Happy Mother’s Day 2024

Chủ Nhật Này, Ngày 12 Tháng 5, Mừng Ngày Lễ Mẹ! Happy Mother’s Day 2024!

Giới thiệu sinh hoạt Mừng Ngày Của Mẹ tuần vừa qua, Sunday 05-05-24. Tại hội trường YB High School in San Jose.

Hội Phụ Nữ Thiện Nguyện Việt Mỹ California đã tổ chức ngày lễ Mẹ,

Xin mời xem qua đoạn phim ngắn do Lê Tuấn thực hiện

Lê Tuấn

 jh80gt78hh8ij90j.jpg

Lời Chúc

Chủ Nhật, ngày 12 Tháng 5 là Ngày Lễ Mẹ!

Kính chúc tất cả Quý Vị và Quý Quyến,

Những ai còn Mẹ, cài một Bông Hồng tươi thắm trên áo, để Mừng Một Ngày Lễ Mẹ, An Lành, Tràn Ngập Hạnh Phúc, Vui Vẻ, Ấm Áp, Bên Người Mẹ Hiền Yêu Thương Của Mình. Nên nhớ rằng, ai cũng chỉ có một Người Mẹ mà thôi, không ai tên đời này có thể thay thế.

Những ai mất Mẹ! xin cài một bông hồng trắng, thắp một nén nhang tưởng nhớ đến Người Mẹ Hiền của mình! Xin chia buồn với Bạn!

Mừng Ngày Hiền Mẫu! Happy Mother’s Day 2024!

*Hãy ôm Mẹ mình, nói lời yêu thương bất cứ lúc nào có thể! 365 ngày đều là Ngày Của Mẹ! Hướng chi Ngày Hiền Mẫu. Người Phụ Nữ Quý Báu, Duy Nhất trong cuộc đời của mỗi người! Thứ tình cảm cao quý, chỉ biết cho, chứ không biết nhận! Con đau một, Mẹ đau mười! Đừng để người Mẹ yêu thương của mình, khi qua đời, mình mới nhận ra điều này! thì đã trễ! không còn cơ hội nữa!

Mừng Ngày Của Mẹ (Happy Mother’s Day 2024!)

 u890u890u90u9ui9-i0-i0-.jpg

Ý Nghĩa Ngày Của Mẹ!

-Mẹ là món quà yêu thương đặc biệt nhất, mà Thượng Đế ban cho mỗi con người.

-Mẹ là dòng suối dịu hiền, Mẹ là bài hát thần tiên, là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm, khi lạc lối.

-Mẹ là tất cả! Mẹ là người có thể thay thế tất cả những ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được Mẹ!

-Mẹ chăm sóc ta cả cuộc đời, làm những việc cực nhọc nhất, mà không cần trả lương! Mẹ nắm tay những đứa con mình không phải chốc lát, mà giữ trong trái tim suốt cả cuộc đời! cho dù con lớn bao nhiêu tuổi cũng thế!

Nên Tình Mẹ Con, Mẫu Tử là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý nhất. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này, đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tính Trời ban cho người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ, mà người con được lớn lên. Tình thương yêu của mẹ, đã giúp cho người con quân bình, thành người, về các phương diện tâm sinh lý. Người Mẹ tuy âm thầm, nhưng có ảnh hưởng rất lớn trong mỗi cuộc đời con người!

 u890uy80uu90u90u90ui9.jpg

Lịch Sử Ngày Lễ Hiền Mẫu Mother’s Day

-Ngày của Mẹ (Mother‘s Day) ấn định mừng vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5 hằng năm. Đây là ngày để tôn vinh các bà mẹ, bà nội, bà ngoại, vì những đóng góp to lớn của họ cho gia đình, cộng đồng và xã hội

Nguồn gốc ngày của Mẹ có từ rất lâu, vào thời kỳ cổ Hy Lạp và La Mã. Nhưng cái gốc lịch sử Ngày Của Mẹ, có thể tìm thấy ở Anh Quốc, nơi đó Chủ Nhật Ngày của Mẹ, đã được tổ chức tưng bừng, trước khi lễ mừng này được “di cư” thành hình, bên Hoa Kỳ.

Dầu vậy, việc ăn mừng liên quan của ngày này, lại được coi là một hiện tượng, chỉ mới gần đây, mới hơn một trăm năm.

Thật ra, phải cảm tạ công khó của những phụ nữ tiền phong, như Julia Ward Howe và Anna Jarvis, mà “ngày này” mới được chính thức thành hình.

Ngày nay, việc tổ chức, tiệc mừng cho Ngày của Mẹ, đã được trên 50 quốc gia của thế giới công nhận. (Mặc dầu vào những ngày khác nhau) Trở thành những Ngày Lễ ý nghĩa, mà mọi người yêu thích nhất! Hàng triệu người trên khắp thế giới, dùng cơ hội này để nhớ đến, kiếm cách trả ơn bà mẹ của mình, tri ân họ về việc sanh thành, dưỡng dục, để họ thành người.

Ngày của Mẹ, được tổ chức tưng bừng nhất ở những quốc gia như: Mỹ, Nga, Anh Quốc, Ấn Độ, Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thỗ Nhỉ Kỳ, Úc Đại Lợi, Mễ Tây Cơ, Gia Nã Đại, Trung Hoa, Nhật Bản, và Bỉ. Người ta dùng cơ hội của ngày này, để tỏ lòng tôn kính mẹ của mình và tri ân họ về tình yêu thương, sự nâng đỡ của Mẹ trong đời sống.

Nhưng ngày này, càng ngày càng phai mờ ý nghĩa, vì bị thương mại hóa. Đường giây điện thoại thì bận rộn, kẹt cứng nhất trong năm. Tiêu thụ hoa, quà, card, nhiều nhất! Nhà hàng cũng có khách đông nhất vào ngày lễ này. Ngày của Mẹ trở thành ngày làm ăn hốt bạc, cho những tiệm cắm hoa, những nhà làm thiệp và người bán quà tặng, cho cả dịch vụ du lịch. Cơ hội hiếm có để kiếm tiền trong ngày này. Bằng chứng qua những cuộc quảng cáo quy mô, trước đó vài ba tháng, để thu hút khách hàng.

Thật là tiếc để ghi nhận rằng, bà Anna Jarvis đã bỏ hết cuộc đời, cho việc vinh danh ý nghĩa cao đẹp ngày của Mẹ. Giờ chỉ còn là dịp để vui chơi, quà cáp, ăn uống, trong ngày lễ. Những bà mẹ già, vẫn cô đơn mừng ngày này, trong các viện dưỡng lão. Trong khi các con của mình, tưng bừng hội hè ăn chơi phía ngoài, chẳng còn nhớ gì đến Mẹ của mình cả. Thật chua xót về tính cách thương mại hóa của ngày này. Mà đâu phải một lễ này đâu, lễ nào trên đất Mỹ này cũng thế!

 hh8hhiohijhijhiji.jpg

Những câu danh ngôn về Mẹ nổi tiếng và ý nghĩa nhất

1. Với mẹ, dù lớn bao nhiêu, con mãi là một đứa trẻ! trong trái tim mình.

(Khuyết danh)

2. Chúa không thể ở khắp mọi nơi, để ban tình thương, ơn lành, nên Ngài sinh ra người mẹ!

(Proverbe Yiddish)

3. Khi bạn nhìn vào mắt của một người mẹ, bạn sẽ nhận biết được, tình yêu tinh khiết nhất, tuyệt vời nhất, mà bạn có thể tìm thấy trên trái đất.

(Mitch Albom)

4. Mẹ là người có thể thay thế bất kỳ ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ.

(Gaspard Mermillod)

5. Tương lai của đứa con, luôn là công trình, tuyệt phẩm! hãnh diện nhất của người mẹ.

(Napoleon)

6. Tình thương của người mẹ, không bao giờ bị già nua, khi năm tháng trôi qua.

(Tục ngữ Đức)

7. Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt diệu, quý báu nhất, là trái tim người mẹ!

(Bernard Shaw)

8. Không tình yêu nào vĩ đại, như tình yêu của người mẹ, dành cho đứa con của mình.

(Khuyết danh)

9. Người mẹ thật sự chẳng bao giờ rảnh rỗi, hình bóng con, luôn luôn hiện diện trong đầu và trái tim của Bà suốt cả đời!

(Balzac)

10. Tình yêu của người mẹ là yên bình, bình đẳng. Nó không cần bạn phải thông minh, đẹp đẽ, giỏi giang. Nó không cần bạn phải xứng đáng hay không! Nhiều khi khuyết tật, bạn còn nhận được nhiều hơn nữa!

(Erich Fromm)

11. Mẹ hiền sinh con ngoan, cây tốt sinh trái ngọt, lúa tốt cho gạo ngon.

(Ngạn ngữ Trung Quốc)

12. Người ta không bao giờ hiểu hết, nói hết về Thượng Đế, cũng như nói hết về người Mẹ.

(Ngạn ngữ Ấn Độ)

13. Mẹ nuôi con biển bờ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.

(Tục ngữ Việt Nam)

14. Con đi ngàn dặm mẹ lo âu, Mẹ đi ngàn dặm con chẳng sầu.

(Ngạn ngữ Trung Quốc)

15. Khi bạn là một người mẹ, bạn không bao giờ thực sự cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ hai lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái.

(Sophia Loren)

16. Một người mẹ vẫn mãi là một người mẹ, luôn luôn quan tâm đến những đứa con. Cho dù những đứa con đó đã lớn lên, vẫn là những đứa trẻ của riêng mình.

(Khuyết danh)

17. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng, mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ.

(Balzac)

18. Làm mẹ là một thái độ sống, thiêng liêng, không chỉ là mối liên hệ về sinh học.

(Robert A Heinlein)

 hhjh9j9j9pjopjopjo.jpg

Phong tục “Happy Mother’s Day!” tại các nước trên thế giới

-Đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, ăn mừng Ngày của Mẹ, với các phong tục bắt nguồn từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Khi được phổ biến tại các nước khác, ngày của mẹ đôi khi được thay đổi đôi chút, để phản ảnh nền văn hóa từng nơi. Một số nước để hợp nhất ngày lễ này, với những sự kiện quan trọng của nhiều phong tục bản xứ (ví dụ như tôn giáo, lịch sử, và truyền thuyết)

 hioh8h8ohhiohiohio.jpg

*Ngày của mẹ ở Anh

Ngày của mẹ ở Anh cũng trùng vào ngày Chủ Nhật, bởi vậy mọi người thường tới nhà thờ làm lễ, sau đó mới trở về nhà của mình. Các thành viên trong gia đình, dù ở xa cũng sẽ cố gắng họp mặt đông đủ trong ngôi nhà của cha mẹ. Họ thường tổ chức một buổi tiệc có thiệp mừng, bánh gato, hoa quả, rượu và tặng quà cho những người mẹ.

 i0-jjjipjpjopjkopjph8.jpg

*Ngày của mẹ ở Mỹ

Ngày của mẹ được khởi xướng trở lại sau thế chiến thứ hai tại Mỹ, do bà Anna Marie Jarvis đấu tranh xác lập, tại phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ. Bà Anna Marie Jarvis quyết tâm thực hiện di nguyện của người mẹ quá cố. Người mẹ của bà Anna khi còn sống là một nhân viên an sinh, luôn đấu tranh không ngừng để làm rạng danh các bà mẹ, tri ân công sức của họ trong đời sống và vì hòa bình. Sau khi người mẹ mất, cộng thêm thái độ thờ ơ lãnh đạm của người dân Hoa Kỳ với thân mẫu của mình, càng thôi thúc quyết tâm của bà. Sau nhiều năm đấu tranh quyết liệt, vào năm 1911, Ngày Của Mẹ được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang ở Mỹ. Vào ngày 8/5/1914, tổng thống Mỹ đã ký quyết định ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm hàng năm là Ngày của Mẹ. Dần dần trở thành, một trong những ngày lễ được yêu thích nhất. Tiệc tùng cũng linh đình nhất!

 ik0jopjopjopjopjopjkop.jpg

*Ngày của mẹ ở Ấn Độ

Người Ấn Độ gọi ngày của mẹ là Durga Puja, trong đó “Durga” là tên của một nữ thần bảo vệ cho người dân Ấn Độ, khỏi mọi nguy hiểm trong cuộc sống. Họ tổ chức Ngày của mẹ như một lễ hội lớn vào tháng Mười, trong vòng… mười ngày! Đồng thời, với những người mẹ thật sự trong cuộc sống, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, cũng sẽ được người con vào bếp trổ tài nấu ăn và tặng quà cho mẹ.

 iu90ii0-i0-i0-i0.jpg

*Ngày của mẹ ở Tây Ban Nha

Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng năm ở Tây Ban Nha. Người lớn thường tặng mẹ sôcôla, thiệp chúc mừng hay một số món quà ý nghĩa khác. Còn trẻ em thì tự tay làm tặng mẹ những tấm thiệp, hoặc làm món quà đơn giản.

 jh9u90jhij9jopjopjopjopjo.jpg

*Ngày của mẹ ở Nhật Bản

Trong ngày của mẹ, trẻ em sẽ vẽ những bức tranh dành tặng cho mẹ của mình và tập hợp những bức ảnh đó thành một cuộc triển lãm nhỏ, với chủ đề tình cảm mẹ con và sự hi sinh thầm lặng của các bà mẹ Nhật.

 jhiohhiohiohiohihio.jpg

*Ngày của mẹ ở Úc

Hoa cẩm chướng là loài hoa biểu trưng cho ngày của mẹ ở Úc. Bông hoa cẩm chướng vàng dùng để tặng người mẹ đang còn sống. Còn hoa cẩm chướng trắng được dành tặng một người mẹ đã quá cố. Vào ngày này, trẻ em thường dậy sớm, làm tặng mẹ đồ ăn sáng và mang đến bên giường ngủ, để mẹ thức dậy và thưởng thức.

 kp[k0[kkp[kp[kp[kp[kp[kpkp.jpg

Nghiên cứu khoa học xã hội: Các bà mẹ nuôi con, thành công, nên người, hay nhất!

