Câu Chuyện Cô Giáo Việt Nam tỵ nạn – Những tấm lòng đẹp ngày 30 Tháng Tư – Tiểu Tử

For Mom
Chuyển tiếp: ” Câu Chuyên Cô Giáo Việt Nam Tỵ Nạn ” – Chuyển dịch sang Tiếng Việt từ bản gốc tiếng Mỹ.
Tôi sinh ra tại một thành phố nhỏ mang tên Hội An, thuộc miền Trung nước Việt Nam. Ba Mẹ tôi đều là nhà giáo, chị Cả của tôi, các em tôi và tôi cũng đều dạy học. Tôi là giáo sư trường Trung Học trước năm 1975, sau khi tốt nghiệp Cử nhân tại Đại Học Đà Lạt năm 1966, tôi trở về quê cũ và dạy học cùng trường với ba tôi. Từ năm 1966 đến 1969, nhiều học sinh lớp 11 và lớp 12 của tôi đã chết hoặc mất tích. Có vài em rời ghế nhà trường để gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau đó thì tôi nghe tin các em đã tử thương! Đối với tôi đây là giai đoạn kinh khủng và đau buồn lắm! Mỗi đêm khi nghe tiếng súng hoặc tiếng đại pháo “canh nông” gia đình tôi phải thức giấc và chạy vội xuống hầm trú ẩn.Tôi lấy chồng năm 1969 và trở thành giáo sư trường Trung Học dạy con em của Cảnh Sát viên vì chồng tôi đang dạy tại trường Cao Đẳng Quốc Phòng ở Sài Gòn. Năm 1970 tôi sinh con gái đầu lòng, nhưng chỉ 4 tháng sau thì ba cháu qua đời sau một tai nạn xe trên đường đi công tác từ Sài Gòn đến Biên Hòa, một lộ trình ngắn chỉ có hai muoi dặm (20 miles.) Tôi bị khủng hoảng tâm thần vì sự ra đi đột ngột của chồng. Tôi mất hết niềm hy vọng, nghị lực và ngay cả ước muốn sống còn!Tôi mất ngủ suốt nhiều tháng, rồi nhiều năm. Tại trường Trung học nơi tôi đang dạy, mỗi khi tôi giảng bài có liên quan đến Hạnh Phúc gia đình hoặc Tình Yêu, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc còn học trò của tôi thì cười.Để giữ cho khỏi mất quân bình, tôi cố gắng làm nhiều việc để luôn bận rộn. Ban ngày tôi dạy ở trường công lập, buổi chiều tôi dạy ở trường tư thục và ban đêm tôi đi học ban Cao học về Văn Chương Việt Nam. Tôi làm việc 16 tiếng mỗi ngày để kiếm tiền nuôi con và em trai và các em gái của tôi đang sống chung nhà với tôi và theo học tại Đại Học Sài Gòn.Rồi thì xảy ra biến cố chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ, Ba Mẹ tôi muốn tôi đi vượt biển vì có tin đồn rằng Thương Phế Binh Cộng Sản sẽ ép buộc những góa phụ như tôi phải lấy họ, nếu không tôi sẽ bị đi tù “Cải Tạo” vì tôi đã làm giáo sư cho trường dạy con em Cảnh Sát viên. Vì thế, ngày 28 tháng 4 năm 1975 con gái đầu của tôi Lina và tôi đã may mắn trốn thoát cùng với gia đình người chị bên chồng tôi để đến Fort Chaffee, Arkansas. Khi máy bay cất cánh khỏi thành phố Sài Gòn, mọị người trên chuyến bay đều khóc! Chúng tôi ai ai cũng nghỉ rằng mình sẽ chẳng bao giờ nhìn lạị được Sài Gòn nữa! Nỗi buồn mất nước, mất phong tục văn hóa và mất gia đình thân yêu đè nặng trong tim tôi ngay cả khi tôi đến nước Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới với bé Lina bốn tuổi rưỡi.Tại trại Fort Chaffee, tôi tình nguyện làm thông dịch viên cho đồng bào tị nạn vừa mới nhập trại. Có một số người không nói được tiếng Mỹ. Họ không biết phải làm gì khi bác sĩ khám sức khỏe cho họ và không hiểu khi tham dự các lớp dạy về Dinh Dưỡng mà ban điều hành trại Tỵ Nạn buộc họ phải theo học.Một buổi trưa mùa Hè tôi tình cờ gặp anh H, nay là “ông xã” tôi. Tôi đã biết anh ấy lúc anh đang dạy Toán tại cùng trường Trung Thu ở Sài Gòn. H vui mừng khi gặp lại tôi và anh tỏ ra dịu dàng thân thiện với bé Lina. Tôi vẫn còn nhớ lúc nhìn H và Lina dắt nhau đến vòi nước để uống, tôi thầm nghĩ “chắc anh ấy sẽ là cha hiền cho con mình” mà quả thật đúng như thế!Sau hai tháng sống tại trại tỵ nạn Fort Chaffee, bé Lina và tôi được gặp một cặp vợ chồng Mỹ bảo trợ. Họ muốn tôi giữ nhà và giữ trẻ cho họ. Tôi bảo họ: “Tôi sẽ làm mọi việc không lấy tiền – miễn phí – nếu họ bằng lòng cho tôi đi học Đại Học ban đêm để sau nầy tôi có thể tiếp tục đường học vấn.” Họ chấp nhận điều kiện của tôi, nhưng khi tôi nhận công việc quản gia và giữ em ở Dallas, Texas rồi, thì họ thuyên chuyển sang California. Nhà của họ ở rất xa trường Đại Học nên tôi không thể tiếp tục việc học được.Ba tháng sau tôi bay sang Baton Rouge, Louisana thuê nhà chung với một cặp vợ chồng bạn của gia đình tôi; ban ngày tôi làm hầu bàn cho tiệm Pan Cake IHOP và ban đêm tôi đi học tại ĐạiHọc Louisana. H vẫn tiếp tục liên lạc với tôi từ khi tôi rời trại Fort Chaffee. Thời gian tôi đang ở