Chuyện tuổi già tại Mỹ

CHUYỆN TUỔI GIÀ TẠI MỸ

‘CATHY’ via Groupe CATBUI2014Feb 20, 2024, 1:15 AM (7 days ago)
to CAT, Hương

Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở garage thì gọi là Garage Sale, bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale, dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự.Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ. Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài.Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Cô ấy cho biết bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đô la Mỹ, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm nhưng nếu phải mua với giá một, hai ngàn đô la Mỹ thì cổ cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đô la từ một căn nhà treo bảng Estate Sale.Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ. Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm…Nhưng giá bán của Estate Sale không rẻ như Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng lão chẳng hạn; những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể cho lại, nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa của Garage Sale, Yard Sale hay Moving Sale… Người Mỹ đi Estate Sale như đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba “block” đường. Tới giờ mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như được chia của.Câu chuyện về Estate Sale như một hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi thời gian và cuộc sống cá nhân quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả nhớ gì tới Estate Sale nữa. Cho tới một sáng cuối thu, dù đã 7 giờ nhưng mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới nỗi chỉ nghe mỗi tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là cái lạnh đã len lỏi về trên những ngón tay cảm giác điêu tàn. Tôi đi thay quần áo để lên đường, đi giúp một ông bạn già. Hôm nay ổng bán Estate Sale.Tuy hẹn 9 giờ nhưng tôi đi sớm để có thời gian ngồi uống với ông bạn bình trà, bởi tôi nghĩ hôm nay có thể là lần cuối tôi gặp ông ấy. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm trước ở trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó chính ông đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu. Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với một cuộc phỏng vấn…Rồi tình thân nảy nở sau những lần ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi ông, hay mời ông đi uống nước. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế, nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn. Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê…Tôi là một con người hiện đại qua cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ cũ sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và nhận co giãn theo tuổi đời thì tôi co ông giãn. Đó là ý nghĩ hôm trời mới chớm thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành thời gian rảnh rỗi cho ông. Hôm đó ông nói với tôi là “Anh cũng đã già…”. Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui nhưng rồi cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi chia tay…Hôm đầu thu đó, hỏi thăm ra mới biết, vợ ông đã qua đời hồi hè. Bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên Cali, bị đột quỵ và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai sống ở Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ bên Cali cho tiện. Cái lý anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn như nhau. Tôi chỉ quen biết ông như một người viết và một độc giả, chưa bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc lá. Nhưng hôm đầu thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc đang cháy dở trên tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lại. Tôi sợ ông sặc, nhưng ông đã không sặc.Ông nhả khói chậm rãi và chìm vào tâm sự: “Tôi chưa bao giờ nói với anh, cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết dạy con mình. Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà ăn ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ và nó chọn cách sống ấy. “Cha mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái”. Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con. Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai.Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi là nó mua nhà trăm rưỡi, cần mượn nhà băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó mượn một trăm ngàn để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả số tiền ba trăm ngàn trong ba mươi năm, thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm ngàn trong mười năm là khả năng có thể.Tôi bắt đầu thất vọng về con trai tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn. Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói ghém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ? Tôi suy nghĩ nhiều đêm và chợt nghĩ đằng nào cũng mất con rồi! Đó là cái giá phải trả cho mưu cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình được. Tôi sinh ra nó chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được…Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ của xứ sở này. Đằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.Nó trả lời cho tôi câu hỏi: “Tiền đâu để lo cho em nó?”. “Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho nó”. Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là: “Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng, hay trả vài tháng… rồi quên luôn?”. Tôi thương vợ tôi nên đã cho con trai tôi mượn một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không trả.Nhưng chúng tôi được trời phật cho lại đứa con gái muộn màng nhưng hết mực hiếu thảo. Nó là nguồn an ủi, niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Anh Hai cần trước thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức khỏe cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ. Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa.Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm… Đến cái chết đột ngột của mẹ nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ. Tôi không buồn sao được anh…”.Ôi, cái hôm đầu thu đó! Nhớ lại sao mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu úa, đông về…Ông bạn già có sống tới trăm tuổi thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly cà phê mỗi sáng mà người gia chủ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa khác sẽ không ngon. Rồi bức tranh mua Garage Sale có vài đồng bạc hồi mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ hồi ra đi mình mang theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ người đem nó đi còn gửi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương ấy trở thành oan nghiệt.Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật. Tôi ứa nước mắt trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay tôi bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới người thân; cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu thu của ông, ông đi dự đám tang của vợ bên Cali như người quen biết cũ, mấy chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già. Con trai ông đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức lúc về, anh ta nhắc ông là ba phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính phủ lấy nhà…Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. Tôi biết anh ta và từng gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Anh là ai trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang sống… tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương. Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là anh. Tôi đã đồng tình với ý kiến của con gái ông, dù chỉ nghe ông kể.“… con còn phải đi làm và lo lắng cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết, không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh Hai muốn làm gì làm. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con sẽ ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô cho ba ăn. Ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con, con vô ngay với ba…”.Tôi có tào lao lắm không khi không lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu thu: “Chia buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết, cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền học. Tôi tính nhanh là đã cho anh ta năm chục ngàn. Ông bà cho anh ta mượn một trăm ngàn mua nhà và không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con trai một trăm năm chục ngàn. Bây giờ ông bán căn nhà mà ông đang ở cũng cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái là công bằng với con cái. Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý.Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ ông, gửi con gái để lo cho ông những ngày cuối đời. Thừa thiếu gì thì tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”.Câu chuyện đầu thu mới đó mà đã cuối thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông như thế! Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu nội ông được sống sung túc hơn. Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu, “để nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện bất trắc gì sau khi ba mất, thì ba mẹ chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn con”.Ông cho hết con gái khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi đang bán cho những người không quen biết. Thế nên mắt ông lạc thần trông theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi bước ra khỏi cửa một mái ấm gia đình đã tới hồi kết. Đó là buổi sáng một ngày cuối thu mà tôi sẽ không bao giờ quên với hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời, tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói: “Thôi, mình đi nghe em…”, là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khóa cửa ra đi…Ngoài đường, những trang trí cho ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Ông trầm ngâm buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc khóa cửa. Cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.Tôi nhìn theo ông ấy tan vào màn đêm phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale này. Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn liếng là tiếng khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau. Đâu đó là thơ Bùi Giáng.Uống xong ly rượu cùng nhau  Hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời… Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?Xế bóng cuộc đời “thôi mình đi em nhé!” 

Phan

Cette discussion peut être lue sur le Web à l’adresse https://groups.google.com/d/msgid/CATBUI2014/1040702782.7101020.1708420508961%40mail.yahoo.com.

Một Ngôi Làng ở Mỹ Chỉ Có Người Việt Sinh Sống- Làng ADiDa

Mời qúy bạn vào xem 2 youtube đặc biệt dưới đây:

1- Một Ngôi Làng Ở Mỹ Chỉ Có Người Việt Sinh Sống – Làng Adida 36:58

Người Miền Tây Ở Houston

21.7K subscribers

2- Một Người Công Giáo Làm Trưởng Làng Phât Giáo Adida – Làm sao để sống ở đây 1:08:51

Người Miền Tây Ở Houston

21.7K subscribers

https://www.youtube.com/watch?v=tZzECKIu3p8 

Người Miền Tây Ở Houston

@nguoimientayohouston‧21.7K subscribers‧157 videos

Người Miền Tây Ở Houston – Kênh chia sẻ về cuộc sống ở Mỹ của người Việt tại Houston. Chúng ta chia thực tế cuộc sống Mỹ qua lăng kính cuộc sống tại Mỹ sẽ như thế nào. Hãy cùng theo dõi và khám phá xứ cờ hoa sẽ khác gì với các quốc gia khác trên thế giới.

1-https://www.youtube.com/@nguoimientayohouston

2-https://www.youtube.com/@nguoimientayohouston/videos

https://www.youtube.com/@nguoimientayohouston/playlists

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Thu Vén Tuổi Già- Thuý Messegee – baotreonline.com

Bảo Huân

Nên ở đâu, nên làm gì?

Suốt thời trẻ người ta vất vả làm việc, nuôi dạy con cái, chạy vạy cơm áo gạo tiền … chìm đắm trong “bến mê” ít có giờ dừng lại để:

Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ

Ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai  

Thế rồi thì giờ vùn vụt bay đi như bóng câu qua cửa sổ, thoắt cái là “cái già sồng sộc nó thì theo sau”. Đến lúc phải nghĩ đến việc thu vén lại cho giai đoạn mới của cuộc đời, chẳng thể Vũ Như Cẩn như mấy chục năm qua. Đi đâu? Ở đâu? Sống như thế nào?

a. Già Tại Chỗ (Aging in Place): có người dự định sống nốt tuổi già tại căn nhà kỷ niệm cho đến ngày cuối. Họ lo sửa nhà lại theo nhu cầu mới: hoặc đặt thang máy trong nhà, hoặc bỏ trống dãy trên lầu dọn xuống ở tầng trệt, xây thêm phòng ngủ phòng tắm dưới nhà, san bằng nền nhà không phải bước lên bước xuống từ phòng này sang phòng kia, đặt thêm thanh vịn dọc tường, nới rộng cửa phòng cho xe lăn ra vào, san bằng tam cấp trước nhà để đẩy xe lăn v.v.

Nhu cầu ở là vậy, còn nhu cầu ăn và chăm sóc thì sẽ bỏ nhiều tiền (rất nhiều tiền) thuê người đến nhà chăm sóc. Khi yếu đuối bệnh hoạn thì tổn phí sẽ rất cao. Vợ chồng ông bà tôi quen biết có thu nhập cao nên đã lập sẵn ngân sách mỗi tháng chi 10 nghìn thuê người trông nom và tạm yên chí với kế hoạch này. Phương cách này không phải ai cũng có khả năng làm được.

b. Phu tử (hay phụ tử) tòng tử, về ở với con: Một số ông bà thu vén dọn về ở cùng với con hay ở gần cạnh bên con. Đây là truyền thống lâu đời của người Á Đông, tam đại đồng đường, có khi cả tứ đại đồng đường. Ông bà giúp trông cháu nhỏ, con cái ngày nghỉ đưa cha mẹ đi chợ, đi chơi, khám bệnh v.v. Tuy nhiên lúc cuối đời bệnh tật tuổi già đôi khi cũng vượt quá khả năng chăm lo của các con nên rồi cũng vào dưỡng lão.

Bài này xin chỉ bàn đến một số vấn đề cho những vị muốn tự mình tìm chốn an cư lạc nghiệp cho giai đoạn mới trong cuộc đời.

c. “Xuống Cấp” ở nhà nhỏ hơn (Downsize)

Ở đời chuyện gì cũng chỉ cần đủ, không cần hơn. Căn nhà rộng hơn nhu cầu không phục vụ mình nữa mà ngược lại khiến mình phải vất vả phục vụ nó. Quét dọn phòng khách thênh thang, phòng ngủ dư dùng để trống không người ở, phòng tắm trên phòng tắm dưới không dùng đến v.v. đều là phí công vô ích trong khi mình cần để dành sức khỏe ít ỏi còn lại để nghỉ ngơi vui chơi.

Chuyện xuống cấp nói thì dễ nhưng làm không dễ. Không có bà tiên nào vung chiếc đũa thần, phút chốc qua đêm “bê” mình từ nhà to đùng 2000-3000 sqf đến một căn nhà nhỏ nhắn gọn ghẽ vừa đủ cho đôi uyên ương tóc bạc tuổi vàng.

Tiêu chuẩn cho “túp lều tranh” mới

  1. Gọn nhỏ: vừa vặn cho 1 hay 2 người.
  2. Dễ ra vào: ở tầng trệt không leo cầu thang hay ở tầng trên có thang máy phục vụ, gần phố xá chợ búa
  3. Ở khu nào: vào khu người già hay ở khu đa dạng đủ mọi lứa tuổi thành phần?
  4. Sở hữu: thuê hay mua?
  5. Thời gian: sẽ ở bao lâu? Sau đó thì sao?

Ở đây xin bàn đến mục 3, 4 và 5, vì 2 mục đầu đã hiển nhiên không cần tranh luận.

Ở khu nào

a. Ở tại phố thị: người lớn tuổi không cần ở khu ngoại ô (suburbs) có vườn tược xanh mát, đường phố vắng vẻ yên tĩnh. Mỗi lần đi chợ, sắm sửa phải lên xe chạy vài dặm đến vài chục dặm. Nhà hay căn phòng trong phố ở tầng trệt hay tầng lầu có thang máy lên xuống, bước ra đường là có tiệm café, chợ nhỏ, cửa hàng ăn uống v.v. không phải lái xe đi lại là thích hợp hơn. Tuy nhiên, những căn nhà tiện nghi ngay trung tâm phố xá như thế phần đông phục vụ người trẻ độc thân đi làm (young professionals) vì thành phần này cũng muốn cùng những tiện ích này. Ta cũng cần cân nhắc tổn phí và nơi chốn khi chọn ở phố thị.

