hoan Võ Tá Hân 

Youtube đầy đạo vị và thiền vị của nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc thơ của Thầy Nhất Hạnh và Thầy Thích Tánh Tuệ.🙏Sương Lam đã cất vào “tàng kinh các” của SL rồi. Smile!

You saved to Thầy Thích Tánh Tuệ

PinterestS

You saved to Nhạc Sĩ Võ Tá Hân
Cám ơn anh Võ Tá Hân và toàn thể quý vị thực hiện youtube hay đẹp này. Like ❤Kính chúc sức khỏe và an lạc.
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Phổ nhạc các Bộ Kinh Kệ Phật Giáo

Chị Sương Lam mến, 
Tôi vừa chuyển toàn bộ 9 tập Trường Ca Phật giáo đã phổ nhạc lên youtube nên xin gửi tặng chị.  Đây là cái link để nghe nhạc mà ngay dưới các video clip sẽ có cái link để download các tập nhạc:
9 Trường Ca Phật Giáo – Võ Tá Hân phổ nhạc 

In tập nhạc: http://hanvota.com/nhac/sheet/cd30/Tr…

Nhân dịp sinh nhật thượng thọ 90 tuổi của Mẹ tôi ở San Diego cuối năm ngoái, tôi làm một tập nhạc về Mẹ và cũng xin gửi tặng chị làm kỷ niệm: 
50 CA KHÚC VỀ MẸ – Võ Tá Hân phổ nhạc


https://www.youtube.com/playlist?list=PLEe32_RuY7py-UsobsitLKfQazDg9D7gY
Xem / In tập nhạc : http://hanvota.com/nhac/web/cdnew/50CaKhucVeMe-VoTaHan.pdf

Vài hàng thăm chị và gia quyến luôn vui mạnh và mong cơn đại dịch này sẽ chóng qua.   

Thân mến
Võ Tá Hân

Sương Lam mời đọc Black Friday- Phóng sinh gà tây và lòng từ bi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Black Friday- Phóng sinh Gà Tây và lòng từ bi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Đây là bài số bốn trăm chin mươi ba (493) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon

Thế rồi Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) qua mau và chúng ta lại chuẩn bị đón mừng Giáng Sinh sắp đến.

 Ngày Thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ Ơn là một ngày cũng quan trọng không kém đối với dân Mỹ.  Đó là ngày “Black Friday”.  Nhiều người chỉ biết đó là ngày bắt đầu của mùa mua sắm quà Giáng Sinh và bạn có thể mua được những món hàng với giá rất rẻ.  Xin mời bạn tìm hiểu thêm nhiều chi tiết mới lạ về ngày đặc biệt này qua tài liệu dưới đây được người viết sưu tầm  trên trang web wikipedia.org đem về đây chia sẻ với quý bạn.

Thứ Sáu Đen (mua sắm)

Thứ Sáu Đen (tiếng Anh: Black Friday) là đây là “ngày vàng mua sắm” của người dân Mỹ với hàng chục nghìn mặt hàng giảm giá cực lớn. Thứ Sáu Đen là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (ngày Lễ Tạ Ơn rơi vào ngày Thứ Năm lần thứ 4 trong tháng 11 ở Hoa Kỳ, cho nên Thứ Sáu đen rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Hoa Kỳ.

 Ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến, và theo truyền thống được xem là ngày bắt đầu mùa mua sắm Giáng sinh, tương tự như Boxing Day ở nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung.

 Vào ngày Thứ Sáu Đen, phần lớn cơ sở bán lẻ lớn đều mở cửa từ sớm, 4 giờ sáng hay sớm hơn. Thứ Sáu Đen không phải là ngày lễ nhưng nhiều chủ không phải là các cơ sở bán lẻ cho nhân viên của mình nghỉ làm để mua sắm. Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.

 Trong tiếng Anh có thuật ngữ “in the black” chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với “in the black” là “in the red” chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.

(Nguồn: sưu tầm trên www.wikipedia.org)

Nếu bạn xem Tivi trong giờ tin tức, bạn sẽ được nhìn cảnh nhiều gia đình đã đem chăn mền đến ngủ trước các cửa tiệm như Toy R Us, Wal Mart, Target,  Macy’s v.. v.. và  sắp hàng để có thể vào sớm nhất khi cửa hàng vừa mới  mở cửa, chạy nhanh vào mua những món quà với giá rẻ đặc biệt hầu tiết kiệm một ít tiền bạc.  Tuy nhiên cửa hàng chỉ dành một số rất ít các món quà với giá đặc biệt này mà thôi.

Đã có nhiều tai nạn xãy ra do sự chen lấn vào cửa, ngay cả sự tử thương nữa vào năm 2008 tại cửa hàng Wal Mart vì dẩm đạp lên nhau.

Thú thật người viết dù đã sống ở xứ Mỹ hơn 30 năm rồi, vẫn chưa bao giờ dám đi sắp hàng chờ mua hàng ngày Black Friday này vì không đủ can đảm và không đủ sức chen lấn với quý vị khách hàng to con khỏe mạnh người Mể hay người Mỷ đen. Sợ quá!

Mời xem youtube về việc hổn loạn trong ngày Black Friday tại các trung tâm mua sắm,

Black Friday Madness: The Best Funny Moments … – YouTube

Từ những chuyện nhỏ nhặt nói trên, chúng ta thấy rằng con người có thể vì muốn tiết kiệm vài chục bạc mà đã tạo nên tội lỗi, gây thương tích cho người khác.  Họ là những người tham lam, ích kỷ chỉ nghỉ đến quyền lợi của mình mà thôi, không cần biết nghĩ đến hậu quả của việc mình làm là đã gây thương tích cho người khác và có thể sẽ bị tù tội.

 Đức Phật đã dạy vì Tham, Sân, Si, nên con người mới phạm tội lỗi và cứ thế tạo nên nhiều nghiệp tội và lui tới mãi trong vòng sinh tử luân hồi .

Tuy nhiên trong ngày lễ Thanksgiving ở Mỹ có một tập tục tốt đẹp là Tổng Thống Mỹ sẽ phóng sinh một con gà tây qua một trích đoạn trong bài viết dưới đây:

Lễ Tạ ơn: Tổng thống Mỹ phóng sanh gà Tây

“….Tổng thống phóng sanh gà Tây là tập tục rất thú vị trước Ngày Lễ Tạ ơn ở Mỹ. Người ta cho rằng lễ phóng sanh phổ biến này bắt nguồn từ đời Tổng thống Abraham Lincoln.

Theo người đứng đầu Hội Lịch sử Tòa Bạch Ốc, có nhiều giai thoại về xuất xứ của truyền thống phóng sanh gà Tây vào Lễ Tạ ơn, mà một vài trong số đó khởi thủy từ đời Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến.

Tòa Bạch Ốc tiếp nhận các con gà Tây để Tổng thống phóng sanh với sự hỗ trợ từ Liên đoàn Gà Tây Quốc gia…..

….Ông Edward Lengel cho biết thêm:

“Theo tôi, có lễ Tòa Bạch Ốc chính thức tiếp nhận gà Tây kể từ đời Tổng thống Harry Truman. Thời ông Truman là lần đầu tiên có một buổi lễ công khai.”

Những con gà Tây được phóng sanh từ Tòa Bạch Ốc thường được đưa về các vườn thú cưng lân cận. Còn những con gà Tây trong thực đơn của Tổng thống là từ tiền túi của chính Tổng thống và được chế biến theo khẩu vị của Tổng thống và gia đình ông.”

(Nguồn: https://www.voatiengviet.com)/a/le-ta-on-tong-thong-my-phong-sanh-ga-tay)

Như thế các vị Tổng Thống Mỹ ít nhất cũng đã thể hiện lòng từ bi không nở sát sinh loài vật, đặc biệt là con gà tây trong ngày lễ Thanksgiving hằng năm.

Vị Phật tượng trưng cho lòng từ bi thương xót chúng sinh là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Các ca nhạc sĩ, văn thi sĩ, các người yêu nghệ thuật thường thực hiện những ca khúc, thơ văn, chụp ảnh, vẽ tranh, làm youtube v..v… để tỏ lòng kính ngưỡng công đức của Ngài. Người viết xin giới thiệu những bài viết, những ca khúc, thơ văn bài viết,hình ảnh về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để mọi người cùng được sống những phút giây trong ánh sáng từ bi nhân đạo của kiếp người nơi trần thé.