Baton Rouge anh ấy viết thư cho hay đã kiếm được việc làm ở Virginia và muốn tôi cùng bé Lina đến sống chung với anh. Chúng tôi kết hôn tháng 11 năm 1976.Hai năm đầu rất gian nan. Tôi không thích trở thành gánh nặng cho H nên tôi không theo học Đại Học, thay vào đó tôi học lớp Kế Toán một năm tại một trường daỵ về Thương Mại với hy vọng sẽ kiếm được việc làm khi ra trường. Tuy nhiên thực tại thì khác hẳn: “Không có kinh nghiệm về Kế Toán, không có việc làm.” Cuối cùng tôi xin được việc làm Thâu Ngân Viên ở Ngân hàng quận Arlington, Virginia. Cuộc sống của tôi giờ đây dễ thở hơn chút đỉnh. Trong giai đoạn làm việc tại Sovran Bank nay đổi tên là Bank of America, tôi theo học nhiều lớp tại American Institute of Banking, nhờ vậy tôi được thăng chức lên làm “giao tiếp viên” để tiếp khách hàng rồi lên làm Thâu Ngân Trưởng (Head Teller). Nhưng sau một vụ cướp ngân hàng mà một cảnh sát viên đã bị bắn chết trước mắt tôi, tôi thường có những cơn ác mộng về vụ bắn giết đó nhiều đêm. Tôi dự trù thôi công việc làm Head Teller nguy hiểm nầy bằng cách theo học các lớp về Kiến Trúc Điện Toán (Computer Information System)Tôi vẫn còn yêu thích nghề dạy học nên tôi nạp đơn xin một chân dạy học ở trường tiểu học công lập Glen Carlyn thuộc quận Arlington. Đơn của tôi được chấp nhận, tôi thích công việc trong ngành Giáo Dục nầy lắm, nhưng thật vất vả. Tôi sinh một cháu trai đặt tên Sam tháng 7 năm 1980. Buổi sáng từ 8 giờ sáng đến trưa tôi dạy học tại trường Glen Carlyn chương trình ESL (Tiếng Anh là ngôn ngữ Thứ Hai – English As Second Language) Buổi trưa tôi chạy đến nhà người trông coi bé Sâm để cho con bú, Sâm chỉ mới được 2 tháng tuổi. Rồi đến 2 giờ trưa tôi bắt đầu làm việc tại Sovran Bank với chức vụ Head Teller ở khu vực Dịch Vụ Ngân Hàng cho người lái xe (Drive-Thru Banking) Công việc nầy xong vào lúc 8 giờ tối, tôi không dám nghỉ việc ở ngân hàng vì chưa biết rõ công việc dạy học của tôi có được bền chăng? Sau một năm dạy học, kết quả thẩm định việc làm (Perfomance Review) của tôi rất hoàn hảo, ông Hiệu Trưởng giới thiệu tôi với Nha Học Chánh. Ông Giám Đốc Nha Học Chánh tử tế lắm, ông ấy cho tôi một chân dạy học năm kế tiếp và đề nghị tôi nên học vài lớp về ngành Giáo Dục để trở nên Giáo Viên Thực Thụ (Certified Teacher). Đó là năm 1980, tình trạng kinh tế khủng hoảng. Chồng tôi khuyên tôi nên ở lại làm việc với ngân hàng thay vì đổi sang nghề dạy học. Anh ấy nói: “Dạy học dễ bị cho nghỉ việc hơn và hiện nay chúng ta đang có hai con dại cần nuôi nấng, Lina được 11 tuổi và bé Sâm mới 14 tháng. Tôi nghe theo lời khuyên của chồng nhưng vẫn tiếp tục học Đại Học để có thể đạt được mảnh bằng về Computer Information System (CIS) mong ước một ngày kia tôi sẽ rời khỏi ngân hàng.Vào năm 1977 lúc Lina lên 7 tuổi tôi tham gia Hội GiáoDục Trẻ Em Việt Nam với gia đình ông Chử để tổ chức các lớp vào mùa Hè dạy tiếng Việt cho trẻ em Mỹ gốc Việt từ 4 tuổi đến 18 tuổi biết đọc, viết, và nói tiếng Mẹ. Năm ngoái 2008, tất cả các lớp tiếng Việt bắt đầu vào tuần thứ nhì của tháng 6 cho đến tuần đầu của tháng 8, với sĩ số là 350 học sinh. Nhờ công tác thiện nguyện nầy tôi có thể thỏa mãn lòng yêu thích nghề dạy học của mình.Tôi có hai sở thích: Dạy và Học. Từ ngày đầu tiên tôi đặt chân đến vùng đất của Tự Do và Cơ Hội nầy, tôi không ngừng Học Hỏi. Tôi học từ người Bảo Trợ, từ bạn đồng lớp, từ bạn đồng nghiệp, từ bằng hữu, từ sách vở, báo chí. Việc đến trường để học khiến tôi cảm thấy mình trẻ lại. Tôi tin tưởng rằng “Tuổi Tác là một thái độ không phải là một sự kiện thực tại.”Nhờ việc tốt nghiệp trường Đại Học năm 1987, tôi đã đạt đến mục tiêu tôi mong ước là có một công việc bảo đảm với Chính Phủ Liên Bang: làm chuyên viên Điện Toán (Computer Specialist) với sở Thuế Vụ (IRS).Ngoài công việc ở sở làm, tôi dành thì giờ đọc sách báo liên quan đến Hạnh Phúc Gia Đình và viết bài về vấn đề nấy cho Nguyệt San Phụ Nữ Diễn Đàn ở Los Angeles và vài tờ báo khác. Bởi vì nền văn hóa Việt Nam rất khác với văn hóa Mỹ, vai trò của người phụ nữ Mỹ gốc Việt cũng thay đổi. Nhiều cặp vợ chồng Việt Nam không thể điều chỉnh với tình trạng hiện tại nên có nhiều cặp đã đưa đến việc ly dị hoặc ly thân. Hầu hết các bài viết của tôi đề cập đến việc An Hưởng giờ phút hiện tại với người phối ngẫu và khiến chàng hợp tác với chị trong công việc lặt vặt hàng ngày cũng như những việc “đại sự”. Sau 7 năm viết trên các báo, với sự giúp đỡ của “ông xã” tôi đã thu góp một số lớn các bài viết nầy và in thành sách “Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc GiaĐình” năm 1996. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào các công tác xã hội cộng đồng như giúp đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại, Ủy Ban Giáo Dục quận Fairfax. Tôi cũng tình nguyện làm việc tại trường học của hai con tôi.Nhờ sự tiếp tay, đóng góp của các người thân trong gia đình và một số bạn tốt, tôi đã tổ chức đưọc một nhóm Từ Thiện với tên “Nhóm Từ Thiện Tình Thương Virginia (Charity Group of VA-Affection) vào năm 2005 để giúp đở các thiếu niên Khuyết Tật tại Đà Nẵng, Quảng Nam trong lãnh vực Huấn Nghệ; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Vĩnh Long để các em có thể tiếp tục con đường học vấn; dạy Anh Ngữ cho các thanh thiếu niên nghèo ở Hội An ban đêm để tạo cơ hội cho các em kiếm được việc làm trong địa hạt tiệm ăn, khách sạn, và gởi áo quần, bịch gạo làm Quà Tết cho các cụ già neo đơn đói khổ. Lâu nay Nhóm Từ Thiện Tình Thương-VA đã hoạt động đều đặn hữu hiệu nhờ vào tấm lòng nhân ái của các Ni Sư Phật Giáo và các Xơ Công Giáo ở Việt Nam cũng như sự đóng góp rộng lượng của các thành viên gia đình tôi và các người bạn “tốt bụng” của tôi.Sau 34 năm sống tại Hoa Kỳ, tôi yêu thích và ngưỡng mộ tính Vui Cười và Thân Thiện của người Mỹ. Tính này biến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và ban cho tôi thái độ lạc quan trong đời. Tính cách đa dạng của xã hội văn minh nầy khiến tôi cảm nhận rằng tôi đã được hội nhập vào quốc gia nầy do chính con người tôi và do những việc tôi đã làm. Tôi đã tìm được Hạnh Phúc thật sự tại Mỹ Châu. Tôi cũng đã được đoàn tụ với gia đình tôi. Năm 1989, tôi đã bảo lãnh 12 người trong gia đình tôi gồm Mẹ tôi, em trai tôi, 3 người em gái và 3 em rễ, các cháu gái và cháu trai của tôi. Mọi người sống chung cùng một mái nhà trong 6 tháng đầu.Sau giai đoạn đầu định cư, ai nấy đều cố gắng làm việc lao động như lau chùi văn phòng, làm vườn dọn dẹp hoặc làm thâu ngân viên ban ngày và đi học Đại Học ban đêm. Ngày nay họ đã đạt đến bến bờ thành danh và đã đóng góp một phần cho quê hương thứ hai nầy như là những công dân ưu tú. Họ đang hành nghề Nha Sĩ, Bác Sĩ, Kiến Trúc Sư, Kỹ Sư Điện Toán. Người nhỏ tuổi nhất trong gia đình tôi vừa mới tốt nghiệp danh dự tại trường Đại Học Virginia (UVA) và đang theo học trường Y Khoa tại Đại Học Harvard.Con gái tôi Lina đã lập gia đình từ năm 1999 và đang làm Editor (Biên Tập Viên) tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ – Lina tốt nghiệp Cao Học về Anh Ngữ năm 2000 tại Đại Học John Hopkins. Tháng 11 năm 2006 Lina sinh một cháu gái rất xinh, hiền lành tên Serena (An Bình). Serena nay đã được 2 tuổi và nói thỏ thẻ dễ thương lắm!Con trai út của tôi Sam đã tốt nghiệp trường Luật Đại Học Virginia (UVA) ở Charlottesville vào tháng 5 năm 2005. Sam thành hôn với cô bạn thân cùng trường UVA tên Rachel Alberico vào tháng 8 năm 2005. Sam rất vui với công việc mới tại Small Business Administration ở Washington DC của chính phủ Liên Bang và Rachel đang dạy học tại trường Trung Học West Springfield. Gia đình tôi đều vui vẻ và tôi cũng vui lây. Tôi là người tỵ nạn gặp may mắn đã có thể chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản và đến bến bờ Tự Do an toàn, nhưng còn hàng ngàn người khác: các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, các công chức của Chính Phủ VNCH, ngay cả các nhà giáo đã chết trong các trại giam của Cộng Sảm hoặc bị đày dọa, hành hạ từ đầu đến chân, mất hết cả quyền làm người.