Xem thêm:  Ăn Tết & Bị Tết “ăn”

– Tổn phí: Khu phố sạch sẽ mới mẻ (khoảng 3-5 nghìn ở Bethesda, Maryland; Falls Church,  Virginia; 3-6 nghìn San Jose, California; 1-2 nghìn Houston, TX) hầu như dành cho giới trẻ đi làm có khả năng trả tiền thuê cao, trong khi người già thì lợi tức cố định khiêm tốn hơn. Chọn khu bình dân giá rẻ không có thang máy thì phải ở tầng trệt, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được. Thành phần dân cư chung quanh có thể phức tạp với nạn trộm cắp vặt, xả rác bừa bãi, tranh chấp với hàng xóm không biết điều v.v.

– Nơi chốn, môi trường: Ở chung với đủ thành phần lứa tuổi có cái vui là mình hưởng lây lối sống vui nhộn tràn trề sinh lực của giới trẻ chung quanh, thay vì cảnh “hai con khỉ già ngồi nhìn nhau” suốt ngày. Tuy nhiên cái ồn ào sinh động đôi khi vượt quá mức với những party khuya khoắt ồn ào, cảnh say xỉn ẩu đả, những cuộc cãi vã hung tợn v.v. những mặt trái của đời sống phố thị.

b.Vào khu nhà cho người cao niên (Senior Community, 55+ Community): Dọn đến khu nhà già có cái lợi là những khu này đã tính đến những nhu cầu của người lớn tuổi. Leisure World ở Maryland, Làng Tre (Golden Bamboo I, II, III) ở Texas, The Villages ở Florida, Sun City ở Arizona v.v. có những khu riêng biệt tập trung hàng ngàn căn phòng hay nhà nhỏ dễ ra vào lên xuống,chung quanh  có thư viện, rạp chiếu bóng, hồ bơi, sân tennis, chợ búa ngay ngoài cổng v.v. Giá cả những khu này tương đối phải chăng, đôi khi thấp hơn giá thị trường bên ngoài vì chúng tọa lạc cách biệt thành phố nơi giá đất rẻ (giá bán 200k-400k ở Leisure World – Maryland, 300k-400k ở the Villages – Florida). Phần “được” là có bạn đồng lứa, gặp nhau uống trà, cà phê, đi xem hát, hàn huyên tâm sự v.v. Phần không được lắm là vẫn phải lái xe đi lại hay dùng dịch vụ của khu vực, đi đâu cũng thấy người lớn tuổi già nua, chẳng nghe tiếng trẻ con cười nói, cuộc sống tách biệt với “đời thường”.

Trong phố cũng có những apartment complex cho người lớn tuổi ở cùng nhau, có dịch vụ ăn uống, giải trí chung. Giá cả khá cao, khoảng 3 nghìn/tháng tại Maryland-Virginia. Giá thuê ở Làng Tre Vàng (Glolden Bamboo II, Golden Bamboo III), Houston, TX thì chỉ từ $700 đến $1100/tháng.

  1. Ở một chỗ đến cuối đời bằng “Dịch vụ chăm sóc bao trọn gói” (Continuing Care Retirement Community): Đó là những dịch vụ chăm sóc chu đáo cho người lớn tuổi trên từng chặng đường trước mắt cho đến lúc lìa đời:
  2. Tự sống độc lập, nếu muốn sẽ có nhà hàng phục vụ ăn uống, có người lau dọn nhà cửa (independent living),
  3. Sống dựa vào dịch vụ, có người phục vụ ăn uống ngày 3 bữa và quét dọn cho nhưng vẫn tạm khỏe mạnh (assisted living),
  4. Nằm một chỗ cần đút cơm, tắm rửa, giặt giũ, cho uống thuốc v.v. (nursing home).

Những nơi này chia làm 3 khu khác nhau cho 3 cách sống kể trên nhưng vẫn cùng một địa điểm. Khi “chuyển vùng” chỉ việc dời từ vùng 1 sang vùng 2 rồi sang vùng 3. Dịch vụ này rất đắt tiền, dành cho giới có của ăn của để. Thường khi vào những nơi này phải đóng trước một số tiền to từ 500 nghìn đến 1 triệu, mỗi tháng trả từ 4 nghìn cho một người đến 6 nghìn cho 2 ông bà (vùng Maryland-Virginia). Khi còn sống độc lập được thì người ta cho một số bữa ăn tại nhà hàng 4-5 sao ngay trong khuôn viên (16 vé ăn mỗi tháng chẳng hạn, nếu đi vắng không dùng thì sẽ được dùng vào tháng sau, nhưng hết tam cá nguyệt thì mất giá trị), cho người  lau dọn, cung cấp các trò giải trí như bơi lội, ping pong, đọc sách v.v. Đến lúc cần chăm sóc nhiều hơn thì sẽ được hưởng kiểu assisted living, được dọn ăn ngày 3 bữa, lau dọn, nhắc nhở uống thuốc v.v.  Giai đoạn cuối nếu nằm liệt giường thì sẽ vào khu chăm sóc kiểu nursing home, cơm mang đến giường đút ăn, có người tắm rửa thay áo quần, chăm sóc y tế 24/24. Thoạt nghe thì thấy ngán ngẩm, đào đâu ra số tiền lớn như vậy để vào những nơi này? Thật ra một người đơn thân không con cái, làm việc cả đời, đã trả sạch nợ ngôi nhà đang ở, nay bán đi giao tất cả tiền cho dịch vụ rồi thì yên chí có nơi dưỡng già đến ngày cuối. Tuy tốn kém nhưng người già được hưởng nơi ở sang trọng, dịch vụ chu đáo, và khi nào sức khỏe “xuống cấp” nằm một chỗ thì được chăm sóc toàn diện cho đến cuối đời. Vì đóng trước số tiền rất lớn nên mình được bảo đảm nếu lỡ tán gia bại sản vì lý do nào đó (con cháu lừa quỵt, thị trường chứng khoán sụp đổ, v.v.) họ cũng không đuổi mình ra khỏi cửa. (Chắc hẳn họ đã nắm sẵn số tài sản lớn của mình từ đầu nên cứ thế trừ dần đi). Có nơi cam kết sẽ trả lại cho người thừa kế một số phần trăm số tiền đóng khi dọn vào, tùy vào thời gian mình sống ở những nơi này lâu hay mau. Ai muốn biết thêm xin Google “Continuing Care Retirement Community near me” để biết thêm và có thể xin hẹn đến thăm cho biết.

Xem thêm:  Cùng nhau tử tế

Một lý do người Việt không hưởng ứng dịch vụ này vì vào đó phải “hội nhập hoàn toàn”, tức là ăn cơm Mỹ ngày 3 bữa, phải hòa đồng với dân cư chung quanh.

Sở hữu nơi ở mới: mua hay thuê?

a. Mua: Người Việt luôn có khuynh hướng nhìn về lợi ích lâu dài. Người ta cho rằng trả tiền thuê là “mang tiền đổ xuống cống”, đến ngày ra đi chẳng còn lại gì. Bán nhà đang ở rồi mua căn ‘hộ’ nhỏ theo nhu cầu mới sẽ giữ được tài sản dài lâu, sau này để lại cho con cháu.

Tuy nhiên, khi mua một căn ‘hộ’ ở tuổi gần đất xa trời, ta cần dự định xem sẽ ở được bao lâu. Người già khi mua nhà chỉ tính được vài ba năm trước mặt. Một ngày nào đó ông đột quỵ phải vào dưỡng lão, bà té ngã hay vướng bệnh lãng không còn ở nhà được nữa thì ngôi nhà mới mua vài năm phải xử thế nào? Bán lại để thu vén theo cảnh sống mới một lần nữa cũng đau đầu như lần downsize trước, nhất là khi một người đã mất khả năng phụ giúp, chỉ còn lại một người già yếu phải tự mình lo toan lấy mọi chuyện.

b.Thuê: thuê nhà thì đúng là “mang tiền đổ xuống cống” nhưng không phải gắn bó lâu dài. Khi cần dời đi thì trả nhà lại dễ dàng. Ngược lại, khi ở nhà thuê thì luôn có yếu tố phụ thuộc khi mình không làm chủ. Khi cần gắn thêm thanh vịn dọc tường hay trong nhà tắm cũng phải xin phép chủ nhà.  Nới rộng cửa phòng cho xe lăn ra vào càng to chuyện hơn. Có thể một ngày nào đó có nhà đầu tư thu mua toàn bộ khu mình đang ở để đập đi xây condo mới và mình phải dọn đi v.v.

Thời gian ở bao lâu?

Chuyện này chỉ có Trời tính giùm ta. Như đã bàn ở phần 4 trên, tuổi già chỉ biết được từng năm một hay vài ba năm trước mắt. Cách tốt nhất là toan tính bước tiến lẫn bước lui, bước vào lẫn bước ra trước khi chọn chỗ ở mới. Khi nào không còn ở được tại nhà mới này thì sẽ đi đâu? Chuyện không đơn giản nhưng đừng để mình bị động khi có chuyện ngoài dự tính xảy ra.

D. Nghiên cứu/Chuẩn bị

Ở tuổi lão niên, việc chuẩn bị cho quãng đời còn lại rất quan trọng, vì ta không có thì giờ hay khả năng xóa bàn làm lại. Cần tìm hiểu mọi ngõ ngách, xem xét học hỏi chu đáo mọi khía cạnh, và tận dụng mọi nguồn thông tin để đi đến quyết định thích hợp.

  1. Nguồn nội bộ trong gia đình: nhiều cha mẹ ngần ngại không muốn làm phiền con, tự “nghĩ giùm” là chúng nó không quan tâm, chúng nó bù đầu chuyện gia đình không có khả năng giúp đỡ, dâu hay rể sẽ phiền hà v.v. Dù sao cũng phải lên tiếng, họp “hội đồng gia đình” để chia sẻ suy nghĩ của cha mẹ và nghe qua ý kiến của con. Dù có giữ quyết định của mình thì ít nhất cũng hiểu được lập trường ý kiến của con, hay hiểu được chúng nó muốn mình làm gì, hay vì sao chúng nó không thể giúp đỡ theo ý mình được. Và quan trọng hơn cả, nếu còn cả ông lẫn bà, thì 2 người cần trao đổi ý kiến với nhau thấu đáo, kẻo ông muốn gà, bà muốn vịt thì không thể nắm tay nhau đồng hành trên quãng đường trước mắt được.
  2. Nguồn tài liệu từ cộng đồng chung quanh: các county đều có dịch vụ cho người lớn tuổi (Department of Aging), từ việc đưa đón xe buýt đến giao cơm tận nhà, giúp làm giấy tờ (di chúc, “chỉ thị tương lai” – Advance Directive), đến giới thiệu những dịch vụ tư vấn luật pháp, tiện ích công cộng mà mình chưa biết đến.

Xem thêm:  Vua vọng cổ hài Văn Hường từ giã cuộc chơi…

3.Đến thăm “hiện trường”: có những nhà già hay dịch vụ phục vụ người cao tuổi sẵn sàng mời mình đến viếng thăm, xem qua cho biết các khu ăn ở sinh hoạt, gặp gỡ nói chuyện với những cư dân đang ở đó, ăn thử một bữa cơm tại nhà hàng của họ, hỏi han kỹ vấn đề tổn phí, v.v.

  1. Một số văn thư pháp lý cần chuẩn bị sẵn: Điều khá buồn cười (hay buồn đau) là khi một người mất đi thì dễ, người còn lại sẽ thừa hưởng hay quyết định mọi việc như mua bán nhà cửa hay thanh toán tài sản. Ngược lại khi một người nằm liệt giường hay hôn mê mất sáng suốt thì người còn khỏe phải lo thủ tục giám định y khoa, thủ tục luật pháp, xin phép ba làng bảy tổng rằng người kia không thể quyết định được nữa, mới có thể giải quyết chuyện gia đình.
  2. Advance Directive (“chỉ thị trước”) giao quyền quyết định y tế cho người kia khi mà 1 trong 2 người không còn khả năng tự quyết định vấn đề chăm lo sức khỏe cho mình được nữa, kể cả mọi phương diện liên quan khác như tang ma, hiến tạng, hay cả việc có giữ cho sống bằng ống nghiệm hay rút ống để ra đi, phương thức chôn cất v.v.
  3. Power of Attorney (giấy ủy quyền) giao cho người khác giải quyết tài chánh, có thể hạn hẹp như chỉ khi nào mình đi vắng ra nước ngoài, chỉ được đại diện thưa kiện về bất động sản chứ không được đụng đến  tài khoản ngân hàng (trường hợp ủy quyền cho người ngoài) v.v.
  4. Family Trust (ủy thác gia đình) để tài sản chung vào văn kiện này để khi một người mất đi không phải qua thủ tục thừa kế mất thời gian, và tránh thuế thừa kế nếu có tài sản lớn (trên $13 triệu năm 2023 thì phải đóng thuế thừa kế; dưới $13 triệu thì không phải đóng thuế). Family trust có thể bao gồm cả 2 văn kiện đầu (advance directive & power of attorney) thành một gói đầy đủ. Tuy nhiên family trust không phải là điều ai cũng cần có: tài sản dưới 13 triệu thì không chịu thuế thừa kế nên không cần bỏ vào trust để tránh thuế; 2 vợ chồng cùng đứng tên chung mọi tài sản thì người còn lại đương nhiên sở hữu toàn quyền tài sản khi một người mất đi không phải lập trust; khi một người mất đi thì phải chia tài sản ra làm 2 trust: trust A cho người còn lại, trust B cho người nằm xuống, và hàng năm phải khai thuế cả hai trust. (Turbotax không có mẫu 1041 để khai thuế trust, phải nhờ CPA tốn kém).