-Theo suy xét nhìn nhận từ xã hội, những đứa trẻ không cha, không mẹ thường gặp phải rắc rối trong cuộc sống. Chúng sẽ bị khinh bỉ, chọc ghẹo khi tới trường.

Vì thế, mà khó làm chúng thành công trong cuộc sống trưởng thành. Nhưng theo thống kê, đứa trẻ ở với Mẹ, lại dễ thành công trong cuộc đời, hơn ở với người cha.

Hãy xét về trường hợp thành công ngoài sức tưởng tượng, như trường hợp của cựu tổng thống Barack Obama, vận động viên bơi lội Olympic Michael Phelps và rất nhiều người danh tiếng khác, khi chỉ sống với mẹ.

Rồi tương tự như trường hợp của nhà vô địch môn xe đạp giải Tour de France Lance Armstrong, thị trưởng Massachusetts Deval Patrick và diễn viên Banjamin Bratt, đều thật sự trưởng thành như một người đàn ông chững chạc, ngay khi còn thanh niên dù cuộc sống không có cha, chỉ ở với mẹ!

Nhiều người cho rằng: “Sở dĩ những bà mẹ đó làm được điều kỳ diệu ấy, vì người mẹ nhạy bén, biết cách khuyến khích tài năng của con mình, kiên trì dùng tình thương định hướng, tập cho con sự tư duy độc lập và cảm giác phiêu lưu, muốn được chinh phục.”

Nên khi gia đình tan vỡ, đứa trẻ tốt hơn khi ở với mẹ nhiều, hơn là ở với cha.

 thjiopj9pjpjjopjopjopjop.jpg

Nghiên cứu: Thời gian 8 giờ sáng, là thời gian căng thẳng (stress) nhất với các bà Mẹ thế kỷ thứ 21

-Một cuộc khảo sát cho thấy 8 giờ sáng là thời gian căng thẳng nhất, trong ngày của các bà mẹ bận rộn thế kỷ 21.

Tracey Hyem, giám đốc chi nhánh tại Anh, của công ty trang sức Bỉ Uniroyal cho biết: Qua cuộc khảo sát 2.000 bà mẹ nước này, cho thấy, việc chuẩn bị để đưa trẻ đến trường (đánh thức trẻ dậy, cho chúng ăn sáng và kiểm tra cặp sách của chúng) thường khiến các bà mẹ mất bình tĩnh, bối rối ngay cả trước khi rời nhà. Rồi còn kẹt xe…

Điều tra cũng cho thấy đa số các bà mẹ vừa lo đi làm, vừa lo quán xuyến việc gia đình hàng ngày, khiến họ luôn trong tình trạng stress, đặc biệt cao điểm nhất vào buổi sáng, lúc 8 giờ!

 u9hj9jijjp.jpg

Một vài Truyện Ngắn, Câu Thơ Của Nhiều Tác Giả Về Mẹ

 u90u90u90u9u9u9u9ui.jpg

Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó, đau khổ và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất bà ngoại. Thiếu hơi bà, nó thút thít khóc cả đêm, mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái dỗ dành:

– Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!

Vậy là nó nín.

Rồi mẹ cũng theo bà! Hôm tang mẹ, nó thấy dì khóc, nó bảo:

-Mẹ có đi đâu, Mẹ ở đây mà!  

Rồi lấy tay đặt lên ngực trái dì, chỗ trái tim.

Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn nữa.

Lần này, nó không tin nghe lời mẹ nó dặn nữa, tay vẫn để ở trái tim, nhưng khóc theo dì! Gào lên…Mẹ ơi! ở lại với con!

 u90u90u90u90u9u9u9.jpg

Quà sinh nhật

Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất, chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn nhau nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mỗi bàn bao nhiêu người.

Chị lặng lẽ đến bên má:

-Má ơi, má thèm gì? Để con nấu cho má ăn!

Chưa tan tiệc, má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi:

-Sao má chẳng ăn gì?

Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn tô canh chua lá me và đĩa cá bống kho tiêu mà chị mang đến, một cách ngon lành!

 uhyhy8uy8u890uy80uy90u890.jpg

Khóc

Vừa sinh ra đời, không biết vì sao, chồng tôi đã bị gởi vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm một lần nào nữa.

Năm 20, qua nhiều khó khăn, anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa, bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.

Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:

– Tội nghiệp mẹ! Chắc 40 năm qua mẹ còn khổ tâm hơn cả anh nhiều lắm.

Nhớ mẹ

Dưới quê học hành khó khăn, nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai.

Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn, vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.

Đưa mẹ ra bến xe về quê xong, chị Hai về thấy nhà vắng ngắt. Tìm mãi mới thấy thằng Út đứng sau kẹt cửa, tay cầm mấy cái bã trầu khô, nước mắt nhạt nhòa trên má! Thấy chị, nó òa lên khóc!

Con gái

Ngoại hấp hối, cả nhà dắt díu nhau về quê thăm ngoại. Ngoại mất. Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.

Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được.

Bố chép miệng xót xa:

– Con gái là con người ta.

Mẹ gục đầu nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại. Mẹ cũng là con gái…

Lòng mẹ

Nhà nghèo, chạy vạy mãi mới được suất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhất để giúp đỡ gia đình. Nhưng ảo mộng chóng tan, xứ người chẳng phải thiên đường, Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống đẹp chỉ có trong mơ.

Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về cuộc sống tươi đẹp trong mơ.

Đêm. Chỉ còn mẹ. Hết nắn tay nắn chân Thanh rồi mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe mẹ nói:

-Dối mẹ làm gì. Giơ xương thế kia, thì làm sao mà sung sướng được hở con!

Lễ Mẹ, Sao Con Khóc!

Thui thủi mình con giữa chợ đời

Chiều nay nhớ Mẹ quá đi thôi

Hải hà công đức như sông biển

Thiên địa thương yêu tựa đất trời

Suốt kiếp chỉ lo con trượt ngã

Một đời quên mất Mẹ thân côi

Bao người Lễ Mẹ mừng vui chúc

Thơ thẩn con ngồi khóc Mẹ thôi

Nhớ Mẹ!

Cơm nghèo Mẹ nấu vậy mà ngon

Giọng nói thân thương mãi chẳng còn

Ước được sum vầy như thuở trước

Nụ cười ấm áp cõi lòng con.

Không màng đánh mất tuổi thanh xuân

Vất vả đắng cay mẹ đã từng…

Tất cả cho con không hoàn lại

Thương người khóe mắt trẻ rưng rưng.

 uy89u890u90u90u90u909ui.jpg

Nhân Ngày “Lễ Mẹ”, Nghĩ Gì Về Những Bà Mẹ Cô Đơn?

-Trong giờ lễ Chủ Nhật, nhằm ngày Lễ Mẹ, tại nhà thờ Saint Columban, linh mục T. đã làm nhiều người nghe phải nhỏ lệ khi ông kể một câu chuyện về một người Mẹ đã nuôi cả mười đứa con thành công về tài chánh, đứa Bác Sĩ, đứa Kỹ Sư, Dược Sĩ, nhưng rồi cả mười đứa con ấy, không nuôi nổi một bà Mẹ già. Đứa nào cũng có lý do để từ chối không muốn ở với Mẹ. Linh mục T. cũng kể lại lúc ông còn ở Chicago, có một lần trong thời tiết lạnh giá, đến thăm một bà Mẹ, thấy căn nhà rộng mông mênh, không có ai, vì hai vợ chồng đứa con đi làm cả.

Điều ông quan tâm là thấy trong nhà rất lạnh, bà Mẹ phải mặc hai áo nhưng vẫn lạnh cóng. Ông có hỏi bà mẹ tại sao không mở máy sưởi, thì bà Mẹ cho biết là không dám mở vì sợ khi con đi làm về, sẽ càm ràm là “tốn tiền điện quá!” Những đứa con sang trọng kia, có thể chờ đến ngày Lễ Mẹ, thì đưa mẹ ra ăn tô phở, hoặc gọi điện thoại về nhà, nói: “I love you, mom!” Thế là đủ bổn phận của một đứa con thành công ở Mỹ đối với người mẹ yêu dấu của mình.

 Những Bà Mẹ ở đây là hiện thân của Mẹ Việt Nam đau khổ, đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái, nhưng khi con cái phụ rẫy, bỏ bê, cũng im lặng chấp nhận cho đến hết cuộc đời.

Có biết bao nhiêu trường hợp như thế trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại? Biết bao nhiêu bà mẹ âm thầm, lặng lẽ chịu đựng tất cả những đau khổ từ khi lấy chồng, sinh con, rồi ráng nuôi dậy con nên người, sau đó lại chấp nhận những đứa con bất hiếu như một định mệnh mà không hề thốt lời than vãn?

Một bà mẹ đã dành dụm bao năm buôn gánh bán bưng để cho con vượt biên một mình, sau đó, khi qua đến Mỹ, thằng con sợ vợ quá, không dám để mẹ ngủ trong phòng, mà bảo mẹ phải ngủ dưới đất trong phòng khách. Một lần, con chó xù của hai vợ chồng đứng đái ngay vào đầu mẹ. Bà mẹ kêu lên, thì đứa con dâu cười ha hả trong khi thằng chồng đứng yên, chẳng dám nói gì.

 Bà mẹ khác, không được ở chung với con trai, phải thuê một phòng của người bạn, vì sức khoẻ yếu, lúc nào cũng lo là chết không có ai chôn. Khi nghe nói về bảo hiểm nhân thọ, bà có năn nỉ thằng con trai đứng tên mua giùm, để bà bớt chút tiền già và đóng hàng tháng để mai sau, con có tiền lo hậu sự cho bà, nhưng đứa con dâu nhất định không chịu, cho rằng “tốn tiền vô ích, chết thì thiêu, liệng tro xuống biển là xong, chôn làm quái gì cho mất thời giờ đi chăm sóc.” Bà cụ uất quá, phát bệnh và qua đời. Không biết rồi bà có được chôn cất đàng hoàng theo ý muốn, hay lại bị cô con dâu vứt tro ra biển.

Không thiếu những bà mẹ khi đến thăm con trai, phải ngồi nhìn vợ chồng chúng nó ăn uống ríu rít với nhau, vì con dâu không chịu dọn thêm một chén cơm mời mẹ. Một bà mẹ nhớ con nhớ cháu quá, đến thăm con, nhưng sợ con dâu sẽ nhiếc móc thằng chồng, nên vừa vào tới cửa đã vội thanh minh: “Mẹ không ăn cơm đâu! Mẹ vừa ăn phở xong, còn no đầy bụng. Mẹ chỉ đến cho thằng cháu nội món quà thôi!”

Không thiếu những bà mẹ vì lỡ đánh đổ một chút nước trên thảm mà bị con nhiếc móc tơi bời. “Trời đất ơi! Cái thảm của người ta cả vài ngàn bạc mà đánh đổ đánh tháo ra thế thì có chết không?” Có bà mẹ bị bệnh ung thư, biết là sắp chết, mong được con gái đưa về Việt Nam, nhưng con đổ thừa cho chồng không cho phép về, rồi biến mất tăm, sợ trách nhiệm. Mẹ phải nhờ người đưa ra phi trường, nhờ người dưng đi cùng chuyến bay chăm sóc cho đến khi về tới nhà. Từ lúc đó đến lúc mẹ mất, cả con gái lẫn con rể, cháu chắt cũng chẳng hề gọi điện thoại hỏi thăm một lần.

Một bà mẹ già trên 70 tuổi rồi, có thằng con trai thành công lẫy lừng, bốn năm căn nhà cho thuê, nhưng bà mẹ phải lụm cụm đi giữ trẻ, nói đúng ra là đi ở đợ vì phải lau nhà, rửa chén, nấu cơm, để có tiền tiêu vặt và để gộp với tiền già, đưa cả cho.. con trai, một thanh niên ham vui, nhẩy nhót tung trời, hai, ba bà vợ. Mỗi khi gặp bà con, chưa cần hỏi, bà đã thanh minh: “Ấy, tôi ngồi không cũng chả biết làm gì, thôi thì đi làm cho nó qua ngày, kẻo ở nhà rộng quá, một mình buồn lắm!”

 Trong một cuộc hội thoại, một bà mẹ đã khóc nức nở vì chỉ đứa con gái phụ rẫy, bỏ bà một mình cô đơn. Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất, chổng chết trong trại cải tạo. Trong bao nhiêu năm, bà đã gồng gánh nuôi con, rồi cùng vượt biên với con, tưởng mang hạnh phúc cho hai mẹ con, ai ngờ cô con chờ đúng 18 tuổi là lẳng lặng sắp vali ra đi. Nước mắt bà đã chẩy cho chồng, nay lại chẩy hết cho con.