Gii  thiệu Bài viết và Các Youtube Quan Thế Âm Bồ Tát Đặc Biệt

Hạnh nguyện từ bi của Ngài rất đáng được kính ngưỡng vì thế người viết đã sưu tầm các hình ảnh oai nghi của  Đức Quán Thế Âm Bồ Tát làm 2 youtube và viết một bài viết ca ngợi công đức của  Ngài

Xin trân trọng giới thiệu đến quý thân hữu các youtube Quán Thế Âm đặc biệt do nhạc sĩ  Nguyễn Tuấn, nhạc sĩ  Võ Tá Hân, Sương Lam thực hiện và cầu nguyện cho tất cả chúng ta đều an lạc.

 A- Các Youtube Quan Thế Âm Bồ Tát Đặc Biệt

1-    Quan Thế Âm Bồ Tát– Nhạc: Nguyễn Tuấn – Thơ: Tuệ Kiên

Trình bày: Tôn Nữ Liên Hương Hòa âm: Thanh Trang video by: Dĩ Vãng Buồn

2-    Niệm QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT – Nhạc Võ Tá Hân

3-     MƯỜI HAI LỜI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT _ Võ Tá Hân phổ nhạc – Ca sĩ Kim Linh

4-    Youtube Quan Thế Âm Bồ Tát – Nhạc Nguyễn Tuấn – Thơ Tuệ Kiên- SuongLamPortland thực hiện

 5-Youtube Quan Thế Âm Bồ Tát – Trang Mỹ Dung trình bày

B- Bài viết  Sương Lam mời đọc Quán Thế Âm Bồ Tát | suonglamportland

Sương Lam mời đọc Quán Thế Âm Bồ Tát

C- Board Quan Yin của Sương Lam Trần trên Pinterest 

 Board Quan Yin- Quán Thế Âm Bồ Tát  trên SuongLamTran Pinterest

Kính chúc tát cả qúy thân hữu thân tâm thường an lạc dưới ánh từ bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Kh Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 493-ORTB 913-12419)
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

50 Bài Thiền Ca – Võ Tá Hân phổ nhạc

Han Vo-Ta Sat, Nov 16, 5:15 PM (1 day ago)

Chị Sương Lam mến,
Tôi vừa đưa bài “Cuộc Đời Trần Thế” của chị và một số nhạc mới vào playlist “50 Bài Thiền Ca” nên xin gửi chị nghe cho vui. 
50 Bài Thiền Ca – Võ Tá Hân phổ nhạc
Bài CĐTT là bài duy nhất trong danh sách này mà tôi hát nên có dịp thì sẽ tìm ca sĩ chuyên nghiệp thâu bài này cho hay hơn…

Vài hàng thăm chị và gia quyến luôn an lành, vui mạnh.
Thân mến
Võ Tá Hân

Nhạc sĩ Võ Tá Hân trên website Tu Viện  Quảng Dức

Nhạc sĩ Võ Tá Hân

Nhạc sĩ Võ Tá Hân Pháp Danh Minh Hoan sinh tại Huế năm 1948 và lớn lên ở Sài gòn. * Trong khi học trung học tại trường Nguyễn Trãi (1960-67), anh cũng theo học nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về guitar cổ điển với giáo sư Dương Thiệu Tước (1962-67) * Du học Hoa Kỳ từ năm 1968. Tốt nghiệp Cử Nhân (1972) và Thạc Sĩ (1973) tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) * Làm việc về ngành Ngân Hàng Quốc Tế, Kinh Tế Tài Chánh, chuyên gia về Corporate Turnaround tại Montreal, Toronto (Canada), Manila (Phillipines), Singapore, và hiện đã về hưu ở nam Cali, Hoa kỳ từ 2010* Về âm nhạc, anh tiếp tục theo học Harmony, Counterpoint, và Orchestration tại Hoa Kỳ và cũng học thêm về piano, đàn tranh, đàn bầu. * Là sáng lập viên và hội trưởng các hội Tây Ban Cầm Cổ Điển ở MIT, Boston và Singapore, đã trình diễn độc tấu guitar, xuất hiện trên radio, TV, dạy các lớp guitar master classes và làm giám khảo trong nhiều cuộc thi guitar quốc tế ở Singapore * Xuất bản hơn 100 soạn phẩm cho guitar cổ điển và piano (http://votahan.com) * Sáng tác hơn 700 ca khúc phổ thơ và đã phát hành 50 CD gồm các tình khúc, ca khúc Phật giáo, Trường Ca, Thiền Ca,v.v… Bài “Chú Đại Bi” do anh phổ nhạc được xem là nhạc phẩm Phật giáo thành công nhất với hơn 4 triệu đợt vào xem trên YouTube.

Thiền Ca

http://hanvota.com/nhac/ThienCa/

Kinh Kệ phổ nhạc

http://hanvota.com/nhac/KinhKePhatGiao/

Nhạc sinh hoạt GĐPT

http://hanvota.com/nhac/GiaDinhPhatTu/

Những Ca khúc về Mẹ

http://hanvota.com/nhac/CaKhucVeMe/

Han Vo-Ta is not a professional musician. An international banker (Bank of Montreal – Singapore Finance – UBS), business executive by trade, he took up music only as a serious hobby; playing music and composing during his spare time.

During his days at Nguyen Trai High School in Saigon, Vietnam (1960-1967), he also studied Classical Guitar at the National Conservatory of Music (1962-1967) with Professor Duong Thieu Tuoc and appeared in various radio & TV programs …

After passing all three national high school exams with highest honors (Uu hang) and received Vietnam’s President Scholar Award in 1967, Han went to the US in 1968 on a USAID Leadership scholarship. He graduated from the Massachusetts Institute of Technology (MIT) with a BS (1972) and MS (1973) from the Alfred P. Sloan School of Management and also received 2 MIT awards.

As an international banker, financial advisor and corporate turnaround specialist, he has lived and worked in San Jose, Boston, Montreal, Toronto, Manila, Singapore and is currently retired in southern California, USA since 2010.

While at MIT, he continued to further his music education by studying Harmony, Counterpoint, Orchestration, learned piano, taught classical guitar and gave guitar concerts regularly. In 1971, he founded the MIT Classical Guitar Society and published his first guitar transcription “Los Sitios De Zaragosa”. Before leaving MIT, he founded the Boston Classical Guitar Society in 1973.

Han wrote his first song in 1974 “Ai Tro Ve Xu Viet” (which is commonly known as “Nho Me”), with the lyrics taken from a poem of his aunt, Minh Duc Hoai Trinh. However, he did not compose seriously until by chance, he found a collection of poems by Huynh Van Dung in Saigon in 1993, which inspired him to write 10 songs and released his first album “Dau Ngay Xua Rat Xua”, both in the US and Vietnam in 1994. He then went on to compose over 700 songs and by 2015, has released 50 CDs…

In 1983, Han founded the Singapore Classical Guitar Society and remained its President for 17 years. It was during this period that he transcribed and published a number of selected Vietnamese songs for classical guitar and subsequently released 3 Guitar CDs “Ben Doi Hiu Quanh”, “Lang Le Noi Nay” and “Los Sitios de Zaragosa”! Besides over 100 works for classical guitar, he has also published 24 pieces of his piano arrangements of favorite melodies from Vietnam for piano.

EASTERN MUSIC SINGAPORE is proud to present in this website all the musical works by Han Vo-Ta, consisting of his guitar and piano transcriptions, as well as CDs of his Vietnamese songs.

CD và Nhạc bản Guitar & Piano của Võ Tá Hân hiện được phát hành tại :
USA
: Mỹ Ngọc Võ. PO. Box 421323. San Diego, CA 92142. Tel: 858. 229 5469; 
Website: 
http://votahan.com;&nbsp;Email:myngoc@vomyngoc.com

***

Kính mời nghe nhạc của Nhạc Sĩ Võ Tá Hân

http://quangduc.com/author/post/6973/1/nhac-si-vo-ta-han?r=L2E1MDI0My9uaG8tbWU

https://quangduc.com/author/about/6973/nhac-si-vo-ta-han

votahan youtube Channel

18.6K subscribers

https://www.youtube.com/user/votahan/featured

https://www.youtube.com/user/votahan/videos

https://www.youtube.com/user/votahan/playlists

https://www.youtube.com/user/votahan/community

https://www.youtube.com/user/votahan/channels

https://www.youtube.com/user/votahan/about

Details

For business inquiries: View email address
Location: United States

Links

http://www.votahan.com

Stats Joined Feb 25, 2007 15,620,632 views