(Dịch từ Nguyên Bản tiếng Mỹ)Để tưởng nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975với Lòng Biết ơn nhân dân Hoa Kỳ4/2009THE STORY ofA VIETNAMESE REFUGEE TEACHERI was born in a very small and ancient town named Hoi An, which is in the central region of Vietnam. My parents were both teachers, as were my oldest sister, my younger sisters, and I. I was a high school teacher before 1975. After graduating from Dalat University in 1966, I came back to my hometown and taught at the same high school where my father was still teaching. From 1966 to 1969, many of the eleventh and twelfth grade students that I taught had either died or disappeared. Some of the students would leave school to join the Vietnamese army. Later I would hear that they had been killed. For me, it was a terribly frightening and sad time. Every night, when my family heard the gunshots or the noise of cannons, we would wake up and run downstairs to the safety cave.I got married in 1969 and began teaching at the high school for police officers’ children in Saigon because my husband was a professor at a Vietnamese military college in Saigon. In 1970, my daughter Lina was born, but four months later, her father was killed in an accident while he was on a short business trip from Saigon to Bien Hoa, a journey of only twenty miles.I was totally devastated by his death. I lost all hope, energy, and desire to live.I was unable to sleep for countless nights. At the high school where I was teaching, whenever I taught lessons related to family happiness or love, I could not hold back my tears. I cried, and my students laughed.To keep my mind off my troubles, I tried to keep myself as busy as possible. During the day I taught at the public high school. In the afternoon, I taught at a private high school, and at night I went to college to complete a M.A. in Vietnamese literature. I worked 16 hours every day to earn enough money to raise my child and support my brother and sisters living with me, so that they might attend college in Saigon.Then came the terrible collapse of South Vietnam. My parents wanted me to flee overseas because there was a rumor that handicapped communists were going to force widows like me tomarry them; otherwise, I would be sent to a Reeducation camp because I was a teacher of police officers’ children. So, on April 28, 1975, my baby Lina and I had a chance to escape with my sister-in-law’s family to Fort Chaffee, Arkansas. When the airplane took off from Saigon everybody on board cried at the same moment. We all thought that we would never see Saigon again. The sadness of losing my homeland, my culture, and my family overwheld me, even as we docked in the States and I began a new life here with my child.At Fort Chaffee, I volunteered to be the interpreter for Vietnamese refugees who had just arrived to the camp. Some of the new refugees could not speak English. They did not understand how to take the physical exams and nutrition classes that they were required to take at Fort Chaffee.One summer afternoon at Fort Chaffee, I ran into H, my current husband. I had known H from when he was a math teacher at the same high school where I had taught in Saigon. H was glad to see me again and was very kind and sweet to my daughter Lina. I still remember thinking, as I watched H and Lina together, that he would be a good father for my child. Indeed, he is a wonderful father!After two months of living at Fort Chaffee, my daughter Lina and I were sponsored by an American couple. They wanted me to be their housekeeper and baby-sitter. I told them I would do everything for free if they agreed to let me go back to college at night so I could go on with my life later. They accepted my condition, but, after I took the baby-sitting and housekeeping job in Dallas, Texas, they moved to California. Their house was far away from my college, so I could not continue my studies and fulfill my dream.Three months later, I moved to Baton Rouge, Louisiana, with one of my family friends and worked as a waitress at an IHOP restaurant during the day and went to Louisiana State University at night. H had kept in touch with me from the time I left Fort Chaffee. While I was in Baton Rouge he wrote to tell me that he had gotten a job in Virginia. He wanted my four-and-a-half year-old daughter and me to come to live with him. We got married in November 1976.The first two years were very rough. I did not want to be a burden for H, so I did not go back to college. Instead, I took a one-year accounting course at a business school, hoping that I could find a job after its completion. But the fact of life was different. “No accounting experience, no job.” I went to many interviews but could not find any positions as an accountant. At last, I got a teller job with a bank in Arlington, Virginia. My life was a little bit easier with this job.While working at Sovran Bank, now called the Bank of America, I took many courses at the American Institute of Banking, and, as a result, was promoted from teller to branch customer representative and then to head-teller. But, after a bank robbery in which a police officer was killed before my eyes, I had continuing nightmares of the shooting scene. I prepared to leave this frightening head teller job by taking college courses in Computer Information Systems.I was still in love with teaching, so I applied for a teaching job at a public elementary school, Glen Carlyn Elementary in Arlington County. I was accepted, and I really did have a good time working in education, but it was too hard. My son Sam was born in July 1980. In the morning, from 8 A.M. to noon, I taught first grade at Glen Carlyn in the ESL program. At noon, I went to the baby-sitter’s house to breast feed my two-month-old baby boy Sam. Then, at 2 P.M.,I started working as the drive-thru head teller at Sovran Bank. This ended at 8 P.M. I did not quit the teller job because I did not know how stable my teaching job was. After one year, my performance review was excellent, and the principal referred me to the Educational Center director. This kind man offered me a position for next year and suggested that I should take some college courses to make me a certified teacher. That year, 1980, the economic situation was scary. My husband advised me that I should stay with the bank instead of going back to my teaching job. “It was easy to be laid off,” he said, and we now had two children to take care of; Lina was 11 and Sam was 14 months. I listened to my husband but continued to study for my CIS degree so that some day I could leave the bank.In 1977, when my daughter Lina was seven years old, I joined the Vietnamese Youth Educational Association (VYEA) with Mr. Chu’s family to organize classes during the summer toteach American Vietnamese children from four to 18 years old how to read, write, and speak Vietnamese. This non-profit organization has sponsored classes every summer since 1977. Last year 2008, all the VietnaMẹse classes started from June the 2nd week to August the first week with 350 students. Through this volunteer position, I was able to go on with my passion for teaching.I have two passions: teaching and learning. Since the first day I arrived to this land of freedom and of opportunity, I have never stopped learning. I learned from my sponsors, from my classmates, from my coworkers, from my friends, and from books and magazines. Going to school makes me feel young. I believe that ” age is an attitude, not a fact.”With my graduation from college in 1987, I reached my goal to find a good job as a computer specialist with the Federal government (IRS).In addition to my current job, I have spent time reading books and articles about family happiness and writing columns for the Vietnamese Women’s Magazine in Los Angeles and some other Vietnamese newspapers. Because the Vietnamese culture is different from American culture, the role of the Vietnamese-American woman has changed. A lot of Vietnamese couples could not adjust with this situation, and many have divorced or separated. Almost all my articles deal with enjoying the real moMẹnt with your spouse and making him cooperate with you in everyday house chores or big events. After writing for magazines for seven years, with my husband’s support, I collected the majority of these articles and published a book titled “The Key to Family Happiness” (Chìa Khóa Mở Cửa Hạnh Phúc Gia Đình) in 1996. I continue to participate in many community activities, including the Vietnamese Public Radio and the Fairfax County School Board. I have volunteered to work at my two children’s schools.With the help of my family members and some close friends I have set up a small group of Charity named “Charity Group of VA Affection” in the year 2005 to help the handicapped children in Da Nang and Quang Nam for vocational training, to offer scholarships to poor students of Quang Nam, Danang, Hue, Vinh Long so they can continue their study to college, to teach basic English to the needy teenagers in HoiAn at night to give them a chance looking for a stable job at hotel, restaurant’s services and to send rice and new clothes to the lonely seniors and unfortunate orphans on TET ( Lunar New Year) occasion.So far, the Charity Group of VA Affection” worked smoothly with the help from the sweet-hearted, compassionate Buddhist and Christian sisters in Vietnam and the generous donations of all my family members and good friends in the US.After 34 years living in the U.S., I adore and appreciate the humor and friendliness of Americans. It makes life a lot easier and gives me a positive attitude toward life. The diversity of this civilized society makes me feel that I am accepted in this country for which I am and what I have done.I have found real happiness in America. I have even reunited with my family. In 1989, I sponsored 12 members of my family including my mother, my brother, my three sisters, their husbands, and my nieces and nephews. Everybody lived together in my house for six months.After the initial settlement period, everybody tried very hard, working as office cleaners, gardeners, cashiers during the day and going to college at night. Now they have almost reached their goals and have contributed to their second homeland as professionals and good citizens. They are dentists, doctors, architects, computer engineers. The youngest member of my family has just graduated from U.V A. with honors, and currently attends Harvard medical School.My daughter Lina was married in May 1999 and is working as editor/writer for the Library of Congress in Washington DC. She was graduated from Johns Hopkins University for her M.A. in English in December 2000. In November 9, 2006 Lina had a very cute baby girl named Serena who just turned two and is talking more every day.My son Sam was graduated from Law School of the University of Virginia in Charlottesville in May 2005. He was married to his best friend Rachel Alberico in August 2005. Sam is very happy in his new job with the Small Business Administration in Washington, D.C. as attorney and Rachel is teaching English at West Springfield High school.My family is happy, and so am I. I am a lucky refugee who was able to flee from the Communist government to safety, but thousands of Vietnamese died at sea or in the jungle on the way to freedom. Thousands of Vietnamese military officers and officials of Republic of Vietnam, even teachers died in the horrible communist prisons or were tortured from head to toe, stripped of all human rights!In Memory of the terrible collapse of South Vietnam 4/30/1975, with sincere thanks to the American people.Hoa Tong Le2/8/2009



Những tấm lòng đẹp ngày 30 tháng Tư


Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau này, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết ! Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ: bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chỉ tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc: bà già đó sợ gì mà phải đi di tản? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu?… Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Chuyện 2

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh!

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà: cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

Chuyện 3

Cũng trên bến tàu này. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ – chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quang của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy – người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh này bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
Viết lại chuyện này, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !

Chuyện 4
Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào. Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết ! Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : “Đi, đi ! Đi, đi !”. Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất ! Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

image
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi — ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng này…
Tiểu Tử

(Nguồn: Trích email của anh Nam Nguyen ngày 5-5-24- Cảm ơn anh Nam Nguyen)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.