Tại những nhà dưỡng lão gần trung tâm Thủ Đô Tị Nạn, có biết bao nhiêu bà mẹ ngày đêm ngóng con đến thăm nhưng vẫn biệt vô âm tín. Một bà cụ suốt ba năm dài, không bao giờ chịu bước xuống giường, vì biết rằng chẳng bao giờ có đứa con nào đến thăm. Bà đã lẳng lặng nằm suốt ngày trên giường như một sự trừng phạt chính mình vì đã thương yêu con cái quá sức để đến tình trạng bị bỏ bê như hiện tại. Sau ba năm, bà mất vì các vết lở, vì nỗi u uất, mà những người chăm sóc bà vẫn không biết gia cảnh bà như thế nào, vì bà không hề nhắc đến. Có điều chắc chắn là khi bà còn là một thiếu nữ, bà phải là một mẫu người làm cho nhiều người theo đuổi, quyến luyến, tôn sùng. Chắc chắn bà đã trải qua bao năm tháng thật tươi đẹp, vì cho đến khi mất, khuôn mặt bà, những ngón tay bà, và dáng dấp bà vẫn khoan thai, dịu dàng, pha một chút quý phái. Nhưng tất cả những bí ẩn đó đã được bà mang xuống mồ một cách trầm lặng.

Một buổi chiều tháng 5, tại một tiệm phở Việt Nam, một mẹ già đứng tần ngần bên cánh cửa. Khi được mời vào, mẹ cho biết mẹ không đói, nhưng chỉ muốn đứng nhìn những khuôn mặt vui vẻ, để nhớ đến con mình, đứa con đã bỏ bà đi tiểu bang khác, để mẹ ở với đứa cháu là một tên nghiện rượu, đã hăm doạ đánh mẹ hoài. Hắn đã lấy hết tiền trợ cấp của mẹ, lại còn xua đuổi mẹ như cùi hủi. Hôm nay, hắn lái xe chở mẹ đến đầu chợ, đẩy mẹ xuống và bảo mẹ cút đi! Mẹ biết đi đâu bây giờ?

Trong một căn phòng điều trị tại bệnh viện Ung Thư, một bà cụ đã gào lên nức nở khi người bệnh nằm bên được chuyển đi nơi khác. “Bà ơi! Bà bỏ tôi sao? Bà ơi! Đừng đi! Đừng bỏ tôi nằm một mình! Tôi sợ lắm, bà ơi!” Những tiếng kêu, tiếng khóc nấc nghẹn đó lặp đi lặp lại làm người bệnh sắp chuyển đi cũng khóc theo. Người y tá cũng khóc lặng lẽ. Anh con trai của người sắp đi xa, không cầm được giọt lệ, cũng đứng nức nở. Cả căn phòng như ngập nước mắt. Mầu trắng của những tấm trải giường, mầu trắng của tấm áo cánh của bà cụ như những tấm khăn liệm, tự nhiên sáng lên, buồn bã. Bà cụ nằm lại đó đã không có đứa con nào ở gần đây. Chúng đã mỗi đứa mỗi nơi, như những cánh chim không bao giờ trở lại.

Trên đại lộ Bolsa, thỉnh thoảng người ta thấy một bà mẹ già, đẩy chiếc xe chợ trên chứa đầy đồ linh tinh. Mẹ chỉ có một cái nón lá để che nắng che mưa. Khuôn mặt khắc khổ của mẹ như những đường rãnh bùn lầy nước đọng, đâu đó ở chợ Cầu Ông Lãnh, Thủ Thiêm, gần bến Ninh Kiều, Bắc Mỹ Thuận hay ở gần cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba? Mẹ đi về đâu, hỡi Mẹ? Những đứa con của mẹ giờ chắc đang vui vầy trong nhà hàng nào đó, đón mừng ngày Lễ Mẹ, “Happy Mother Day!”

(C T Tiến)

 y89y89y89y89y89y8y8y8y8.jpg

( Nguồn: Trích email 5-8-2024 của KQ Lê Văn Hải- Cảm ơn anh LVH.)

Happy Mother’s Day



Sương Lam



Website: www.suonglamportland.wordpress.com



http://www.youtube.com/user/suonglam



https://www.pinterest.com/suonglamt/



 https://www.pinterest.com/suonglamportland/

Vượt qua bất hạnh bởi may mắn hay do có Phước

Vượt qua bất hạnh bởi may mắn hay do có Phước?

Yahoo AccountTue, May 7, 6:27 PM (14 hours ago)
to Yahoogroups, Yahoogroups

On Tuesday, May 7, 2024 at 04:54:56 PM PDT, Thich Tanh Tue <thichtanhtue@gmail.com> wrote:

434635744_431822582659388_2830666180621241932_n.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

  Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
VƯỢT QUA BẤT HẠNH BỞI MAY MẮN HAY DO CÓ PHƯỚC?

Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng.. Nhiều người cho đó là may mắn, hay “phước đức ông bà để lại” hay… “phước 70 đời”

Trong 3 kết luận đó, câu cuối cùng đúng chính xác theo lời Phật day.
– Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với người kế bên, cũng không chắc là do “phước đức ông bà để lại” vì nếu nhìn lại cuộc đời Ông bà cha mẹ tổ tiên của mình, nhiều khi cuộc đời của họ thật khốn khổ bất hạnh, phước của họ không đủ đem lại cho họ chút sung sướng hạnh phúc nào, lấy gì họ để lại cho con cháu về sau dùng..nó cũng như tiền bạc gia sản…chỉ khác nhau hữu hình và vô hình thôi.

Chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết..hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.

Hoạn nạn từ bên ngoài tới là do những ác nghiệp mình tạo ra đời trước hay đời này, đáo hạn thì nó tới không gì ngăn cản nó được, không tránh đâu thoát nó được, cách duy nhất là hứng chịu… vấn đề là hứng chịu với cái áo giáp phước đức dầy hay mỏng, lành lặn hay rách nát thôi!

   Vậy làm sao tạo được chiếc áo giáp vạn năng này?Phật dạy: PHƯỚC PHẢI DO CHÍNH MÌNH TẠO NÊN CHỨ KHÔNG THỂ CẦU XIN MÀ CÓ.   Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.  Làm phước là làm những việc nhắm vào sự lợi ích của người khác, dẫu mình không huê hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải.. Nguyên tắc thật đơn giản nhưng chính xác không hề sai chạy mảy may.  Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sanh ra chút phước nào.
– Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.
– Nay vui, đời sau vui
Làm Phước hai đời vui
Người ấy vui, an vui
Thấy nghiệp tịnh mình làm.
(Kinh Pháp Cú 15 & 16)- Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.- Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận tình và không gặp khó khăn, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.

438255497_1558646308044959_3842672862200203144_n.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to PhotosPHÁP KIỀU

Chiếc cầu Giáo Pháp đã sẵn
Việc tu như bước qua cầu
Bên ni, bên tê gần lắm
Không bước, gần mà xa nhau.

Không bước thì vẫn khổ đau
Tóc phai.. từng chiều phiền muộn.
Bước đi sẽ thấy nhiệm mầu
Lòng trần hư vô gió cuốn.

– Hạnh phúc là thôi tham muốn.
Vô minh tựa vách núi ngăn
Sự Thật gần trong gang tấc
Chỉ vì ta mãi lăng xăng…

GATE GATE, PARAGATE…


Kinh chia sẻ cùng cả chùa hình ảnh Pháp Hội ĐẠI BI với sự hướng dẫn của thầy Như Nhiên TTT và Tăng đoàn ”Theo Dấu Như Lai”. (Thích Tánh Tuệ, Thích Quảng Lực, Thích Huệ Phúc, Thích Quảng Hiếu & Thích Tuệ Giác.) vừa thành tựu viên mãn tại Seattle bang Washington vào cuối tuần qua- 4,5 May 2024- Mặc dầu tiết trời mưa gió nhưng Đại chúng vẫn về tu học đông đủ, thật lấy làm cảm kích và tán thán tinh thần tu học của Phật tử nơi này…
Kính chúc cả Chùa luôn tinh tấn, an lành trong Chánh Niệm.
Như Nhiên – Th Tánh Tuệ

Namo Budhaya
__(())__

q36.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q15.jpg
q11.jpg

q2-.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q3.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q5.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q18.jpg

q22.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

z436834699_3370722133074380_3355036911414862874_n.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

z441110060_979327867167518_8040712246453877187_n.jpg
q26.jpg
q4.jpg
q29.jpg

q27.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q17.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

q16.jpg
q41.jpg

q42.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

q44.jpg
z438158204_1468877060733272_1460466957910440745_n.jpg

Pháp Thoại Nhân Ngày Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Như Nhiên Thích Tánh Tuệ 04/24



Website: www.suonglamportland.wordpress.com



http://www.youtube.com/user/suonglam



https://www.pinterest.com/suonglamt/

Một chút thiện việc nho nhỏ của gia đình Minh Sương Lam

Ông Bà Minh & Sương Lam Trần Giúp Các Bé Bị Bịnh Ung Thư & Các Em Mồ Côi, Khuyết Tật, Người Già Neo Đơn.tại Hai Chùa Từ Ân và Bửu Thắng

Inbo

Hành Trình đem “Tịnh Tài” của Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon trao cho hai ChùaTừ Ân, Bà Rịa và Bửu Thắng Ban Mê Thuột ĐắkLắk, để nuôi dưỡng, dạy dỗ, đóng học phí cho các emMồ Côi, khuyết Tật.
Mời Quý Anh Chị đọc đến đoạn cuối của thư tường trình nầy….Cảm ơn.

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

1. Chùa Từ Ân tọa lạc tại Tổ 16, Ấp Mỹ Tân, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, Chùa cách thành phố Saigon 

vào khoảng 100 cây số về hướng Đông Nam. Trụ trì là

Sư Cô Nhuận Thiện thế danh Nguyễn Thị Hòa Bình và Nhuận Tâm thế danh Trương Thị Thanh Vy. Điện Thoại 0643-895090. 

Cell phone: 090 6839 241.

                                   Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to PhotosInline image
Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Và…
Tại Chùa Bửu Thắng..
2. Chùa tọa lạc tại phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, thành phố Ban Mê Thuột tỉnh ĐắkLắk. Trụ Trì là  Sư Cô 

Thích Nử Huệ Huyền, 

thế danh Trần Thị Nina, phone: 090 5912 868 & 0500 3573 523. 

Chùa cách Saigon 350 cây số đường bộ.  

                              Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

                              Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

                               Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Sư Cô Thích Nữ Huệ Huyền và các em mồ côi trong chùa Bửu Thắng.

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos
Quý Sư Cô và nhóm nhỏ Thiện Nguyện, cùng nhau Tri Ân Công Đức Ông Bà Minh & Sương Lam Trần,Milwaukie Oregon

Ôn lại chuyện xưa.
                                    Scanning for viruses…Add to DriveSave to Photos

Em Huỳnh Phước Mai áo đỏ, và lúc còn bé được bà Vãi Giác Ngọc Phước bồng ẳm.Tại Saigòn hôm nay Thứ Hai 26 tháng 6 năm 2023, Phiếu Tri Ân Công Đức Cô Diệu Thủy do chùa Bửu Thắng gửi, được posted lên trong 

trang Facebook của Cô Giác Ngọc Phước, kèm theo ảnh của cháu

Huỳnh Phước Mai, cụt hai tay sát nách (tôi, Chú Tiểu Thiện Tài không có trang Facebook cá nhân).

Nhờ Cô Vãi chuyển cho coi ké, làm Chú Tiểu tôi nhớ lại câu chuyện 7 năm trước đây……
Một ngày trong năm 2014, tại thị xã Buôn Hồ, thành phố Ban Mê Thuột tỉnh ĐắkLắk, một cụ già đi mót củi, chợt nghe tiếng khóc của trẻ sơ sanh, phác giác ra từ một em bé gái bị mẹ bỏ rơi

), bà cụ đem em 

giao cho Sư Cô Trụ Trì Chùa Bửu Thắng….Năm 2016, Bà Vãi Giác Ngọc Phước và tôi đi xe đò lên Ban Mê Thuột, đến chùa Bửu Thắng để Ủy Lạo các em mồ côi, khuyết 

tật và quý cụ già neo đơn, bị gia đình bỏ rơi, không nơi nương tựa. Tại ngôi 

chùa bác ái, đầy tình thương nầy, biết tôi là “Vịt Kìu Mỹ”, sư cô nhờ giúp giùm em Mai đôi tay giả.

Về lại Seattle, chúng tôi liên lạc (tiếng Bê Ka 2 nút gọi nà liên hệ) với Cơ Quan làm chưn, tay giả của 

Hoa Kỳ có trụ sở tại Los Angeles California nhờ giúp đỡ cho em Mai, sau khi kể rõ tình trạng và địa chỉ

của chùa Bửu Thắng, họ liên lạc với chi nhánh làm chưn tay giả miễn phí cho nạn nhân tại Hà Nội 

Việt Nam. Tại đây, họ cử một nhóm gồm có bác sĩ và chuyên viên làm chun tay gả đến chùa Bửu hắng. 

Một tuần lễ sau, họ thông báo cho biết là không thể làm tay giả được….. vì hai tay của em Mai bị cụt 

sát nách, không ló ra được một chút khuỷu nào hết để làm “lực đẩy” cho cái tay giả. Mời Quý Anh Chị 

xem ảnh kèm theo dưới đây.
                                              Ảnh chụp theo tháng năm…

Inline image


                                     

Nhưng, họ sẽ đem em Mai qua Thái Lan, để tập cho em sử dụng đôi chưn thay thế cho hai cánh tay

khiếm khuyết,  Sau 5 năm, họ đem em trở về Chùa Bửu Thắng trong tình trạng, em có thể tự lo cho 

mình, ngay cả việc lật từng trang sách trong lúc học hành như một đứa trẻ bình thường, ảnh

kèm theo dưới đây.

Inline image
Inline image
Inline image
Inline image
Inline image

 Cô Diệu Thủy gửi cho các em chùa Bửu Thắng 100 dollars, do Bà Vãi Giác Ngọc Phước trao lại, đầy đủ.    From: Dien H. Nguyen <dien.nguyen44@yahoo.com>Sent: Friday, May 3, 2024 at 09:26:48 PM PDTSubject: Ông Bà Minh & Sương Lam Trần Giúp các em bị bịnh ung thư đóng tiền Hóa và Xạ trị Chemotherapy & Radiation TherapySáng nay ngày Thứ Sáu 3 tháng 5 tại Bịnh Viện Đa Khoa Phân Khoa Nhi Đồng Ung Thư Bại Não,Cô Trang Nguyễn trao “Tịnh Tài” của Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon tận giường cho 8 bé đang 

được điều trị Ung Thư để đóng Viện Phí (Hóa & Xạ Trị). 

Mỗi em nhận 300.000 đồng. 

8 em x 300.000 đồng = 2.400.000 đồng.

Inline imageInline image
Inline imageInline image
Inline image

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

Inline image
Inline imageInline image

Cha mẹ các em và nhóm Thiện Nguyện, đồng Tri Ân Ông Bà Minh & Sương Lam Trần,Milwaukie Oregon.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt

Câu Chuyện Cô Giáo Việt Nam tỵ nạn – Những tấm lòng đẹp ngày 30 Tháng Tư – Tiểu Tử

For Mom
Chuyển tiếp: ” Câu Chuyên Cô Giáo Việt Nam Tỵ Nạn ” – Chuyển dịch sang Tiếng Việt từ bản gốc tiếng Mỹ.
Tôi sinh ra tại một thành phố nhỏ mang tên Hội An, thuộc miền Trung nước Việt Nam. Ba Mẹ tôi đều là nhà giáo, chị Cả của tôi, các em tôi và tôi cũng đều dạy học. Tôi là giáo sư trường Trung Học trước năm 1975, sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại Đại Học Đà Lạt năm 1966, tôi trở về quê cũ và dạy học cùng trường với ba tôi. Từ năm 1966 đến 1969, nhiều học sinh lớp 11 và lớp 12 của tôi đã chết hoặc mất tích. Có vài em rời ghế nhà trường để gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau đó thì tôi nghe tin các em đã tử thương! Đối với tôi đây là giai đoạn kinh khủng và đau buồn lắm! Mỗi đêm khi nghe tiếng súng hoặc tiếng đại pháo “canh nông” gia đình tôi phải thức giấc và chạy vội xuống hầm trú ẩn.Tôi lấy chồng năm 1969 và trở thành giáo sư trường Trung Học dạy con em của Cảnh Sát viên vì chồng tôi đang dạy tại trường Cao Đẳng Quốc Phòng ở Sài Gòn. Năm 1970 tôi sinh con gái đầu lòng, nhưng chỉ 4 tháng sau thì ba cháu qua đời sau một tai nạn xe trên đường đi công tác từ Sài Gòn đến Biên Hòa, một lộ trình ngắn chỉ có hai muoi dặm (20 miles.) Tôi bị khủng hoảng tâm thần vì sự ra đi đột ngột của chồng. Tôi mất hết niềm hy vọng, nghị lực và ngay cả ước muốn sống còn!Tôi mất ngủ suốt nhiều tháng, rồi nhiều năm. Tại trường Trung học nơi tôi đang dạy, mỗi khi tôi giảng bài có liên quan đến Hạnh Phúc gia đình hoặc Tình Yêu, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc còn học trò của tôi thì cười.Để giữ cho khỏi mất quân bình, tôi cố gắng làm nhiều việc để luôn bận rộn. Ban ngày tôi dạy ở trường công lập, buổi chiều tôi dạy ở trường tư thục và ban đêm tôi đi học ban Cao học về Văn Chương Việt Nam. Tôi làm việc 16 tiếng mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con và em trai và các em gái của tôi đang sống chung nhà với tôi và theo học tại Đại Học Sài Gòn.Rồi thì xảy ra biến cố chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ba Mẹ tôi muốn tôi đi vượt biển vì có tin đồn rằng Thương Phế Binh Cộng Sản sẽ ép buộc những góa phụ như tôi phải lấy họ, nếu không tôi sẽ bị đi tù “Cải Tạo” vì tôi đã làm giáo sư cho trường dạy con em Cảnh Sát viên. Vì thế, ngày 28 tháng 4 năm 1975 con gái đầu của tôi Lina và tôi đã may mắn trốn thoát cùng với gia đình người chị bên chồng tôi để đến Fort Chaffee, Arkansas. Khi máy bay cất cánh khỏi thành phố Sài Gòn, mọị người trên chuyến bay đều khóc! Chúng tôi ai ai cũng nghỉ rằng mình sẽ chẳng bao giờ nhìn lạị được Sài Gòn nữa! Nỗi buồn mất nước, mất phong tục văn hóa và mất gia đình thân yêu đè nặng trong tim tôi ngay cả khi tôi đến nước Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới với bé Lina bốn tuổi rưỡi.Tại trại Fort Chaffee, tôi tình nguyện làm thông dịch viên cho đồng bào tị nạn vừa mới nhập trại. Có một số người không nói được tiếng Mỹ. Họ không biết phải làm gì khi bác sĩ khám sức khỏe cho họ và không hiểu khi tham dự các lớp dạy về Dinh Dưỡng mà ban điều hành trại Tỵ Nạn buộc họ phải theo học.Một buổi trưa mùa Hè tôi tình cờ gặp anh H, nay là “ông xã” tôi. Tôi đã biết anh ấy lúc anh đang dạy Toán tại cùng trường Trung Thu ở Sài Gòn. H vui mừng khi gặp lại tôi và anh tỏ ra dịu dàng thân thiện với bé Lina. Tôi vẫn còn nhớ lúc nhìn H và Lina dắt nhau đến vòi nước để uống, tôi thầm nghĩ “chắc anh ấy sẽ là cha hiền cho con mình” mà quả thật đúng như thế!Sau hai tháng sống tại trại tỵ nạn Fort Chaffee, bé Lina và tôi được gặp một cặp vợ chồng Mỹ bảo trợ. Họ muốn tôi giữ nhà và giữ trẻ cho họ. Tôi bảo họ: “Tôi sẽ làm mọi việc không lấy tiền – miễn phí – nếu họ bằng lòng cho tôi đi học Đại Học ban đêm để sau nầy tôi có thể tiếp tục đường học vấn.” Họ chấp nhận điều kiện của tôi, nhưng khi tôi nhận công việc quản gia và giữ em ở Dallas, Texas rồi, thì họ thuyên chuyển sang California. Nhà của họ ở rất xa trường Đại Học nên tôi không thể tiếp tục việc học được.Ba tháng sau tôi bay sang Baton Rouge, Louisana thuê nhà chung với một cặp vợ chồng bạn của gia đình tôi; ban ngày tôi làm hầu bàn cho tiệm Pan Cake IHOP và ban đêm tôi đi học tại ĐạiHọc Louisana. H vẫn tiếp tục liên lạc với tôi từ khi tôi rời trại Fort Chaffee. Thời gian tôi đang ở Baton Rouge anh ấy viết thư cho hay đã kiếm được việc làm ở Virginia và muốn tôi cùng bé Lina đến sống chung với anh. Chúng tôi kết hôn tháng 11 năm 1976.Hai năm đầu rất gian nan. Tôi không thích trở thành gánh nặng cho H nên tôi không theo học Đại Học, thay vào đó tôi học lớp Kế Toán một năm tại một trường daỵ về Thương Mại với hy vọng sẽ kiếm được việc làm khi ra trường. Tuy nhiên thực tại thì khác hẳn: “Không có kinh nghiệm về Kế Toán, không có việc làm.” Cuối cùng tôi xin được việc làm Thâu Ngân Viên ở Ngân hàng quận Arlington, Virginia. Cuộc sống của tôi giờ đây dễ thở hơn chút đỉnh. Trong giai đoạn làm việc tại Sovran Bank nay đổi tên là Bank of America, tôi theo học nhiều lớp tại American Institute of Banking, nhờ vậy tôi được thăng chức lên làm “giao tiếp viên” để tiếp khách hàng rồi lên làm Thâu Ngân Trưởng (Head Teller). Nhưng sau một vụ cướp ngân hàng mà một cảnh sát viên đã bị bắn chết trước mắt tôi, tôi thường có những cơn ác mộng về vụ bắn giết đó nhiều đêm. Tôi dự trù thôi công việc làm Head Teller nguy hiểm nầy bằng cách theo học các lớp về Kiến Trúc Điện Toán (Computer Information System)Tôi vẫn còn yêu thích nghề dạy học nên tôi nạp đơn xin một chân dạy học ở trường tiểu học công lập Glen Carlyn thuộc quận Arlington. Đơn của tôi được chấp nhận, tôi thích công việc trong ngành Giáo Dục nầy lắm, nhưng thật vất vả. Tôi sinh một cháu trai đặt tên Sam tháng 7 năm 1980. Buổi sáng từ 8 giờ sáng đến trưa tôi dạy học tại trường Glen Carlyn chương trình ESL (Tiếng Anh là ngôn ngữ Thứ Hai – English As Second Language) Buổi trưa tôi chạy đến nhà người trông coi bé Sâm để cho con bú, Sâm chỉ mới được 2 tháng tuổi. Rồi đến 2 giờ trưa tôi bắt đầu làm việc tại Sovran Bank với chức vụ Head Teller ở khu vực Dịch Vụ Ngân Hàng cho người lái xe (Drive-Thru Banking) Công việc nầy xong vào lúc 8 giờ tối, tôi không dám nghỉ việc ở ngân hàng vì chưa biết rõ công việc dạy học của tôi có được bền chăng? Sau một năm dạy học, kết quả thẩm định việc làm (Perfomance Review) của tôi rất hoàn hảo, ông Hiệu Trưởng giới thiệu tôi với Nha Học Chánh. Ông Giám Đốc Nha Học Chánh tử tế lắm, ông ấy cho tôi một chân dạy học năm kế tiếp và đề nghị tôi nên học vài lớp về ngành Giáo Dục để trở nên Giáo Viên Thực Thụ (Certified Teacher). Đó là năm 1980, tình trạng kinh tế khủng hoảng. Chồng tôi khuyên tôi nên ở lại làm việc với ngân hàng thay vì đổi sang nghề dạy học. Anh ấy nói: “Dạy học dễ bị cho nghỉ việc hơn và hiện nay chúng ta đang có hai con dại cần nuôi nấng, Lina được 11 tuổi và bé Sâm mới 14 tháng. Tôi nghe theo lời khuyên của chồng nhưng vẫn tiếp tục học Đại Học để có thể đạt được mảnh bằng về Computer Information System (CIS) mong ước một ngày kia tôi sẽ rời khỏi ngân hàng.Vào năm 1977 lúc Lina lên 7 tuổi tôi tham gia Hội GiáoDục Trẻ Em Việt Nam với gia đình ông Chử để tổ chức các lớp vào mùa Hè dạy tiếng Việt cho trẻ em Mỹ gốc Việt từ 4 tuổi đến 18 tuổi biết đọc, viết, và nói tiếng Mẹ. Năm ngoái 2008, tất cả các lớp tiếng Việt bắt đầu vào tuần thứ nhì của tháng 6 cho đến tuần đầu của tháng 8, với sĩ số là 350 học sinh. Nhờ công tác thiện nguyện nầy tôi có thể thỏa mãn lòng yêu thích nghề dạy học của mình.Tôi có hai sở thích: Dạy và Học. Từ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến vùng đất của Tự Do và Cơ Hội nầy, tôi không ngừng Học Hỏi. Tôi học từ người Bảo Trợ, từ bạn đồng lớp, từ bạn đồng nghiệp, từ bằng hữu, từ sách vở, báo chí. Việc đến trường để học khiến tôi cảm thấy mình trẻ lại. Tôi tin tưởng rằng “Tuổi Tác là một thái độ không phải là một sự kiện thực tại.”Nhờ việc tốt nghiệp trường Đại Học năm 1987, tôi đã đạt đến mục tiêu tôi mong ước là có một công việc bảo đảm với Chính Phủ Liên Bang: làm chuyên viên Điện Toán (Computer Specialist) với sở Thuế Vụ (IRS).Ngoài công việc ở sở làm, tôi dành thì giờ đọc sách báo liên quan đến Hạnh Phúc Gia Đình và viết bài về vấn đề nấy cho Nguyệt San Phụ Nữ Diễn Đàn ở Los Angeles và vài tờ báo khác. Bởi vì nền văn hóa Việt Nam rất khác với văn hóa Mỹ, vai trò của người phụ nữ Mỹ gốc Việt cũng thay đổi. Nhiều cặp vợ chồng Việt Nam không thể điều chỉnh với tình trạng hiện tại nên có nhiều cặp đã đưa đến việc ly dị hoặc ly thân. Hầu hết các bài viết của tôi đề cập đến việc An Hưởng giờ phút hiện tại với người phối ngẫu và khiến chàng hợp tác với chị trong công việc lặt vặt hàng ngày cũng như những việc “đại sự”. Sau 7 năm viết trên các báo, với sự giúp đỡ của “ông xã” tôi đã thu góp một số lớn các bài viết nầy và in thành sách “Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc GiaĐình” năm 1996. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào các công tác xã hội cộng đồng như giúp đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại, Ủy Ban Giáo Dục quận Fairfax. Tôi cũng tình nguyện làm việc tại trường học của hai con tôi.Nhờ sự tiếp tay, đóng góp của các người thân trong gia đình và một số bạn tốt, tôi đã tổ chức đưọc một nhóm Từ Thiện với tên “Nhóm Từ Thiện Tình Thương Virginia (Charity Group of VA-Affection) vào năm 2005 để giúp đở các thiếu niên Khuyết Tật tại Đà Nẵng, Quảng Nam trong lãnh vực Huấn Nghệ; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Long để các em có thể tiếp tục con đường học vấn; dạy Anh Ngữ cho các thanh thiếu niên nghèo ở Hội An ban đêm để tạo cơ hội cho các em kiếm được việc làm trong địa hạt tiệm ăn, khách sạn, và gởi áo quần, bịch gạo làm Quà Tết cho các cụ già neo đơn đói khổ. Lâu nay Nhóm Từ Thiện Tình Thương-VA đã hoạt động đều đặn hữu hiệu nhờ vào tấm lòng nhân ái của các Ni Sư Phật Giáo và các Xơ Công Giáo ở Việt Nam cũng như sự đóng góp rộng lượng của các thành viên gia đình tôi và các người bạn “tốt bụng” của tôi.Sau 34 năm sống tại Hoa Kỳ, tôi yêu thích và ngưỡng mộ tính Vui Cười và Thân Thiện của người Mỹ. Tính này biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và ban cho tôi thái độ lạc quan trong đời. Tính cách đa dạng của xã hội văn minh nầy khiến tôi cảm nhận rằng tôi đã được hội nhập vào quốc gia nầy do chính con người tôi và do những việc tôi đã làm. Tôi đã tìm được Hạnh Phúc thật sự tại Mỹ Châu. Tôi cũng đã được đoàn tụ với gia đình tôi. Năm 1989, tôi đã bảo lãnh 12 người trong gia đình tôi gồm Mẹ tôi, em trai tôi, 3 người em gái và 3 em rễ, các cháu gái và cháu trai của tôi. Mọi người sống chung cùng một mái nhà trong 6 tháng đầu.Sau giai đoạn đầu định cư, ai nấy đều cố gắng làm việc lao động như lau chùi văn phòng, làm vườn dọn dẹp hoặc làm thâu ngân viên ban ngày và đi học Đại Học ban đêm. Ngày nay họ đã đạt đến bến bờ thành danh và đã đóng góp một phần cho quê hương thứ hai nầy như là những công dân ưu tú. Họ đang hành nghề Nha Sĩ, Bác Sĩ, Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư Điện Toán. Người nhỏ tuổi nhất trong gia đình tôi vừa mới tốt nghiệp danh dự tại trường Đại Học Virginia (UVA) và đang theo học trường Y Khoa tại Đại Học Harvard.Con gái tôi Lina đã lập gia đình từ năm 1999 và đang làm Editor (Biên Tập Viên) tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ – Lina tốt nghiệp Cao Học về Anh Ngữ năm 2000 tại Đại Học John Hopkins. Tháng 11 năm 2006 Lina sinh một cháu gái rất xinh, hiền lành tên Serena (An Bình). Serena nay đã được 2 tuổi và nói thỏ thẻ dễ thương lắm!Con trai út của tôi Sam đã tốt nghiệp trường Luật Đại Học Virginia (UVA) ở Charlottesville vào tháng 5 năm 2005. Sam thành hôn với cô bạn thân cùng trường UVA tên Rachel Alberico vào tháng 8 năm 2005. Sam rất vui với công việc mới tại Small Business Administration ở Washington DC của chính phủ Liên Bang và Rachel đang dạy học tại trường Trung Học West Springfield. Gia đình tôi đều vui vẻ và tôi cũng vui lây. Tôi là người tỵ nạn gặp may mắn đã có thể chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản và đến bến bờ Tự Do an toàn, nhưng còn hàng ngàn người khác: các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các công chức của Chính Phủ VNCH, ngay cả các nhà giáo đã chết trong các trại giam của Cộng Sảm hoặc bị đày dọa, hành hạ từ đầu đến chân, mất hết cả quyền làm người.(Dịch từ Nguyên Bản tiếng Mỹ)Để tưởng nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975với Lòng Biết ơn nhân dân Hoa Kỳ4/2009THE STORY ofA VIETNAMESE REFUGEE TEACHERI was born in a very small and ancient town named Hoi An, which is in the central region of Vietnam. My parents were both teachers, as were my oldest sister, my younger sisters, and I. I was a high school teacher before 1975. After graduating from Dalat University in 1966, I came back to my hometown and taught at the same high school where my father was still teaching. From 1966 to 1969, many of the eleventh and twelfth grade students that I taught had either died or disappeared. Some of the students would leave school to join the Vietnamese army. Later I would hear that they had been killed. For me, it was a terribly frightening and sad time. Every night, when my family heard the gunshots or the noise of cannons, we would wake up and run downstairs to the safety cave.I got married in 1969 and began teaching at the high school for police officers’ children in Saigon because my husband was a professor at a Vietnamese military college in Saigon. In 1970, my daughter Lina was born, but four months later, her father was killed in an accident while he was on a short business trip from Saigon to Bien Hoa, a journey of only twenty miles.I was totally devastated by his death. I lost all hope, energy, and desire to live.I was unable to sleep for countless nights. At the high school where I was teaching, whenever I taught lessons related to family happiness or love, I could not hold back my tears. I cried, and my students laughed.To keep my mind off my troubles, I tried to keep myself as busy as possible. During the day I taught at the public high school. In the afternoon, I taught at a private high school, and at night I went to college to complete a M.A. in Vietnamese literature. I worked 16 hours every day to earn enough money to raise my child and support my brother and sisters living with me, so that they might attend college in Saigon.Then came the terrible collapse of South Vietnam. My parents wanted me to flee overseas because there was a rumor that handicapped communists were going to force widows like me tomarry them; otherwise, I would be sent to a Reeducation camp because I was a teacher of police officers’ children. So, on April 28, 1975, my baby Lina and I had a chance to escape with my sister-in-law’s family to Fort Chaffee, Arkansas. When the airplane took off from Saigon everybody on board cried at the same moment. We all thought that we would never see Saigon again. The sadness of losing my homeland, my culture, and my family overwheld me, even as we docked in the States and I began a new life here with my child.At Fort Chaffee, I volunteered to be the interpreter for Vietnamese refugees who had just arrived to the camp. Some of the new refugees could not speak English. They did not understand how to take the physical exams and nutrition classes that they were required to take at Fort Chaffee.One summer afternoon at Fort Chaffee, I ran into H, my current husband. I had known H from when he was a math teacher at the same high school where I had taught in Saigon. H was glad to see me again and was very kind and sweet to my daughter Lina. I still remember thinking, as I watched H and Lina together, that he would be a good father for my child. Indeed, he is a wonderful father!After two months of living at Fort Chaffee, my daughter Lina and I were sponsored by an American couple. They wanted me to be their housekeeper and baby-sitter. I told them I would do everything for free if they agreed to let me go back to college at night so I could go on with my life later. They accepted my condition, but, after I took the baby-sitting and housekeeping job in Dallas, Texas, they moved to California. Their house was far away from my college, so I could not continue my studies and fulfill my dream.Three months later, I moved to Baton Rouge, Louisiana, with one of my family friends and worked as a waitress at an IHOP restaurant during the day and went to Louisiana State University at night. H had kept in touch with me from the time I left Fort Chaffee. While I was in Baton Rouge he wrote to tell me that he had gotten a job in Virginia. He wanted my four-and-a-half year-old daughter and me to come to live with him. We got married in November 1976.The first two years were very rough. I did not want to be a burden for H, so I did not go back to college. Instead, I took a one-year accounting course at a business school, hoping that I could find a job after its completion. But the fact of life was different. “No accounting experience, no job.” I went to many interviews but could not find any positions as an accountant. At last, I got a teller job with a bank in Arlington, Virginia. My life was a little bit easier with this job.While working at Sovran Bank, now called the Bank of America, I took many courses at the American Institute of Banking, and, as a result, was promoted from teller to branch customer representative and then to head-teller. But, after a bank robbery in which a police officer was killed before my eyes, I had continuing nightmares of the shooting scene. I prepared to leave this frightening head teller job by taking college courses in Computer Information Systems.I was still in love with teaching, so I applied for a teaching job at a public elementary school, Glen Carlyn Elementary in Arlington County. I was accepted, and I really did have a good time working in education, but it was too hard. My son Sam was born in July 1980. In the morning, from 8 A.M. to noon, I taught first grade at Glen Carlyn in the ESL program. At noon, I went to the baby-sitter’s house to breast feed my two-month-old baby boy Sam. Then, at 2 P.M.,I started working as the drive-thru head teller at Sovran Bank. This ended at 8 P.M. I did not quit the teller job because I did not know how stable my teaching job was. After one year, my performance review was excellent, and the principal referred me to the Educational Center director. This kind man offered me a position for next year and suggested that I should take some college courses to make me a certified teacher. That year, 1980, the economic situation was scary. My husband advised me that I should stay with the bank instead of going back to my teaching job. “It was easy to be laid off,” he said, and we now had two children to take care of; Lina was 11 and Sam was 14 months. I listened to my husband but continued to study for my CIS degree so that some day I could leave the bank.In 1977, when my daughter Lina was seven years old, I joined the Vietnamese Youth Educational Association (VYEA) with Mr. Chu’s family to organize classes during the summer toteach American Vietnamese children from four to 18 years old how to read, write, and speak Vietnamese. This non-profit organization has sponsored classes every summer since 1977. Last year 2008, all the VietnaMẹse classes started from June the 2nd week to August the first week with 350 students. Through this volunteer position, I was able to go on with my passion for teaching.I have two passions: teaching and learning. Since the first day I arrived to this land of freedom and of opportunity, I have never stopped learning. I learned from my sponsors, from my classmates, from my coworkers, from my friends, and from books and magazines. Going to school makes me feel young. I believe that ” age is an attitude, not a fact.”With my graduation from college in 1987, I reached my goal to find a good job as a computer specialist with the Federal government (IRS).In addition to my current job, I have spent time reading books and articles about family happiness and writing columns for the Vietnamese Women’s Magazine in Los Angeles and some other Vietnamese newspapers. Because the Vietnamese culture is different from American culture, the role of the Vietnamese-American woman has changed. A lot of Vietnamese couples could not adjust with this situation, and many have divorced or separated. Almost all my articles deal with enjoying the real moMẹnt with your spouse and making him cooperate with you in everyday house chores or big events. After writing for magazines for seven years, with my husband’s support, I collected the majority of these articles and published a book titled “The Key to Family Happiness” (Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc Gia Đình) in 1996. I continue to participate in many community activities, including the Vietnamese Public Radio and the Fairfax County School Board. I have volunteered to work at my two children’s schools.With the help of my family members and some close friends I have set up a small group of Charity named “Charity Group of VA Affection” in the year 2005 to help the handicapped children in Da Nang and Quang Nam for vocational training, to offer scholarships to poor students of Quang Nam, Danang, Hue, Vinh Long so they can continue their study to college, to teach basic English to the needy teenagers in HoiAn at night to give them a chance looking for a stable job at hotel, restaurant’s services and to send rice and new clothes to the lonely seniors and unfortunate orphans on TET ( Lunar New Year) occasion.So far, the Charity Group of VA Affection” worked smoothly with the help from the sweet-hearted, compassionate Buddhist and Christian sisters in Vietnam and the generous donations of all my family members and good friends in the US.After 34 years living in the U.S., I adore and appreciate the humor and friendliness of Americans. It makes life a lot easier and gives me a positive attitude toward life. The diversity of this civilized society makes me feel that I am accepted in this country for which I am and what I have done.I have found real happiness in America. I have even reunited with my family. In 1989, I sponsored 12 members of my family including my mother, my brother, my three sisters, their husbands, and my nieces and nephews. Everybody lived together in my house for six months.After the initial settlement period, everybody tried very hard, working as office cleaners, gardeners, cashiers during the day and going to college at night. Now they have almost reached their goals and have contributed to their second homeland as professionals and good citizens. They are dentists, doctors, architects, computer engineers. The youngest member of my family has just graduated from U.V A. with honors, and currently attends Harvard medical School.My daughter Lina was married in May 1999 and is working as editor/writer for the Library of Congress in Washington DC. She was graduated from Johns Hopkins University for her M.A. in English in December 2000. In November 9, 2006 Lina had a very cute baby girl named Serena who just turned two and is talking more every day.My son Sam was graduated from Law School of the University of Virginia in Charlottesville in May 2005. He was married to his best friend Rachel Alberico in August 2005. Sam is very happy in his new job with the Small Business Administration in Washington, D.C. as attorney and Rachel is teaching English at West Springfield High school.My family is happy, and so am I. I am a lucky refugee who was able to flee from the Communist government to safety, but thousands of Vietnamese died at sea or in the jungle on the way to freedom. Thousands of Vietnamese military officers and officials of Republic of Vietnam, even teachers died in the horrible communist prisons or were tortured from head to toe, stripped of all human rights!In Memory of the terrible collapse of South Vietnam 4/30/1975, with sincere thanks to the American people.Hoa Tong Le2/8/2009



Những tấm lòng đẹp ngày 30 tháng Tư


Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau này, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết ! Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ: bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chỉ tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc: bà già đó sợ gì mà phải đi di tản? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu?… Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Chuyện 2

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh!

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà: cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

Chuyện 3

Cũng trên bến tàu này. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ – chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quang của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy – người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh này bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
Viết lại chuyện này, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !

Chuyện 4
Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết ! Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : “Đi, đi ! Đi, đi !”. Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

image
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi — ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng này…
Tiểu Tử

(Nguồn: Trích email của anh Nam Nguyen ngày 5-5-24- Cảm ơn anh Nam Nguyen)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Minh Sương Lam vui vì làm được chút thiện việc nho nhỏ trong tháng 5-2024

Ông Bà Minh & Sương Lam Trần Giúp các em bị bịnh ung thư đóng tiền Hóa và Xạ trị Chemotherapy & Radiation Therapy

Dien H. Nguyen <dien.nguyen44@yahoo.com>Fri, May 3, 2024 at 9:26 PM
Sáng nay ngày Thứ Sáu 3 tháng 5 tại Bịnh Viện Đa Khoa Phân Khoa Nhi Đồng Ung Thư Bại Não,Cô Trang Nguyễn trao “Tịnh Tài” của Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon tận giường cho 8 bé đang được điều trị Ung Thư để đóng Viện Phí (Hóa & Xạ Trị). Mỗi em nhận 300.000 đồng. 
8 em x 300.000 đồng = 2.400.000 đồng.Inline imageInline image
Inline imageInline image
Inline imageInline image
Inline imageInline image

Cha mẹ các em và nhóm Thiện Nguyện, đồng Tri Ân Ông Bà Minh & Sương Lam Trần,Milwaukie Oregon.

Thưa anh Nguyễn Huy Điền và Nhóm Hành Thiện

Minh và Sương Lam cảm ơn Nhóm Hành Thiện của anh Nguyễn Huy Điền và cô Giáp Ngọc Phước, đã gieo duyên cho Minh và Sương Lam được góp tay giúp đỡ những em bé bịnh ung thư đáng thương.

Sương Lam đăng những hình ảnh này chỉ với mục đích kêu gọi sự giúp đỡ của quý vị mạnh thường quân khác góp tay với Nhóm Hành Thiện hầu xoa dịu phần nào sự bất hạnh của những bé nhỏ đáng thương đã nghèo khổ mà còn bị bịnh nặng nữa.

Chúng ta bớt đi một chút mua sắm hoang phí, thêm vào một chút tình thương giúp đỡ người bất hạnh để tạo phúc cho mình và đem lại niềm vui cho người, thì cuộc đời sẽ đẹp hơn .

Tình thân,

Gia đình Minh và Sương Lam




1. 30 THÁNG TƯ, GỬI MỘT CHÚT QUÀ CHO ANH EM TPB TẠI QUÊ NHÀ:
Cô Thân Mỹ Thùy, Houston Texas                                                200.đã trao.Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas:                                       200.đã trao.Hải Quân Lưu Đày Nguyễn Hùng Sơn, Pittsburg California:            100.đã trao.
HHCĐ cho HQ Đệ I Song Ngư Nguyễn Văn Hiền, PD Tâm Hưỡng:   100.đã trao.Gia Đình Ông Bà Quân Vận Huỳnh Văn Chương, Irvine California:    50.đã trao cho anh TPB Đệ, Huế.Người Lính Già San Jose California Trần Khánh:                             400.đã trao .Anh Trần Minh, Tacoma Washington:                                            100.đã trao cho anh TPB Tìm  Anh Trần Minh, Tacoma Washington:                                            200.đã trao .Ông Nguyễn Minh Tuấn, Arizona:                                                 200.đã trao .Cô Phương Linh, Garden Grove California:                                    100.đã trao .
Ông Nguyễn Thanh Bình, San Francisco California:                        400.mai báo cáo.Hải Quân Lưu Đày Nguyễn Văn Hùng, Tigard Oregon:                    300.đã traoAnh Chị Độ Trần & Trang Nguyễn, Houston Texas:                         300.đã trao
Cô Phương Lan Nguyễn, San Jose California:                                 300.
Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon:                       200.Ông Nguyễn Văn Bảo, Kirkland Washington:                                  100.HHCD cho Hương Linh Cư Sĩ Trần Kim Hiến Pháp Danh Chơn Minh:  300.đã trao Người Lính Già Công Binh Vũ Ngọc Nhinh, Anahiem California:         100. Ông Trinh Huy Trương, San Jose California:                                    100.Thân Hữu Tổ Đình VN tại Seattle :                                                 500.
Thầy Thích Phước Quang, San Antonio Texas:                               2.000.mai báo cáo.Bà Phan Thúy Hằng, Tacoma Washington:                                       500.HHCĐ cho HQ Đệ I Song Ngư Nguyễn Văn Hiền, PD Tâm Hưỡng:       100.HHCĐ cho Ông Bà Quân Vận Huỳnh Văn Chương, Irvine California:    100.Hải Quân Trương Vĩnh Thái, Texas:                                                  200.

2. Mua Nhu Yếu Phẩm Phân Phát Cho Người Dân Nghèo Tại Tỉnh Long An:
Gia ĐìnhNguyễn Lê, Houston Texas:                                        300.đã trao 24 phầnHHCD cho Ông Dương Thái Hiệp Pháp Danh Nhuận Lộc:             300.đã trao 24 phần 3. Giúp Trẻ Mồ Côi, Khuyết Tật, Người Già Neo Đơn Tại Chùa Bửu Thắng, Buôn Ma Thuột ĐắkLắk:
HHCD Ông Dương Thái Hiệp – Pháp Danh Nhuận Lộc:                                 100.đã trao.
Cô Hoàng Thị Ngọc Thúy, Bad-Nauheim West Germany (Tây Đức):7.500.000 đồng VN đã trao.
Cô Phương Lan Nguyễn, San Jose California:                                             100.đã trao.
Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon:                                   1004. Giúp Trẻ Mồ Côi, Khuyết Tật, Người Già Neo Đơn Tại  Chùa Từ Ân Bà Rịa Vũng Tàu:
HHCD Ông Dương Thái Hiệp – Pháp Danh Nhuận Lộc:                                 100.đã trao.
Cô Hoàng Thị Ngọc Thúy, Bad-Nauheim West Germany (Tây Đức):    7.500.000 đồng VN,đã trao.
Cô Phương Lan Nguyễn, San Jose California:                                             100.đã trao.Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon:                                   100.

5.  Giúp các em bị bịnh ung thư, bại não đóng tiền Hóa và Xạ trị Tại Bịnh Viện Đa Khoa Long An:  Cựu Nử Sinh Gia Long Cô Huệ Hạnh, Dallas Texas:                                300.đã trao.Hải Quân Lưu Đày Nguyễn Hùng Sơn, Pittsburg California:                     100.đã trao.Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon :                             100.đã trao.Ông Bà Võ Văn Á, Beaverton Oregon:                                                   100.đã trao.Mũ Đỏ Hồng Nhàn, Lynnwood Wa:                                                        100.đã trao.HHCĐ cho Cụ Ông Nguyễn Văn Năm Pháp Danh Diệu Âm &             Cụ Bà Lê Thị Tư Pháp Danh Diệu Ngộ:                                                   100.đã trao.Anh Chị Lâm Chí Tâm & Mỹ Hương, Renton Wa:                                      200.đã trao.Cô Nguyễn Thanh Tuyền, California:                                                      100.đã trao.
Cô Thân Mỹ Thùy, Houston Texas:                                                          200.đã trao.Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas:                                                  200.đã trao.Hồi Hướng Công Đức cho Hương Linh Bauer Nguyễn, pháp danh Bala:       300đã trao.Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon:                                100.đã trao.Cô Hoàng Thị Ngọc Thúy, Bad-Nauheim West Germany (Tây Đức):   25.600.000 đồng bạc VN.đã trao.Cô Phạm Diệu Hương, Santa Clara California:                                          100.đã trao.
Đạo Hữu Diệu Mai, Antioch California:                                                     100.đã trao. 
Đạo Hữu Quảng Minh, Houston Texas:                                                     100.đã traoCô Kiều Mộng Hà, Austin Texas:                                                              200.đã trao.Cựu Nử Sinh Gia Long Nguyễn Thị Tuyết Lang, San Diego Ca:                    100.đã trao.HHCĐ cho Cụ Ông Nguyễn Văn Năm Pháp Danh Diệu Âm &             Cụ Bà Lê Thị Tư Pháp Danh Diệu Ngộ:                                                      100..đã trao.HQLĐ Huỳnh Duy Trình:                                                                          100.đã trao.HQLĐ Nguyễn Duy Thành, San Jose California:                                         100.đã trao.HQLĐ Phan Ngọc Hùng, Olympia Wahington:                                            100.đã trao.Nguyễn Minh Đạt, Bellevue Washington:                                                   200.đã trao.Hồng Đại Lâm, Boeing Co. :                                                                    200.đã trao.Cựu Nữ Sinh Gia Long Nguyễn Thị Tuyết Lang, San Diego California:           100.đã trao.Gia Đình họ Dương: 300.đã trao Hải Quân Lưu Đày Nguyễn Hùng Sơn, Pittsburg California:                          100.đã trao 
Cựu Nử Sinh Gia Long Nguyễn Thị Tuyết Lang, San Diego Ca:                      100.đã trao
Cô Mai, Vancouver Canada:                                                               200 Canada.đã trao Cô Đoàn Phương Mai, San Jose California:                                                   200.đã trao 
Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon:                                     100.đã trao 
Cô Phương Lan Nguyễn, San Jose California:                                               100.Bà Phan Thúy Hằng, Tacoma Washington:                                                    500.
Bà Lang Nguyễn, San Diego California:                                                        100.

5. Quỹ Dự Trữ:Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas:                             300.đã trao 
Cô Thân Mỹ Thùy, Houston Texas                                       300.
Chị Trương Bích Khuê, Renton Washington:                         200.
6. Hành Trình Đem Ánh Sáng Lại Cho Người Dân Nghèo Bị Đục Thủy Tinh Thể (Cataract Surgery):
Cô Thân Mỹ Thùy, Houston Texas                                      200.Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas:                             200.
7. Tặng Thẻ Bảo Hiểm Y Tế 1 Năm Cho Anh Em TPB Nghèo:

Cô Thu Thảo, California:                                                   200.đã trao.Cô Minh Hải, Cerritos California:                                        300.đã trao 6 thẻ BHYT.Hội Thông Thiên Học Nam California:                               1.000.đã trao cho 6 anh, còn tiếp.
Inline image

Thiện Tài Nguyễn Huy Điền tường trình.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

10 cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới

10 cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới

10 cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới

(VTC News) – 

Từ Mỹ, đến châu Âu hay châu Á đều có những cánh đồng hoa rực rỡ màu sắc, là những điểm đến hút khách du lịch và những người yêu thích hoa.

Keukenhof là vườn hoa tulip mang tính biểu tượng của Hà Lan.

Keukenhof là vườn hoa tulip mang tính biểu tượng của Hà Lan. Cánh đồng hoa oải hương ở Provence (Pháp). Những đồng cỏ hoa oải hương tuyệt đẹp và những ngôi làng xung quanh đã truyền cảm hứng cho một số họa sĩ theo trường phái Ấn tượng và Hậu Ấn tượng nổi tiếng nhất, bao gồm Paul Cézanne, Camille Pissarro và thậm chí cả Vincent Van Gogh.

Cánh đồng hoa oải hương ở Provence (Pháp). Những đồng cỏ hoa oải hương tuyệt đẹp và những ngôi làng xung quanh đã truyền cảm hứng cho một số họa sĩ theo trường phái Ấn tượng và Hậu Ấn tượng nổi tiếng nhất, bao gồm Paul Cézanne, Camille Pissarro và thậm chí cả Vincent Van Gogh.Dưới chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản), bạn có thể tìm thấy một trong những cánh đồng hoa ngoạn mục nhất thế giới. Những bông hoa Shibazakura màu hồng, đỏ tươi và trắng nở rộ trên đồng cỏ Nhật Bản trong Lễ hội Fuji Shibazakura diễn ra hàng năm vào tháng 4 và tháng 5.

Dưới chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản), bạn có thể tìm thấy một trong những cánh đồng hoa ngoạn mục nhất thế giới. Những bông hoa Shibazakura màu hồng, đỏ tươi và trắng nở rộ trên đồng cỏ Nhật Bản trong Lễ hội Fuji Shibazakura diễn ra hàng năm vào tháng 4 và tháng 5.Nếu đến Dubai, bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn khả thi. Khu vườn thần kỳ của Dubai có tấm thảm hoa lớn nhất thế giới. Hơn 150 triệu bông hoa bao phủ diện tích 72.000 mét vuông, với nhiều tác phẩm điêu khắc và một chiếc máy bay.

Nếu đến Dubai, bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn khả thi. Khu vườn thần kỳ của Dubai có tấm thảm hoa lớn nhất thế giới. Hơn 150 triệu bông hoa bao phủ diện tích 72.000 mét vuông, với nhiều tác phẩm điêu khắc và một chiếc máy bay.Cánh đồng hoa hướng dương ở Tuscany (Ý), Tuscany nổi tiếng với những vườn nho nhưng cũng có những cánh đồng hoa tuyệt đẹp ở thung lũng Orcia và Era. Khi mùa xuân đến, những đồng cỏ này chuyển sang màu vàng của hoa hướng dương, tạo nên sự tương phản nổi bật với những cây bách xanh tươi.

Cánh đồng hoa hướng dương ở Tuscany (Ý), Tuscany nổi tiếng với những vườn nho nhưng cũng có những cánh đồng hoa tuyệt đẹp ở thung lũng Orcia và Era. Khi mùa xuân đến, những đồng cỏ này chuyển sang màu vàng của hoa hướng dương, tạo nên sự tương phản nổi bật với những cây bách xanh tươi.Những năm gần đây, hình ảnh cánh đồng hoa anh túc ở tỉnh Zamora (Tây Ban Nha) được coi là một trong những cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới. Tấm thảm đỏ tươi được tạo ra bởi những bông hoa này đã thu hút nhiều du khách.

Những năm gần đây, hình ảnh cánh đồng hoa anh túc ở tỉnh Zamora (Tây Ban Nha) được coi là một trong những cánh đồng hoa đẹp nhất thế giới. Tấm thảm đỏ tươi được tạo ra bởi những bông hoa này đã thu hút nhiều du khách.Cánh đồng cải dầu ở La Bình (Trung Quốc). Từ tháng 2 đến tháng 3, những cánh đồng cải dầu hay hạt cải dầu, loài hoa dùng để chiết xuất dầu hạt cải, trải dài ngút tầm mắt ở La Bình đã trở thành điểm đến ưa thích của các nhiếp ảnh. Những bông hoa rực rỡ cũng rất thu hút ong, và trở thành khu vực sản xuất mật ong trong nước.

Cánh đồng cải dầu ở La Bình (Trung Quốc). Từ tháng 2 đến tháng 3, những cánh đồng cải dầu hay hạt cải dầu, loài hoa dùng để chiết xuất dầu hạt cải, trải dài ngút tầm mắt ở La Bình đã trở thành điểm đến ưa thích của các nhiếp ảnh. Những bông hoa rực rỡ cũng rất thu hút ong, và trở thành khu vực sản xuất mật ong trong nước. Với những đoá tulip rực rỡ, Thung lũng Skagit ở Washington (Mỹ) đã trở thành một trong những cánh đồng hoa tuyệt đẹp nhất thế giới. Lễ hội hoa tulip hàng năm tại đây có các hội chợ, triển lãm nghệ thuật và hoạt động nếm thử để làm nổi bật những bông hoa xinh đẹp.

Với những đoá tulip rực rỡ, Thung lũng Skagit ở Washington (Mỹ) đã trở thành một trong những cánh đồng hoa tuyệt đẹp nhất thế giới. Lễ hội hoa tulip hàng năm tại đây có các hội chợ, triển lãm nghệ thuật và hoạt động nếm thử để làm nổi bật những bông hoa xinh đẹp.Lễ hội hoa tulip Sakura ở Nhật Bản. Lễ hội hoa tulip Sakura được tổ chức tại Công viên Sakura Furusato vào tháng 4. Công viên được trang trí đẹp mắt với 530.000 củ hoa tulip từ 108 giống khác nhau.

Lễ hội hoa tulip Sakura ở Nhật Bản. Lễ hội hoa tulip Sakura được tổ chức tại Công viên Sakura Furusato vào tháng 4. Công viên được trang trí đẹp mắt với 530.000 củ hoa tulip từ 108 giống khác nhau.Cánh đồng hoa mao lương ở California (Mỹ). Trong đó, những bông hoa mao lương lớn nở rộ trên cánh đồng hoa tại Trang trại Carlsbad ở Carlsbad, California trong khoảng 6-8 tuần mỗi năm, từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5.

Cánh đồng hoa mao lương ở California (Mỹ). Trong đó, những bông hoa mao lương lớn nở rộ trên cánh đồng hoa tại Trang trại Carlsbad ở Carlsbad, California trong khoảng 6-8 tuần mỗi năm, từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5. KÔNG ANH(Nguồn: Thursd)

(Nguồn: Email bạn chuyên. Cảm ơn anh Vũ Ngọc Bích)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Sương Lam mời đọc Xin Nhớ Biết Ơn và Đừng Làm Người Oán Hận

Xin Nhớ Biết Ơn Và Đừng Làm Người Oán Hận 


bcd1ba3ddb438fa9f02c921548b8482b.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

Đây là bài số bảy trăm mười (710) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.  

Có lẽ các bạn cũng đồng ý với người viết là khi gặp hay nói chuyện với những ai mà  cái mặt “chù ụ một đống”  hay “khó đăm đăm”  thì  bạn sẽ cảm thấy mất vui, không còn muốn nói chuyện với người đó nữa.

Bởi thế các cô đi thi hoa hậu áo dài hay quý bà đi thi hoa hậu phu nhân cần phải mỉm cười duyên dáng, ứng xử thân thiện thì mới hy vọng được ban giám khảo cho điểm cao nhé.

 Còn một chuyện khác nữa là bạn sẽ thấy “chán phèo” ngay khi phải nói chuyện với một người có tính bi quan, chỉ biết phê bình, chê trách người khác, không chấp nhận sự thành công hay sự cố gắng tối đa của người khác để hoàn thành một công việc, trong khi họ lại không đưa ra một đề nghị xây dựng nào để cải tiến công việc cho hoàn hảo hơn.

 Hy vọng sau khi đọc mẩu chuyện nho nhỏ dưới đây, tôi và bạn sẽ bớt dần cái việc “nhìn lỗi người” để sống vui sống khỏe hơn nhé.

Nhìn lỗi người

 a5779a50c2ee8a9cae7706a593d3d4f6.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

Có một nhóm thuyền chài gồm năm sáu chiếc cùng ra khơi đánh cá. Chẳng may xế chiều, mây đen ở đâu bất ngờ kéo đến che phủ bầu trời, bão tố, sấm sét nổi lên ầm ầm, các thuyền đều chao đảo, và rồi có thuyền bị gãy buồm, có thuyền bị thủng lỗ, có thuyền bị gãy bánh lái, v.v… không có thuyền nào còn nguyên vẹn. Trên mỗi thuyền, ai nấy đều hoảng hốt lo cứu chữa thuyền của mình. Duy có một thuyền cũng bị gãy buồm, thủng lỗ, nước tràn vào sắp chìm mà anh chủ tàu không để ý lấp lỗ, tát nước mà cứ đứng trên khoang tàu nhìn sang thuyền kẻ khác la ó, chỉ trỏ bảo họ phải làm thế này thế nọ. Vì mải say mê chỉ bảo người khác mà không lo cứu thuyền mình nên thuyền của anh chìm trước tiên.

Phần lớn chúng ta đều là những người đang sống trong mê lầm. Nhưng thay vì lo sửa mình thì lại đi sửa người, thích để ý bắt lỗi, dòm ngó kẻ khác, thật chẳng khác gì anh chủ tàu chết chìm trên.

( Nguồn: sưu tầm trên internet)

Người viết bây giờ đã bước vào cái “tuổi không còn trẻ nữa“  nên bắt đầu đi tìm những giây phút an lạc trong tinh thần để sống vui sống khỏe sau bao nhiêu năm “dấn bước bước thăng trầm“ trên đường danh lợi.  Người viết không cầu mong gì hơn là có sức khoẻ và tâm  trí sáng suốt khi hành xử công việc, cố gắng làm những chuyện tốt lành nho nhỏ  để có thể đem niềm vui  đến cho người thân trong gia đình, cho bạn bè thân hữu, cho  những người xung quanh, dĩ nhiên là cho cá nhân của mình nữa.

  Làm thơ, viết văn, học tập và thực hành những lời dạy của Đấng Giác Ngộ, của thánh nhân,  sưu tầm những tài liệu có ích lợi về sức khỏe, về đời sống tâm linh, về đời sống gia đình, để chia sẻ với mọi người là những gì mà người viết có thể cố gắng làm được để cho mình được sống thoải mái vui vẻ hơn. Khi đi tìm tài liệu để viết bài MCTN , tình cờ đọc được bài thơ hay hay đầy tình cảm yêu thương , người viết bèn cất vào “tàng kinh các” hôm nay xin được chia sẻ với bạn hữu nhé.

Cứ Thương 


687cf55c-817f-4984-b8fe-40f4417a0434.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

Còn gặp được nhau hãy cứ thương

Bởi vì cuộc sống là vô thường

Nay khỏe mai đau ngày kia tận

Biết có còn không để mà thương?

Còn gặp được nhau hãy nhịn nhường

Tranh giành chi lắm một chút hương

Để rồi không ổn trong tâm tưởng

Biết có còn không hưởng được gì?

Còn gặp được nhau cứ yêu đi

Đời người đâu phải cứ sân si

Yêu người – yêu mình – yêu cuộc sống

Bao nhiêu ước vọng bấy niềm vui.

 Nguồn: internet-Thơ: Trần Thị Thước

Ngoài việc bớt nhìn lỗi và hãy cứ thương, chúng ta cũng nên cần biết cảm ơn, đừng làm người khác oán hận được trình bày trong bài viết dưới đây do anh bạn văn nghệ  mới chuyển đến người viết.  Mới Bạn đọc luôn nhé.

HÃY LÀM NGƯỜI BIẾT ƠN ĐỪNG LÀM NGƯỜI OÁN HẬN


fca35131-b218-4579-b269-150d2cf94597.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

Một người trong tâm thường cảm ơn người khác và một người trong lòng tràn đầy oán hận thật quá khác nhau.

Khi tiếp nhận người khác, người cảm ơn sẽ tán thưởng ưu điểm của người đó, còn người oán hận sẽ bắt bẻ khuyết điểm của người khác.

Khi tiếp nhận ân huệ, người cảm ơn sẽ cảm động rơi nước mắt, còn người oán hận thì hiềm rằng chưa đủ.

Khi tiếp nhận xin lỗi, người cảm ơn sẽ tha thứ khoan dung, còn người oán hận sẽ khí hận đầy mình.

Khi tiếp nhận giúp đỡ, người cảm ơn sẽ cảm động và nhớ về công ơn của người khác, còn người oán hận chỉ biết phàn nàn người khác không đủ chu đáo.

Khi tiếp nhận lời khuyên, người cảm ơn sẽ cảm tạ tấm lòng tốt đẹp của người khác, còn người oán hận sẽ hoài nghi người ta có ý đồ xấu.

Bên ngoài thì mỗi người đều sống trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng trên thực tế, mỗi người đều sống bên trong thế giới nội tâm của mình. Khi mỗi người cùng tiếp nhận Phật Pháp từ bi phổ độ chúng sinh, tiếp nhận Phật Pháp thuyết giảng từ bi, người cảm ơn sẽ biết ơn và tận dụng mỗi một quan ải để tiến bộ không ngừng, còn người oán hận khi gặp một quan ải sẽ không ngừng oán trách và cứ thế tạo nghiệp càng nặng, sa đọa càng sâu.

Người cảm ơn mang lòng trung nghĩa, giống như một khối nguyên liệu tốt, khi dùng có thể uốn nắn thành khối vuông khối tròn.

Người oán hận ôm lòng gian trá phản nghịch, ngay cả đem làm khối bán thành phẩm cũng không đủ tư cách, khi dùng thì phần nhiều là bại sự hư hỏng.

Về ngoại hình: Người luôn biết ơn luôn có phong thái hoà nhã, khuôn mặt phúc hậu, thất khổ vẫn bình yên, thấy nạn vẫn mỉm cười. Người luôn oán hận mặt mày luôn cau có, sẵn sàng đối đáp, lên cơn nóng giận với bất cứ ai làm điều không vừa ý. Ở bên cạnh người có tâm thái tốt ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở bên người luôn bực bội, suốt ngày nói xấu, kể tội người khác.

 (Nguồn: Email Bạn gửi- Cảm ơn anh HT)

Mời bạn xem youtube dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay của người viết.

Youtube LÒNG NHÂN HẬU SẼ MANG LẠI CHO BẠN PHÚC BÁO LỚN


Thuan PHAN NGOC

 Xin cảm ơn anh Thuấn Phan Ngọc và quý bạn hữu đã gửi nhiều tài liệu hữu ích đến người viết.

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

3.9K subscribers

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 710-ORTB 1140 -512024)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Bỏ lại Bên Đời – Thích Tánh Tuệ

On Tuesday, April 30, 2024 at 02:07:57 PM PDT, Thich Tanh Tue <thichtanhtue@gmail.com> wrote:DownloadAdd to DriveSave to Photos      NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
          Phép CẦU AN đích thực.
        Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ”ban cho” thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả, vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học :
  Hãy cầu an cho mình bằng cách giữ gìn giới luật Phật dạy thật nghiêm túc
– Cầu an cho mình bằng cách đừng rượu bia, cà phê thuốc lá quá mức cho phép;
– Cầu an cho mình bằng cách giữ đúng luật giao thông mỗi khi ra đường;
– Cầu an bằng cách cẩn trọng mỗi khi nói năng, hành động;
– Cầu an bằng cách đừng ham hố danh lợi, vừa lòng với cuộc sống đạm bạc về vật chất nhưng phong phú về tinh thần;
– Cầu an bằng cách luôn luôn để trong lòng thanh thản, không phải ăn năn về những lầm lỗi, cũng không phải bị kích động vì những ước muốn viển vông, …
Còn một khi đã cẩn thận giữ gìn và ”cầu an” như những điều trên nhưng cứ gặp “tai bay vạ gió” thì âu cũng nên coi đó là một trong những quả của Nghiệp bất thiện ta đã gieo, mỗi lần trả Nghiệp cũng là một lần bớt “nợ” vì sớm muộn cũng phải trả. Trả xong một Nghiệp như bỏ xuống một tảng đá đã mang nặng từ lâu, lộ trình phía trước càng thong dong, thanh thản..

  – Phải chăng tha thứ người phạm tội là khuyến khích tội lỗi?
Thưa, người Phật tử có quyền ngăn cản nếu trông thấy người khác phạm tội, nhưng không nên có lòng sân hận đối với người phạm tội mà phải có lòng từ ái và bi mẫn. Nên hiểu rằng người này là một người đau khổ, một người vô minh nên tự hại bản thân và hại người khác. Khi hiểu thế ta dùng hành động và lời nói ngăn không cho người này phạm tội, nhưng trong lòng vẫn không đánh mất sự từ ái và bi mẫn đối với họ.
Có nhiều trường hợp phạm tội vì không biết đúng, biết sai, tha thứ và dạy họ những điều hay lẽ phải, những đạo lý hướng thượng, chứ không phải tha thứ suông để họ trở lại con đường tội lỗi, thì không thể nói tha thứ là khuyến khích tội lỗi được ?
 Đạo Phật, đạo của mọi người
 Gặp nhau trong một nét cười Từ Bi,
 An bình trong mỗi bước đi
 Sống theo lời Phật đời ni Niết Bàn.

318569752_1346365302789101_7982405438132332990_n.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos             Bỏ Lại Bên ĐờiChẳng phải chuyện ta, chuyện của đời
Giàu, sang, xấu, đẹp … Khắp muôn nơi…
Dở, hay, phải, trái trong thiên hạ
Vướng mắc.. Bao giờ tâm thảnh thơi!!

Lấy, bỏ, ghét, thương … Chuyện của người
Chung tình hay sống bạc như vôi
Kẻ theo chân Chúa, người theo Phật..
Xem lại, chẳng là chuyện của tôi!

Ngẫm trăm năm trước ta chưa có
Vẫn nhấp nhô đời.. Sống khổ, vui
Trần gian tám gió không ngừng thổi
Bản chất nhân hoàn mãi thế thôi!

– Chuyện của tương lai, chuyện đất trời
Âu sầu, lo nghĩ… sống không vui…
Đường đời vốn dĩ không bằng phẳng
Chấp nhận vô thường… Sống nhẹ lơi!

Chẳng phải chuyện ta, khéo biết lờ!
Sự đời sai, đúng.. rối vò tơ
Lắm khi càng gỡ càng thêm rối
Sinh tử, về lo một ván cờ!
 
– Thôi nhé, vẫy chào những được, thua…
Lao xao trần mộng đã bao mùa
“Bốn nơi quán niệm” nay nhìn lại
Để biết tâm này đã sáng chưa?
Như Nhiên -TTTKinh chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh sinh hoạt 2 ngày tu học với sự hướng dẫn của thầy Như Nhiên TTT & chư Tăng Ni tại Chùa Hoa Nghiêm, chùa Pháp Hoa tại Thành phố VANCOUVER CANADA, nhằm Thứ Bảy ngày 27 và Chủ Nhật ngày 28 tháng 4 2024 vừa qua. Kính chúc cả Chùa luôn tinh tấn, an lành trong Chánh Niệm.
Sadhu, Sadhu!!
__(())__

97034307_2578802158998475_1435597714950717440_n.jpg

z438101991_315082671610200_105464686239271615_n.jpg

xc1.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

z438060531_1383690892298324_8374849337905875120_n.jpg

Scanning for viruses…

Add to Drive

Save to Photos

438255326_472267511820190_9180291356274120174_n.jpg

Download

Add to Drive

Save to Photos

Có Mang Lại Sự Mãn Nguyện Sâu Xa, Như Nhiên Thich Tánh Tuệ 04/24

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Sương Lam cảm ơn anh Thái Phúc Nguyễn đã chuyển link các phim xưa cũ

Để trả lời chị Sương Lam,

Một cách tổng quát, có những bộ phim cũ cho xem miễn phí nhưng cũng có những bộ phải mất chút ít lệ phí tùy vào 1 số lý do như sau:

1/ Licensing: Nếu phim vẫn còn bản quyền thì ai muốn xem phải góp phí bản quyền này.

2/ Remastering: Họ mất tiền để làm mới phim nên ai có muốn xem cũng phải trả tiền.

Ngoài ra còn phí server, phí nhân viên…trăm thứ, họ làm kinh doanh nên buộc lòng phải thu phí.

Tuy nhiên YT cũng lưu trữ 1 số lớn phim classic trong phạm vi công cộng nhưng hên xui có những phim mình thích có những phim không đúng mong muốn của mình và họ cho xem free với có hoặc không quản cáo.

You got mail là 1 phim được sản xuất vào thập niên 90’s nên có lẻ nó vẫn còn tác quyền của nhà sản xuất do vậy họ phải thu phí.

Bù lại có những phim hay (đối với tôi U90) các chị có thể xem được như:

Charade

Sabrina:

The Kid:

To Sir, with love:

Boy On A Dolphin:

Psycho:

Psycho 1960

Moby Dick:

Moby Dick

The Old Man And The Sea

The Snows of Kilimanjaro

The Bridge on the River Kwai

Roman Holiday

Forrest Gump

The Magnificent Seven – Full Movie In English | Hollywood Movies | Hollywood Classic Movies

Tui cũng là mèo mù vớ cá rán chứ chẳng hơn được chị đâu thưa chị.

GLN

Suong Lam Tran
to MinhChauTroiDong@googlegroups.comCoGaiViet@googlegroups.comThiềnNhànSươnghoicaonienor@googlegroups.com

Cảm ơn anh Thái Phúc đã chịu khó sưu tầm lại những phim xưa được nhiều người ưa thích để trả lời  Phi Nga và Kim Oanh  Sương Lam.😘👍 Đây là những phim mà quý vị ở tuổi  U70, U80, U90 đã xem và muốn xem lại. 😘

Xin phép được chuyển tiếp đến quý thân hữu của Sương Lam để quý vị nào muốn xem lại thì xem cho đỡ buồn ở tuổi hoàng hạc này. 👏😍

Kính chúc sức khỏe và an lạc.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Giải Trí Cuối tuần với các website Youtube Got Talent

GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN – Ssaulabi AMAZE us all with Golden Buzzer-winning performance

Inbox

Search for all messages with label Inbox

Remove label Inbox from this conversation

Giai Tri CT.png

Nếu đã xem rồi nay có dịp xem lại vẫn thấy thích thú và hào hứng với các màn bay lên cao đá bể tung các mảnh ván . . . của các võ sinh Đại Hàn.

Ssaulabi AMAZE us all with Golden Buzzer-winning performance | Auditions | BGT 2024

Attachments area

Preview YouTube video Ssaulabi AMAZE us all with Golden Buzzer-winning performance | Auditions | BGT 2024

Cảm ơn anh Ngọ Nguyẽn nhé.

Chúc vui cuối tuần

Ssaulabi AMAZE us all with Golden Buzzer-winning performance | Auditions | BGT 2024

Kính mới xem thêm:

1-Britain’s Got Talent 

1-1Ssaulabi AMAZE us all with Golden Buzzer-winning performance | Auditions | BGT 2024

1-2 Other-worldly CyberAgent Legit score Simon Cowell’s GOLDEN BUZZER | Auditions | BGT 2024

https://yt3.ggpht.com/ytc/AIdro_lJHdeMJonsE_8LnfKtXGvhrwo2bmcbrjnuwdy_pI0bXyo=s88-c-k-c0x00ffffff-no-rj

Britain’s Got Talent

20.2M subscribers

Subscribed

@BGT‧20.2M subscribers‧4.4K videos

Welcome to the OFFICIAL home of Britain’s Got Talent on YouTube.

facebook.com/britainsgottalentand 6 more links

https://www.youtube.com/@BGT

https://www.youtube.com/@BGT/videos

https://www.youtube.com/@BGT/shorts

https://www.youtube.com/@BGT/streams

https://www.youtube.com/@BGT/playlists

https://www.youtube.com/@BGT/community

2-America’s Got Talent 

America’s Got Talent

@AGT‧27.6M subscribers‧2.1K videos

America’s Got Talent Stream on Peacock

peacocktv.com/watch-online/tv/americas-got-talent/86

https://www.youtube.com/@AGT

https://www.youtube.com/@AGT/videos

https://www.youtube.com/@AGT/videos

https://www.youtube.com/@AGT/shorts

https://www.youtube.com/@AGT/streams

https://www.youtube.com/@AGT/playlists

https://www.youtube.com/@AGT/community

3-Got Talent Global 

Got Talent Global

@gottalentglobal‧20.7M subscribers‧1.4K videos

Got Talent is the show with NO age limit, NO talent restrictions and NO cultural boundaries. Since its launch in 2006, this award-winning ratings hit has been breaking audience records around the world. The Guinness World Record holder for Most Successful Reality Format has been made in 69 territories globally and continues to grow. With millions of TV viewers and even more social media fans, this phenomenal global success has dominated on all platforms for more than decade.

snapchat.com/discover/Got_Talent_Global/8057302272and 

https://www.youtube.com/@gottalentglobal

https://www.youtube.com/@gottalentglobal/videos

https://www.youtube.com/@gottalentglobal/shorts

https://www.youtube.com/@gottalentglobal/playlists

https://www.youtube.com/@gottalentglobal/community

Got Talent Global

Blind Singer Wins Simon Cowell’s GOLDEN BUZZER on America’s Got Talent 2023!

Got Talent Global

19M views 10 months ago

 Golden Buzzer: Putri Ariani receives the GOLDEN BUZZER from Simon Cowell | Auditions | AGT 2023

America’s Got Talent

58M views 10 months ago  

4-Talent Recap 

Talent Recap

@TalentRecap‧13.2M subscribers‧5.5K videos

The greatest TV entertainment moments handpicked and reimagined by the fans for the fans!

talentrecap.comand 4 more links

https://www.youtube.com/@TalentRecap

https://www.youtube.com/@TalentRecap/videos

https://www.youtube.com/@TalentRecap/shorts  

s

https://www.youtube.com/@TalentRecap/streams

https://www.youtube.com/@TalentRecap/podcasts

https://www.youtube.com/@TalentRecap/playlists

https://www.youtube.com/@TalentRecap/community

Simon Cowell STOPS 10 Year-Old Indian Girl Mid-Performance! What She Does Next Will Blow Your Mind!

https://yt3.ggpht.com/jieWyTBgNhLXjvYphYSpkiczpRjNq1tPZVlzqU62yo4FnJF8IvEJ7o1r-tH5UDPA8QrLhh6ZXA=s88-c-k-c0x00ffffff-no-rj

Talent Recap

13.2M subscribers

5-Abu Al-Ezz youtube Channel

The first talent miracle in history gets the Golden Buzzer in Britain’s Got Talent 2024

Global tal

موهبة من عجائب الأرض تصدم العالم وتحصل على الباز الذهبي في برنامج المواهب البريطانية 2024

https://yt3.ggpht.com/Rax-CJmp4k-n8Xi6Ct8S_MyNJLVKd-D_mpoEPATdD_GjKmpxV9UpS_DcDIBlqTxVsYa_R95Axw=s88-c-k-c0x00ffffff-no-rj

ابو العز _ Abu Al-Ezz

1.01M subscribers 

Subscribe

1.3K

Share

313K views 1 month ago #arab_got_talent #MBCTheVoice

5-Abu Al-Ezz 

ابو العز _ Abu Al-Ezz

@Ezz-Rebhi1.01M subscribers288 videos

لاعب خفه – خدع بصرية

facebook.com/azz2001and 3 more links

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi/videos

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi/shorts

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi/podcasts

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi/playlists

https://www.youtube.com/@Ezz-Rebhi/community

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam