Một Thuở Gia Long

Gia Long còn mãi niềm thương –

Suong Lam Tran suonglamt@gmail.com

5:34 PM (12 minutes ago)

   

to saigongialong@googlegroups.comNghĩaTuyetlanhouston@yahoo.comKateQuyenBeCamDaotoThiềnNhànSươngChau, Ngan, ThaiLan, me, CoGaiViet@googlegroups.com

Kính chuyển tiếp

Bài viết thật là cảm động gợi thương gợi nhớ kỷ niệm đẹp về trường nữ trung học Gia Long

Ngày xưa Sương Lam cũng yêu thích cô Như Tuyết dạy toán lắm vì cô rất xinh đẹp dễ thương

Cảm ơn Ngân Bình,  Nghĩa  Gia Long. Thái Lan đã đưa SL về kỷ niệm cũ qua bài viết

Gia Long còn mãi niềm thương – TRE Magazine (baotreonline.com) 

 

Kính chúc qúy Thầy Cô Gia Long ngày cũ nhiều sức khỏe, thân tâm thường an lạc.

 

 Thương  quý

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/

https://lh3.googleusercontent.com/gHRp8FssNBao0rNyRydr9oCu-yU1ivZxa_jhxIeerl8xPRJrjzI5S3ldqvcibeWT-jeTAoSNota2sBTlcObz3MQwCgUemYc1nvs88Rg=w461-h330

Chào quý anh chị,

 Sương Lam đã một thời là học sinh trường nữ trung  học Gia Long từ năm 1956 đến 1963.

Collection Một Thuở Gia Long  của SươngLam

 
 
Một Thuở Gia Long
366 followers – 14 posts – Public
 
 

 Bảy năm là nữ sinh của một trường nữ trung học nổi tiếng nhất Việt Nam trước năm 1975 đã để lại nơi SL nhiều kỷ niệm đáng yêu  đáng quý.

Xin được lưu lại đây hình ảnh của một thời Áo Trắng Gia Long  để còn một chút nhớ chút thương quảng đời thư sinh dễ thương đó.

 Hy vọng những người bạn cũ, một phút tình cờ dạo chơi đến trang nhà của Sương Lam sẽ tìm lại nơi đây những tình cảm dấu yêu ngày nào.

 Sương Lam

Lịch Sử Gia Long

LỊCH SỬ TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC GIA LONG SAIGON
Cô Giám Học Nguyễn Ngọc Anh

gl_logo

Cây có gốc mới trổ cành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Trường ta nguồn gốc tại đâu ?

congchinhGL
Gia Long ngày nay

Xuất phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ giới, một số nhân sĩ tâm huyết và tiến bộ đã khẩn thiết gửi đơn xin chánh phủ lập một trường Sơ Học Cao Đẳng riêng biệt cho nữ sinh. Năm 1909, đơn đã được Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1913, cách đây gần 86 năm, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản.

Hai năm sau, ngày 19 tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Roume và Thống Đốc Courbell làm khánh thành. Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhượng của người thiếu nữ Việt Nam.

Từ đó, trường thường được gọi là “Trường Áo Tím”.

Ngày khai trường có bốn mươi hai nữ sinh. Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình sống ở Sài Gòn và các vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên học nên Trường bắt đầu có nội trú.

Trường có từ lớp Đồng Ấu (Enfantin) tới lớp Cao Đẳng (Superieur). Vào năm cuối học sinh thi lấy bằng Sơ Học (CEP).

Trong những năm 1917 – 1922, dãy thứ hai được xây cất song song với dãy phía trước. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngũ nội trú. Cách một sân cỏ, là một dãy nhà sau, thấp, sát với vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp quần áo học sinh nội trú, cuối cùng là nhà bếp.

Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành Ban Trung Học Nữ Học Đường. Tấm bảng đá cẩm thạch với hàng chữ đen Collège de Jeunes Filles Indigènes được gắn trước cổng trường. Tuy nhiên tên này ít được biết đến và danh hiệu trường Áo Tím vẫn được thông dụng hơn.

Bà Lagrange, vợ một ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học. Trường mở từ lớp đệ thất niên đến lớp đệ tứ niên, chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và trúng tuyển qua một kỳ thi.

Lúc đầu, các nữ sinh đậu vào lớp đệ nhất niên thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm giáo viên. Hoặc theo ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).

Từ lớp Dự Bị (Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban Trung Học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ Việt Ngữ.

Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu phạt một hay hai xu. Nhưng hình phạt không mấy khi thi hành.

Năm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu Trinh, một phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường Áo Tím nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi trường.

Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Đầu năm học 1941-1942 các nữ sinh tạm chuyển qua học ở trường Đồ Chiểu (Tân Định).

Năm 1949, trường xây thêm dãy lầu đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số học sinh ngày một tăng.

Niên khóa 1950-1951, là một năm đáng nhớ. Lần đầu tiên trong lịch sử trường Áo Tím được đặt dưới quyền điều hành của một nữ Hiệu Trưởng Việt Nam. Cô Nguyễn thị Châu cũng là cựu nữ sinh Nữ Học Đường. Cô Châu từ trần năm 1996 tại Pháp.

Năm 1952, chương trình Việt Ngữ được áp dụng thay thế dần chương trình Pháp và Pháp Việt. Từ đây học sinh bắt đầu có giờ sinh ngữ Anh, Pháp.

Năm 1953, đồng phục tím được thay thế bằng đồng phục trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là huy hiệu với tên trường Gia Long được thêu trên vải.

Phu hieu GL

thehocsinhGL

Về sau Chánh phủ ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt. Tên trường được gọi là Nữ trung học Gia Long. Trên bước đường phát triển, trường xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966), hồ bơi (1968).

Năm 1964 trường bỏ nội trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được sửa thành lớp học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi lăm lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp học. Vào khoảng thập niên bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ Thất mỗi năm có chừng bảy trăm nữ sinh trúng tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Trường có độ hai trăm giáo sư và năm ngàn nữ sinh.

Từ năm 1975, trường đã bị đổi tên. Nhưng với tất cả chúng ta,trường vẫn là trường Gia Long yêu quý. Cũng như Sài Gòn vẫn mãi mãi là Sài Gòn, trong trái tim, trong nguồn nhớ không nguôi của một người dân Việt.

Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng (từ lúc sáng lập cho tới năm 1975)

– Cô Lagrange 1914-1920
– Cô Lorenzi 1920-1922
– Cô Pascalini 1922-1926
– Cô Saint Marty 1926-1942
– Cô Fourgeront 1942-1945
– Cô Malleret 1945-1947
– Cô Dubois 1947-1950
– Cô Nguyễn Thị Châu 1950-1952
– Cô Huỳnh Hữu Hội 1952-1963
– Cô Nguyễn Thu Ba 1963-1964
– Cô Trần Thị Khuê 1964-1965
– Cô Trần Thị Tỵ 1965-1969
– Cô Phạm Văn Tất 1969-1975

(trích giai phẩm Gia Long Nam California 2000)

Một Thuở Học Trò

Photo

Thưa quý anh chị, Chúng ta ai cũng có một thời tuổi thư sinh đáng yêu đáng quý để mà thương tiếc ngậm ngùi mỗi khi nhìn các bé thơ đi học. Rồi đây chúng cũng sẽ giống như ta, hết học lớp tiểu học, trung học, đại học v..v.. tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.  Dòng đời vẫn trôi chảy, tình trần thì vẫn bao la nhưng cuộc đời thì vẫn quá ngắn, bạn bè ngày một xa dần.

Nhân mùa tưụ trường, người viết nhìn bé thơ đi học, xúc cảnh sinh tình nhớ lại những ngày đi học ở trường nữ trung học Gia Long ngày cũ nơi quê mẹ Việt Nam và nơi các trường học xứ Mỹ. Người viết lục soạn hình ảnh cũ để viết tâm tình và thực hiện youtube  Một Thuở Học Trò này để chia xẻ tâm tình với bạn bè thân mến. Hy vọng một duyên may nào đó, các bạn cũ ngày xưa đọc và xem được  tâm tình này thì vui quá.

Mong nhận được sự cảm thông của quý bạn cùng một tâm tư như Sương Lam.

Chúc an vui và hạnh phúc

Sương Lam

Một Thuở Học Trò

Đây là bài thứ ba trăm ba mươi tám (338) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Hằng năm sau ngày Lễ Lao Động Tháng Chín ở xứ Mỹ là ngày học trò trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè.  Ba tháng hè trôi nhanh quá! Mới nghỉ hè hồi tháng Sáu thì lại tựu tường vào tháng Chín.  Nghỉ hè ở nhà chơi chưa đã!  Nhiều cô cậu học trò than thở và người viết cũng thế khi trở lại đời học trò nơi xứ Mỹ 35 năm về trước.  Smile!

Rời bỏ quê hương ra đi với hai bàn tay trắng, vợ chồng chúng tôi bắt đầu xây dựng lại đời sống mới với con số không to tướng vì tất cả những gì chúng tôi có được đã để lại ở Việt Nam. Cái sinh mạng “kiếp thuyền nhân” của chúng tôi, sau bao nhiêu ngày nổi trôi trên sóng biển, đến được bến bờ tự do này một cách an toàn, quả là “hồng phúc tề thiên” rồi thì nhầm nhò gì cái chuyện trở lại học đường học thêm một ngôn ngữ mới, học thêm một nghề nghiệp mới để mà sinh sống tự do, thoải mái nơi quê hương thứ hai này.

Thế là hai người “tuổi huờm huờm” (theo cách nói của BS Đỗ Hồng Ngọc) là vợ chồng chúng tôi, lúc đó trên dưới 30 tuổi và một người “tuổi con nít” là cậu công tử nhà chúng tôi, lúc đó mới 8 tuổi, phải học tập viết, tập đọc tiếng Mỹ nơi trường học và làm bài tập ở nhà. Mạnh cha, mạnh mẹ, mạnh con, ai lo chuyện nấy, ráng “cố công mài sắt” để hy vọng “có ngày nên kim”.  Hy vọng vẫn vươn lên! Smile!

Phu quân của người viết là gia trưởng trụ cột gia đình nên vừa đi học ban ngày vừa đi làm “janitor” ban đêm để kiếm thêm tiền trả tiền nhà, tiền bill đủ thứ  phụ vào  tiền “basic grant” và tiền “ work study” ít ỏi.  Người viết và cậu bé “tí hon đang lúc tuổi còn non” 8 tuổi kia thỉnh thoảng đi theo phụ giúp chàng.  Người viết “sợ ma muốn chết” vì ban đêm thanh vắng, một mình trong cái sở bưu điện rộng lớn thênh thang, người viết vừa đổ các thùng rác vừa run vì  cảm tưởng có ai đang đứng đằng sau cánh cửa đang giương mắt nhìn tôi.  Thế là sau mấy ngày theo  “chàng đâu thiếp đó” cùng nhau làm janitor, người viết lặn luôn ở nhà để được “peace of mind” một tí cho rồi.

Đi học ở cái tuổi hườm hưòm này không phải là chuyện dể dàng vì tôi có đủ thứ chuyện phải chăm lo:  lo cơm nước cho gia đình, lo lắng cho cha mẹ già còn ở lại Việt Nam, lo sợ con trẻ kết bạn với bạn xấu, lo học hành không đủ điểm sẽ bị mất Basic Grant, lo không đủ tiền thanh toán tiền nhà, tiền bill   v…v… Mệt quá!

Cũng may nhờ trời thương nên vợ chồng chúng tôi đã vượt qua những trở ngại này.

Phu quân người viết thì vừa đi học vừa đi làm cũng luợm được văn bằng lận lưng để đi kiếm job. Chàng đi làm cho đến ngày đủ tuổi về hưu thì nghỉ ở nhà làm vườn cắt cỏ sân trước vườn sau nhà chúng tôi xem như là tập thể dục cũng tốt thôi.

Người viết thì ham vui, ham học nên cũng “dấn bưóc thăng trầm” hết “đại học trường làng” Portland Community College, rồi đến  “đại học trường tỉnh”  Portland State University, xong rồi đi làm ở sở học chánh  Portland cho vui với đám học trò con nít đủ 20 năm thì “cáo lão về hưu”.  Người viết nghỉ hưu ở nhà làm “bà mẹ quê” nấu cơm hầu chồng, hầu cháu nội và làm những gì mình thích mà không hại ai là được rồi, phải không Bạn?

Cậu công tử nhà chúng tôi thì cũng tốt nghiệp kỷ sư đại học Oregon State University năm 1993.

Như thế là đủ rồi, chúng tôi không mong ưóc gì hơn là có đầy đủ sức khỏe và tinh thần tráng kiện để làm được những việc thiện lành nho nhỏ là tốt rồi!

Thôi thì ngưi viết bắt chước nhà thơ Nguyễn Công Trứ ngâm nga:

“Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc

Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”

Cũng vui thay!

Nhà ở chúng tôi không to lớn rộng rãi, không trưng bày đồ đạc sang trọng mà chỉ là một ngôi nhà nho nhỏ với “hoa vàng trước ngõ, khóm trúc bên hiên” đúng theo mộng ước của người viết thời con gái lắm mộng mơ, mãi cho đến bây giờ tôi có thể thực hiện được nơi xứ người rồi.  Đúng là Ý Trời! Ý Trời!

Xin cảm tạ Phật Trời đã gia hộ và cha mẹ đã phù hộ cho chúng con.

Photo

Khi ngồi viết bài cho mục Một Cõi Thiền Nhàn hằng tuần cho Oregon Thời Báo để góp vui với quý vị cao niên và độc giả ở Portland, Oregon, người viết nghĩ rằng hình như đời sống của chúng ta đều gắn liền với những con số.

Khi mới sinh ra đời, nhiều người hỏi đứa bé mới sinh nặng bao nhiêu ký lô theo kiểu Việt Nam hoặc nặng bao nhiêu pounds theo kiểu Mỹ.

Rồi đứa bé biết lật, biết trườn, biết bò, biết nói, biết đi, biết chạy tương hợp với các số tuổi nào đó.

Rồi đứa bé phải đi học lớp mẫu giáo 1 năm, lớp tiểu học 5 năm, lớp trung học 7 năm, lớp đại học 4  năm hay nhiều năm hơn nữa tuỳ ngành nghề chọn lựa.

Bây giờ đứa bé đã trở thành người vị thành niên.  Cha mẹ phải lo dựng vợ gả chồng cho các cô cậu chứ lị.  Gia đình lúc đầu chỉ có “hai đứa chúng mình thôi nhé” nhưng dần dần đưọc gia tăng nhân số với những  các cô cậu bé con ra đời.  Bây gìờ mỗi gia đình chỉ mong sinh 2 con mà thôi chứ không dám sinh đủ “chục có đầu 10 hay 12” như gia đình các thế hệ truớc với quan niệm “trời sinh trời dưỡng” vì bây giờ lo cho tụi nhỏ ăn học tới nơi tới chốn cũng mệt “ná thở” rồi!

Rồi thời gian qua, các cô cậu bé con ngày xưa trở thành các vị trung niên trên 40 tuổi và trở thành quý cụ cao niên trên 65 tuổi.  Bây gìờ đã tới lúc bạn có thể trở thành ông bà nôi, ngoại đưa đón cháu đi học rồi như nhà thơ Trần Mộng Tú tâm sự dưới đây

Đưa Cháu Ngày Khai Trường

Bà cúi xuống hôn thằng bé lên năm

Nói với cháu ngày đầu tiên đi học

Ngoan nhé con đôi mắt xanh trong vắt

Bà động lòng nhớ mắt mẹ con xưa

Mấy chục năm trời sáng nắng chiều mưa

Bà đếm đời mình qua những cổng trường trước mặt

Những sáng đầu thu mùi cỏ thơm mặt đất

Nhìn mẹ con Bà nhớ quãng đời mình

Sách vở tuổi đời theo gió cuốn qua nhanh

Những thành phố những con đường mất dấu

Khi thả rơi tiếng cười khi nhặt lên tiếng khóc

Những dòng sông thầm lặng xẻ chia

Những ngọn núi cong mình còn đứng nơi kia

Đã làm chứng ngày đầu tiên Bà đến tựa

Ngày nào đó lớn lên con sẽ hiểu những người xa xứ

Cuộc đời buồn vui dẫu có kết thúc thế nào

Mỗi khi kỷ niệm chạy về lòng vẫn hư hao

Như vết thương xưa bỗng một hôm ửng đỏ

Đưa cháu đến trường lòng Bà như trẻ lại

Bà đứng đây như thấy suốt con đường

Những con đường yêu dấu ở quê hương

Những ngôi trường những mùa thu những ngày nhập học

Bà đứng đây gió về trong tóc

Giơ tay gầy vuốt xuống vốc thời gian

Ngoan nhé con yêu bạn trọng thầy

Ép cho chặt tuổi mình trong sách học

Trường học trường đời thênh thang trước mặt

Bàn chân son con bước giữa bình minh.

(Nguồn: Thơ Trần Mộng Tú -Tháng 8/30/2016

Cám ơn Hoạa sĩ Tống Phước Cường chuyển chia xẻ)

Photo

Vợ chồng người viết cũng đã từng đến trường Pre-school đón Mya đi học về trong 2 năm trời khi Mya học Pre-school. Người viết cũng đã đi làm thiện nguyện trong lớp Mẫu Giáo của Mya ở trường Montclair, Beaverton và đón cháu đi học về ở trạm xe bus trong 3 năm trời nên rất cảm thông tình thưong và tâm ý của  thi sĩ Trần Mộng Tú qua bài thơ nói trên.

Mỗi lần đi làm thiện nguyện trong lớp mẫu giáo của cô cháu nội Mya tại trường tiểu học Montclair, tôi thấy lòng vui như mở hội vì được ngắm nhìn những ánh mắt ngây thơ, những nụ cười hồn nhiên của những cô cậu học trò tí hon này. Tôi thấy mình như sống lại tuổi ngây thơ ngày cũ khi cùng cười, cùng đùa vui với các em bé này.

Nếu bạn có điều gì phiền muộn, bực mình khi giao tiếp với “người lớn” trong gia đình  hay ngoài xã hội, xin bạn hãy thử ghé qua một  trường tiểu học gần  nhà bạn nhất, rồi hãy lặng nhìn những  học sinh đang chơi đùa trong sân trường hay lúc tan trường về, bạn sẽ thấy những phiền muộn đó tan biến theo tiếng cười vui vẻ, theo những bước chân nhảy nhót của các cô cậu bé tí hon này.

Rất giản dị, rất tầm thường nhưng sự hồn nhiên, vô tư của trẻ con sẽ đem đến cho bạn những nụ cười, những giây phút an bình đấy bạn ạ!  Nếu bạn không tin người viết nói có đúng không thì xin làm thử một lần rồi sẽ biết. Vui lắm bạn ạ!

Trẻ thơ rất ngây thơ, hồn nhiên, nhân hậu qua câu chuyện dưới đây:

Tấm lòng trẻ thơ.

Một bà mẹ đơn thân vừa chuyển nhà, bà phát giác hàng xóm là một gia đình nghèo với bà góa và hai con. Một hôm bị cúp điện, bà đành thắp nến cho sáng. Lúc sau, có tiếng người gõ cửa, bà mở cửa ra…thì chính là con của hàng xóm. Đứa bé nói: “Kính chào Dì, Dì có thêm cây nến nào không?” Bà ta thầm nghĩ: “Gia đình này nghèo đến nỗi cả nến cũng không có ? Tốt nhất không cho,vì cứ cho như thế họ sẽ ỷ lại không chịu mua”.
Bà liền trả lời : “Không có!”. Đúng lúc bà ta đang đóng cửa, đứa bé cười và nói: “Con biết là nhà dì không nhiều nến..”. Nói xong, nó lấy trong túi 2 cây nến và thưa: “Mẹ con sợ dì sống một mình thiếu nến..và sai con đem  tặng dì 2 cây vì cúp điện lâu lắm”… Bà ta vừa tự trách vừa cảm động rơi nước mắt ôm chặt đứa bé!

theo Blogtamsu

(Nguồn: email bạn gửi)

Một năm học mới lại bắt đầu, học sinh lại được học thêm những điều hay đẹp để mở mang kiến thức, để trở thành người hữu dụng cho chính bản thân mình, cho gia dinh, cho xã hội. cho quê hương đất nưóc.

Là Phật tử chúng ta phải luôn ghi nhớ lời dạy của chư Phật đã dạy như sau:

“Tránh các đìều ác

Làm các điều lành

Thanh Tịnh tâm ý

Lời chư Phật dạy”

Mời quý thân hữu thưởng thức Youtube Một Thuở Học Trò do người viét mới vừa thực hiện dưới đây

Youtube Một Thuở Học Trò

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi- MCTN 338-ORTB 746-9716)

https://youtu.be/lBELRHuPI80

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/u/0/b/110248368222500211952/+SuongLamPortland/posts

New photo by Suong Lam Tran

*********************************************************************************

Collection Một Thuở Gia Long

Suong Lam Tran

Một Thuở Gia Long

378 followers – 25 posts – Public

https://plus.google.com/collection/YrAoXE

Một Thuở Gia Long – Google+ – Google Plus

 

 

Sương Lam mời thưởng thức chương trình thơ văn tao đàn cuối tuần

Chào quý thân hữu
 
Năm nay Houston bỗng nhiên có tuyết. Các người bạn Gia Long ngày xưa của Sương Lam ở Houston, ở Virginia, ở Canada  gửi về SL hình ảnh và youtube tuyết trắng xoá trong vườn, trên khóm cỏ cội hoa.  
Portland  “Đất Lạnh Tình Nồng” của Sương Lam chưa có tuyết đổ nhiều như năm rồi nhưng những cơn gió lạnh ngoài trời đã khiến cho những người sống nhiều về tình cảm như SL lại nhớ nhiều về những ngày thơ mộng cũ ngày xưa ở Sàigon nay đã nghìn trùng xa cách.😐
 
 Xin mời quý thân hữu cùng Sương Lam sống lại  tình cảm của những “cây si” , một thuở nào đã ” lẽo đẽo đi theo một tà áo trắng’ qua giọng ngâm thơ của Hương Nam diễn ngâm bài thơ Màu Trắng Tôi Yêu- Thơ Sương Lam – thực hiện PPS: Bùi Phương với tiếng piano tuyệt vời của chị Minh Ngọc- thực hiện ảnh thơ: Trinh Huỳnh và Bùi Phương, thực hiện Youtube: Trần Năng Phùng- thực hiẹn Thư pháp; Ngọc Chính.☺😍
 
( Nguồn: Trích trong Collection “Có Một Chút Gì Lãng Mạn” của Sương Lam Tran Google Plus
 
Xin cám ơn tất cả các thân hữu văn nghệ của Sương Lam đã góp mặt trong chương trình thi văn tao đàn này.❤👍
Màu Trắng Tôi Yêu- Thơ Sương Lam- Hương Nam diễn ngâm
 
Mời xem Youtube Màu TrắngTôi Yêu do Bùi Phương thực hiện với tiếng đàn Piano của chị Minh Ngọc.
Cám ơn anh chị Trần Năng Phùng- Minh Ngọc và Bùi Phương.
Sương Lam
 
 
Inline image 3
 
 Ảnh thơ do Bùi Phương thực hiện

 

Hy vọng quý thân hữu văn nghệ và các bạn Gia Long ngày xưa  của Sương Lam sẽ vui đón nhận và thưởng thức chương trình văn nghệ đặc biệt “bỏ túi”  này do SL “ngẫu hứng” thực hiện cuối tuần.  Smile!😍☺

 Kính chúc an vui,
 
Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/posts

https://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Lưu Bút Ngày Xanh

Tháng Bảy vẫn còn mùa Hè nhưng các cửa hàng ở xứ Mỹ cũng đã bắt đầu chưng bày tập vỡ, dụng cụ học sinh, cặp sách cho ngày  “Back to School” vào tháng Chín sắp đến.

Từ hình ảnh này người viết  về nhà  soạn lại giấy tờ học tập, của cô cháu nội yêu quý Mya mà tôi đã lưu giữ lại khi đi làm thiện nguyện trong lớp mẫu giáo của cháu. 

 Trong khi dọn dẹp lại tủ sách, tình cờ người viết tìm lại được quyển  “Lưu Bút Ngày Xanh” lúc còn học trường nữ trung học Gia Long trong niên khóa 1960 của Lớp Đệ Tứ (Lớp 9 bây giờ).  Đây là năm cuối của học trình Trung  học  Đệ nhất Cấp vì sau khi thi bằngTrung Học Đệ Nhất Cấp thì sẽ có một số nữ sinh nghỉ học hoặc đi làm việc hoặc đi theo “các cô áo đỏ sang nhà khác” rồi.

 Nhìn những khuông mặt ngây thơ của bạn bè ngày xưa cũ, đọc  những  câu thơ vụng dại “cọp dê” của  các nhà thơ, nhà văn đàn chị các lớp trên:

 “Có ai trở lại mùa phượng trước

Nhặt giúp cho tôi cánh phượng tàn”

 hoặc là tự mình sáng tác:

 “Ảnh tôi xin gửi tặng người

 Ghi làm kỷ niệm vài lời thơ hoa

Người về người có nhớ ta

Ta về ta nhớ người xa cách rồi!”

 đã víết vào trang giấy hồng cho có vẻ “thi sỡi văn sỡi” tình cảm nồng nàn tha thiết một chút, tôi lại thấy cả một khung trời kỷ niệm của một thời áo trắng Gia Long lại hiện về.

 Tôi lại lan man nhớ lại thời học trò  ngây thơ, hồn nhiên của tôi thuở thanh bình thạnh trị nơi quê nhà, xin được ghi lại đây gọi là chút “gợi nhớ hương xưa” đối với các bạn bây giờ đã bắt đầu bước vào tuổi “lảnh lương của chính phủ Obama” nơi xứ người.

 Ngày xưa chúng tôi 6 tuổi mới bắt đầu đi học trường tiểu học.  Bắt đầu là lớp năm,  chứ không có lớp mẫu giáo như bây giờ  ở Mỹ  là phải đúng 5 tuổi tính đến ngày sinh mới được nhận vào lớp mẫu giáo (Kindergarten). Học hết lớp năm, mới được lên lớp tư và cứ tuần tự lên lớp ba, lớp nhì, lớp nhất mỗi năm, nếu  có học lực trung bình thi đậu kỳ thi cuối năm, đừng có làm biếng học thì sẽ bị ở lại lớp ngay.

 Thời gian học tiểu học là vui nhất vì có giờ ra chơi được chạy nhảy tự do và được mua bánh trái,  cà rem, me ngào, chuối chiên, bắp rang v…v… nếu ba má cho tiền mua quà  ăn vặt.

 Người viết học trường tiểu học Võ Tánh ở Phú Nhuận. Được làm trưởng lớp phụ lấy phấn,  lau bảng, dọn dẹp bàn viết của thầy,  cầm giấy tờ của thầy, cô  giáo lên văn phòng hiệu trưởng, tóm lại là làm “tà lọt” cho thầy, cô giáo là một vinh dự, không phải trò nào muốn làm cũng được.  Bạn phải là học trò giỏi hay có quen biết với cô, thầy giáo mới được chọn làm trưởng  lớp.  Ba tôi là người sống cố cựu và có “mặt mũi” ở  Phú Nhuận nên  quen biết rất nhiều người, kể cả thầy cô giáo, ông hiệu trưởng, ông phó hiệu trưởng trường Võ Tánh. Người viết hồi nhỏ cũng lanh lợi, dễ thương, sáng dạ nên thường được chọn làm “tà lọt” cho thầy cô giáo. Ngon lành lắm chứ bộ!

 

Học hết lớp Nhất thì phải thi lấy bằng Tiểu Học.  Có đậu bằng tiểu học rồi thì mới được dự thi vào trường trung học công lập.

Vào thập niên 50, ở Saigòn chỉ có trường nữ Trung học Gia Long dành cho nữ sinh, và trường Petus Ký dành cho nam sinh. Nữ sinh, nam sinh học riêng chứ không học chung như bây giờ và phải mặc đồng phục màu trắng khi đi học.

Sau năm 1954 mới có thêm trường  Trưng Vưong, Chu văn An  dành cho con em đồng bào  miền Bắc di cư vào Nam vào miền Nam năm 1954. Về sau số lượng học sinh tăng nhiều  nên nhà nước  mới lập thêm trường Võ Trường Toản, Lể Văn Duyệt, Trần Lục v..v.. Học trò giàu có thể học trường g Lasan Taberd hay học trường tư bên ngoài nếu không đậu vào trường trung học công lập.

 Thi đậu vào các trường trung học công lập không phải là chuyện dễ vì bạn phải là học sinh giỏi mới có thể có tên trên “bảng giấy”  sau một kỳ thi tuyển toàn quốc để chọn “nhân tài”.  Một phần khác, bạn phải là người có số may mắn nữa mới được.  Nhiều học sinh giỏi ở bậc tiểu học mà cũng bị “trợt vỏ chuối” hoài.

 Ngưòi viết có số may mắn nên thi đâu đậu đó, có lẻ nhờ má tôi  cho ăn chè đậu đỏ nhiều trước khi đi dự thi hay chăng?

 Người viết vẫn nhớ ngày đi nghe kết quả trúng tuyển, mẹ tôi và tôi hồi hộp lắng nghe loa phóng thanh đọc tên và số báo danh của “sĩ tử” đuợc trúng tuyển,   Lo sợ, hồi hộp lắm bạn ạ!  Khi nghe tên mình được xướng danh, tôi đã la lớn và nhảy tưng lên, xong rồi lại chen lấn dò xem có tên mình trên bản danh sách trúng tuyển được dán trong một khung lưới  trước cổng trường rồi mới chịu theo má tôi về nhà.

 Thế là con bé nhỏ nhắn bé ti tẹo kia bây gìờ là nữ sinh một trường nữ trung học  danh tiếng nhất Việt Nam rồi đấy nhé.  Mẹ tôi đặt may ngay cho tôi hai bộ áo dài trắng để thay đổi khi đi học.

 Ngày đầu tiên đi học Gia Long, mẹ tôi phải dẫn tôi đi đến trường, tìm xe chở học trò   đón tôi  đi học và đưa tôi về nhà sau khi tan học. 

 

Chương trình  học ở trung học gồm có hai phần: Trung học đệ nhất cấp và Trung học đệ nhị cấp.

 Chương trình Trung học đệ nhất cấp dành cho học sinh lớp đệ thất (Mới vào năm thứ nhất), đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ. Trong năm học có hai kỳ thi, tên gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt, cho từng môn học, điểm trung bình của hai kỳ thi cộng lại dưới 5 sẽ phải thi lại những môn học đó để quyết định được lên lớp hay ở lại lớp. Ở lại một lớp hai lần sẽ bị đuổi ra khỏi trường. Cuối năm lớp Đệ Tứ là phải thi bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.  Nếu đậu, mới được tiếp tục lên học chương trình Trung học đệ nhị cấp.

 

 Chương trình đệ nhị cấp gồm có lớp đệ tam, đệ nhị, đệ nhất. Bắt đầu lớp đệ tam là học sinh phải chọn ban ngành để học cho đến hết chương trình đệ nhị cấp này.  Học sinh có thể chọn ban học tùy theo sở thích, khả năng của mình.  Có ba ban: ban A là ban  Lý Hóa Vạn  Vật, Ban B là ban Toán và Ban C là ban Văn Chương.  Tôi thì  “văn dốt toán dở” nên chỉ có ban A là thích hợp nhất tuy rằng  tôi cũng khoái thơ văn, thích làm thi sĩ lắm.

 Hồi mới vào  học lớp Đệ thất, người viết rất khâm phục các bậc đàn chị học các lớp trên mình  nhất là các chị học chương trình đệ nhị cấp. Tôi thấy họ sao mà giỏi quá, không biết sau này mình có học được như vậy không?  Các chị lại là thiếu nữ 17, 18 tuổi rồi nên nhiều chị đẹp lắm.  Đám nhóc con như  tụi tôi đến giờ chơi là chạỵ về dãy lớp các chị để ngắm nhìn người đẹp rồi xuýt xoa, bàn tán, khen chê.  Thỉnh thoảng có mấy anh các lớp lớn  ở các hiệu đoàn khác đến bán báo  cho nhà trường, tụi tôi chạy theo nhìn với ánh mắt ngưỡng phục.  Con nít mà! Smile!

  Cuối năm Đệ Nhị là học sinh phải thi bằng Tú Tài 1. Đây là kỳ thi quan trọng, nhất là đối với nam sinh vì cuộc đời anh sẽ phải thay đổi  rất nhiều nếu anh rớt Tù tài 1 như câu hát dưới đây:

 “Rớt Tú Tài anh đi Trung Sĩ

 Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”

 Anh sẽ không còn ôm mộng hải hồ, hoặc làm quan to chức lớn được vì anh sẽ phải lên đường đi thụ huấn ở Đồng Đế  học làm trung sĩ  mà thôi.

 Còn phía nữ sinh thì cũng chỉ  còn con đường đi lấy chồng hay đi làm việc thư ký mà thôi,  nhưng không đến nổi “thê thảm cuộc đời” như các anh nam sinh.

 Đậu Tú tài 1 rồi thì mới được lên học lớp Đệ Nhất để tiếp tục thi Tú Tài 2 cuối năm và con đường tương lai mới được rộng mở sau cánh cửa Đại học, nếu bạn đậu Tú tài 2.

 Thi Tú Tài 1 và 2  ngày xưa  phải thi cả phần viết lẫn phần vấn đáp. Có đậu thi viết rồi mới được vô thi vấn đáp để gạn lọc lại thành phần “thi tủ” hay “quay phim”. Trời ơí! Cá muốn  vượt  được  “vũ môn” cũng mệt lắm  đấy!

 May mắn thay, người viết  đã được làm “cá hoá rồng”  sau hai kỳ thi quan trọng này để được gọi là “Cô Tú”. “Smile!”

 

 Theo thiển ý của người viết, thời áo trắng các trường trung học là thời kỳ  đẹp nhất, thơ mộng nhất  của đời học sinh vì khi bước chân vào đại học rồi thì bạn chỉ lo học làm sao cho ra trường sớm để đi làm việc cho rồi mà thôi chứ không có những phút giây mơ mộng nhiều như lúc còn học trung học.

 

 Tôi đã bắt đầu làm thơ năm 16 tuổi lúc đang học Đệ Tam, dù không phải là học sinh ban C Văn Chương.   Những buổi chiều tan học ở trường Gia Long, nhìn anh học sinh lửng thửng  đi theo sau tà áo trắng của một nữ sinh dưới  hàng cây cao xanh lá trên đưòng Phan Thanh Giản, tôi thấy cuộc đời thơ mộng chi lạ. Đêm về tôi làm thơ, bây giờ đọc lại, tôi thấy bài thơ dễ thương quá vì có một chút  gì vụng dại, một chút gì e ấp chứ không vội vàng, cuồng bạo như tình yêu tuổi học trò ngày nay.

 

Rồi thời gian qua mau, qua mau.  Đã hết rồi những “Ngày Xưa Hoàng Thị,  anh theo Ngọ về” nữa. Bây giờ nếu những cặp tình nhân ngày xưa có lấy được nhau, chắc cũng đã con đàn cháu đống rồi và cũng đã thay đổi tính tình ít nhiều. Ông thì hay “cự nự”, bà thì hay “càm ràm” chứ không còn chìu chuộng, nhẹ nhàng như ngày xưa nữa.

 Cũng có thể là một điều may mắn cho những cặp tình nhân không lấy được nhau vì họ vẫn  còn giữ mãi được hình ảnh, kỷ niệm đẹp ngày xưa, chứ lấy nhau rồi thì cũng sẽ trở thành hai con khỉ già chí choé tối ngày giống như nhà văn nữ Nguyên Nhung, một bạn văn của tôi, đã diễn tả qua bài viết “Hai Con Khỉ Già” vui nhộn nhưng cũng thắm thía lắm đấy!

Xin mượn mẫu chuyện Thiền dưới đây làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay , bạn nhé.

 

HÃY ĐẶT CỐC NƯỚC XUỐNG

 

Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. Ông giơ nó lên và hỏi các sinh viên, “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?” ’50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’…
Các sinh viên trả lời.“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân.’
Giáo sư nói: ‘Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút?’
‘Chẳng có gì cả’ các sinh viên nói.
‘ Vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.
‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.
‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’
‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện,’ một sinh viên khác nói.
Và tất cả lớp cười ồ.
‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có thay đổi không?’, giáo sư lại hỏi.
‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?’
Các sinh viên lúng túng
Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’
’Chính xác!’ giáo sư nói, ‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa.’
Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ. Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khoẻ mạnh. Và đó là thứ giúp bạn có thể giải quyết mọi vấn đề.

 

 (Nguồn: Trích trong Web Old Cottage)

 

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

 Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

 Sương Lam

  (Hình ảnh, tài liệu sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB534-MCTN136-72312)

**************************************************************************

Giới thiệu Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ IX tại Houston Ngày 29 và 30 Tháng 3 năm 2019

BDH GL Houston <gialonghouston@gmail.com>

Kính thưa Quý Thầy Cô và các chị thân mến,

BTC Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ IX tại Houston chúng em xin gửi đến Quý Thầy Cô và các chị trang mạng chính thức thông tin của ĐH 9.
Dưới đây là link, xin Quý Thầy Cô và các chị vào xem và phổ biến rộng rãi đến các chị thành viên của Hội giúp BTC chúng em

www.2019dhgl.org

Chúng em xin trân trọng kính mời Quý Thầy Cô và các chị ghi nhớ ngày “Về Mái Trường Xưa” là 30 tháng 3 năm 2019 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Sự hiện diện đông đảo của Quý Thầy Cô và các chị sẽ là phần thưởng tinh thần quý giá nhất cho toàn Ban Tổ Chức ĐHGLTG kỳ IX chúng em!

Trân trọng kính chào.
TM BTC
Em Nguyễn Ngọc Hương ( HT)

https://lh3.googleusercontent.com/proxy/hSuBmfiZFJanIPeClrjuHU4g3PkGSges2i5kPPK3HH_pKPpw1_5MimnVxZ0gO-G2kg6D25IMStdaudW7MqSHoZSJWd2DWNWkV_KoPT6-q8-Oag9AQ9-_mZDg=w795-h318-p

Sương Lam giới thiệu:

1-Trên Trang nhà Suong Lam Portland

Post Giới thiệu Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ IX tại Houston Ngày 29 và 30 Tháng 3 năm 2019

https://suonglamportland.wordpress.com/2018/05/02/gioi-thieu-dai-h…thang-3-nam-2019/

2-Trên trang Plus Google Suong Lam Tran

https://plus.google.com/u/0/collection/YrAoXE

Suong Lam Tran

Một Thuở Gia Long

367 followers – 8 posts – Public

 

*************************************************************************

 Youtube Cô Nữ Sinh Gia Long (Phượng Linh) / Diệu Thanh, Chế Linh (Dĩa Hát Continental 023 – Pre 1975)

Vietnam Vinyl Records

https://www.youtube.com/watch?v=7OZdTMVir2s

 Cô Nữ sinh Gia Long

 

“Đường xa cô gái Gia Long về đâu

Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu

Bao cô dưới cùng mái trường

Khi xưa đã tặng hoa mừng

Nay có còn theo bước thương không

 

Người trai lính chiến em hằng chờ mong

Ngày vui sông núi anh lập đầu công

Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu

Trao anh chiếm trọn tâm lòng

Một bóng hình em đã ghi sâu

 

Thân trai chiến trường

Đời phong sương dãi dầu

Để tô mầu áo trắng ấy

 

Non sông thái hòa

Đèn hoa giăng khắp ngả

Nhớ ơn ngư ời Chiến sĩ Quốc gia

 

Này cô xuân nữ Gia Long thành đô

Màu hoa thép súng xin dành tặng cô

Hoa em vẫn vẹn sắc màu

Mong anh chiếm đoạt công đầu

Một sắc màu em đã ghi sâu …”

Phượng Linh

 

 

                          ~~~~~~~~~~~~

                         * Người tình Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc – Cát Linh

‘Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc

Pij2erGsOlQaWQdPxpQBI7TPotEbbo.jpg

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/gia-long-trung-vuong-named-in-love-songs-cl-05222016115624.html

**********************************************************

1-Collection Một Thuở Gia Long

Suong Lam Tran

Một Thuở Gia Long

2-Trang Một Thuở Gia Long trên trang nhà Sương Lam Portland. wordpress

https://wordpress.com/page/suonglamportland.wordpress.com/2126

*************************************************************************

‘Người tình’ Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc

Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.

Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy. Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975.

“Đường xa cô gái Gia Long về đâu

Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu

Bao cô dưới cùng mái trường

Khi xưa đã tặng hoa mừng

Nay có còn theo bước thương không

Người trai lính chiến em hằng chờ mong

Ngày vui sông núi anh lập đầu công

Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu

Trao anh chiếm trọn tâm lòng

Một bóng hình em đã ghi sâu…” (Cô nữ sinh Gia Long)

Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.
– Võ Thị Hai, cựu nữ sinh Gia Long

Gia Long, ngôi trường nữ trung học nổi tiếng nhất Việt Nam trước năm 1975, là niềm tự hào của biết bao nhiêu nữ sinh thời ấy. Và có thể nói, cho đến tận bây giờ, hai tiếng Gia Long vẫn có thể thay cho tiếng chào kết bạn, là sợi dây kết nối khi họ tình cờ gặp nhau ở bất cứ nơi nào trên thế giới, là niềm tự hào của người thiếu nữ trưởng thành trong một nền lễ giáo của gia đình miền Nam thời ấy.

Một điều thú vị ít ai biết, đó là nhạc sĩ Phượng Linh, tác giả ca khúc Cô nữ sinh Gia Long, cũng chính là nhạc sĩ khoác áo lính Nguyễn Văn Đông, người viết lên những nhạc phẩm xuân nổi tiếng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) chọn tên ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Việt Nam lúc ấy là Gia Long để đưa vào ca khúc của mình, và kể lên một câu chuyện tình giữa cô nữ sinh và người lính chiến quốc gia. Là một người lính nên ông đã diễn đạt rất rõ nét mối tình lãng mạn, thuỷ chung son sắt của người thiếu nữ và lý tưởng oai hùng của người trai thời loạn.

Võ Thị Hai, một cựu nữ sinh Gia Long, hồi tưởng lại một thời áo trắng của bà và của những người cùng thế hệ:

“Có lẽ đại đa số cựu nữ sinh Gia Long chọn người yêu đi lính là một sự vô tình, không phải là sự chọn lựa. Vì thời đó là thời loạn, đại đa số thanh niên phải đi nhập ngũ, làm nghĩa vụ của người trai. Có những người trở về, có những người mất tích, một thiểu số ở lại nếu họ bị thương.

Những mối tình của nữ sinh Gia Long rất trong sáng, tuyệt đặt trong vòng lễ giáo, không bao giờ vượt quá lễ nghi của gia đình miền Nam Việt Nam lúc đó.”

Cuộc tình của cô nữ sinh và người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa trong nhạc phẩm của Phượng Linh là một trong rất nhiều cuộc tình khác đã nảy sinh trong thời kỳ loạn ly ấy. Ông gọi cô gái của mình với cái tên chung là cô nữ sinh Gia Long, đơn giản như món quà là màu hoa thép súng của người lính trao tặng cô ngày anh lập chiến công.

“Này cô xuân nữ Gia Long thành đô

Màu hoa thép súng xin dành tặng cô

Hoa em vẫn vẹn sắc màu

Trao anh chiếm cả tấm lòng

Một sắc màu em đã ghi sâu”

Trên một con đường khác ở Sài Gòn, có một ngôi trường mà tên gọi đã đi vào một ca khúc nổi tiếng từ thập niên 60.

Ai đã từng đi qua hàng cây trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa thì sẽ hiểu vì sao chỉ một mùa thu qua, mà nhạc sĩ Nam Lộc đã bâng khuâng với cảm giác nắng vương nhẹ gót chân, với lá rơi đầy sân. Cảm giác ấy có lẽ sẽ được những nữ sinh Trương Vương ngày đó mang theo trong ký ức của họ đến mọi nẻo đường trong cuộc đời.

“Tim em chưa nghe rung qua một lần

Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần

Tình trần mong manh như lá me xanh

Ngơ ngác rơi nhanh…” (Trưng Vương khung cửa mùa thu – Lời Việt: Nam Lộc)

Trưng Vương khung cửa mùa thu, là sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc chuyển lời Việt từ ca khúc Tell Laura I love her.

Nếu bài hát gốc là một câu chuyện buồn, một cuộc tình lãng mạn nhưng với kết cuộc có thể lấy đi nước mắt của nhiều người, thì Trưng Vương khung cửa mùa thu của Nam Lộc hoàn toàn mang một sắc màu khác, một nét rất riêng của Trưng Vương, của Sài Gòn.

Nữ sinh trường Trưng Vương.

Bước ra từ bài hát cũng là một cuộc tình nhưng đó là cuộc tình tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, dịu dàng với cô nữ sinh trong tà áo dài trắng. Có vẻ như Nam Lộc đã chọn những hình ảnh thật nhất, mềm mại nhất, thanh khiết nhất để đặt vào ca khúc của mình. Với những ngôn từ đầy chất thơ, ca khúc dường như đã chạm được vào những tâm tư sâu lắng nhất của cô nữ sinh trường Trương Vương vào tuổi vừa biết yêu.

“Người mang cho em nghe môi hôn ngọt mềm

Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng

Từng chiều cùng người

Về trong cơn mưa bay

Nghe thương nhớ tràn đầy

Lên đôi mắt thật gầy

Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời…”

Phượng Linh, Nam Lộc, mỗi người nhạc sĩ đã chọn cho mình một ngôi trường để lưu lại tình yêu của tuổi trẻ một thời. Và hai ngôi trường nổi tiếng ấy lại được cố nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến với những tình cảm mượt mà trong cùng một nhạc phẩm của ông. Với ông, Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa, mỗi ngôi trường, là một “người tình”. Ông yêu người tình ấy, yêu cả con đường dẫn đến ngôi trường đó.

“Hỡi người tình Văn Khoa,

Bóng người trên hè phố

Lá đổ để đưa đường

Hỡi người tình Trưng Vương

Hỡi người tình Gia Long,

Hỡi người trong cuộc sống

Con đường này xin dâng

Cho người bình thường

Hỡi người tình xa xăm,

Có buồn ra mà ngắm

Con đường thảnh thơi nằm

Nghe chuyện tình quanh năm…” (Con đường tình ta đi)

Ký ức bao giờ cũng đẹp, cũng làm cho người ta dễ thấy bồi hồi khi chạm đến dù chỉ là một mảnh nhỏ. Chính vì vậy mà có lẽ chẳng bao giờ thời gian có thể làm phôi pha những tên gọi Trưng Vương, hay Gia Long, Đồng Khánh, hay trường Văn Khoa, trường Luật trong ký ức của những người một thời thuộc về nơi đó. Đi đôi với những hoài niệm còn là niềm tự hào, khi mà sau một đoạn đường dài gặp lại nhau, họ chào nhau bằng tên gọi của chính ngôi trường ngày cũ.

“Người từ trăm năm về qua trường Luật

Người từ trăm năm về qua trường Luật

Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu

Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi

Đau lòng ta muốn khóc

Đau lòng ta muốn khóc…”

                         * Người tình Gia Long, Trưng Vương… trong các ca khúc – Cát Linh

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/gia-long-trung-vuong-named-in-love-songs-cl-05222016115624.html

 

 (Hình ảnh, tài liệu sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi, ORTB534-MCTN136-72312)

 

Photo

 

**************************************************************************

ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII -2017 MONTRÉAL

https://dhgltg2017.org/ghidanh.html

 

Tất cả nhữn gtài liệu liên quan đến ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII -2017 MONTRÉAL

1- Video Đại Hội Gia Long thế giới kỳ 8 -Còn mãi niềm tin , tại Montreal 

https://www.youtube.com/watch?v=V2p-_e7d5c4&feature=share

TIỀN ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII -2017 MONTRÉAL

 

https://www.youtube.com/watch?v=Tx09G2h7BsU

2- ĐÊM GALA ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VIII – 2017 MONTRÉAL

3- 6 MÀN CA VŨ NHẠC TRÌNH DIỄN TẠI ĐÊM GALA ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KY 8 TẠI MONTRÉAL, CANADA, NGÀY 30-09-2017, TẤT CẢ CÁC CA SĨ, VŨ CÔNG VÀ PHỤ DIỄN ĐỀU DO CÁC QUÝ GIÁO SƯ, CÁC CỰU NỮ SINH GIA LONG VÀ THÂN HỮU ĐẢM NHIỆM.

https://www.youtube.com/watch?v=G9k4NK-47vM

 *Phong su du lich dai hoi Gia Long ky 8 (phan 1)

**  Phong su du lich sau dai hoi Gia Long ky 8 (phan 2)

 

*** Phong su du lich sau dai hoi Gia Long ky 8 (phan 3)

Muốn đọc tất cả các email đã đăng trên diễn đàn, xin vào http://groups.google.com/group/SAIGONGIALONG)

Group có 650 thành viên Gia Long ở Mỹ, Úc, Pháp, Việt Nam, Canada, Đức quốc.

Muốn nhận email của SAIGONGIALONG và làm thành viên, xin gửi email về
SAIGONGIALONG+owners@googlegroups.com. )

Giới thiệu Đai Hội Gia Long Thê Giới kỳ 8 tại Canada

Photo

Để duy trì truyền thống Gia Long, Gia Long tại Montreal với sự hợp tác của Gia Long Ottawa và Toronto, sẽ tổ chức Đại Hội Gia Long Toàn Thế Giới 2017 với chủ đề “Còn Mãi Niềm Tin” vào các ngày 29, 30/09 và 01/10/ 2017 tại Hotel Sheraton, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Montréal.

Thời Gian: 5:00 chiều – 11:30 đêm
Địa Điểm: Hotel Sheraton
Địa chỉ: 1201 Boulevard René-Lévesque Ouest, Montréal, Québec, H3B-2L7, CANADA
Điện thoại: 1-514-878-2000
Website: http://www.sheratoncentremontreal.com/ Giá vé: $140(CAN) hay $125(USD)
Xin xem thêm tin tức tại website
http://dhgltg2017.org/

1-Tiền Đại Hội (ngày 29 tháng 09 năm 2017)

http://dhgltg2017.org/daihoi8/tiendaihoi.html
Thời Gian: 11:00 sáng – 2:00 trưa
Địa Điểm: Hotel Sheraton
Địa chỉ: 1201 Boulevard René-Lévesque Ouest, Montréal, Québec, H3B-2L7, CANADA
Điện thoại: 1-514-878-2000
Website: http://www.sheratoncentremontreal.com/ Giá vé: $55(CAN) hay $50(USD)
Xin lưu ý:
• Quý vị có thể trả bằng gia kim hay mỹ kim theo giá vé được ấn định như trên.
• Chi tiết ngày Tiền Đại Hội sẽ được cập nhật sau.

2-Đại Hội
http://dhgltg2017.org/daihoi8/daihoi.html
Đại Hội (ngày 30 tháng 09 năm 2017)
Thời Gian: 5:00 chiều – 11:30 đêm
Địa Điểm: Hotel Sheraton
Địa chỉ: 1201 Boulevard René-Lévesque Ouest, Montréal, Québec, H3B-2L7, CANADA
Điện thoại: 1-514-878-2000
Website: http://www.sheratoncentremontreal.com/ Giá vé: $140(CAN) hay $125(USD)
Xin lưu ý:
• Quý vị có thể trả bằng gia kim hay mỹ kim theo giá vé được ấn định như trên.
• Chi tiết ngày Đại Hội sẽ được cập nhật sau.

3-Hậu Đại Hội
http://dhgltg2017.org/daihoi8/haudaihoi.html
Hậu Đại Hội – Du Ngoạn Montréal (ngày 1 tháng 10 năm 2017)
Thời Gian: 10:00 sáng – 5:30 chiều
Điểm Hẹn: Hotel Sheraton
Địa chỉ: 1201 Boulevard René-Lévesque Ouest, Montréal, Québec, H3B-2L7, CANADA
Xin lưu ý:
• Giá tiền và các chi tiết ngày Hậu Đại Hội sẽ được cập nhật sau.
Ghi Danh
http://dhgltg2017.org/ghidanh.html
Van Nghệ http://dhgltg2017.org/vannghe.html

Lời Mở Đầu – Văn Nghệ Đại Hội Gia Long Thế Giới 2017

Nghệ thuật sân khấu và Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống con người và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân loại trên toàn thế giới. Âm nhạc cùng nghệ thuật sân khấu là những phương cách diễn đạt cảm xúc, tâm tư nguyện vọng một cách sâu sắc qua nhiều cung bậc hay hình thái khác nhau.

Ngoài ra, càng ngày nhân loại càng khám phá ra tính chất giáo dục hữu hiệu của Âm Nhạc. Trường Nữ Trung Học Gia Long là một trong những ngôi trường tiên phong ở Việt Nam sớm ý thức được sự quan trọng của Âm Nhạc trong sự phát triển Văn, Thể, Mỹ, Đức, Trí nơi các học sinh. Vì thế, Âm Nhạc, cũng như Thể Dục, Hội Họa, Gia Chánh, chính thức nằm trong chương trình giáo dục của trường ở mọi cấp lớp.

Và cũng có lẽ vì thế, thêm quan niệm: Văn Nghệ nhân gian là suối nguồn nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc; Dưới thể chế Việt Nam Cộng Hòa, Văn Nghệ của trường Gia Long đã một thời vang bóng. Tuy không là những diễn viên chuyên nghiệp, các giáo sư Gia Long, đặc biệt thầy Nguyễn Lân, cô Kim Oanh, cô Như Mai, cô Tịnh Nhơn, cô Phạm Quỵ, cô Uyển v.v…đã hướng dẫn và cùng các nữ sinh Gia Long xuất sắc thực hiện những Đại Nhạc Hội tầm vóc, đặc biệt Đại Nhạc Hội “Kỷ Niệm 50 năm thành lập trường” năm 1965, và năm 1971 với những hoạt cảnh nổi tiếng “Thành Cát Tư Hãn”, “Bến Nước Ngũ Bồ”, “Tây Thi Phạm Lãi”, “ Tro Tàn Điện Ngọc”, “Một Thuở Thanh Bình” v.v… . Hoạt cảnh “Một Thuở Thanh Bình” đã được mời trình diễn tại Đài truyền hình, Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Và nếu không có tháng tư đen 1975, “Một Thuở Thanh Bình” đã được trình diễn tại Paris.

Sau cơn hồng thủy 1975, các giáo sư và nữ sinh Gia Long như đàn chim vỡ tổ, trôi giạt khắp năm châu, bốn bể. Thời gian thấm thoát trôi, từ năm 2000 các cuộc hạnh ngộ đã được lần lượt tổ chức và đã thành công mỹ mãn tại nhiều thành phố Âu, Mỹ và Úc Châu. Trung thành với truyền thống, các đại hội Gia Long Thế Giới đã được tiếng vang trong cộng đồng cũng như trong trái tim của quan khách tham dự bởi những tiết mục văn nghệ phong phú và linh hoạt.
Chúng tôi tin rằng chính tình thầy trò sâu đậm, tình bạn hữu thắm thiết, tình yêu vô biên cho quê hương dân tộc đã là động lực chính thúc đẩy các giáo sư và các cựu nữ sinh Gia Long thực hiện những màn văn nghệ đặc sắc cho các kỳ đại hội vừa qua. Âm nhạc là lời ngân cao của những xúc cảm, ước mơ sâu lắng nhất.

Một lần nữa, trong buổi hội ngộ 2017 tại Montreal của đại gia đình Gia Long, xin hãy cùng nhau cất cao lời ca, ngọt ngào lời thơ, nhịp nhàng điệu múa để vinh danh tình yêu Gia Long, tình non nước ngàn đời thiết tha.

Trân trọng kính chào quý Thầy Cô cùng các nữ sinh Gia Long và hẹn gặp kỳ Đại Hội Gia Long Thế Giới 2017.
BAN VĂN NGHỆ

Đặc San
http://dhgltg2017.org/dacsan.html

Xin liên lạc với Ban Báo Chí ĐHGLTG 2017.
Lien Lạc
http://dhgltg2017.org/lienlac.html

Link của website DDHGLTG8:
http://dhgltg2017.org/
http://dhgltg2017.org/daihoi8.html
http://dhgltg2017.org/ghidanh.html
http://dhgltg2017.org/dulich.html
http://dhgltg2017.org/vannghe.html
http://dhgltg2017.org/dacsan.html
http://dhgltg2017.org/huongdan.html
http://dhgltg2017.org/lienlac.html

Ban Tổ Chức
1- Ban Cố Vấn:
• Tất cả quý Giáo sư địa phương với sự hỗ trợ của quý Giáo sư trên thế giới.
2- Ban Điều Hành:
• Cấn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Kim Chi

EMAIL LIÊN LẠC:
• Báo Chí: dhgl8.baochi@gmail.com
• Văn Nghệ: dhgl8.vannghe@gmail.com
• Du Lịch: dhgl8.dulich@gmail.com
• Ghi Danh: dhgl8.ghidanh@gmail.com
• Điều Hành: dhgltg8@gmail.com
ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC:
• Cấn Thị Bích Ngọc, điện thoại 1-438-338-6040 (trước 10 PM EST Miền Đông Canada)

*******************************************************************************

Xuân Hạnh Ngộ với Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ 7 ở Hoa Kỳ

Thưa các anh chị,

Chúng ta hình như ai cũng có “một thời để yêu” và “một thời để nhớ”.

Thời học sinh áo trắng là thời gian đáng yêu nhất với những mối tình ngây thơ vụng dại: yêu thầy cô, yêu cô bạn khác lớp, yêu chàng thư sinh áo trắng khác trường v…v…

Theo dòng đời thầy cũ bạn xưa tứ tán bốn phương trời không biết ai còn ai mất. Những kỳ đại hội, những buổi họp mặt là những dịp để chúng ta được gặp lại nhau để tâm sự vắn dài, nhớ lại kỷ niệm xưa hình ảnh cũ.

Xin mời quý anh chị cùng người viết tìm về một thoáng hương xưa qua bài tâm tình dưới đây.  Hy vọng rằng quý anh chị cũng sẽ có được “một thời để nhớ” như người viết.  Smile!

Sương Lam

 

 Xuân Hạnh Ngộ với Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ 7 ở Hoa Kỳ

Đây là bài thứ hai trăm sáu mươi chín (269) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết và phu quân vừa trở về Portland sau khi đi dự Đại Hội Gia Long Thế Giới Lần Thứ 7 với chủ đề Xuân Hạnh Ngộ do Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long Miền Đông tổ chức từ ngày 4-3 đến ngày 4-5-2015 tại Washington DC, thủ đô của nước Mỹ.

Chương trình họp mặt được tổ chức rất chu đáo và huy hoàng tráng lệ với 3 ngày đại hội chi tiết như sau:

1-Tiền Đại Hội (ngày 3 tháng 4 năm 2015)

Thời Gian:   11:00 sáng – 2:00 trưa
Địa Điểm:   Fortune Restaurant
2-Đại Hội (ngày 4 tháng 4 năm 2015)

Thời Gian:   4:30 chiều – 11:30 đêm
Địa Điểm:   Fairview Park Marriott Hotel
Địa chỉ:      3111 Fairview Park Drive, Falls Church, VA 22042, USA

3- Hậu Đại Hội – Du Ngoạn (ngày 5 tháng 4 năm 2015)

Thời Gian: 10:30 sáng – 9:30 chiều Viếng thăm các thắng cảnh vùng WDC

Có khoảng 6 cựu nữ sinh Gia Long ở Portland về tham dự  ĐHGLTG lần này.  Riêng người viết thì lúc nào cũng có phu quân đi kèm “bên em luôn có anh” cho có chút tình đìệu “tuổi không còn trẻ nữa” của chúng tôi và để cùng nàng sống lại tuổi học trò áo trắng ngày xưa. Smile!

Thật tình chúng tôi viếng thăm thủ đô Washington DC lần này với nhiều lý do: vừa đi họp đại hội Gia Long sau hơn 52 năm rời xa mái trường thân yêu ngày cũ, vừa đi thăm các thân hữu QGHC của người viết, vừa gặp mặt thân hữu THĐL của phu quân ở WDC đã từ lâu không gặp, vừa hội ngộ với các bạn văn nghệ mới quen trong Nhóm Cô Gái Việt về tham dự đại hội Gia Long, vừa đi ngắm hoa đào nở nổi tiếng ở thủ đô. Thế là một chuyến du ngoạn “tam tứ tiện việc sổ sách”đấy bạn ạ.  Không đi không được.

Thật rất cảm động khi được gặp lại những thầy cô giáo cũ của trường Gia Long dù có nhiều vị là các thầy cô giáo dạy GL sau khi người viết ra trường năm 1963. Các vị giáo sư GL bây giờ “tuổi hạc cũng khá cao” khiến cho người viết nhớ đến những vị giáo sư cũ như cô Hoa Lâu, cô Diệu Lan, Diệu Chước, Cô Khuê, cô Huởn, thầy Vĩnh Để, thầy Tường Minh, thầy Linh, thầy Lê Kim Ngân v…v. mà người viết là học trò ngày cũ, bây giờ không biết thầy cô ngày xưa đó, ai còn ai mất.   Thời gian qua mau, học trò của các vị giáo sư ngày xưa bây giờ cũng đã là bà nội, bà ngoại hết ráo rồi.

Trái tim tình cảm của người viết lại thêm một lần  xúc động khi nhìn tà áo trắng, áo tím nữ sinh  đặc biệt của trường nữ trung học Gia Long  ngày xưa do quý chị trong ban tổ chức mặc trong ngày đại hội. Hình ảnh này gợi thương gợi nhớ bao kỷ niệm “Một Thuở Gia Long”, tâm tình của người viết sẽ được đăng trong số báo tới nhé. Xin nhớ đón đọc nhé.

Bây giờ người viết xin kể bạn nghe về Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ 7 ở WDC để các cựu nữ sinh GL ở Portland và các bạn Gia Long ngày cũ của người viết không đi dự đại hội biết một tí tị về niềm vui Xuân Hạnh Ngộ này.

Người viết nghĩ rằng vợ chồng chúng tôi đã có phúc duyên gặp gỡ những người bạn rất tốt luôn thương mến, giúp đỡ chúng tôi trong nhiều trường hợp đặc biệt trong cuộc đời này. Xin cám ơn những người bạn tốt này, dù mới sơ giao hay thâm giao, đã làm cho chúng tôi thấy rằng chốn nhân gian này vẫn là nơi chốn của tình cảm yêu thương và quý mến nhau nếu chúng ta yêu mến nhau.

Ngày đầu tiên đến thủ đô Washington DC, vợ chồng chúng tôi và cô bạn KMH được anh chị Cửu Viên và Hồng Thủy, dù chị là dân Trưng Vương, xung phong đến đón hai cô em gái Gia Long đang ngơ ngác ở phi trường Dulles, xong rồi đưa đi ăn uống, dạo phố, đi chơi trong hai ngày đầu đại hội một cách thân tình, thương mến như người trong gia đình.  Tình cảm mến thương này thật làm cho vợ chồng chúng tôi cảm động vô cùng.  Xin một lời cảm tạ tình thương mến của anh chị CV và HT đã dành cho vợ chồng người viết.

Còn niềm vui nào hơn khi gặp gỡ những người bạn mới của Nhóm Cô Gái Việt chỉ biết mặt nhau qua hình ảnh trao nhau trên internet.  Thế là tay bắt mặt mừng! Thế là réo nhau chụp hình chung  với nụ cười duyên dáng để chia sẻ với các bạn khác trong nhóm xem cho vui luôn. Hình như có một cái gì đặc biệt mà ta gọi là “tâm ý tương thông” nên tuy chưa lần nào gặp mặt nhau ngoài đời mà chúng tôi đã nhận ra “phe ta” ngay.  Xin cám ơn cô Quỳnh Hoa, chị Hồng Thủy, chị Ngọc Hạnh, chị Kiều Mộng Hà, chị Ngân Bình, Phương Thúy đã góp nụ cười niềm vui chung với người viết trong chuyến Đông Du năm nay.

Người viết còn có phúc duyên được gặp gỡ những người bạn cũ thuộc phe anh THĐL và phe em thuộc nhóm QGHC.

Xin cám ơn anh chị Di và Thu Cúc thuộc nhóm bạn THĐL phe anh đã dẫn đi ăn Phở 75 nổi tiếng vùng Hoa Thịnh Đốn rồi dẫn về nhà ca hát líu lo vui vẻ bên nhau.  Nhà của anh chị có thể xem như một phòng tập gym thượng hạng đầy đủ các dụng cụ thể thao đấy.  Smile!

Úi chào! Phở 75 ngon và rẻ hơn phở ở Portland, bạn ạ.  Phở 75 chỉ chuyên về Phở mà thôi, không bán các món linh tinh khác ngoài Phở và chỉ nhận trả tiền mặt mà thôi chứ không nhận cà thẻ đâu nhé. Nếu Bạn không có đem theo tiền mặt, xin mời bạn đến rút tiền ở một máy rút tiền đặt sẵn trong tiệm để lấy tiền mặt trả tiền phở.  Hách xì xằng chưa? Tuy nhiên, tiệm phở này không có món ngò gai kèm theo rau quế như người viết đã yêu cầu ở Portland.  Thế là mất một điểm rồi!  Tuy thế, tiệm phở lúc nào cũng đông khách dầu không phải là ngày cuối tuần.  Nghe nói ông chủ tiệm phở 75 rất giàu, có nhiều chi nhánh phở 75 quanh vùng WDC và nhiều cơ sở kinh doanh khác, nhưng rất tiếc là ông đã không sống thọ để hưởng phước với bà vợ trẻ của ông.

Trong niềm vui hội ngộ với nhóm bạn đồng môn QGHC thuộc nhóm bạn phe em, người viết  xin cám ơn anh chị NKHH đã đãi ăn trưa buffet ngon lành tại Hibachi Chantilly ngon và rẻ hơn buffet ở Portland nhiều lắm.  Không ngờ giá cả  ăn phở và ăn buffet ở thủ đô lại rẻ hơn giá cả ăn phở và buffet ở nhà quê tỉnh lẻ Portland, Oregon nhỉ? Lạ thật!

Xin cám ơn anh chị NTPhát đã ân cần đưa đón trong thân tình gia đình trong hai ngày vợ chồng người viết lưu ngụ nơi mái ấm gia đình của anh chị.  Hy vọng sẽ  được xem hình chụp những cây hoa đào đẹp trước nhà anh chị.  Tình cảm dễ thương đó đã làm cho chúng tôi rất cảm động và trân quý.

Cám ơn anh chị Trần Hồng đã khoản đãi một buổi tiệc họp mặt các đồng môn QGHC miền Đông với món tôm hùm và phở gà độc đáo do phu nhân của anh phụ trách. Các nàng dâu QHHC miền Đông còn đóng góp thêm nhiều món ăn ngon lành khác nữa.  Các chị thật là dễ thương và giỏi quá! Chị Oanh Tạ và vợ chồng người viết nhân về dự ĐHGLTG cũng được mời ăn luôn. Đúng là người viết có số được ăn ngon!  Smile!

Đây là lần đầu tiên vợ chồng người viết tham dự đại hội Gia Long thế giới nơi xứ Mỹ. Với hơn 800 người tham dự đã nói lên tình thương mến hoài niệm về kỷ niệm cũ của những cựu nữ sinh Gia Long và sự thành công của ban tổ chức Đại Hội Gia Long Thế Giới lần này.

Ngoài việc phát hành đặc san Gia Long Ngày Ấy và Bây Giờ dầy hơn 300 trang với nhiều bài vỡ giá trị và hình ảnh đặc biệt do các giáo sư GL, cựu nữ sinh GL, thân hữu GL và rể GL đóng góp, được xem như là “tinh thần của Gia Long”, người viết phải công nhận chương trình văn nghệ của đêm đại hội thật là xuất sắc, đầy nghệ thuật và phát huy tinh thần quốc gia cao độ với những màn hoạt cả, màn vũ linh động.  Đúng là “linh hồn của Đại Hội Gia Long Thế Giới.

Ca sĩ Nguyên Khang đã trình bày nhiều bản nhạc thật hay, thật nồng ấm và cũng thật “quậy” theo yêu cầu của quý vị thích chương trình dạ vũ đến nổi quá giờ chương trình ấn định.

Mời xem You tube một màn trình diễn văn nghệ trong ngày ĐHGLTG-  Cám ơn chị NH đã chuyển gửi. Đẹp lắm! Smile!

Youtube SaigondeplamDHGLTG

Dĩ nhiên bất cứ tổ chức sinh hoạt cộng đồng nào cũng có nhiều điều sơ suất ngoài ý muốn nhưng nhìn chung, chúng ta cũng nên thông cảm và cám ơn sự hy sinh công sức và thời gian của ban tổ chức Đại Hội Gia Long Thế Giời kỳ 7 này vì ít nhiều gì ban tổ chức cũng đem lại niềm vui cho nhiều người. Người viết có người bạn nằm trong ban tổ chức đại hội đã phải kéo ông xã vô phụ giúp. Chính mắt người viết đã thấy phu quân của người bạn này chạy tới chạy lui phụ giúp bà xã, còng lưng bưng các thùng đựng thức ăn trưa cho buổi du ngoạn. Xin một lời cám ơn và khen ngợi các “chàng rể Gia Long” này một phát.  Smile! (Hello-SD&NKHH)

Một điều người viết hơi buồn là chưa đủ phúc duyên được ngắm 3000 cội hoa đào Nhật Bản tặng cho  Hoa Kỳ  nở đẹp dọc theo  dòng sông Potomac  như ý nguyện vì năm nay thời tiết  miền Đông quá rét lạnh nên hoa đào không nở kịp vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 như thường lệ.  Nếu chúng tôi ở lại WDC đến ngày 4-11-15 thì sẽ được xem hoa đào nở rộ và hội Hoa Đào hằng năm.  Âu cũng là chưa đủ phúc duyên xem hoa đào! Cũng đành thôi!

Thôi thi xin mời bạn xem tạm hoa đáo nở và cherry blossom Festival qua youtube của cô Nam Anh Ho được post trên youtube nhé.  Xin cám ơn co Nam Anh Ho.

2015 Hoa Anh Đào nở rộ (Peak Bloom)-Washington DC

Bài tâm tình này xin được thay cho lời cám ơn của người viết gửi đến những người bạn tốt mà người viết đã có phúc duyên gặp gỡ trong chuyến Đông Du năm nay.

Cũng xin cám ơn ban tổ chức ĐHGLTG kỳ 7 đã bỏ nhiều công sức và thời gian để đem lại niềm vui hội ngộ và làm sống lại những tình cảm dễ thương một thời áo trắng của những cựu nữ sinh trường nữ trung học Gia Long, trong đó có người viết.

Chúc Bạn nhiều sức khỏe và vạn sự an lành trong cuộc sống.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN269-ORTB 674-41415)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

 

Posted on 04/15/2015

https://suonglamportland.wordpress.com/tag/gia-long/

Xuân Hạnh Ngộ với Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ 7 ở Hoa Kỳ

(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN269-ORTB 674-41415)

 

 

 

Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII – Xuân Hạnh Ngộ

Picture
Đây là website của ĐHGLTG Kỳ VII để quý chị biết chương trình:

http://dhgltg2015.orgPicture

• Trang Chính
• Chương Trình
• Đặc San
• Văn Nghệ
• Du Lịch
• Quà Lưu Niệm
• Khách Sạn
• Ghi Danh
• Liên Lạc
• Danh sách Mạnh Thường Quân
• Sinh Hoạt GLMĐHK
• Thắng Cảnh Thủ Đô


http://gialongmdhk.com/

Tiền Đại Hội

Sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 4, 2015 tại nhà hàng Fortune. Giá vé $35 Mỹ kim/người.
Fortune Restaurant
6249 Arlington Blvd.
Falls Church, VA 22044, USA
1-703-538-3333
1-703-538-3338

Dự thảo chương trình Tiền Đại Hội từ 11:00 AM – 2:00 PM:
o Phân phối vé
o Giới thiệu Hội Đoàn Gia Long và các nhóm Gia Long tham dự
o Đề cử địa điểm ĐHGLTG Kỳ VIII, 2017
o Ăn trưa
o Văn nghệ
o Chụp hình lưu niệm với Thầy Cô, bạn cũ

Đại Hội

ĐHGLTG Kỳ VII sẽ được tổ chức tại Fairview Park Marriott Hotel vào ngày thứ bảy, 4 tháng 4, năm 2015, lúc 6 giờ chiều. Giá vé $95 Mỹ kim/người.
Fairview Park Marriott Hotel
3111 Fairview Park Drive, Falls Church, VA 22042, USA
1-703-849-9400
http://www.marriott.com/hotels/travel/wasfp-fairview-park-marriott

Dự thảo chương trình Đại Hội từ 4:30 pm – 11:30 PM
o Tiếp tân
o Chụp hình lưu niệm
o Nghi thức khai mạc
o Giới thiệu Gia Long Thế Giới
o Tri Ân Thầy Cô
o Trao cờ luân lưu
o DạTiệc
o Văn Nghệ
o Chọn quà lưu niệm

Hậu Đại Hội – Du Ngoạn
Chương Trình Hậu Đại Hội vào ngày 5 tháng 4, 2015:
• Tập họp tại Eden Center lúc 8 giờ sáng
• Khởi hành từ Eden Center lúc 8 giờ 30 sáng
• Trở về Eden Center lúc 6 giờ 30 chiều
• $45/người, bao gồm: ăn sáng (cà phê và bánh giò), ăn trưa (bánh mì và nước uống),

• Di chuyển: Đi bus ngắm hoa đào ven hồ thủ đô và bên sông Potomac, một trong những thắng cảnh đẹp nhứt trên thế giới. Bus cũng sẽ đi qua và cũng sẽ dừng lại tại một số những thắng cảnh tiêu biểu của Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn – Chúng ta sẽ đến Old Post Office trước (Best Observation Tower) – Nhà Bưu Điện Cổ Kính từ lâu đã được giữ gìn như một di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia. Từ tháng 5 năm 2013 đã được công ty Trump xây dựng lại bên trong thành một thắng cảnh khách sạn của DC.

(1) The US Capitol Building, Trụ Sở Quốc Hội, nơi hội họp và làm việc của Thượng Viện và Hạ Viện. Là trung tâm dân chủ của Hoa Kỳ, biểu tượng đấu tranh dân chủ của thế giới tự do.

(2) Washington Monument, Đài Tưởng Niệm Tổng Thống George Washington, vị Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ từ 1789 đến 1796, và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Lục Địa trong cuộc tranh đấu dành độc lập từ 14 tháng 6, 1775 đến 1783 sau khi chiến thắng quân đội Anh và Hiệp Định Paris được ký kết.

3) World War II Memorial (Đài Kỷ Niệm Thế Chiến Thứ II)

(4) Vietnam War, Bức Tường Đen, được xem là đài kỷ niệm chiến tranh có ý nghĩa nhất thế giới, để tưởng niệm Chiến Tranh Việt Nam là cuộc chiến bảo vệ Đông Nam Á trước sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản.

(5) Jefferson Memorial, Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Thomas Jefferson, vị Tổng Thống đã hoàn thành Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

(6) FDR Memorial, Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt, vị Tổng Thống với câu châm ngôn bất tử “The only thing we have to fear is fear itself…” (Điều duy nhất mà mình phải sợ là chính sự sợ hãi).

(7) Martin Luther King, Jr., Memorial, Đài Tưởng Niệm Martin Luther King, Jr. với bài diễn văn nổi tiếng “I Have a Dream” (Giấc Mơ Của Tôi), MLK là nhà lãnh đạo của phong trào dân quyền, đấu tranh cho quyền sống bình đẳng của toàn dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ không phân biệt màu da.

(8) Lincoln Memorial, Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Abraham Lincoln, được xem là vị tổng thống giỏi nhất, đã chấm dứt tốt đẹp cuộc nội chiến Nam Bắc, bắt đầu xây dựng một quốc gia trong thống nhất, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

(9) The Iwo Jima Memorial, The Marine Corps Memorial, Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Thủy Quân Lục Chiến ở Washington, DC là tượng đồng lớn nhất thế giới tạc hình sáu Thủy Quân Lục Chiến can trường dựng cờ Hoa Kỳ trên núi đá Mt. Suribachi trong trận Iwo Jiam. Ba Thủy Quân Lục Chiến đã hy sinh trong cuộc chiến sau đó và ba người còn lại trở về sau chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến. Cả thảy có 7,000 binh sĩ đã tử trận trong trận Iwo Jima, một trận chiến đẫm máu nhất trong quân sử Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

(10) White House, Best House,Tòa Bạch Ốc là nơi cư ngụ của Tống Thống Mỹ.

Sinh Hoạt Bên Lề ĐHGLTG Kỳ VII
Những chương trình dưới đây ngoài trách nhiệm của Gia Long Miền Đông HK và Ban Tổ Chức ĐHGLTG KỲ VII:
1) “60 Năm Cuộc Đời” của GL 73 (niên khóa 1966-1973)
2) “40 Năm” của GL 75 (niên khóa 1968-1975)
3) “Mùa Xuân và Tình Bạn” của GL 79 (niên khóa 1972-1979)

Thể Lệ Ghi Danh
1) Xin dùng Phiếu Ghi Danh dưới đây để ghi tên tham dự ĐHGLTG Kỳ VII trước ngày 15 tháng 1, năm 2015.
2) Nếu cần thư mời, xin liên lạc với GLMĐHK qua email: dhgltg7@gmail.com
Xin cho biết tên họ, ngày sinh, địa chỉ nhà, email, số điện thoại, niên khóa học Gia Long (thí dụ như 1966-1973). Nếu không học hết 7 năm thì xin cho biết học năm nào và cấp lớp (thí dụ như 1968, đệ ngũ).
Ban Tổ Chức sẽ email thư mời.
Ban Tổ Chức sẽ gửi danh sách cựu nữ sinh Gia Long đã được mời đến tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại VN để đối chiếu.
3) Cựu nữ sinh Gia Long hiện cư ngụ tại Việt Nam chỉ nên ghi danh và trả tiền tham dự ĐHGLG Kỳ VII sau khi đã có Visa vào Mỹ. Xin liên lạc với đại diện liên lạc tại VN là chị:
Trần Thị Mỹ Hạnh
Email: myhanh.tran2010@gmail.com
Điện thoại: 09-08-391-376
Phiếu Ghi Danh
• Xin in ra để điền Phiếu Ghi Danh

• Xin in ra để điền Phiếu Ghi Danh
Danh Sách Cựu Nữ Sinh GL Tham Dự ĐHGLTG Kỳ VII
• Bấm vào đây để xem danh sách
Liên Lạc
Ban Tổ Chức ĐHGLTG Kỳ VII
1- Ban Cố Vấn: Gồm tất cả quý Giáo sư địa phương với sự hổ trợ của các Giáo sư trên thế giới.
2- Ban Điều Hợp: Nguyễn T. Thu Anh (GL56), Lý Kim Hà (GL67), Vũ T. Kim Khuê (GL67), Trương Như Nguyện (GL75), Trần T. Phương (GL59)
3- Ban Ẩm Thực: Nguyễn Như Sơn Ca (GL67), Trần T. Phương (GL59)
4- Ban Biên Tập Đặc San: Nguyễn T. Thu Anh (GL56), Thúy Messegee (GL72), Nguyễn Phương Thúy (GL73)
5- Ban Du Lịch: Lý Kim Hà (GL67), Vũ T. Khuê (GL67), Trương Loan Phượng (GL67), Trần T. Tụ (GL64)
6- Ban Khánh Tiết: Vương Bá Diệp (GL65), Trần Hoàng Phượng (GL76)
7- Ban Web site và Liên Lạc: Trần Kim Khánh (GL73), Trương Như Nguyện (GL75), Nguyễn Phương Thúy (GL73)
8- Ban Tài Chánh: Phan Lệ Hằng (GL67), Trần Kim Khánh (GL73)
9- Ban Văn Nghệ: Vũ Ngọc Huyền (GL79), Nguyễn Kim Phụng (GL81)
10- Tổng Thư Ký: Nguyễn T. Chiêu (GL61), Võ T. Lâm (GL61)

Liên lạc qua email:
Ban Liên Lạc: dhgltg7@gmail.com
Ban Biên Tập Đặc San: dhgltg7.baochi@gmail.com
Ban Văn Nghệ: dhgltg7.vannghe@gmail.com
Ban Du Lịch: dhgltg7.dulich@gmail.com

Liên lạc qua điện thoại: Trương Như Nguyện, số 703-503-8685 (trước 10 PM EST miền đông Hoa Kỳ)

Mạng Liên Kết
Gia Long Bắc Cali: http://www.gialong.org/
Gia Long Nam Cali: http://gialongnamcali.org/
Gialong Houston: http://gialonghouston.wordpress.com/
Gia Long Toronto: http://oraclewong0.tripod.com/
Gia Long Úc châu: http://gialongnsw.wordpress.com

4) Cherry Blossoms Festival: The Official Website cho biết chương trình Hội Hoa Anh Đào sẽ bắt đầu từ 26 tháng Ba đến 10 tháng Tư năm 2015 (3/26 – 4/10/2015)
Xin vào webiste để biết thêm chi tiết của chương trình Hội Hoa Anh Đào:
http://www.nationalcherryblossomfestival.org/
Khách Sạn
Fairview Park Marriott Hotel
ĐHGLTG Kỳ VII sẽ được tổ chức tại Fairview Park Marriott Hotel vào ngày thứ bảy, 4 tháng 4, năm 2015, lúc 6 giờ chiều.
Giá vé đại hội $95 Mỹ kim/người.

3111 Fairview Park Drive, Falls Church, VA 22042, USA
1-703-849-9400
http://www.marriott.com/hotels/travel/wasfp-fairview-park-marriott
Giá phòng $84 Mỹ kim/1 phòng/1 đêm (tối đa 4 người) + 12% tax.
Cách đặt phòng:
1) Qua điện thoại: 1-800-228-9290 với Group Rate Code “Gialong High School Alumnae Reunion Room Block”.
2) Qua Internet: http://www.marriott.com/hotels/travel/wasfp-fairview-park-marriott/
Điền Ngày Đến “Check In Date” và Ngày Đi “Check Out Date”. Bấm vào “Special Rates and Awards”. Điền “GHRGHRA” vào Group Code box.
Nếu số phòng dành riêng cho Gia Long đã hết, khách có thể đặt phòng theo giá ấn định của khách sạn.

Hội Hoa Anh Đào 2014 – Washington DC
http://gialongmdhk.com/scenery/2014
Springfield, VA 22151, USA

VI. LIÊN LẠC BAN BÁO CHÍ
Mọi liên lạc với Ban Báo Chí xin gửi đến email: dhgltg7.baochi@gmail.com
Trân trọng cám ơn.
Ban Biên Tập Đặc San
– Mục Linh Tinh: Bạn có thể viết về kinh nghiệm sống, làm việc, tu thân, …
IV. THỂ LỆ NHẬN BÀI
1. Để giúp sự chuẩn bị được chu đáo, xin gửi bài trước ngày 31 tháng 10, 2014.
2. Bài nên gửi ra dưới dạng MS WORD, có đánh dấu tiếng Việt

Post hinh anh DHGLTG ky7 o WDC – trang chủ

Hình ảnh Đại Hội Gia Long Thế Giới kỳ 7 ở Hoa Kỳ

Youtube ĐHGLTG kỳ 7- 2015

1-Tiền Đại HộiGLTG kỳ 7- 2015

Sương Lam Tiền Đại Hội Gia Long Thế Giới 2015 tại W DC

2-  Đại Hội- ĐHGLTG kỳ 7 tại WDC 

Youtube Minh Thu’s Show 6:09 – Saigondeplam  DHGLTG
https://www.youtube.com/watch?v=W_43S1ijylw&feature=youtu.be

Sương Lam Ngày Đại Hội Gia Long  Thế Giới 2015 ở WDC

3- Hậu Đại Hội- ĐHGLTG kỳ 7 tại Washington DC-Họp Bạn QGHC

Sương Lam Hậu Đại Hội Gia Long Thế Giới 2015 ở WDC

Hương Hỏa album ĐHGLTG 2015

1-Hh’s album GL Tien Dai Hoi & Dai Hoi 3&4 thang 4-2015 365 hinh
albums/6138907172966464689/6138911528199477026?cfem=1&pid=6138911528199477026&oid=115572962486586721740

2- GL du ngoạn 5 và 11 tháng 4 370 photos
https://plus.google.com/photos/115572962486586721740?cfem=1

Hoi Ngo GL 73 -2015

Plus Google HopMatGLTGky7-2015 cua Nhat Hung

https://plus.google.com/u/0/107083453647862057018/posts/ePBVuxbFTML?pid=6135721139193764706&oid=107083453647862057018

Post Mot Thuo Gia Long Ngay Ay..Bay Gio

Một Thuở Gia Long Ngày Ấy— Bây Giờ

Hình nhỏ là hình “SL Ngày Xưa” lúc  SL mới vào học Lớp Đệ Thất (Lớp 6).  Hình lớn là hình “SL Bây Giờ” năm 2014  chụp khi đi ăn mừng sinh nhật SL lên chức “Lão Bà Bà” . Smile!

https://lh3.googleusercontent.com/EgfzB5uyd3rGsWCKlGnG1Uuz6dpxoebBfUSjO-mK7ldPYyKjH3OMObAyM96DV_eFZHSw98ZnnZTHmUTH143E16GoZpNynHVikeox-w=w869-h330

***************************************************************************

 

Bài viết, hình ảnh của các cựu học sinh Trường Nữ Trung Học Gia Long

Gia Long Hoài Cổ

Bốn mươi năm mất cái vèo, (1)

Xa trường, cách bạn, trôi theo dòng đời.

Bốn mươi năm, nhớ một thời,

Ngây thơ tuổi ngọc, sáng ngời mắt trong.

Bốn mươi năm, ủ trong lòng,

Tìm mơ, bới mộng Gia Long tuyệt vời.

Một trăm năm trụ giữa trời, (2)

Một trăm năm đã đầy vơi bao tình.

Một trăm năm giữ bóng hình,

Những nàng áo trắng bên hiên, sân trường.

Một trăm năm ắp yêu thương,

Cõi thơ ngày ấy, con đường ngập hoa.

Một trăm năm nữa sẽ qua,

Gia Long vẫn đó còn ta đâu rồi.

Bốn mươi năm chẳng khứ hồi,

Vời trông lưu luyến, tình bồi trăm năm.

 

Nguyễn P. Thúy

November 14, 2012

 

(1)Từ lúc ra trường vào năm 1973 đến 2013 là đúng 40 năm.

(2)Năm 2013, trường Nữ Trung học Gia Long kỷ niệm 100 năm thành lập.

              Sắc Hoa Màu Nhớ 

 

Nhìn hàng phượng nở thắm màu,

Một thời tuổi ngọc từ lâu chợt về.

Đâu trường? đâu bạn? buồn ghê!

Ngậm ngùi ngoảnh lại lối về còn không?

Bao nhiêu ước mộng chưa tròn,

Bao năm phiêu bạt, mất còn những ai.

Chất chồng ngày tháng u hoài,

Còn đâu mái tóc mây dài ngang lưng.

Còn đâu ánh mắt thẹn thùng,

Còn đâu dáng liễu, lưng thon, yêu kiều.

Còn đâu ríu rít thương yêu,

 Những đàn bướm trắng, sáng chiều Gia Long (*).

Bâng khuâng chuyện cũ ngập lòng,

Sắc hoa màu nhớ rực trong nắng vàng.

Ngẩn ngơ nhặt cánh phượng tàn,

Ép vào quá khứ, hành trang cuộc đời.

 

Nguyễn P. Thúy, August 12, 2009

 

(*) Trường nữ trung học Gia Long

Phương Thúy, Chuc Anh ơi,
Nữ sinh Gia Long và nữ sinh Trưng Vương, cô nào cũng xinh đẹp dễ thương hết nên SL đem  cả 2 cô về trang nhà  của SL để khoe với bạn bè SL nhé.  Smile!

2014-03-09 10:19 GMT-08:00 Thuy HA <thuyha12a2@yahoo.com>:

 
 
 
         image
image

Nẻo đường Gia Long

Bao ngày anh đứng đợi em,
Đường Phan Thanh Giản uy nghiêm cổng trường,
Một đàn tiên trắng hạ sơn,
Nao nao trong dạ, mắt dương lên tìm.
Gió vờn áo, nắng lung linh,
Khúc Nghê Thường đã làm tim mù lòa.
Vòng qua Bà Huyện Thanh Quan,
Cổng chùa Xá Lợi tháp cao mái vòng.
Nam mô Phật Quán Thế  Âm,
Cầu duyên tiên nữ giáng trần ba sinh.
Về Ngô Thời Nhiệm tịnh yên,
Lưa thưa dáng ngọc, nón nghiêng thẹn thùng.
Đường Đoàn Thị Điểm cuối cùng,
Tim anh bấn loạn, em đừng vội đi…
Tội anh trồng mãi cây si,
Gia Long em hỡi quay đi sao đành.
Thương dùm anh, tội nghiệp anh, …
Bao ngày chầu chực bên ngoài Gia Long.
Ới em, xinh đẹp tuổi hồng!
 
Nguyễn P. Thúy
 
 March 7, 2014
image

Sinh Hoạt Nhóm Gia Long Toronto- Canada

Sương Lam mời quý anh chị thưởng thức giọng ca của Gia Long Kim Dung ở Toronto- Canada trong một buổi sinh hoạt mừng Xuân

 
 
   
 
Suong Lam Portland has shared a video with you on YouTube
 
 
 
Toi Dua Em Sang Song– Kim Dung
 
Kim Dung sings “Toi Dua Em Sang Song” at the 25th Tet Celebration Gala by the Toronro Gia Long Group, with the participation of dancers Samantha and Christian. Filmed by Thien Vo-Dai, January 12, 2013.
 ÔI ĐƯA EM SANG SÔNG – Kim Dung

http://www.youtube.com/watch?v=gyslN42F4Kw

Mời quý vị cùn g xem những youtube  khác cuả  Nhóm Gia Long Toronto

Họp Mặt Áo Tím Gia Long

http://youtu.be/9HMPc01pa9E

GIA LONG TORONTO MỪNG XUÂN 2012 – HỢP CA “ĐÓN XUÂN”

http://www.youtube.com/watch?v=-DujlCinc2A

GIA LONG TORONTO MỪNG XUÂN 2012 -CON SÁO BẠC LIÊU

 http://www.youtube.com/watch?v=S0zdinsedxA

 http://www.youtube.com/user/imqt35/videos?view=0

MỘT THỜI ÁO TRĂNG – VĂN NGHỆ GIA LONG TORONTO 2013

http://www.youtube.com/watch?v=KnkS7-Rq_0Q

Website GL miền Đông chị PThúy thực hiện rất đẹp . Website chị Sương Lam cũng hay không kém! Thỉnh thoảng GL Toronto có sinh hoạt gì đac biet thì em sẽ gởi cho chị để lưu trữ. Hien tại thì các youtubes coi amateur quá chị SL ui!
Tuy nhien, có mot youtube cải luơng này em thấy đuoc nhieu nguoi coi (hiện có hơn 4000 views), trinh dien trong chuong trinh Gialong Toronto kỷ niệm 25 năm . Tuồng này có chị Mỹ Huong (bạn thân cua chị Sao Khuê đóng).
Chúc chị vui khoẻ luon nhé .
Em, KD.

https://www.youtube.com/watch?v=CfRhFLNpWZA

Xin cám ơn Nhóm Gia Long -Toronto Canada

SL

 
 
 
 
 

Sinh Hoạt Nhóm Gia Long Nam Cali

Trang Chính Website Gia Long Nam Cali

http://www.gialongnamcali.org/index.htm

 

 Sinh hoạt Gia Long Nam Cali

http://www.gialongnamcali.org/sinhhoat.htm

 

Trang GL Videohttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

GL Nhắn Tinhttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

Bản Tin Gia Longhttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

Gia Long Nam CA Thăm Viện Dưỡng Lãohttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif
Mừng Sinh Nhậthttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

GiaLongNamCali.org

http://www.gialongnamcali.org/

 HỘI ÁI HỮU CỰU NỮ SINH GIA LONG NAM CALIFORNIA

(Gia Long Alumnae AssociationSouthern California)

(California NonProfit Corporation #2448875)

9353 Bolsa Ave. #M47, Westminster, CA 92683

Email: hoiaihuugialongnamcali@gmail.com, Website: gialongnamcali.org

 

 

 

 








 

 

Trang GL Videohttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

GL Nhắn Tinhttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

Bản Tin Gia Longhttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif

Gia Long Nam CA Thăm Viện Dưỡng Lãohttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif
Mừng Sinh Nhậthttp://www.gialongnamcali.org/images/new.gif
Hội Ngộ 7/18/2010
  — pn: Nguyễn Tất Đạt
  — pn: Nguyễn Pháp
  — pn: hmh
Họp Mặt 5/16/2010
Họp Mặt 3/15/2010
Picnic Hè-9/8/2009
Tưởng Niệm 30-04-2009
Họp Mặt Thầy Cô tại Việt Nam

(Đặng Yến)

(Nguyễn Mai)

Họp Mặt Tân Niên  Tân Sửu

(hmh)

(NM,NP,TB)

Gia Long Khắp Nơi
Tang Lễ Cố GS Dành và Cố GS Tạt (hình ảnh của GL Hồng Phương)

Tin Tức Mới Nhất

Sinh Hoạt Nam CA

http://www.gialongnamcali.org/images/Bouquets/207835.gif

   
     

Home
Giới Thiệu
Tin Tức
Sinh Hoạt
Liên Lạc
Dây Thân Ái
Thơ Văn Nhạc
Diễn Đàn

 
 

Gia Long Đó Đây :

Gia Long Bắc Cali

Gia Long Úc Châu

Gia Long Toronto

Gia Long Houston

Gia Long 1968

 

Các Trường Bạn :

Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương

Hội Ái Hữu Trung Học Lê văn Duyệt

Hội Ái Hữu Petrus Ký

Nhóm Thân Hữu Petrus Ký

Hội Ái Hữu Trung Học Mạc Đĩnh Chi

Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Võ Trường Toản

         
 

Home | Giới Thiệu | Tin Tức | Sinh Hoạt | Liên Lạc | Dây Thân Ái | Thơ Văn Nhạc | Diễn Đàn

Ban Chấp Hành

Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long Nam Cali

Nhiệm Kỳ 2012-2014

 

Ban Ẩm Thực:

Chung Kim Huê

Ban Báo Chí:

Từ Ngọc Lệ

Ban Du Lịch:

Võ Thu Loan

Ban Khánh Tiết:

Rios Thủy

 

 

Ban Liên Lạc:

Lê Phương Lan

Ban Tiếp Tân:

Lại Thị Tuýt

Ban Xã Hội

Dương Thị Vân

Ban Văn Nghệ:

Phan Thu Nga (T)

Nguyễn Ngọc Quỳnh (P)

 

Phụ Trách Website:  Hoàng Mỹ Hương

 

 

Ban Chấp Hành

Hội Trưởng:

Vương Hồng Loan

Phó Nội Vụ:

Phạm Liễu Chi

Phó Ngọai Vụ:

Đinh Minh Thu

Tổng Thư Ký:

Phan Ánh Tuyết

Phó Tổng Thư Ký:

Nguyễn Thị Hạnh

Thủ Quỹ:

Phan Tuyết Nhung

Phó Thủ Quỹ:

Trần Tuyết Nga

 

 

 

 

This site was last updated 11/21/12

 

Home | Giới Thiệu | Tin Tức | Sinh Hoạt | Liên Lạc | Dây Thân Ái | Thơ Văn Nhạc | Diễn Đàn

Youtube Gia Long -Những Tà Áo Tím (1) 1:01:51 652 views

https://www.youtube.com/watch?v=btKfqnMtgMc
Published on Oct 19, 2014
Dạ tiệc Những Tà Áo Tím do Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long Nam California tổ chức tại Garden Grove, CA ngày 5 tháng10 năm 2014, mục đích giới thiệu Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ 2014-2016.
Dạ tiệc có phần nhớ ơn Thầy Cô và chương trình văn nghệ phong phú với tiết mục tưởng niệm Nḥạc Sĩ , Nhà Đấu Tranh Việt Dzũng
rất cảm động.

Gia Long – Những Tà Áo Tím Nam CA 2014 (2) 1:11:04 569 views
https://www.youtube.com/watch?v=L2iHOtI1JX0

Published on Oct 20, 2014
Phần 2 Dạ Tiệc Những Tà Áo Tím.
Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long Nam California, Nhiệm Kỳ 2014-2016 tổ chức tại Garden Grove CA, ngày 5 tháng 10 năm 2014.

Gia Long , Những Tà Áo Tím 2014 (3) 1:05:32 457 views
https://www.youtube.com/watch?v=1xwQJj3w4s4

Published on Oct 21, 2014
Phần kết Dạ Tiệc Những Tà Áo Tím do Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long Nam California Nhiệm Kỳ 2014-2016 tổ chức tại Garden Grove, ngày 5/10/2014.

 

Sinh Hoạt Nhóm Gia Long Bắc Cali

 Trang Nhà của Gia Long Bắc Cali

 http://www.gialong.org/index.html

 Gia Long Bac Cali

 http://www.gialong.org/

http://www.gialong.org/2013_page/2013_HopMatXuanGiaLong.html

 

 

Địa chỉ liên lạc: P.O. Box 641202, San Jose, CA, 95164-1202

Điện thư: GialongBacCali@yahoo.com

 
       

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

    Thưa quý vị cựu Giáo Sư, các chị em cựu nữ sinh Gia Long thân mến,

    Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long Bắc California thân ái kính mời quý vị đến viếng thăm trang nhà của Hội.  Mục đích của trang nhà là trình bày những hoạt động đã qua và giới thiệu các mục tiêu kế tiếp hầu đạt được chủ trương của Hội là phát triển về cả hai mặt: kết chặt tình thân giữa các hội viên và phát huy sinh hoạt cộng đồng.

    Ngày nay, dù đã rời xa ngôi trường yêu dấu, các giáo sư và học sinh Gia Long vẫn thường xuyên liên lạc với nhau để duy trì tình đồng môn và nghĩa thầy trò.  Chúng ta đã thành lập hội ái hữu mang tên ngôi trường xưa ở khắp mọi nơi trên thế giới.  Hoạt động giáo dục ngày trước nay được đổi thành hoạt động văn hóa và xã hội hầu tiếp tục sứ mạng mở mang kiến thức, trau giồi công dung ngôn hạnh và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Kính mời quý vị cựu Giáo Sư và các chị em cựu nữ sinh Gia Long đóng góp ý kiến, bài vở, và hình ảnh để trang nhà của chúng ta ngày càng phong phú về nội dung và hình thức.  Xin liên lạc về điện thư GiaLongBacCali @ yahoo.com. Cũng xin thân ái mời các hội ái hữu bạn và tất cả quý vị bước vào khuôn viên Gia Long để tìm hiểu lịch sử ngôi trường nữ đã hiện hữu gần một thế kỷ nay và cùng thưởng lãm các công trình văn hóa của các cựu giáo sư và cựu nữ sinh Gia Long.

    Thân ái,

    Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu
    Cựu Nữ Sinh Gia Long Bắc California

    Nhiệm kỳ 2012-2014

 

 Sinh Hoạt Nhóm Gia Long Miền Đông nước Mỹ

Gia Long Mien Dong Hoa Ky NGAY CUA ME 5 2011

https://picasaweb.google.com/115572962486586721740/GiaLongMienDongHoaKyNGAYCUAME52011

Gia Long Cho Tet Cao Nien 2013

https://picasaweb.google.com/115572962486586721740/GiaLongChoTetCaoNien2013

 Gia Long Mother’s day 5-2013

https://picasaweb.google.com/115572962486586721740/GiaLongMotherDay_5_2013

 Gia Long Pinic Hè  8-2013

https://picasaweb.google.com/115572962486586721740/GiaLongPicnicHe2013?feat=content_notification

Gia Long Mien Dong Ra Mat BCH 12-14

https://picasaweb.google.com/115572962486586721740/GiaLongMienDongRaMatBCH1214

 Website  Gia Long 73  (1966-1973)

 của  GL Phương Thúy

 Xin mời quý bạn vào xem sinh hoạt của Nhóm Gia Long 73 do GL Phương Thúy ở Miền Đông thực hiện

http://gialong73.jigsy.com/

header photo

Gia Long 73 Website

Website này được thành lập cho các cựu nữ sinh Gia Long 73 thuộc niên khóa 1966-1973. Mục đích chính là để thông tin về Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII sẽ được tổ chức tại Washington DC vào năm 2015 và mừng sinh nhật “60 Năm Cuộc Đời” của Gia Long 73 được tổ chức cùng một lúc.

 

Website sẽ loan báo những dự tính sinh hoạt mừng “60 Năm Cuộc Đời” để các bạn tham dự và đóng góp.  Đây sẽ là một kỷ niệm tuyệt vời và khó quên của Gia Long 73.

 

Rất mong mỏi được gặp các bạn tại ĐHGLTG Kỳ VII năm 2015.

 

Tin Mới Nhất

Từ Sydney, Autralia, Gia Long Miền Đông Hoa Kỳ đã vinh dự nhận cờ Luân Lưu từ Ban Tổ Chức Đại Hội Gia Long Thế Giới (ĐHGLTG) Kỳ VI. 

Tin sơ khởi cho biết ĐHGLTG Kỳ VII sẽ được tổ chức vào dịp Lễ Hội Hoa Anh Đào tại Washington DC.  Lúc đó thủ đô sẽ tưng bừng, lộng lẫy với rừng hoa Anh Đào và ngàn hoa xuân khác.  Đây là một dịp du xuân, thưởng ngoạn cảnh đẹp của thủ đô với Capitol, Monument, và Museums, trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

 

Theo Cherry Blossoms Festival Official Website thì chương trình Lễ Hội Hoa Anh Đào từ 26 tháng Ba đến 10 tháng Tư năm 2015 (3/26 – 4/10/2015)

Xin vào webiste để biết thêm chi tiết của chương trình Lễ Hội Hoa Anh Đào: 

http://www.nationalcherryblossomfestival.org/

 

Hoa Đào Năm Trước …

Gia Long <glmiendonghk@yahoo.com>
To: glmiendong <glmiendonghk@yahoo.com>; “dhgltg7@gmail.com” <dhgltg7@gmail.com>
Sent: Sunday, March 9, 2014 11:16 PM
Subject: Website của Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII (ĐHGLTG Kỳ VII) tại Washington DC

 

Kính thưa quý cựu Giáo Sư, nhân viên và nữ sinh Gia Long,

 

 GL miền đông HK trân trọng gửi đến quý cựu Giáo sư, nhân viên và nữ sinh Gia Long website của ĐHGLTG Kỳ VII:

 http://dhgltg2015.org/

http://gleastusa.jigsy.com/

 

Website này sẽ là phương tiện phổ biến những tin quan trọng liên quan đến việc tổ chức và tham dự Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII tại Washington DC vào tháng 4, 2015. Website sẽ được cập nhật thường xuyên khi có tin mới nhất.

 

 GL miền đông HK hân hoan chào đón quý cựu Giáo sư,  nhân viên và nữ sinh Gia Long tại ĐHGLTG KỳVII, 2015 để cùng nhau mừng “Xuân Hạnh Ngộ”.

 

 Trân trọng,

 

Ban Tổ Chức ĐHGLTG Kỳ VII
dhgltg7@gmail.com

Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII – Xuân Hạnh Ngộ

(Tên trường “Gia Long” là tên ghép của Gia Định và Thăng Long Thành)

header photo

 
 

Sinh Hoạt N

Thư Ngỏ

     Tháng Tư, trời mới vào xuân, thời tiết mát rượi, trăm hoa khoe sắc, cỏ non xanh mơn mởn.  Hoa anh đào nở rộ, kín mít một vùng quanh Tidal Basin và Jefferson Memorial, dưới chân Washington Monument, rồi lan ra cả những Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh, Quốc Hội và Bảo Tàng Viện…   Những cành hoa anh đào trĩu nặng, sà xuống thật gần, mầu hoa phơn phớt hồng như đôi má gái xuân thì, đôi lúc chợt bừng lên rực rỡ dưới ánh nắng mai.
      Khách du xuân lững thững đi theo lối hẹp quanh co, ven bờ hồ, tưởng như mình đang lạc cõi Đào Nguyên của Lưu Thần, Nguyễn Triệu, ngàn năm về trước.  Khách mải mê tìm bóng dáng tiên nữ chốn thiên thai đang lẩn khuất ẩn mình đâu đó giữa rừng hoa bạt ngàn.  Một làn gió xuân se lạnh chợt đến đủ làm cả rừng hoa xao động.  Cơn mưa hoa ào ạt đổ xuống trong phút chốc che kín đường về, phủ ngập lối đi, nổi bồng bềnh trên mặt hồ.  Khách ngơ ngẩn trước vẻ đẹp thu hồn nhưng ngắn ngủi, mau tàn tựa kiếp nhân sinh, và nhận thức được những phút giây hiện tại là đáng quý, phải tận hưởng, nhất là những giây phút xum họp của đại gia đình Gia Long tại ĐHGLTG Kỳ VII.
     Với bao nôn nao, háo hức Chị Em GL trên khắp thế giới đang mong gặp lại nhau, được hàn huyên với những bạn học thời niên thiếu cùng những thầy cô kính mến đã bao năm miệt mài rèn luyện đám học trò cho nên người.  Xuân Miền Đông Bắc tại thủ đô của cường quốc Mỹ thật lộng lẫy, tưng bừng cộng thêm tình GL hạnh ngộ đang rạo rực trong lòng các Chị Em, thiết tưởng không có gì hoàn hảo, hạnh phúc hơn!  Hãy mau kíp lên đường về đây để cùng nhau đón mừng “Xuân Hạnh Ngộ 2015”.
GLMĐHK

Tiền Đại Hội

Sẽ được tổ chức vào ngày 3 tháng 4, 2015 tại nhà hàng Fortune.  Giá vé $35 Mỹ kim/người.
Fortune Restaurant
6249 Arlington Blvd.
 Falls Church, VA 22044,  USA
 

Đại Hội

ĐHGLTG Kỳ VII sẽ được tổ chức tại Fairview Park Marriott Hotel vào ngày thứ bảy, 4 tháng 4, năm 2015, lúc 6 giờ chiều.  Giá vé $95 Mỹ kim/người.
Fairview Park Marriott Hotel
3111 Fairview Park Drive, Falls Church, VA 22042, USA
 

Hậu Đại Hội

Sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng Tư, 2015. Chi tiết sẽ được thông báo sau.
 

Sinh Hoạt Bên Lề ĐHGLTG Kỳ VII

1) Mừng “60 Năm Cuộc Đời” của GL 73 (niên khóa 1966-1973)
2) Kỷ niệm “40 Năm” của GL 75 (niên khóa 1968-1975)
3) Cherry Blossoms Festival: The Official Website cho biết chương trình Lễ Hội Hoa Anh Đào sẽ bắt đầu từ 26 tháng Ba đến 10 tháng Tư năm 2015 (3/26 – 4/10/2015)
Xin vào webiste để biết thêm chi tiết của chương trình Lễ Hội Hoa Anh Đào: 
 

Hội Hoa Anh Đào ở Washington DC

 

 

Nhóm Gia Long Úc Châu

  Đại Hội Gia Long Thế Giới 2013 ở Úc Châu

PHỎNG VẤN BAN ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ VI — Tháng 9/2013 — SYDNEY — ÚC CHÂU

http://www.youtube.com/watch?v=xo6W3T7D1xo

Đại Hội GIA LONG Thế Giới Kỳ 6 2013 Sydney, Úc Châu “TRĂM NĂM ÁO TÍM – GIA LONG” (1913 – 2013

https://www.youtube.com/watch?v=cMuNaOlRRxc#t=10

DAI HOI GIA LONG THE GIOI KY VI – 2013 – SYDNEY – UC CHAU

https://www.youtube.com/watch?v=nx58NEPXL7c

SBTN SYD – SHCĐ: ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI

https://www.youtube.com/watch?v=nX6DWdIkCT8

Published on Sep 7, 2013

SBTN ÚC CHÂU THỰC HIỆN: SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG – PHÓNG VIỆN TUYẾT LÊ PHÒNG VẤN CHỊ LÊ KIM YẾN HỘI TRƯỞNG HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC GIA LONG VỀ ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ 6.SBTN SYD SHCĐ ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI PHẦN 2ttps://www.youtube.com/watch?v=cmxo73j_PKs

SBTN SYD SHCĐ ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI PHẦN 3

https://www.youtube.com/watch?v=AMdOFjX8RuA

Published on Sep 11, 2013

SBTN ÚC CHÂU THỰC HIỆN: SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG – PHÓNG VIỆN TUYẾT LÊ PHÒNG VẤN CHỊ BÍCH NGÂN (BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI) – HỘI ÁI HỮU TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC GIA LONG VỀ ĐẠI HỘI GIA LONG THẾ GIỚI KỲ 6.

Trang nhà của Gia Long Úc Châu

http://gialongnsw.wordpress.com/

Trang Nhà Đại Hội Gia Long  kỳ VI ở Úc 2013

http://www.dhgltgkyvi2013.org.au/

 Thông Báo – Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VI – 2013

Kính gởi quý Thầy Cô và quý chị em cựu nữ sinh Gia Long,

Ban Tổ Chức Đại Hội Gia Long Thế Giới 2013 xin chân thành cảm ơn sự hưởng ứng nồng nhiệt từ quý Thầy Cô và quý chị em Gia Long cùng gia đình và thân hữu khắp nơi đối với Đại Hội Trăm Năm Áo Tím – Gia Long.

Ban Tổ Chức Đại Hội xin thông báo đã hết hạn cho việc ghi danh tham dự Đại Hội tại Sydney vào tháng 9 năm nay. Hiện nay chỗ ngồi trong ngày Đại Hội chính và nhiều chuyến du lịch hậu Đại Hội đã hết chỗ. Khách sạn gần nhất, Travelodge Bankstown cũng đã không còn phòng trống trong những ngày Đại Hội, gây trở ngại cho các quý vị chưa kịp đặt phòng. 

Hiện nay Ban Tổ Chức chỉ còn vé cho ngày tiền Đại Hội, 20 tháng 9, và chuyến du thuyền trên vịnh Sydney chiều ngày 22 tháng 9, 2013.

Trước khi đến Úc, quý Thầy Cô và quý chị từ các quốc gia ngoài Úc Châu (trừ New Zealand) cần xin visa vào Úc theo hướng dẫn sau:

http://www.dhgltgkyvi2013.org.au/ghi-danh/huong-dan-visa-vaouc 

Trân trọng,

Ban Điều Hành ĐHGLTG 2013

Ngày 11 tháng 8 năm 2013.

Email: gialongnsw@yahoo.com.au

Website: www.gialongnsw.wordpress.com

Website Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VI:  www.dhgltgkyvi2013.org.au

Phone: Australia: 0402 779 588 – Overseas: +61402779588

Phụ Lục

Tham Khảo – Tra Cứu

Đọc Vui & Suy Nghĩ

Sydney Trains Timetables

Tự Điển Các Nước

Mã Số Điện Thoại Các Quốc Gia

Lịch Việt Nam

Tiểu Sử Các Nhân Vật Nổi Tiếng

Sách Kỷ Lục Thế Giới Guinness

17 thoughts on “Một Thuở Gia Long

  1. “Sương Lam mời quý anh chị thưởng thức giọng ca của Gia Long Kim Dung ở Toronto- CanaNda trong một buổi sinh hoạt mừng Xuân”

    >>Dạ chào chị Sương Lâm,

    Đang đi tìm vài hình ảnh nữ sinh trung học thời VNCH trước 1975, thì mới vừa google vài cái lại lọt vô trang này. Lại cũng mới vừa lướt sơ mới mấy hàng thì thấy câu trích dẫn bên trên có đánh máy dư một chữ “n” trong chữ CANADA. Cho nên, sẳn thông báo cho chị biết để sửa, và cũng để nói lên cái cảm giác thích thú khi gặp được lại những hình ảnh của thời tự do no ấm của VNCH trong trang blog của chị. Blog của chị đẹp lắm.

    Kính chị,

    hoangkybactien,

    (Em chỉ là một bạn đọc qua đường thuộc thế hệ đàn em của chị.) 🙂

    • Cám ơn hoangkybactien đã dừng chân nơi trang Một Thuở Gia Long.
      Đây chỉ là một trang nho nhỏ lưu lai hình ảnh và cảm nghĩ của một người muốn tìm lại kỷ niệm về một ngôi trường mà SL đã có theo học thuở còn là một nữ sinh trung học.
      Bây giờ không còn trẻ nữa nên hình như ai cũng thích tìm lại kỷ niệm xưa, hình ảnh cũ.
      Cũng cám ơn hoangkybactien đã đọc kỹ bài viết và đã giúp SL sửa chữa những sai lầm vì tuổi già mắt kém không nhìn ra. Smile!
      Xin được gọi hoangkybactien là em vì theo như em nói thì em thuộc thế hệ đàn em của SL nhế.
      Em hiện giờ sinh hoạt ở nơi đâu? Có phải ở Úc đang tổ chức Đại hội Gia Long Thế Gìới vào tháng 9 này không?
      Chúc em vui khỏe.
      SL

  2. Trich: “Học hết lớp năm, mới được lên lớp tư và cứ tuần tự lên lớp ba, lớp nhì, lớp nhất mỗi năm, nếu có học lực trung bình thi đậu kỳ thi cuối năm, đừng có làm biếng học thì sẽ bị ở lại lớp ngay.”

    >>Thưa chị,

    Hình như trong câu trích dẫn trên không được rõ ràng lắm. Có phải ý chị muốn nói là “nếu học trung bình, nhưng thi đậu cuối năm, và học hành chăm chỉ thì sẽ KHÔNG bị ở lại lớp.” phải không ?

    Nghĩa là nếu sức học trung bình, nhưng chăm chỉ và thi đậu cuối năm thì phải được lên lớp chứ, đúng không chị? 🙂

    Bài chị hay lắm! Đọc thích lắm. 🙂

    Kính chị

  3. Chào chị Sương Lam,

    Cảm ơn chị đã hồi đáp comment của em. Em cũng ở Mỹ này chớ không phải Úc. Và em cũng đã từng đến Portland, Oregon. Portland và Seatle là hai trong số những thành phố đẹp nhất Bắc Mỹ này mà em thích. Em đã từng lái xe từ dơntown Portland chạy dọc theo bờ sông Columbia, trên xa lộ I-84, cho đến thượng nguồn, rồi băng qua Idaho về midwest. Phải nói phong cảnh đẹp tuyệt vời…

    Đâu đó trên trang web của chị có nói đến vườn hồng (Rose Garden) ở Portland, làm em liên tưởng đến Butchart Garden ở Victoria, British Columbia Province của Canada. Không xa Portland mấy, chừng 200 miles thôi. Em đoán là chị đã có đi qua vườn này, phải không? Vườn này đẹp lắm, nhưng không biết giá vé vô cửa bây giờ bao nhiêu? Chắc là không rẻ rồi 🙂

    Trang blog của chị có nhiều bài vở về thiền, chị đến với thiền tông được bao lâu rồi? Chắc là gặt hái được ít nhiều công phu cho nên thấy chị hình như là một Big Fan của thiền! 🙂

    Chị biết thầy Goenkaj từ khi nào? Thầy Goenkaj dạy Vipassana [giòng thiền của Hòa Thượng Ledi, U Ba Khin của Miến Điện] chứ không phải thiền của Bắc Tông….

    Comment hơi dài rồi, thôi để kỳ sau.

    Kính chị,

    P/S: Thưa chị, lúc chị thi tú tài 2 thì em còn nhí lắm…còn đang mặc tả!!! 🙂

    • Hoangkybactien ơi,
      Xin cho SL gọi hoangkybactienl là em cho có chút thân tình tỉ muội GL nhé. Smile!
      Chị SL chỉ mới gieo duyên với Thiền và Phật Pháp nên em đùng hỏi chị nhiều về Thiền , e chị sẽ “tảu hỏa nhập ma” mất, em ạ! Chị thích đọc chuyện Thiền hơn là thực hành Thiền vì chị chưa có phúc duyên này.
      Chị ở Portland, OR có vườn hồng đẹp nhất đối với chị vì đó là nơi thử nghiệm các loại hồng trên thế giới. Nếu em rảnh thì vào xem các youtube và đọc bài viết về Portland của chị nhé.
      Chị cũng đã đi ngắm hoa ở Butchart Garden nhiều lần rồi. Em vô Google Search vê vườn hoa này sẽ biết giá vào cửa bây giờ là bao nhiêu. Lâu quá rồi chị cũng không nhớ nữa. Già rồi! Smile!
      Em đã tới Portland rồi và đã đi xuyên bang nữa! Nhất em rồi đấy! Chị chưa có dịp đi theo kiểu em vì chị “hổng còn trẻ nữa” em ui! Cả ông tài xế của chị nữa, nên lái xe đường xa mệt lắm.
      Chúc em vui nhiều nhé.
      SL

      • Kính chị Sương Lam,

        Cảm ơn chị đã hồi đáp cho em. Em nói chuyện cho vui chứ em cũng biết do chị kể bên trên là xong tú tài năm 1963 thì em đoán là chị sinh cở năm 1945 hay 1944 gì đó, tức là cở tuổi của ca sĩ Khánh Ly (sinh 1945). Như vậy là cũng sắp “thất thập cổ lai hy” rồi. 🙂

        Đọc hồi đáp thứ ba này của chị, em có cảm giác như là chị là người đã tu tập nhiều năm. Lời văn trong sáng, thành thật, và nhẹ nhàng êm dịu. Có lẽ trong tiền kiếp và trong kiếp này chị đã tu nhiều. Em thật lòng nghĩ vậy chứ không phải khen suông chị đâu. Vì em nghĩ rằng muốn biết một người nấu ăn ngon hay không, thì ta phải ăn thử đồ của họ nấu. Còn muốn hiểu người thì đọc vô văn của họ (không hoàn toàn chứ cũng biết phần nào) phải không chị? Đó cũng là tại sao ngày xưa các vị tổ hay ra công án hay câu hỏi để thăm dò công phu hay tư chất của học trò.
        Người ngộ đạo chỉ nói vài lời là vị thầy biết ngay. Còn người chưa ngộ thì cứ bám vào dòng tư tưởng để trả lời, cho nên vị thầy cũng biết ngay thôi.

        Chị nói chị thích đọc chuyện thiền hơn là thực hành thiền. Như vậy là chị đi đúng đường rồi ! Nghĩa là chị đang tập thiền mà chị không biết đó thôi. Theo em đoán, với chị thì “thiền” là phải ngồi xếp bằng rồi nhắm mắt lại phải không? Nhiều người nghĩ “thiền” là như vậy đó chị ! 🙂

        Em thấy chị sưu tầm nhiều câu chuyện về thiền trên blog này. Vì chị có nhân duyên với Phật pháp nên em xin phép trước là sẽ viết những comments ngắn bên dưới để chia sẻ với mọi người những suy nghĩ của mình.

        Chúc chị ngày sáu thời an lành,

        Kính chị,

        em hoangkybactien 🙂

  4. Em HKBT thân mến,

    Em khen chị thì chị mừng chứ thật ra chị cũng chưa thực hành Thiền một cách rồt ráo theo những lời hướng dẫn mà chị đã đọc được trong các kinh sách, báo chí.
    Chị vẫn nghĩ chuyện gì cũng phải hội đủ duyên lành mới phát triển tốt đẹp được, em ạ.
    Chị không nghĩ Thiền là bắt buộc phải ngồi xếp bằng nhắm mắt lại vì dầu có làm như thế mà cái Tâm của mình nghĩ ngợi lung tùng xèng chuyện nọ chuyện kia thì cũng không thể nào Thiền được đâu. Smile!

    Với chị, khi chị làm một việc gì , chị để hết tâm trí vào việc đó và biết mình phải làm gì để việc đó đạt đưọc kết quả đẹp. Đó là một cách thực tập Thiền của chị.
    Chị rất thích nghệ thuật xếp giấy Origami của Nhật vì khi mình muốn xếp hình một con swan thì mình phải để hết tâm trí vào việc xếp hình con swan đó như thế nàò, không nghĩ đến chuyện khác nữa để hoàn tất con swan đẹp đúng ý của mình.
    Ý mà thôi, mình bàn về Thiền ở đây, coi chừng có người đang cười mỉm chi khi thấy hai chị em bàn bạc đấy. Chị ngưng nhé để còn vào xem tivi với chàng kẻo chàng buồn. Smile!
    Chúc em vui khỏe nhé.

    Chị SL

  5. Pingback: Mừng tuổi 2 năm của trang nhà Suonglamportland.wordpress.com | suonglamportland

  6. Dear Chị Sương Lam
    Hôm nay tình cờ đi tìm tin tức của GLTG kỳ 2015 tổ chức ở miền Đông Hoa kỳ, lại vào đọc được blog của c. SL, thích quá. Để em tự giới thiệu cho 2 chị em làm quen nhé. EM tên Ánh Nguyệt, GL 66-73, B2 chị ạ, Gia đình em có 6 chi ẹm gái đều học GL, chị lớn sinh 1945 tên Anh Minh và chị Anh Đào sinh 1947, ko biết chị nào cùng thời với chị SL và có khi mấy chị biết nhau hổng chừng.
    Ở tuổi chị mà còn viết lại vach vách kỷ niệm từ thời tiểu học, học ở đâu , làm gì, công nhận là trí nhớ chị rất tốt, hèn gì chị học Ban A (Vạn vật, fải học bài nhiều mà)
    Có những điều HKBT noi roi, em ko noi lại nữa em chỉ muốn kể với chị năm 2004 em có đến Portland duoc 2 tuần, dịp đó có chương trình tham quan hoc tập về MT do trường DH Portland tài trợ, nên em có dịp đến đó vào khoảng cuối tháng 11, 2004, vậy mà năm đó có tuyết sớm, Prof MArcus cho đi chơi tuyết ở núi gì đó (sorry, em quên tên rồi, tệ ghê chưa, do vậy em mới nói chị có trí nhớ quá tốt). Em bị đau khớp, chân yếu, nên ko leo lên đồi chơi tuyết với Đoàn duoc, mà chỉ đứng ở dưới ngắm tuyết…Buồn!!! mà đây ko phải là lần đâu tiên thấy tuyết, năm 87=88 học ở bên Nga em cũng đã thưởng thức tuyết dày đến đầu gối rồi đó chị, rồi năm 2000, đi BẮc Kinh vào cuối năm cũng là dịp thấy tuyết sớm, thích ghê….năm 96-98, 2 năm học ở Melbourne em cũng được đi chơi tuyết thiệt là vui
    Chị SL ở POrtland chắc biết DH Portland, chị làm việc trong linh vực nào, mấy buc hình chị chụp hồi xưa đẹp quá, em rất thích, chị có thể cho em nick tren fb hay skype de chi em minh co thể kết nối thường xuyên ko chị? YM cua em la nguyenanhnguyet55, cua chi la suonglam11 phai hon?

    VÀi dòng tâm sự với sư tỷ, mong nhận được phản hồi
    Em Anh Nguyệt

    • Em Ánh Nguyệt thân mến,
      Chị SL gọi Ánh Nguyệt là em nhé cho thấm tình tỷ muội Gia Long vì khi em vào trường GL thì chị đã ra trường rồi. Rất vui khi biết 6 chị em của gia đình em đã cùng học trường Gia Long! Giỏi quá! Có thễ các chị của em cùng học một thời với chị ở GL nhưng hình như chị SL chưa được hân hạnh quen các muội muội này vì các tên hơi lạ lạ với chị.
      Em ở đâu mà có dịp ghé qua thành phố nhà quê tỉnh lẻ Portland của chị vậy hén.?
      Ở Portland có nhiều trường đại học lắm. Chị tốt nghiệp Portland State University ở Portland là một đại học công lập về Social Studies nên chị làm việc về ngành xã hội giáo dục ở Portland được 20 năm thì cáo lão về vườn nấu cơm cho chồng con ăn cho khỏe tấm thân ròm của chị. Smile!
      Chị ăn lương của ông Bush và ông Obama 11 năm rồi . Bây giờ chị là “bà mẹ quê” nên chị không có account Facebook hay Skype gì hết ráo mà chỉ sinh hoạt quanh quẩn trong “tàng kinh các” nho nhỏ của chị va một vài diễn đàn văn nghệ có chút ân tình với chị mà thôi. Smile1
      Em khen chị SL có trí nhớ giỏi thì chị mừng chứ bây giờ chị cũng bắt đâu nhớ nhớ quên quên rồi đấy vì chị tuổi “không còn trẻ nữa” em ạ.
      Ở Portland có nhiều cảnh đẹp đối với chị nhưng chưa chắc đẹp đối với người khác đâu. Ở Portland có núi MT Hood tuyết phủ quanh năm , đẹp như núi Phú Sĩ ở Nhật theo cảm nghĩ của chị. Không biết đó có phải là tên núi em muốn nói hay không.?
      Cám ơn em đã thăm hỏi chị. Khi nào rảnh mời em đi viéng các trang khác của chị ở trang nhà và trang Youtube của chị qua các link dưới đây nhé.
      Sương Lam
      Website: http://www.suonglamportland.wordpress.com
      http://www.youtube.com/user/suonglam
      Chúc an vui,
      Sương Lam

  7. Pingback: Happy Anniversary with WordPress.com- Chân thành Cảm Tạ | suonglamportland

  8. Pingback: Đại Hội Gia Long Thế Giới Kỳ VII- Xuân Hạnh Ngộ 2015 | suonglamportland

  9. Sương Lam thân mến ,
    Tôi biết đuoc Sương Lam qua bài viết trong đặc san Gia Long 2015 ,Nhìn hình tôi thấy quen quá ,theo bài viết thì có nhiều điểm tương đồng . Tôi tên Thanh Liên ,cùng học Gia Long từ 56-63 , cũng đi xe đưa rước học sinh ,Tôi đi xe do chú Ngọ lái chạy từ Bà Chiểu đón tôi rồi rước học sinh dần dần qua đường Võ Di Nguy Phú Nhuận rồi thẳng đến trường . Ở Đệ nhất cấp tôi học Sinh ngữ chính Anh văn ,hình như Để thật tới Đệ Tứ B6 ,lên Đệ nhị cấp tôi học ban B .Nếu Sương Lam học Đệ Nhất A6 thì lớp của Sương Lam kế bên lớp tôi là Đệ Nhất B1 ,ở dãy trước gần Văn phòng Giám Học .Vào trang blog của Sương Lam tôi thán phục quá ,tôi không có nhiều tài như vậy .Bây giờ tôi về hưu ,sống ở tiểu bang Texas ,thì giờ rãnh rồi chỉ biết du lịch chút chút ,vui chơi với cháu ,đan móc….Tôi viết thư này làm quen với Sương Làm ,mong rằng qua Sương Lam tôi được biết tin tức các bạn học cùng thời .Tôi còn giữ nhiều hình ảnh lúc học Gia Long ,nếu có địa chị E mail tôi cothe gởi cho Sương Lam

    Thư đâu chỉ có bấy nhiêu ,Chúc Sương Làm vui khỏe ,mong nhận được tin

    • Thanh Liên thân mến,
      SL mới đi vacation về, còn đang lu bu thanh toán dọn dẹp vali nên trả lời chậm trể, xin TL thứ lỗi nhé.
      Rất vui khi được quen biết thêm một người bạn của “Một Thuở Gia Long” ngày xưa. Smile!
      TL có trí nhớ tốt quá, nhớ được nhiều chi tiết khi còn học GL. SL bây giờ nhớ nhớ quên quên chuyện ngày xưa rồi. SL chỉ còn nhớ những người bạn đặc biệt học các lớp Đệ Nhị và Đệ nhất mà thôi.
      Bây giờ SL đã về hưu, vui với cháu nội, đi du lịch với “tướng công” và viết lách lai rai cho vui với đời mà thôi.
      Email của SL là suonglamt@gmail.com.
      Nếu có gì hay lạ thì TL gửi cho SL xem ké hùn nhé.
      Về phần SL, chắc TL đã vào xem trang nhà này của SL rùi.
      Nếu TL có rảnh thì vào xem thêm trang youtube của SL cho vui. Smile!
      LinkTrangnhavatrangYoutube SL

      Sương Lam
      Website: http://www.suonglamportland.wordpress.com
      http://www.youtube.com/user/suonglam

      Chúc TL nhiều sức khỏe và an vui trong cuộc sống.
      Thân mến,
      Sương Lam

      • TL đến chơi với cháu nội mấy ngày cuối tuần .Về nhà đọc được thư hồi báo của Sương Lam ,TL vui lắm Cám ơn SL nhiều lắm .Trang web của Sương Lam thật đa dạng ,nào thơ , nào nhạc nào hoa cảnh ,gia chánh , còn sức khỏe ,đời sống ,sinh hoạt cộng đồng mục nào cũng rất phong phú . SL thật là người đa tài và chịu bỏ nhiều công sức để đem nguồn vui cho đời ,TL sẽ từ từ thưởng thức ,cảm ơn SL đã chia sẻ .Lúc còn đi học TL dở nhất là môn Văn ,theo học ban B ,sau này làm nghề dạy học ,môn toán .TL định cư ở Austin ,TX từ năm 1990 ,làm việc ở một hãng điện tử ,retired năm 66 tuổi .TL sẽ gởi SL một ít hình ảnh của mình ở Gia Long xem SL có nhận ra không .

        Chúc SL mùa Giáng Sinh vui vẻ ,tràn đầy hạnh phúc bên gia đình yêu thương

        Thân mến
        Thanh Liên

  10. Pingback: Sương Lam mời đọc Người Về từ Đai Hội Gia Long Thế Giới 2019 Houston-Texas | suonglamportland

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.