Cần tham khảo luật sư về những lý do nên hay không nên và những điều kiện cần ghi rõ ràng trong các văn kiện này.

Chúc các bậc lão niên nhiều may mắn!

TM (12/2023)

- TRẺ Magazine

– TRẺ Magazine

(Nguồn: https://baotreonline.com/van-hoc/tap-ghi/thu-ven-tuoi-gia.baotre)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

Biết thương Cha Mẹ khi làm Mẹ Cha…

Yahoo AccountAug 29, 2023, 11:46 PM (16 hours ago)
to Yahoogroups, Yahoogroups

On Tuesday, August 29, 2023 at 11:25:48 PM PDT, Thich Tanh Tue <thichtanhtue@gmail.com> wrote:

370000597_1021605628855211_8681720268007368862_n.jpg


Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả..

Biết thương Cha Mẹ khi làm Mẹ Cha.

– Một lần, khi tôi ngang bướng cãi lại mẹ, cha tôi vào phòng lấy 1 mảnh giấy, nghiêm khắc nói với tôi: “Hãy chọn ra bất kỳ một việc nào dưới đây, sau khi làm được, anh có thể cãi mẹ, còn nếu không làm nổi mà cãi mẹ thì mời anh ra khỏi nhà tôi!”

– Liên tục trong 3 tháng, mỗi lần ăn xong một bữa cơm đều sẽ phải nôn ra (thai nghén).
– Đầu ngực bị người khác cắn đến rách da mấy chục ngày trời (bú sữa).
– Mang một quả bóng rổ trong bụng gần 10 tháng (mang thai).
– Bị roi da đánh đập gần 48 tiếng (sinh con)
– 10 tháng không thể uống nước lạnh, cà phê, trà.
– 5 tháng không thể trở mình khi ngủ.
– 10 tháng không thể đi chơi xa, không thể tự do chạy nhảy.
– 10 tháng không được mắc bệnh, nếu có, bị bệnh cũng không được uống thuốc.
– Buổi tối khi ngủ, cứ khoảng 2 tiếng thì thức dậy một lần, tinh thần minh mẫn 30 phút, cứ thế kéo dài 1 tháng.

… Tôi cầm mảnh giấy đọc và thấy vô cùng chấn động, tôi đã hiểu ra người làm mẹ thật sự phi thường và vĩ đại. Tôi giữ tờ giấy đó trong ngăn ví của mình, cùng với tấm ảnh cha và mẹ, mỗi khi muốn cáu giận bà, tôi lại lấy nó ra, đọc lại lần nữa.
Bây giờ tôi đã làm Cha làm chồng, nhìn vợ cực khổ với 2 đứa con, tôi càng thấy thương Mẹ thật nhiều, tôi vẫn giữ tờ giấy của Cha tôi trao cho ngày nào và… lần nào đọc lại tôi cũng khóc…
Hiếu Tử
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát 

234267353_2461431057333832_2570832507201309952_n.jpg

Tiếng Ru Ngàn Đời

” Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ trọn năm.”
– Lời Mẹ ru dìu dặt tựa dương cầm
Đưa con trẻ âm thầm vào giấc ngủ…

Mẹ ru con… cho cúc vàng chớm nụ
Cho đêm sang nhắn nhủ gió thu về.
Mẹ ru tình chan chứa một vùng quê
Từng đêm ánh trăng về soi bóng mẹ.

Mẹ ru con trong chuỗi ngày thơ bé
Võng đong đưa theo tiếng mẹ ru hời.
Khi bên trời lác đác giọt sương rơi
Mẹ vẫn thức ngồi ru con đêm vắng.

Ôi bóng mẹ như tượng thần lẳng lặng
Nhìn con thơ trong giấc ngủ say nồng .
Đêm muôn trùng tình mẹ ngát mênh mông
Trăng thổn thức soi tấm lòng của mẹ.

Mắt mẹ hiền dấu chân chim đã kẽ
Thời gian trôi tóc mẹ đã phai màu
Bàn tay gầy hằn những vết lo âu
Vì đời mẹ dãi dầu bao khuya sớm.

Dòng sữa mẹ nuôi đời con khôn lớn
Thương con thơ lòng chẳng gợn ưu phiền .
Ôi ngọt ngào dòng sữa mẹ thiêng liêng !
Cho con uống đượm khắp miền thân thể.

Ân tình mẹ rộng sâu như trời bể
Ngàn lời thơ chẳng kể hết ơn Người
Mượn cung đàn muôn điệu, tiếng thơ khơi
Tạ ơn mẹ, tạ ơn Người sinh trưởng.

Mang ơn mẹ, mang ơn nhiều vô lượng
Lời ru xưa âm hưởng chẳng phai tàn.
Thu lại về….vàng lá rụng ngoài sân
Con viễn xứ chạnh lòng thương nhớ mẹ.

Hoàng hôn xuống chuông chùa ngân nhè nhẹ
Kinh Vu Lan trầm ấm vọng vang lời
Dù mai nay đời chia rẻ đôi nơi
Con vẫn nhớ tiếng ru hời của mẹ.

Ai xuôi ngược trong cuộc đời dâu bể
Vu Lan về… lòng nhớ Mẹ chăng ai ?…

Như Nhiên – TTT
 – Kính chia sẻ hình ảnh Đêm Vu Lan Thắng Hội cùng Thương Tọa Thích Minh Thiền & giới trẻ thanh thiếu niên và đại chúng Tổ Đình Đức Hòa- Nôi Hóa 1- Bình An- Dĩ An- Bình Dương.  Chân thành cảm niệm Công Đức TT Thích Minh Thiền đã nhiệt tâm hỗ trợ, tạo duyên lành cho Như Nhiên TTT & Tăng đoàn Theo Dấu Như Lai có cơ hội chia sẻ giáo pháp qua Thi Ca Phật Giáo..
 Xin ghi lại nơi đây một đếm hội ngộ đầy thiền vị, thắm tình Pháp lữ, nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề cho nhau trong bầu không khí yêu thương..
Xin cảm niệm và tri ân tất cả những nhân duyên trong đời..
Kính chúc tất cả một mùa Vu Lan vô lượng an lành…
Sadhu, sadhu!!

VU LAN, HÃY NÓI LỜI YÊU THƯƠNG MẸ CHA KHI CON CÒN CÓ THỂ!

372680278_2311353772401417_5015946975249346133_n.jpg
369717353_10231689079869384_3471949523453288552_n.jpg
369979490_10231689016947811_462428247502299950_n.jpg

Tu Trên Từng Phản Ứng Của Tâm Tại Chùa Kiều Đàm _SG Thích Tánh Tuệ, 08/23

Thơ Văn về Lễ Vu Lan trên nhang longhovinhlong.blogspot.com di Le Thi6 Kim Oamh post

Anh chị kính mến

Việt Nam hôm nay là ngày đầu của mùa Vu Lan. Kính mời anh chị thưởng thức những tâm tình của những người con hiếu hạnh.

Kính chúc anh chị an bình, hạnh phúc và mùa Vu Lan ý nghĩa.

Và trong mùa Vu Lan, trang Long Hồ Vĩnh Long sẽ dành 2 tuần để đăng những sáng tác về ngày trọng đại này. Kính mến

Kim Oanh

http://lethikimoanh9.blogspot.com

NGÀY THỨ 2 – MÙA VU LAN 2023

ính gửi quý anh chị những sáng tác mới, mời anh chị thưởng thức.

Kim Oanh

Cha mẹ là nhân, con cái là quả’: Báo ứng nhãn tiền cho người con bất hiếu

Vũ Dương

Cổ nhân có câu: “Bạn đối đãi cha mẹ thế nào, thì con cháu đối đãi với bạn như thế ấy”. Cách bạn đối xử với cha mẹ chính là cách con cái sẽ đối xử với bạn trong tương lai…

Tranh “Nhị thập tứ hiếu” của họa sĩ Trần Thiếu Mai

Người con trai thứ ba của chú Lý, hàng xóm quê tôi, chết trong một vụ tai nạn xe hơi, lúc đó cậu ấy mới 30 tuổi, còn chưa có vợ.

Khi mọi người ở quê nói về cái chết của cậu ấy, dường như họ đang nói về cái chết của một con heo không có chút thương tiếc. Một số người già thậm chí còn giận dữ thốt lên: “Đó là báo ứng!”.

Con trai của chú Lý ít tuổi hơn tôi. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy cũng coi như thật thà chất phác, luôn sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm láng giềng và đối xử tốt với tất cả mọi người, ngoại trừ cha mẹ. Không ít lần tôi nghe thấy người trong thôn nói rằng cậu ấy đánh chửi cha mẹ.

Một lần về thăm quê, tôi thấy mặt chú bầm dập đầy máu, tôi cứ nghĩ rằng là do chú uống rượu say nên bị ngã. Chú nói: “Cái thằng con ngỗ ngược, đáng bị trời đánh chết!”. Tôi hỏi cớ vì sao, chú hét lên: “Chỉ vì một câu nói, hai cha con không hợp nhau, nó liền đứng lên đẩy chú vào cánh cửa mà đánh!”. Người cha tội nghiệp làm sao có thể đứng vững trước những cú đấm sắt thép của cậu con trai đang tuổi thanh niên!

Cha mẹ tôi không hề cảm thông với chú Lý và nói rằng đó là quả báo, bởi vì khi còn trẻ ông ấy cũng đối xử như vậy với cha của mình. Gia đình chúng tôi luôn chia sẻ đồ ăn với cha của chú ấy, ông cụ đã nói rằng cha tôi đối xử với ông còn tốt hơn cả con trai ông.

Cổ nhân có câu: “Bạn đối đãi cha mẹ thế nào, thì con cháu đối đãi với bạn như thế ấy”. Cách bạn đối xử với cha mẹ chính là cách con cái sẽ đối xử với bạn trong tương lai. Chú Lý từng đánh cha của chú rất tệ, và kể từ đó chú đã bị mọi người coi thường. Chú Lý cũng đã từng có tiếng ngỗ nghịch. Bây giờ con trai ông lại đối xử với ông theo đúng cách như vậy. 

Ngoài câu chuyện của chú Lý ra, xóm tôi cũng có một câu chuyện khác nữa. Xóm tôi trước đây có đôi vợ chồng đối xử rất tệ với cha mẹ mình, hơi một tý mắng mỏ đánh đập, hàng xóm xung quanh thấy vậy đều không chịu nổi. Bây giờ con trai vợ chồng đó đã lập gia đình, điều kỳ quặc là vợ chồng con trai lại rất hiếm khi về nhà thăm nom cha mẹ. Cha mẹ đến tìm anh cũng bị cấm cửa ở ngoài. Cha mẹ tìm người đứng ra hòa giải, con trai nói, năm xưa họ còn quá đáng hơn tôi nhiều, tôi đây đã là gì đâu. Cha mẹ anh ta nghe vậy đều cứng họng, không nói nên lời.

Cha mẹ là hình mẫu cho con cái, con cái thấy sao sẽ học theo như vậy. Cha mẹ không có tình thương đối với đấng sinh thành, thì thử hỏi làm sao có thể kỳ vọng con trẻ sau này sẽ hiếu thuận, có lòng cảm ân với mình đây? Điều này khiến tôi nhớ đến câu chuyện “Chiếc bát gỗ”:

Một ông cụ già yếu chuyển tới sống với con trai, con dâu và cháu trai 4 tuổi. Tuổi già sức yếu, tay ông cụ luôn luôn run rẩy, mắt mờ đục đi, thậm chí đi lại còn không vững. 

Ban đầu, tất cả mọi người đều dùng bữa cùng nhau trên bàn ăn. Tuy nhiên, với đôi tay lúc nào cũng run bần bật và đôi mắt đã không còn nhìn rõ, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thức ăn và đồ uống vương vãi khắp chỗ ngồi của ông cụ. Điều này khiến cho vợ chồng con trai rất bực mình. “Chúng ta phải làm gì đó với ông nội thôi. Anh không thể chịu đựng nổi cách ăn uống ồn ào, bừa bộn và thức ăn vương vãi đầy trên sàn như vậy nữa”, anh con trai nói với vợ.

Cha mẹ là hình mẫu cho con cái, con cái thấy sao sẽ học theo như vậy

Ngày hôm sau, hai vợ chồng anh con trai kê thêm một chiếc bàn nhỏ ở trong góc làm bàn ăn cho bố. Ông cụ ngồi ăn thui thủi một mình trong khi gia đình con trai vui vẻ ăn tối ngay bên cạnh.

Sau khi làm vỡ vài chiếc đĩa, đĩa đựng thức ăn của ông cụ được đựng vào một chiếc bát gỗ. Thỉnh thoảng nhìn sang phía chiếc bàn nhỏ, mọi người đều nhận thấy những giọt nước mắt chầm chậm lăn trên má ông cụ. Thế nhưng, những gì mà hai vợ chồng người con trai thốt ra chỉ là những lời chì chiết gai góc bất cứ khi nào ông cụ làm rơi dao nĩa hay làm đổ thức ăn. Trong suốt thời gian đó, cậu con trai 4 tuổi đã lặng im quan sát tất cả.

Một hôm trước bữa ăn tối, ông bố nhìn thấy con trai nhỏ đang chơi gì đó với miếng gỗ thừa trên sàn nhà liền nhẹ nhàng hỏi xem cậu bé đang làm gì. Bằng một giọng nói đáng yêu, ngây thơ hết sức cậu con trai cười và nói: “Con đang làm một cái bát gỗ nhỏ cho ba mẹ ăn khi ba mẹ già đi đó”. Trả lời xong cậu bé quay trở lại chăm chú với trò chơi còn dang dở.

Nghe những lời như kim đâm vào tim đó, vợ chồng anh con trai chẳng thể nói gì. Nước mắt bắt đầu chảy dài trên má cả hai người. Mặc dù không ai nói với ai câu gì nhưng cả hai vợ chồng đều biết họ sẽ phải làm gì.

Trong bữa tối hôm đó, anh con trai đã nắm lấy bàn tay run rẩy của bố mình, nhẹ nhàng dắt ông trở lại bàn ăn ngồi cùng với cả gia đình. Từ đó cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông cụ vẫn luôn ăn tối cùng gia đình còn con trai và con dâu cũng chẳng ai để ý tới chiếc dĩa bị rơi, vết sữa đổ hay khăn trải bàn bị ố nữa.

Có câu rằng: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”. Một đời này của con người ta chính là một vòng luân hồi, ai cũng có xuất phát điểm là một đứa trẻ, và rồi cũng có lúc làm cha làm mẹ. Hiện tại của cha mẹ cũng là tương lai của bạn, bạn đối xử với cha mẹ thế nào thì con cái cũng sẽ đối xử lại với bạn như vậy trong tương lai! Chính vì vậy, khi còn có thể hãy luôn kính trọng, quan tâm, chăm sóc và yêu thương những người đã có công sinh thành để sau này không phải hối hận và hổ thẹn với chính bản thân và với con cái của mình.

Cha mẹ là nhân, con cái là quả, nhân có lành thì quả mới ngọt. Con cái chính là tương lai của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy làm gương cho con bằng chính lòng hiếu thảo của mình.

                                                                                                                                                           Vũ Dương biên dịch và tổng hợpCỤ THỂ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG?

Minh Luong chuyển tiếp

364649287_10219543480097915_668484741263975576_n.jpg

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Từ trong vô lượng kiếp qua, chúng ta đã luân hồi quá nhiều lần rồi, nghĩa là biết bao lần sinh ra và cũng biết bao lần chết đi. Khi hiện hữu trong các cảnh giới chúng ta thường tạo ác nghiệp nhiều hơn là tạo thiện nghiệp. Và vì đã tạo ác nghiệp nên chúng ta sẽ phải bị quả báo đau khổ, tức là sẽ gặp những chướng ngại, sóng gió trong cuộc sống.
Vậy, nếu đã có quá nhiều những tội lỗi rồi, giờ phải làm sao để cho tiêu trừ đây ?

Có ba cách căn bản để giúp làm tiêu trừ nghiệp chướng, như sau :

THỨ NHẤT : Phải biết SÁM HỐI với những tội lỗi đã từng tạo :

Sám hối ở đây là chúng ta phải nhận lỗi về mình, phải ăn năn, hối hận, sau đó quyết không để phạm lại, không gây thêm tội lỗi mới.
Mỗi ngày chúng ta có thể dành thời gian để xưng tán danh hiệu Chư Phật Bồ Tát kết hợp với lễ Phật để sám hối.

THỨ HAI :

Phát nguyện làm vô số CÔNG ĐỨC và phước báu để pha loãng tội lỗi đã tạo :

Nếu xem tội từng tạo là một cái thùng muối hột mặn, thì giờ cần tạo ra một dòng sông công đức phước báu là nước ngọt để pha loãng chúng. Thùng muối nếu đổ vào cái ao nước nhỏ, hoặc giữ nguyên thì mới còn vị mặn. Chứ nếu chúng được đổ vào dòng sông nước ngọt rộng muôn trùng thì sẽ chẳng còn thấy đâu nữa cả.

Do đó, việc phát nguyện làm vô số công đức và phước báu là điều cực kỳ quan trọng để hóa giải nghiệp chướng của mỗi người.
Đó là phải làm các việc như :

 Đi quy y Tam Bảo phát nguyện thọ trì năm giới, phóng sinh, ăn chay, từ thiện giúp người, cúng dường bố thí, làm đường xây cầu, chia sẻ Phật Pháp đúng để giúp con người sống hướng thiện,….


THỨ BA :


Thường GẦN GŨI BẬC THIỆN TRI THỨC, siêng nghe thuyết pháp đúng mỗi ngày, và phải giữ thời khóa công phu tu hành đều đặn :
Bởi vì nếu quý vị mà không có trí tuệ thì sẽ khó có khả năng phát hiện được lỗi lầm của mình đã và đang gây tạo. Do đó, cần phải có Bậc Thiện tri thức mắt sáng để hướng dẫn, chỉ lỗi, giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân.

Còn nghe thuyết pháp đúng, học kinh Phật… cũng là đang góp phần giúp chúng ta có được trí tuệ phân định, để biết phương hướng mà tu hành.
Song song với việc học Giáo Pháp, chúng ta cần phải siêng năng trong việc công phu tu tập như ngồi thiền, đi thiền hành, lễ Phật, niệm Phật, trì chú, lễ Phật nhiều….

Mục đích chính của việc công phu là để phát triển sức định tâm, duy trì chánh niệm và sự tĩnh giác, hướng đến mục tiêu chứng đạo, đạt đạo, tức là thành tựu trí tuệ vô lậu, giải thoát. Bởi vì chỉ có đắc đạo, tức chứng được tứ thánh quả A La Hán, thì chúng ta mới có thể chấm dứt sự luân hồi sinh tử.

Không còn bị luân hồi sinh tử nữa thì làm gì có khổ đau, vì thế đây là mục tiêu rốt ráo mà quý vị cần phải nên chú trọng

Chúc các vị sớm thành tựu trên con đường tu tập.

Namo Buddhaya

__(())__

as17.jpg

GIỮA LÒNG ĐẤT MẸ
Về thăm Huế tiết trời còn đang Hạ
Mà răng nghe.. mát lạ ở trong hồn!!
Giọng Huế vẫn thân quen lời ..”thưa, dạ”
Có xa về thì mới thấy dễ thương..

Về tới Huế lên Từ Đàm lạy Phật
Dáng chùa xưa trầm mặc khói hương thiền.
Nhịp sống Huế êm đềm không tất bật
Kẻ say đời.. bỗng đôi phút lặng yên…

– Qua cửa Hữu về nhà xưa thăm Ngoại..
Ngoại năm rồi nương cánh Hạc về Tây
Thương xứ Huế khi mỗi lần trở lại
Cảnh cũ còn, người thân thiết đã thay…

– Về đến Huế muốn một mình lặng lẽ..
Nhìn Hương Giang nhè nhẹ nước xuôi dòng.
Chở năm tháng, chở buồn vui thế hệ..
Trôi êm đềm.. tình độ lượng, mênh mông..

Về thăm Huế, đi giữa lòng đất Mẹ
Nghe hương cau, hương Sứ ngát bên đời!
Huế vẫn đẹp dẫu qua nhiều dâu bể
Vẫn thương người con Huế ở xa xôi… 
Như Nhiên- T Tánh Tuệ(Huế Aug 8 2023) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!– Kính chia sẻ hình ảnh Ngày Tu Học chủ đề:”Nuôi Dưỡng Bồ Đê Tâm” được tổ chức vào ngày thứ Bảy 12 Aug 2023 tại Chùa Dược Sư (gần Đàn Nam Giao) Đường Minh Mạng TP Huế.
– Chân thành cảm niệm Công Đức chư Tôn đức tại Huế, đặc biệt là Ni Sư Thích nữ Thuần Châu, Phật tử Tâm Bảo, PT Quảng Duyên, PT Liên, Tiên, nhóm thiện nguyện & quý Phật tử trong ban hộ trì Tam Bảo chùa Dược Sư đã nhiệt tâm hỗ trợ, tạo duyên lành cho thầy Như Nhiên TTT & Tăng đoàn THEO DẤU NHƯ LAI có cơ hội chia sẻ giáo pháp, ngồi quây quần bên nhau trong những giây phút thân tình và thiền vị, ấm áp tình huynh đệ, tăng thân..Chân thành cảm ơn toàn thể Phật tử, hành giả đã tham dự và hỗ trợ cho Khóa tu được thành tựu Thập phần viên mãn..– Kính chúc tất cả luôn tinh tấn, an vui trong Chánh Pháp Như Lai..
Sadhu, sadhu, Lành thay!!
🌹🙏😊
__(())__

ad2.jpg
ad40.jpg

http://lethikimoanh9.blogspot.com

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

Tim Và Nước

Tim và Nước

Fw: tim và nước

ngoc_hanh nguyen <nguyen_n_hanh@hotmail.com>Thu, Jun 29, 2023 at 7:48 PM
To: ngoc_hanh nguyen <nguyen_n_hanh@hotmail.com>
Cam ơn BS Lang Uyen Xin chuyen tiep va chuc binh an Ngoc Hạnh
From: Uyen Nguyen Sent: Thursday, June 29, 2023 7:58 PM
To:  chia sẻ cho bà con cô bác bạ̣n hữu được biết  

Tim và Nước alt

Bài 1: CÁCH UỐNG NƯỚCKhi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe chúng ta.  Bài 2: UỐNG NƯỚC & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOKhi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.  Rất Quan Trọng! Xin hãy ghi nhớ:
– 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
– 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
– 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.– 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.
  Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên.
Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:
  – Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

 Suong Lam   

 Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

Cúng Dường Tăng Ni Myanmar nhân mùa Phật Đản

Yahoo Account3:22 PM (8 hours ago)
to Yahoogroups, Yahoogroups

On Tuesday, May 23, 2023 at 03:04:11 PM PDT, Thich Tanh Tue <thichtanhtue@gmail.com> wrote:

Xin hoan hỉ Delete email nếu làm bạn phiền lòng !!

280070687_3316313465288943_9154762867484148420_n.jpg

                       Namo Sakya Muni Buddha

– Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm.
  Để lan tỏa và chia sẻ niềm Hạnh Phúc nhân mùa Phật đản về (Bodhagya Heart Foundation) đã thực hiện thêm thiện sự Cúng Dường Tăng Ni MYANMAR trước mùa An Cư Kiết Hạ. Dưới đây là lời tường trình của Sư Cô Thích nữ Thanh Ngọc, người Đại diện cho Hội từ thiện phụ trách cho chương trình cúng dường này.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Dạ bạch Thầy,
Hôm nay, ngày 22/05/2023, các phần quà của Thầy và Bodhgaya Heart Foundation đã được gửi cúng dường đến Chư Tăng Ni ở Sagaing Hills, Myanmar.
Quà được gửi cúng dường đến: 231 sister Nuns, 15 Monks and 6 refugees = Total 252 vị Tăng Ni.
 Con xin thành kính tri ân và cảm niệm công Đức vô lượng của Thầy và Bodhgaya Heart Foundation.


Buổi phát quà được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
Ni Sư Thích nữ Diệu Hương – California
Nhóm PT Tinh Thanh Seattle
(tường trình chi tiết qua Email)
Phật tử Tịnh Bạch & thân quyến Minnesota
Phật tử Ann Phạm- Hoàng Anh CA
Phật tử Uyên Lê Texas
Đạo hữu Sương Lam OR
Phật tử Diệu Từ Arizona
Phật tử Giác Hiệp Palm Spring CA
Phật tử Châu Trần- San Jose
Phật tử Diệu Hòa- Muchen Germany
Phật tử Quảng An & gia đình Houston TX..
Gia đinh Phật tử Diệp Phan & thân quyến vv..
Phật tử Ng Thị Thanh Hương-
Nguyễn Phương Lan, Hoàng Minh Thùy
Phật tử Mai Trương- Nguyên Tú
Phật tử Mỹ Linh- Nguyên Tâm TX
Phật tử Huệ Thông, Thoại Hoa & Dương Đức- France
Phật tử Ngô Thúy Nga- Hằng Niệm- Diệu Như
Trần thị Nhật Hưng, Đức Trí, Trẩn hữu Lễ- Thụy Sỹ.
Và những vị Phật tử cúng dường Ẩn danh tánh..
 
Thành tâm CẢM NIỆM CÔNG ĐỨC và Tri Ân tất cả chư Phật tử, thiện hữu đã hoan hỉ phát tâm lành cùng thực hành các thiện Pháp.

HỒI HƯỚNG:
Cầu Siêu Hương Linh Văn Thị Ngọc Lan,
Pháp danh Hương Hạnh Liên tạ thế ngày 25 thang 4 2023,
hưởng thọ 74 tuổi tốc xả mê đồ, siêu sanh nhàn cảnh.
 Do Phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, hãy là những duyên lành để dứt khỏi những điều ô nhiễm ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai…  Nguyện cầu cho hết thảy Pháp giới chúng sanh vô lượng an lành, hạnh phúc..
Nguyện đem công đức nầy
Hồi hướng khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
Sakya Tánh Tuệ


Tinh thần Bố thí BaLaMật (Tam luân không tịch) là cao thượng nhất.
 Vì thế những hình ảnh này chỉ mang tính tường trình Phật sự cùng những vị ân nhân đã phát tâm.

 Khi bạn khởi tâm tùy hỷ trước những thiện sự thì công đức của bạn được sánh bằng những người thực thi.
ANUMODANA

🌹🙏❤🌹🙏❤🌹🙏❤

z318171027_2055609317958385_9023399114452808352_n.jpg
348377770_747451183826717_2222923833871306173_n.jpg
346137797_630439925805083_88521768576868869_n.jpg
346144020_908181223812056_7879468013814234286_n.jpg
346130737_609742241100244_252563394550887150_n.jpg
346157061_585175863430041_8229400823168876705_n.jpg
346148696_650940457050223_9217683697180278108_n.jpg
348366938_2834515810013034_1881609294870617107_n.jpg
348383319_583178550587051_5353756055873554626_n.jpg
346161721_1170019941059730_6948422913615610200_n.jpg
346150725_202471759329567_7047698390196236260_n.jpg
348377200_576384894628834_5468560488658822360_n.jpg
348356082_214730647693274_184045488943733795_n.jpg
348355376_817935306638516_1411878752662327931_n.jpg
348356453_266514172405705_4315211524045322529_n.jpg
346147256_633762758660296_8847744011045344318_n.jpg
348355110_644425650383707_733993421435974389_n.jpg
346169805_235413862450506_1319220898209152050_n.jpg
346180192_763200925281110_6360524930897131005_n.jpg
346153820_185296244099282_490651811487483143_n.jpg
346150457_748895226976297_2358233713208677467_n.jpg
346153421_1655303051582903_5901542605793725342_n.jpg
346156113_272142325282749_1245104473805535747_n.jpg
346162415_804041727653769_5273608372253640084_n.jpg
346170575_128519380237162_2362947097806624140_n.jpg
348362462_971209134007228_8931151821014678104_n.jpg
348377700_659516412672488_5413826293135143734_n.jpg
346155861_928042881760857_3690552507134983395_n.jpg
346155883_989209888767245_4870741922679484720_n.jpg
346155894_263907942869181_4774185572768059734_n.jpg
346162330_1615235345663197_5682509225351624058_n.jpg
33133670_10156348746289084_5420213422920826880_n.jpg

Cúng Dường Tăng Ni MYANMAR nhân mùa Phật Đản PL 2647, TTT May 2023

Một chút quà giúp Anh Em TPB nghèo

Một chút quà giúp Anh Em TPB nghèo.

MT vừa gởi qua anh Diên $500 ( zelle) của cô em chồng tên Lê thị Tịnh Tâm ở Fremont cho Thương Phế Binh . ( tháng trước cho trẻ em ung bướu ) . 

Nhận được anh Diên cho hay nha . Kính chúc anh sức khỏe 

Minh Thúy 

On May 21, 2023, at 12:21 AM, Dien H. Nguyen <dien.nguyen44@yahoo.com> wrote:Hành Trình Hồi Hướng Công Đức cho Hương Linh Quý Ông Trần Ngọc Chỉ, Ông Nguyễn Ngọc Đức Pháp Danh Nhật Trọng, và Ông Giu Se Nguyễn Lê Phước, và Anh Nguyễn Ngọc Trường Chinh Pháp Danh Nhật Vũ:
Hồi Hướng Công Đức cho Ông Nguyễn Ngọc Đức PD Nhật Trọng…. Tại Hải Lăng Quảng Trị và Bình Thuận.1683558381564blob.jpg1684651901438blob.jpg


1. TPB Lê Muôn, số quân: 53/144666 Đại Đội 123 ĐPQ Biệt Lập Tiểu Khu Quảng Trị. Ḅị thương ngày18/2/1975 tại căn cứ Barbara (căn cứ Hỏa-lực Barbara là nơi trung tâm yểm trợ Hỏa-lực cho các cuộc Hành-quân ở khu vực rừng núi phía Tây của Mỹ-Chánh). Trúng miễng pháo kích, cụt hai chưn và cánh tay phải. Còn nằm bịnh viện Duy Tân Đà Nẳng, biến cố ngày 30/4/1975, bị đuổi ra.Địa chỉ: khóm 5 xã Hải Đình huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 035 7449 659.                                                                                                                                                          
2. TPB Nguyễn Minh, số quân: 35/534186 Địa Phương Quân Chi Khu Quế Sơn Tiểu Khu Quảng Nam,Bị thương năm 1974, đi hành quân giẫm mìn, cụt hai chưn sát háng. Địa chỉ: Khu phố 2 Tân Minhhuyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, điện thoại: 070 3422 402.
Tại Bến Cát Bình Dương.1683721688414blob.jpg

3. TPB Lê Văn Luật, Thiếu Úy, số quân: 74/143640, khóa 2B/73, Trường Bộ Binh Thủ Đức, Trung Đội 31, Đại đội 3, Tiểu Đoàn 3, Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Bị thương ngày 21/3/1975 tại Năm Căn, Cà Mau. Đi hành quân giẫm mìn, Cụt hai chưn gần háng, cụt ngón tay cái tay phải. Địa Chỉ: 284 tổ 11 ấp Long Thành, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 091 7423 914.
Hồi Hướng Công Đức cho Cụ Ông Trần Ngọc Chỉ……Tại Biên Hòa (Đồng Nai).1683560720083blob.jpg1683560745020blob.jpg

4. Dư A Hải, số quân: 087260 Biệt Kích Mỹ (Special Forces at Project Delta). Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta KBC 3478. Bị thương ngày 16/4/1970 taị Bù Na tỉnh Phước Long, đi hành quân bịbắn tỉa, gẩy xương cánh tay trái. Địa chỉ: 636/21 khu Phố 2 phường Trảng Dài thành phố Biên Hòatỉnh Đồng Nai, điện thoại: 094 6479 488.5. TPB  Lê Quang Đức, số quân: 69/150724 khóa 4/71 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đại Đội 4Tiểu Đoàn 3 Sói Biển Sư Đoàn TQLC. Bị thương vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trúng miễng pháo kích.Địa chỉ: 813 tổ 4 ấp 1 A xã Xuân Hưng huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, điện thoại: 077 977 5856.1683560511663blob.jpg

6. TPB Trần Chu, Biệt Kích, Lực Lượng Đặc Biệt. KBC 3425. Bị thương tại Làng Vây, Khe Sanh Quảng Trị ngày 8 tháng 2 năm Mậu Thân 1968. Giẫm mìn, chưn trái cụt trên gối, chưn phải nátxương. Miểng còn trong người. Địa chỉ: ấp 3A, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 098 6501 722.
Hồi Hướng Công Đức cho Ông Giu Se Nguyễn Lê Phước, tại Bình Phước, Bình Dương.1683722850671blob.jpg1683722879380blob.jpg

7. TPB Đặng Văn Khải, số quân: 49/347081 Đại đội 3 Tiểu Đoàn 771 ĐPQ Chi Khu Long Lễ, Tiểu KhuPhước Tuy, bị thương ngày 20/3/70 tại Núi Dinh, Bà Rịa, hành quân đột kích, trong lúc giao tranh,trúng đạn, cụt chưn trái trên gối. Địa chỉ: Phòng trọ Bà Hai Ngọc, khu phố 2 phường Tân Định, thịxã Bến Cát tỉnh Bình Dương, điện thoại: 039 9899 524.

1683724191124blob.jpg1683724766890blob.jpg
8. TPB Lê Công Cần, số quân: 67/200717 Đại Đội 1 Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh. KBC 4895.Bị thương ngày 04/03/67 tại Núi Truồi Huế. Đi hành quân đạp mìn, cụt chưn trái sát háng, địa chỉ:tố 1 ấp Thanh Xuân xã Thanh Phú, thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 035 3865 670.
9. TPB Bùi Đức Hiệp, số quân: 65/123268 Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh KBC 6400, đóng tại quận Xuân Lộc Long Khánh, bị thương ngày 19/1/68 tại Bình Giả, đi tiếp viện cho TQLC, trong lúc giao tranh trúng đạn mổ bụng, cụt tay phải. Địa chỉ: 365 tổ 11 ấp Xa Cam 2, phường Hưng Chiến, thịxã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 035 6677 870.
Hồi Hướng cho Hương Linh Anh Nguyễn Ngọc Trường Chinh PD Nhật Vũ. Tại Hớn Quản Bình Phước.1683734082614blob.jpg1684652129276blob.jpg
                                                                
10. TPB Đặng Văn Thành, số quân: 70/350976 Trung Đội Tình Báo Tiểu Khu Bình Long, KBC 4540 Tiểu Khu Trưởng Đại Tá Trần Văn Nhựt, bị thương Mùa Hè Đỏ Lửa 19/5/72 tại An Lộc, trúng pháokích, cụt chưn trái, cụt tay phải. Địa chỉ: Tổ 8 Núi Gió xã Tân Lợi huyện Hớn Quản, tỉnh BìnhPhước. Điện thoại: 034 3418 646.
11. TPB Nguyễn Duy Lẫm, số quân: 71/201731 Đại Đội 73 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù kbc 4919 Khóa Dù 227 thuộc Lữ Đoàn 2 Dù. Bị thương ngày 8/2/1975 tại Đức Dục bên kia sông Vu Gia,trúng pháo kích múc mắt phải, miễng còn trong đùi trái. Địa chỉ: tổ 3 khu phố Bàu Lòng,thị trấn Lai Uyên, huyện , điện thoại: 078 6511 850. 
1684652623960blob.jpg1684652815457blob.jpg

12. TPB Lê Quý Dân, số quân: 70/107806 Đại Đội 72 Tiểu Đoàn 7 Sư Đoàn Nhảy Dù,khóa Dù 134 Bị thương tháng 3 tại Hạ Lào, trong lúc giao tranh trúng đạn, cụt chưn tráitrên gối. Địa chỉ: 1033 đường Phú Riềng Đỏ, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài.tỉnh Bình Phước, điện thoại: 039 7197 949Anh Em TPB và nhóm nhỏ Hành Thiện, cùng Tri Ân Công Đức Quý Ông Trần Ngọc Chỉ, Nguyễn Ngọc Đức Pháp Danh Nhật Trọng, Giu Se Nguyễn Lê Phước, Anh Nguyễn Ngọc Trường Chinh Pháp Danh Nhật Vũ sớm vãng sanh vào chốn An Lành.

Quỹ Hành Trình Giúp Đỡ Những Mảnh Đời Bất Hạnh Tại Quê Nhà, vừa nhận được 500 dollars 

của 

Cô Lê Thị Tịnh Tâm, Fremont California, nhờ chúng tôi trao lại số Tịnh Tài trên đây cho Anh Em TPB.

Dạ vâng, nhóm nhỏ sẽ làm đúng theo lời dặn dò.

Thân kính.

Chú Tiểu Thiện Tài Nguyễn Huy Điền.From: Dien H. Nguyen <dien.nguyen44@yahoo.com>wrote:
Subject: Cô Lê Thị Tịnh Tâm,Bịnh Viện Ung Bướu Khoa Nhi Đồng, số 1 trên đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh, ngang hông TòaTỉnh Trưởng Gia Định cũ, không còn nữa. Hiện nay, nơi nầy chỉ nhận và chửa trị cho người lớn mà thôi.Khoa Nhi Đồng đã dọn về Cơ Sở Mới tại số 12, đường 400 phường Tân Phú Thành Phố Thủ Đức. Lấy tên là 

Bệnh viện Ung bướu Thành Phố HCM Cơ Sở 2.

̣Để Quí Anh Chị có thể hình dung Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 phường Tân Phú TP Thủ Đức ở tại đâu? 

Chánh quyền lấy 1 phần đất của xã Tân Nhơn Phú (Chợ Nhỏ Trường Bộ Binh Thủ Đức) và Linh Trung,

Long Bình thành lập ra phường Tân Phú.

500 dollars của Cô Lê Thị Tịnh Tâm, Fremont California, đổi ra = 11.500.000 đồng bạc VN

Trao cho 38 em, mỗi em 300 ngàn đồng = 10.400.000$.

Số tiền còn lại mua thực phẩm cho các em và người thân.

Inline imageInline image

Inline imageInline imageInline image
Inline imageInline image
                                                      Ảnh do Cô Linh Nguyệt cung cấp.

Inline imageInline image
Inline imageInline image
Inline imageInline image
Inline imageInline imageInline image
Inline imageInline imageInline image
Inline imageInline imageInline image

Cha mẹ các em đang được điều trị tại Bịnh Viện Ung Thư, và nhóm nhỏ Hành Thiện Gieo Duyên,

xin Tri Ân Công Đức của Cô Lê Thị Tịnh Tâm, Fremont California.

A. Ủy Lạo Anh Em TPB/QLVNCH:Hải Quân Phạm Nguyên Khôi, Santa Clara California: 100.đã trao.Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Ông Trần Ngọc Chỉ: 100.đã trao.Hồi Hướng cho Hương Linh Ông Nguyễn Ngọc Đức Pháp Danh Nhật Trọng: 100.đã trao.Hồi Hướng cho Hương Linh Ông Guise Nguyễn Lê Phước: 100.đã trao.Hồi Hướng cho Hương Linh Anh Nguyễn Ngọc Trường Chinh Pháp Danh Nhật Vũ: 100.đã trao.Cô Lê Thủy, Orange County 

California: 100.đã trao.Ông Bà Quân Vận Huỳnh Văn Chương, Irvin California: 50. nhờ trao cho anh Đệ, Thừa Thiên Huế.đã trao.Ông Bà Quân Vận Huỳnh Văn Chương, Irvin California: 50.đã trao.Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Ông Lê Văn Minh:                                          100.
Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Bà Đinh Thị Được:                                         100.
Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Ông Đào Khắc Tâm:                                      100.Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Bà Hà Thị Cầm:                                              100.
Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ ông Nguyễn Văn Hương Pháp Danh Minh Phú:  100.

Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Bà Đào Thị Mào:                                            100.

Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Ông Nguyễn Văn Mùi:                                    100.

Hồi Hướng cho Hương Linh Cụ Bà Võ Thị Hường:                                           100.

Hồi Hướng cho Hương Linh Ông Đào Tử Vân:                                                100.

Hồi Hướng cho Hương Linh Ông  Nguyễn Lê Hải:                                            100.

Cô Lê Thị Tịnh Tâm, Fremont California: 500

B. Giúp Trẻ Mồ Côi, Khuyết Tật, Người Già Neo Đơn chùa Từ Ân, Bà Rịa Vũng Tàu:   

Cô Diệu Trang, Sugar Land Texas: 50.đã trao.Ông Bà 

Trần Bách Hợp Yorba Linda California: 100.đã trao.

C. Giúp Trẻ Mồ Côi, Khuyết Tật, Người Già Neo Đơn chùa Bữu Thắng, Ban Mê Thuột ĐắkLắk:

Cô Diệu Trang, Sugar Land Texas: 50.đã trao.Ông Bà 

Trần Bách Hợp Yorba Linda California: 100.đã trao.

Cô Lê Thủy, Orange County California: 100.đã trao.

D. Giúp các em bị bịnh ung thư đóng tiền Hóa và Xạ trị Chemotherapy & Radiation Therapy

đang được điều trị tại Bịnh Viện Ung Thư:

Cô Thân Mỹ Thùy, Houston Texas:                                         100.đã trao.

Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas:                                 200.đã trao

Đạo Hữu Quảng Minh: 100.đã trao

Ông Bà Minh & Sương Lam Trần, Milwaukie Oregon: 100.đã trao

Cô Lê Thị Tịnh Tâm, Fremont California: 500.đã trao.Anh Chị 

Độ Trần & Trang Nguyễn, Houston Texas: 200.đã trao.

Ông Bà Cang Phạm & Kim Trâm PD Diệu Hải, Beaverton Oregon: 100.đã trao.

Ông Bà Trần Bách Hợp Yorba Linda California: 100.đã trao.

<div dir=”lt

[Message clipped]  View entire message

One attachment • Scanned by Gmail

Preview attachment 1684696767927blob.jpg

1684696767927blob.jpg

Suong Lam Tran <suonglamt@gmail.com>AttachmentsSun, May 21, 4:22 PM (7 hours ago)
to Thầy, Dien, Minh, bcc: me

Xin tán thán công đức cô em chồng Lê Thị Tịnh Tâm của Minh Thuý nhé.👍🙏Kinh chúc sức khỏe và an lạc.

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

Những dòng Nhân Ái đầy vơi

Tanh Tue Thich <thichtanhtue@yahoo.com> wrote:
Xin hoan hỉ Delete nếu email này làm bạn phiền lòng!

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
 ”Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ – Một giọt mười phương rưới cũng đầy ”

Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm: ” Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật ”, hôm nay (19 Jan-2019) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng Nalanda, Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela Village), làng Ni Liên (Niranjana Village) những khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya  tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.  
26 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị :
1- Giếng nước Đạo hữu Nguyên Hiền tặng2- Giếng nước Đạo hữu Long Thao Chicago tặng3- Giếng nước Đạo hữu Muoi Tran tặng4- Giếng nước Đạo hữu Minh Phan Gia- Sanjose tặng5- Giếng nước Đạo hữu Van Thi Hien- Sanjose tặng6- Giếng nước Đạo hữu Diệu Hạnh- California tặng 7- Giếng nước PT Bửu Nguyệt & Diệu Liên tặng8- Giếng nước Đạo hữu Amanda Thai Bach & Family tặng9- Giếng nước Đạo hữu Nam Ton & Trung Duong- SanJose tặng10- Giếng nước Đạo hữu Huynh Thi NgocAnh & Chon Dieu Chieu tặng11- Giếng nước Đạo hữu LiSa Cong Tran- California tặng12- Giếng nước Đạo hữu Trung Thai Bạch & Family Peasanton tặng13- Giếng nước Gia đình Cao Thi Luong SanJose tặng14- Giếng nước Đạo hữu Thuy Nhan & Thuy Van tặng15- Giếng nước Đạo hữu Chanh Hoa & Dieu Bao tặng16- Giếng nước Dac Value Service tặng17- Giếng nước Đạo hữu Diệu Quý tặng # 1 18- Giếng nước Đạo hữu Minh Vuong- Tran MyA tặng19- Giếng nước Đạo hữu Diệu Quý tặng # 3  20- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 1 21- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 222- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 3 23- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 5  24- Giếng nước Đạo hữu Hương Huệ Châu tặng25- Giếng nước Đạo hữu Ngan Nguyen tặng26- Giếng nước Đạo hữu Hương Huệ Tâm tặng
Xin chân thành tạ ơn các bạn lành chư vị thiện tâm đã gửi tình thương cho người nghèo xứ Phật    Nguyện đem công đức nầy   Hồi hướng khắp tất cả   Đệ tử và chúng sanh   Đều trọn thành Phật Đạo .     Thích Tánh Tuệ 
PS: Tinh thần Bố thí BaLaMật (Tam luân không tịch) là cao thượng nhất.Vì thế những hình ảnh này chỉ mang tính tường trình Phật sự cùng 
những vị ân nhân đã phát tâm.– Khi bạn khởi tâm tùy hỷ trước những 
thiện sự thì công đứccủa bạn được sánh bằng những người thực thi.
ANUMODANA !!









1- Giếng nước Đạo hữu Nguyên Hiền tặng







2- Giếng nước Đạo hữu Long Thao Chicago tặng

3- Giếng nước Đạo hữu Muoi Tran tặng

4- Giếng nước Đạo hữu Minh Phan Gia- Sanjose tặng








5- Giếng nước Đạo hữu Van Thi Hien- Sanjose tặng

6- Giếng nước Đạo hữu Diệu Hạnh- California tặng

7- Giếng nước PT Bửu Nguyệt & Diệu Liên tặng

8- Giếng nước Đạo hữu Amanda Thai Bach & Family tặng

9- Giếng nước Đạo hữu Nam Ton & Trung Duong- SanJose tặng

10 Giếng nước Đạo hữu Huynh Thi NgocAnh & Chon Dieu Chieu tặng

11- Giếng nước Đạo hữu LiSa Cong Tran- California tặng

12- Giếng nước Đạo hữu Trung Thai Bạch & Family Peasanton tặng

13- Giếng nước Gia đình Cao Thi Luong SanJose tặng

14- Giếng nước Đạo hữu Thuy Nhan & Thuy Van tặng

15- Giếng nước Đạo hữu Chanh Hoa & Dieu Bao tặng

16- Giếng nước Dac Value Service tặng

17- Giếng nước Đạo hữu Diệu Quý tặng # 1 

18- Giếng nước Đạo hữu Minh Vuong- Tran MyA tặng

19- Giếng nước Đạo hữu Diệu Quý tặng # 3  

20- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 1 

21- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 2 

22- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 3 

23- Giếng nước Đạo hữu Thiện Phúc- Diệu Khánh Canada tặng # 5 

24- Giếng nước Đạo hữu Hương Huệ Châu tặng

25- Giếng nước Đạo hữu Ngan Nguyen tặng

26- Giếng nước Đạo hữu Hương Huệ Tâm tặng

Sương Lam mời đọc Cuộc Đời Trần Thế

Thưa quý anh chị,

Cuộc đời trần thế vui buồn lẫn lộn.  Khi chúng ta đạt được những những gì chúng ta mong muốn: hạnh phúc gia đình, thành công trong sự nghiệp, gia đình sum họp vui vẻ v..v.. thì ta vui.  Khi chúng ta mất đi những gì chúng ta đã có: nguời thân gia đình, mái ấm hạnh phúc, thất bại trên đường công danh sự nghiệp, bịnh hoạn đau yếu  v..v… thì ta buồn.

Nếu hiểu cuộc đời là do duyên nghiệp tạo nên và  mọi việc trên đời đều theo quy luật “Thành, Trụ, Hoại, Không” thì có lẻ con người sẽ không còn lo lắng nhiều nữa mà sống an vui trong giây phút hiện tại của cuộc đời trần thế

Bạn đồng ý với người viết hay không thì tùy bạn nhé.  Xin bạn hãy cứ vui với cách nghĩ của bạn và tôi sẽ vẫn vui với cách nghĩ của tôi nên đừng lo lắng đến việc tranh luận ai đúng ai sai làm gì cho mệt.  Smile!

 

Chúc an lạc.

Trân trọng,

Sương Lam

 Cuộc Đời Trần Thế

https://lh3.googleusercontent.com/-iHThLt4lkKM/WuAiAHhZjuI/AAAAAAAB_V4/HIlCifIyzHEUANzGOEyUCIysCArFRZKDACJoC/w795-h795-n/20180424_233416-COLLAGE.jpg

Đây là bài số bốn trăm ba mươi hai (432) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Năm nay người viết nhận được nhiều tin buồn từ bạn bè, từ những người thân trong gia đình.  Có người ra đi vĩnh viễn, có người phải rời xa tổ ấm gia đình đã gầy dựng bao nhiêu năm nay, có người phải sống cô đơn xa cách vợ con. Con người Khổ vì tử biệt, khổ vì sinh ly, khổ vì tham sân si  v..v…  trong cuộc đời trần thế này, Đức Phật đã dạy thế

Bạn cũng như tôi đôi khi có những phút giây sung sướng và những phút giây đau khổ trong cuộc đời. Tôi không biết Bạn sẽ có những cảm nghỉ như thế nào, nhưng với tôi, trong những phút giây đau khổ nhất của cuộc đời, tôi thường tự nhủ rằng:  “Âu cũng là duyên nghiệp”, và cũng nhờ thế mà tôi mới có thể sống vui sống khỏe đến ngày nay.
Chính bản thân người viết cũng đã đôi lần cảm thấy:

“Có những lúc hình như ta chán sống

Thấy cuộc đời nào có nghĩa gì đâu?

Chỉ quanh đi, quẩn lại chuyện đau đầu:

Chuyện cơm áo, chuyện tình yêu, danh lợi

 

Bừng mắt dậy biết bao nhiêu chuyện tới

Phải tính toan, suy nghĩ chuyện hơn thua

Cuộc hí trường, người ta mãi ganh đua

Từng lời nói, bả lợi danh hư ảo

 

Kiếp nhân thế là đa mang phiền não

Đời có vui sao lại chẳng cười tươi?

Lúc sinh ra, sao lại khóc chào đời?

Ấy có phải khóc cuộc đời nhân thế?”

 

để  rồi cũng có lúc Bạn và tôi sẽ “Ngộ”  được rằng:

“Có những lúc tâm hồn ta lắng đọng

Thấy cuộc đời là không sắc, sắc không

Tử sinh rồi tan hợp lại nối vòng

Để chỉ tạo thêm oan khiên, chướng nghiệp

 

Rồi mê mãi trong luân hồi kiếp kiếp

Tham, Sân, Si, bào ảnh với phù vân!

Mà quên đi, đời trần thế chỉ cần:

Tâm Thanh Tịnh trước nghiệt oan cám dỗ

 

Thập thiện đạo ta vun bồi tu bổ

Nghiệp duyên lành, tinh tấn tạo nhiều thêm

Lấy Từ Bi, Trí Tuệ dựng gốc nền,

Làm sao để lợi dân và ích nước 

 Ta sẽ xóa những nghiệp oan chướng trước

Tạo lại bằng Hỷ Xả với Từ Bi,

Đem nụ cười, thân ái rải đường đi

Ừ có thế! Đời mới còn nghĩa sống 

 (Trích trong  Sắc Không Trần Thế – Thơ Sương Lam)

https://lh3.googleusercontent.com/-JIHp4Exvwks/Ww11PBqKWmI/AAAAAAABFtA/ySIvF6DexrUeKQCsQSwFmfJXbpHvLnn5wCJoC/w795-h1085-n/gplus954949881.jpg

Người viết rất kính ngưỡng Đức Đạt Lai Đạt Ma thứ 14 vì tấm lòng từ bi nhân ái, với  lời dạy về « Ý nghĩa thực sự của cuộc đời» của Ngài:

Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA CUỘC ĐỜI

“Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm. Trong quãng thời gian đó, với cuộc đời của chúng ta, ta phải cố gắng làm những điều tốt lành và ích lợi. Nếu quý vị góp phần vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, quý vị sẽ tìm thấy mục đích chân thực, ý nghĩa thực sự của cuộc đời.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

( Nguồn: by H.H. The 14 th Dalai Lama)

Ngài còn dạy thêm:

“MỖI NGÀY, KHI THỨC DẬY, QUÝ VỊ HÃY SUY TƯỞNG:

 HÔM NAY TÔI THẬT MAY MẮN ĐƯỢC THỨC DẬY,
TÔI CÒN SỐNG, TÔI ĐÃ CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU,
TÔI SẼ KHÔNG LÃNG PHÍ NÓ,
TÔI SẼ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NĂNG LỰC CỦA TÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

ĐỂ MỞ RỘNG TRÁI TIM TÔI TỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC,
ĐỂ THÀNH TỰU GIÁC NGỘ VÌ LỢI LẠC CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH,
TÔI SẼ CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG TỐT LÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC,
TÔI SẼ KHÔNG GIẬN DỮ  HAY NGHĨ XẤU VỀ NGƯỜI KHÁC.
TÔI SẼ LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT TRONG KHẢ NĂNG CỦA TÔI.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

(Nguồn: Một Đời Người Quý Báu – Bản dịch Việt Ngữ của Thanh Liêm)

Chúng ta bây giờ “không còn trẻ nữa”, đó là một cụm từ của người viết hay dùng để đùa vui với những người bạn cao niên của tôi để tránh nói chữ “già” nghe sao mà buồn quá!  Chúng ta cần sống vui sống khỏe chứ lị! Smile!

https://lh3.googleusercontent.com/proxy/NKRHubWHZEzskV1-u3aSOBegXZ4qFa0tUhZ8d4Pe7OzmvDHUA2KsJHlENHhdWTmtI5-usQVWiJeGx4RL_odtcXIKpVlZ7L7d3dUoRv8-ld_hcOKDnkGKdNo3x51YROmufCl_7O63F-o_ZUQJee9HF1CFIOR57B-Yu8R5DM3qo9M=w735-h900-p

Người viết xin mời quý bạn đọc một trích đoạn dưới đây do một người bạn cao niên trên cõi ảo của người viết chuyển đến để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm nhé,.

Những người già hối tiếc điều gì nhất trong đời?

“Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất?”

“….Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell , tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (tạm dịch: Dự án di sản) của Đại học Cornell.

Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v…, không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu:

“Tôi ước rằng tôi đã không dành quá nhiều thời gian của cuộc đời mình chỉ để lo lắng.”

Nhiều năm trước, khi giáo sư Pillemer, một chuyên gia lão khoa nổi tiếng thế giới gặp bà June tại một nhà dưỡng lão. Bà Driscoll nói với giáo sư: “Sống vui vẻ, hạnh phúc nhất có thể chính là trách nhiệm của tôi, ngay tại đây, ngay hôm nay.

Câu nói đó đã truyền cảm hứng cho Pillemer đi tìm câu trả lời cho việc làm sao một thế hệ trải qua nhiều mất mát đau thương, qua các sự kiện lịch sử thảm khốc và đau ốm lại có thể là những người hạnh phúc nhất. Ông muốn truyền đạt trí tuệ này lại cho thế hệ trẻ, những người dường như quá mong manh, khi chỉ một sự việc không vừa ý nhỏ nhoi cũng khiến họ mất phương hướng đến nỗi tự kết thúc cuộc đời mình.

Năm 2004, giáo sư Pillemer khởi động dự án Legacy Project và đã hỏi hơn 1.500 người Mỹ trên 65 tuổi về những bài học quan trọng nhất mà họ học được trong suốt cuộc đời mình. Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, ông gọi những người mình phỏng vấn là “chuyên gia của cuộc đời” vì chính họ, qua những hạnh phúc và khổ đau, thành công và thất bại đã nắm giữ những bài học trí tuệ nhiều hơn bất cứ nội dung của cuốn sách dạy kỹ năng sống nào.

Giáo sư Pillemer đã cho rằng những câu trả lời như “ngoại tình, công việc kinh doanh tồi tệ hoặc nghiện ngập” là những điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của những người cao tuổi này.

Do đó, ông đã sửng sốt khi nghe đi nghe lại một câu trả lời: Tôi ước rằng mình đừng lo lắng nhiều quá” và “Tôi hối tiếc vì đã lo sợ quá mức về tất cả mọi thứ”.

Trong cuốn “30 bài học cuộc sống”, Pillemer nói rằng ông không thể không ngạc nhiên về bài học này. “Những người này đều trải qua các thời kỳ khó khăn trong lịch sử và các bi kịch của cuộc đời, tôi tưởng rằng họ được phép lo lắng ở mức độ nào đó”.

Những người hầu như đã đi đến cuối cuộc đời này giải thích rằng thời gian là tài sản quý giá nhất của con người. Việc lo lắng về những điều có thể không bao giờ xảy ra, hoặc lo sợ về những thứ chúng ta không thể kiểm soát được là một sự lãng phí tài sản này một cách xuẩn ngốc.

Hành trình trên trái đất này của mỗi chúng ta là hữu hạn. Nếu lo lắng quá nhiều, bạn không còn mấy thời gian để tận hưởng, trải nghiệm và hạnh phúc. Vậy làm thế nào để giảm bớt thời gian lo lắng trong cuộc sống này? “Những người thông thái nhất nước Mỹ” nói với giáo sư Pillemer một số cách như sau:

Hãy sống từng ngày, đừng luôn nghĩ tới tương lai quá xa…..”

Minh Trí tổng hợp

(Nguồn: Email bạn chuyển. Xin cám ơn anh Nam Nguyễn)

https://lh3.googleusercontent.com/-Pd1ZqUji2eE/W0YcGOoqbUI/AAAAAAAAbLs/LKNVymr-Lj4bpqu386M3NkoPP7IYVmJCwCJoC/w795-h795-n/gplus-1490477932.jpg

Để kết luận bài tâm tình hôm nay, người viết  xin mời quý bạn thưởng thức  Youtube Cuộc Đời Trần Thế – Thơ Sương Lam do nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc, thực hiện Youtube, trình bày với tiếng hát, tiếng đàn guitar của chính tác giả.

Xin cám ơn nhạc sĩ Võ Tá Hân rất nhiều.

Youtube CUỘC ĐỜI TRẦN THẾ – Nhạc: Võ Tá Hân – Thơ: Sương Lam – YouTube

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

 

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN432-ORTB 847-82218)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

https://www.pinterest.com/suonglamt/

https://lh3.googleusercontent.com/GqNtWhY8v-xotPQI0GtIk23Va6TsC9xIj1Oa2K1z307lZIVaRfWyyhGl-YpfY47epemCvC2nseoH8OYkkPE1e2IAo80Gmp1LfsU4dw=w284-h57-rw

Sương Lam mời đọc Người Biết Thương Người – Bão Harvey

Thưa quý anh chị,

Ngày thứ ba 9-5-2017 đài truyền hình SBTN-TV có trực tiếp phát hình buổi gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão Harvey rất phong phú và cảm động. Các ca sĩ đến hát giúp vui văn nghệ rất đông đảo  không lấy tiền thù lao mà lại còn đóng góp cứu trợ nữa.

Tính đến 10:30 PM, số tiền quyên góp được lên đến khoảng $US 200.000 nói lên tình thương yêu đùm bọc nhau giữa người và người của người Việt sống tại Mỹ thật cao độ.  Bravo!

Có nhìn hình ảnh những nhân viên cứu trợ và thiện nguyện giúp đỡ nạn nhân đang cơn bão bằng đủ phương tiện mới thấy rằng người dân nước Mỹ thật là đáng ngưỡng phục về lòng nhân đạo của họ.  Hình ảnh một người cảnh sát Mỹ da trắng  thuộc đội Swatt bế hai mẹ con nạn nhân da vàng đi ra khỏi biển nước mênh mông, hình ảnh những người thiện nguyện vừa xúm nhau khiên một chiếc lồng đựng đầy chó mèo bị ướt sũng vừa lội nước, hình ảnh chiếc trực thăng đang bốc người rời khỏi biển nước  là những hình ảnh thật cảm động mà suốt đời tôi không quên được về tính nhân đạo của người dân nước Mỹ.

Bài tâm tình hôm nay xin được kêu gọi lòng từ tâm trong tinh thần “Người Biết Thương Người” của anh, của chị, của bạn, của tôi để chúng ta có thể làm được một chút gì đó hầu xoa dịu nỗi đớn đau, sự mất mát mà các nạn nhân bão Harvey phải gánh chịu.

Xin cám ơn những người đã, đang và sẽ thể hiện lòng từ tâm đó bằng cách đáp ứng lời kêu gọi của các cơ quan tổ chức cứu trợ có uy tín và thực tâm giúp đời giúp người mà đóng góp một chút tiền bạc theo khả năng của mình để giúp đỡ các nạn nhân. Xin đa tạ.

Sương Lam

Bão Harvey-Người Biết Thương Người

Inline image 3

Đây là bài số ba trăm tám mươi lăm (385) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Thế là hơn một tuần Bão Harvey đã đến viếngTexas  kể từ ngày 8-25-2017 rồi lại ra đi để lại bao nỗi kinh hoàng và tổn thất cho người dân Texas.

Đây là cơn bão lớn nhất 12 năm nay sau bão Katrina năm 2005 với sức gió 210km/h phá hủy nhiều tài sản, gây mưa lớn và mất điện nhiều nơi.

Báo chí và các cơ quan truyền thông lớn ở Mỹ và ngoại quốc không ngừng theo dõi và loan báo tin tức, hình ảnh về trận bão kinh hoàng này.

Người viết cũng bỏ nhiều thời gian cùng ngồi với “người tình măt chữ nhật” ý nói “máy computer của tôi” để đọc các tin tức và xem các youtube  nói về trận bão đặc biệt này vì người viết có nhiều bạn ảo văn nghệ và thân nhân đang sống ở thành phố  Houston và các vùng phụ cận, nên chúng tôi cầu nguyện cho họ được an bình trong cơn  bão.

Inline image 2

Mời bạn xem Playlist Youtube về bão Harvey do người viết sưu tầm qua link dưới đây:

Playlist youtube về Bão Harvey

 Suong Lam Tran

1 / 27

https://www.youtube.com/watch?v=DhzHIQvD_gQ&list=PLmymEtycHYP-1ir126vyv90X3sMVCPwp0

Xin hãy xem qua cho biết những con số khủng khiếp về bão Harvey dưới đây đã được người viết đọc được trên internet:

Những con số ‘khủng khiếp’ về bão Harvey

HOUSTON, Texas (NV) – Thống kê của đài truyền hình CNN cho biết, tính đến ngày Thứ Tư, 30 Tháng Tám, bão Harvey đã trút xuống tiểu bang Texas 11,000 tỷ gallon nước mưa và theo dự đoán của phân tích gia Ryan Maue thuộc công ty thời tiết WeatherBell, cho đến khi mưa bão dứt hẳn ba hay bốn ngày nữa, tiểu bang này sẽ nhận tổng cộng khoảng 25,000 tỷ gallon nước (khoảng 6,200 tỷ mét khối).

Trước đó, tính cho đến ngày Thứ Ba, riêng vùng thành phố Houston đã có hơn 40 tỷ mét khối nước mưa đổ xuống, nghĩa là bằng phân nửa lượng nước của hồ Salt Lake ở Utah.

Một so sánh khác, tòa nhà nổi tiếng 102 tầng Empire State Building ở New York là một khối lớn khoảng gần 3 km3, nghĩa là khối nước mưa rơi xuống Houston đủ nhấn chìm gần 15,000 cao ốc như thế.

Vũ lượng 51 inch (1,275 mm) nước mưa, là kỷ lục từ trước đến nay trong một cơn mưa bão trên lục địa Mỹ.

Việt Nam là một xứ nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa, nhưng rất hiếm có trường hợp một trận mưa trên 12 inch (300 mm) ở Sài Gòn hay các tỉnh thị khác.

Trong vòng 15 tiếng đồng hồ, điện thoại 911 ở Houston nhận được 56,000 cú gọi báo nguy, bình thường chỉ có khoảng 8,000 mỗi ngày.

Có tới 8,500 nạn nhân được cứu khỏi nước lụt, nhưng ít nhất có 23 người chết, và con số chắc chắn sẽ còn cao hơn.

FEMA cho biết 30,000 người không có nơi tạm trú và ước lượng sẽ có 450,000 người yêu cầu được trợ giúp.

Học Khu Houston, lớn hàng thứ 7 trên toàn quốc, phải đóng cửa tất cả các trường và cho 215,000 học sinh nghỉ.

Tổn thất vật chất tổng cộng do mưa bão Harvey ước lượng lên tới $75 tỷ.

(HC)

(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Tuần báo Oregon Thời Báo tại Portland, Oregon cũng đã dành trang bìa và nhiều trang trong tờ báo để tường thuật lại các tin tức về bão Harvey trong Oregon Thời Báo số 796 ngày 31 tháng 8 năm 2017.

Hình ảnh cảnh sát viên Daryl Hudeck của lực lượng Swatt bế một phụ nữ gốc Việt,  chị Catherine Phạm và con trai, cháu Alden,13 tháng vẫn ngủ ngon trong vòng tay mẹ, vượt qua vùng nước lụt mênh mông di tản đến nơi an toàn ở Houston là một hình ảnh đẹp tuyệt vời do một ký giả kỳ cựu của AP- David J. Philip chụp đã trở thành biểu tượng của bão Harvey đã được lan truyền rộng rãi trên internet, gây xúc động mạnh đến trái tim  tình cảm của mọi người.

 

Khắp nơi đang tổ chức các chương trình giúp đỡ và  cứu trợ nạn nhân bão Harvey.  Tiểu bang Oregon cũng đã gửi Vệ Binh Quốc gia và các đội cấp cứu đến Texas để giúp đỡ các nạn nhân  bão Harvey ởTexas.

Bác sĩ Nguyễn Đức Quang Hoàng, chủ nhân Columbia Medical Clinic, thay mặt Nhóm Vận Động phổ biến tâm thư  kêu gọi đồng hương Việt Nam ở Oregon tham gia chương trình cứu trợ nạn nhân bão lụt bão Harvey qua bức Tâm Thư dưới đây:

TÂM THƯ

Mời Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Harvey

Kính thưa quý lãnh đạo tinh thần, quý bậc trưởng thượng
Kính thưa quý tổ chức cộng đồng, hội đoàn, cơ quan truyền thông
Kính thưa quý đồng hương và thân hữu tại Oregon và Tây Nam Washington.

Trong mấy ngày vừa qua, cơn bão Harvey kinh hoàng đã ập vào hai tiểu bang Texas và Louisiana với một lượng mưa kỷ lục, gây nên cảnh lũ lụt chưa từng thấy tại đây. Nhiều chục người đã thiệt mạng và hàng trăm ngàn người hiện thiếu đồ ăn nước uống. Nhà cửa, tài sản của họ bị hư hại nặng nề. Nhiều người trở thành vô gia cư, sống cảnh đói khổ. Cả nước Mỹ bàng hoàng xúc động trước cảnh lụt lội, đổ nát do cơn bão gây ra. Hiện nay chính quyền các cấp đang cùng các tổ chức từ thiện bất vụ lợi cấp bách cứu trợ người dân tại các thành phố bị ảnh hưởng.

Kính thưa chư liệt vị,

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, quý vị đã cùng với chúng tôi tổ chức quyên góp cứu trợ trong các đợt thiên tai trước đây như động đất và sống thần ở Indonesia năm 2004, bảo Katrina năm 2005, động đất và sống thần tại Nhật năm 2011, và gần đây nhất là đợt bảo lụt năm 2016 tại miền Trung Việt Nam chúng ta.

Hôm nay, chúng tôi và một vài thân hữu trong cộng đồng mong muốn lại được cùng tất cả quý vị phát động một chương trình quyên góp tại địa phương chúng ta để cứu trợ những nạn nhân của cơn bão Harvey. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý ngài cùng toàn thể quý đồng hương và thân hữu cùng chung tay, mở rộng lòng nhân ái, tham gia hưởng ứng chương trình cứu trợ này nhằm góp phần chia xẻ những mất mát to lớn và xoa dịu những đớn đau mà người dân tại vùng thiên tai, mà trong đó có gần 100,000 đồng hương đồng bào người Mỹ gốc Việt chúng ta, đang gánh chịu.

Thời gian quyên góp cứu trợ: từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9, 2017

Ngân phiếu cứu trợ xin ghi: American Red Cross;
Memo xin đề: Harvey
Xin gởi về địa chỉ: 8122 S.E. Tibbetts Street Portland, OR 97206
Hàng tuần, chúng tôi sẽ cập nhật danh sách đóng góp trên các phương tiện truyền thông. Sau khi tổng kết chương trình quyên góp, chúng ta sẽ trao tất cả các khoản đóng góp đến Hội Chữ Thập Đỏ American Red Cross vào đầu tháng 10, 2017.
Portland ngày 31 tháng 8, 2017.
Thay mặt nhóm vận động,
Bác sĩ Nguyễn Đức Quang Hoàng

 Tâm Thư này đã được đăng trong Oregon Thời Báo số 796 ngày 31 tháng 8 năm 2017.

Inline image 5

Chúng ta mỗi người trong phạm vi khả năng cho phép cũng nên góp sức của mình để xóa dịu một phần nào nỗi đau thương mà các nạn nhân đã phải gánh chịu.  Người viết cũng xin được góp tiếng nói nhỏ nhoi của mình để góp sức góp lời với Nhóm Chủ Trương  và một tí tài vật để giúp đỡ nạn nhân bão lụt Harvey trong tinh thần” Lá Lành Đùm Lá Rách”.  Xin quý vị đọc giả mục Một Cõi Thiền Nhàn của người viết mở tâm từ bi hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ chương trình cứu trợ nạn nhân bão lụt Harvey nói trên nhé.  Xin đa tạ.  Smile!

Như đã nói ở trên, người viết có nhiều bạn ảo văn nghệ sống ở Texas.  May mắn thay, những người bạn của tôi vẫn được an bình trong cơn bão và họ rất xúc động khi xem hình ảnh về sự giúp đỡ tận tình của các thiện nguyện viên và những nhân viên cứu trợ đối với các nạn nhân bão Harvey. Tình cảm đó đã được diễn đạt qua các vần thơ dưói đây, xin mời quý bạn thưởng thức nhé.

 

TÌNH NGƯỜI SAU CƠN BÃO HARVEY

Lê thị Hoài Niệm.

Tôi, người dân Houston may mắn,
Xin tạ ơn Trời đã ngưng bão, ngừng mưa.
Nhưng lời cầu xin cứ vang mãi không thừa
Từ lúc biết bão Harvey thổi đến.
Khi bão “touchdown” nhà tôi mất điện
Vẫn sống an bình trong ánh nến lung linh
Đâu thấy gì những cảnh tượng hãi, kinh.
Ti Vi nhận từ những “anchor” can đảm.
Giọt nước mắt không thể nào kềm hãm
Thấy cảnh điêu tàn từ thành phố cảng Rockport
Khu vực nhà tôi có điện lại tối qua
Ngó màn ảnh, ngẫm thấy mình “tốt phước”!
Bên này nhà tan, bên kia xe lật
Để lại hoang tàn khi tâm bão thổi qua
Anh chị nơi đâu khi bay mất cửa nhà?
Bác tài sống sót khi chiếc xe lật ngược?
Lời nguyện cầu mong Phật Trời thấu được
Sao cứ mưa tầm tã suốt mấy ngày…
Nước dâng đầy gây lụt nặng đó đây
Bao phố thị bỗng thành dòng sông nhỏ.
Thuyền cứu trợ dưới cơn mưa tầm tã
“THIỆN NGUYỆN VIÊN” người trẻ nhỏ nhẹ thưa
Đi cứu người nào quảng chuyện gió mưa
Cùng cảnh sát,Vệ binh quốc gia ,Cứu hỏa…
“911” gọi từ cụ bà già yếu
Nước vào nhà không còn biết lối ra
Người tiếp cứu đến nơi, bà ôm lấy khóc oà
“Tôi còn sống. Cảm ơn Người! Ơn Chúa!”
Nước trải dài như hàng ngàn dải lụa
Nơi lặng lờ, nơi chảy xiết, cuốn phăng
Mưa rơi hoài làm sao kiếm đủ khăn
Lau khô lệ cho nạn nhân lụt bão.?
Bức ảnh tuyệt vời của người Vệ binh sáng tạo
Bồng luôn người trên tay bế con thơ
Cháu ” vô tư” vẫn say ngủ ngon ơ
Hình ảnh đẹp ” tình người trong cơn bão!”
Những chó ,heo, mèo… người đâu nỡ bỏ
Lội nước trở về tim cứu chúng đem ra
Chú cún xinh xinh ngước nhìn bác cảnh sát già
Cảm động quá khiến người cay mi mắt
Trong hoạn nạn tình người thêm thắt chặt
Tấm gương trong soi rõ trái tim vàng
Người cứu trợ không phân biệt tiểu bang
Hay chủng tộc Mỹ, Nâu, Vàng, Âu, Á
Bão HARVEY ! Gieo tai ương nặng quá.
Người giúp Người chắc thảm họa mau qua ?
Sẽ vươn lên xây dựng lại phố nhà
Người TEXAS xin muôn vàn CẢM TẠ !

Lê thị hoài niệm 1/9/2017.

Và thấm thía hai chữ TÌNH NGƯỜI

“Khi hoạn nạn, tim anh thành Bồ Tát

Lúc thiên tai, chị bỗng hoá Thiên Thần

Đất nước này ai cũng có lòng nhân

Mặc mưa lạnh, tình người như nắng ấm…”

KMH

Xin cám ơn hai bạn Lê thị Hoài Niệm và Kiều Mộng Hà của Nhóm Cô Gái Việt nhé. Smile!

Inline image 6

Đài SBTN đã phối hợp với Bên Em Đang Có Ta Foundation  Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Harvey đã tổ chức chương trình  “Chia Sẻ Niềm Đau” gây quỹ cứu trợ nạn nhân bão lụt Harvey ngày thứ ba  5 tháng 9 năm 2017 .

Số tiền gây quỹ lên đến  $US 200.000 ngay trong ngày thứ ba và hy vọng số tiền gây đóng góp sẽ tăng lên nhiều trong những ngày sắp tới.  Mong lăm thay!

Kính mời quý bạn thưởng thức Youtube  Người Biết Thương Người- Bão Harvey do người viết vừa mới thực hiện qua link dưới đây:

Youtube Người Biết Thương Người –  Bão Harvey

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 385-ORTB 9617)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Inline image 7

Photo: