GiaChánhMẹoVặt


Mẹo Vặt Hữu Ích

I. CHĂM SÓC NHÀ CỬA:

1. Đuổi kiến: Rắc muối ở cửa ra vào, ngách cửa sổ và bất cứ chỗ nào kiến chui vào trong nhà. Lý do là vì kiến sợ không dám bò lên muối.

2. Dập tắt lửa bùng cháy vì dầu mỡ: Nếu lửa bùng cháy vì dầu mỡ thì bạn hãy dập tắt ngọn lửa với muối (không dùng nước vì dầu nóng sẽ bay tung tóe).

3. Giữ nến khỏi chảy khi đốt: Nhúng cây nến mới vào trong một dung dich muối đậm đặc trong vài giờ rồi lau cho thật khô, thì cây nến sẽ không chảy mau khi đốt lên.

4. Giữ cho hoa đã hái được tươi: Thêm môt chút muối vào nước cắm hoa thì hoa sẽ được tươi lâu hơn. 

5. Cắm hoa giả: Cho muối vào bình cắm hoa giả rồi thêm chút nước lạnh. Khi muối khô sẽ giữ các hoa giả tại chỗ. 

6. Sửa tường: Muốn bít các lỗ đinh hoặc vết lở trên tường thạch cao, lấy 2 muỗng muối và 2 muỗng bột bắp trộn với khoảng 5 muỗng nước. 

7. Giết cỏ dại: Nếu cỏ dại mọc ở kẽ hở giữa các khối gạch hay khối đá trong vườn, bạn hãy rắc muối vào các kẽ này rồi tưới nước. 

8. Nướng thịt ngoài trời: Khi nướng mà lửa bùng cháy vì mỡ nhõ xuống than, rắc một ít muối lên ngọn lửa để kiềm chế ngọn lửa và khói mà không làm than nguội đi.

II. LAU CHÙI 

9. Rửa sạch ống thoát bồn rửa chén bát: Hoà muối vào nước nóng rồi đổ vào ống thoát của bồn rửa chén để khử mùi và giữ cho mỡ không tích tụ. 

10. Tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng: Trộn muối với dầu thực vật rồi đem chà nhẹ lên vết dơ. 

11. Chùi chảo gang dính mỡ: Rắc nhiều muối vào chảo rồi lấy khăn giấy chùi sạch. 

12. Rửa tách trà / cà-phê cáu bẩn: Lấy muối trộn với xà-bông rửa chén rồi chà nhẹ lên vết cáu bẩn. 

13. Chùi sạch tủ lạnh: Trộn dung dịch baking soda pha muối dùng để lau tủ lạnh sẽ làm mất mùi bên trong mà không phải dùng hóa chất. 

14. Chùi đồ đồng hay đồng thau: Trộn muối, bột mì và giấm (tỉ lệ 1:1:1) rồi lấy bột nhão chà lên kim loại. Khoảng một tiếng sau thì lấy khăn mềm chùi sạch và miếng vải khô đánh bong. 

15. Chùi rỉ sét: Trộn muối và chanh với đủ nước để làm thành bột nhão. Sau đó chà lên chỗ sét rỉ, để cho khô, rồi lầy khăn mềm và khô chà sạch.

16. Rửa bình pha cà-phê: Cho muối và đá cục vào trong bình, lắc mạnh rồi súc bình cho sạch.

III. GIẶT QUẦN ÁO 

17. Tẩy vết rượu vang trên khăn bàn bằng bông hay vải sợi: Lấy khăn hay giấy thấm rượu lau càng nhiều càng tốt, rồi rắc ngay muối lên chỗ rượu vang đổ. Muối sẽ giúp hút hết rượu ra khỏi các sợi vải của khăn bàn. Sau bữa ăn, ngâm khăn bàn vào nước lạnh trong 30 phút trước khi đem giặt (cách này cũng hiệu nghiệm cho quần áo). 

18. Phơi quần áo vào mùa đông: Trong lần giặt sau chót, thêm một chút muối để khi phơi trên dây ngoài trời, quần áo không bị đóng giá.

19. Giặt màn cửa in màu hay thảm: Dùng nước muối để giặt thì màu sắc sẽ tươi sáng hơn. Muốn cho các thảm bạc màu trông như mới, bạn hãy chà mạnh với một miếng vải nhúng trong nước muối thật mặn và đã vắt ráo. 

20. Gột vết dơ của mồ hôi trên quần áo: Pha bốn muỗng ăn muối vào trong 750ml nuớc nóng, rồi nhúng miếng bọt biển vào trong dung dịch, chà lên vết dơ trên quần áo

21. Gột vết máu trên quần áo: Nhúng quần áo dính máu vào nước muối lạnh, sau đó giặt với nước xà-bông ấm rồi bỏ vào nước đem đun sôi.

22. Làm sạch mặt bàn ủi: Rắc một chút muối lên một miếng giấy rồi là bàn ủi nóng lên.

IV. CHĂM SÓC CÁ NHÂN

23. Bảo trì bàn chải đánh răng: Nhúng bàn chải đánh răng vào nước muối trước khi dùng lần đâu tiên thì bàn chải sẽ bền lâu hơn. 

24. Đánh răng: Trộn một phần muối với hai phần baking soda. Dùng bàn chải đáng răng chà hỗn hợp lên răng giống như thường lệ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc dùng nước muối để làm sạch răng giả.  

25. Súc miệng: Pha môt phần muối và một phần baking soda vào trong nước sẽ giúp làm mất mùi hôi miệng. 

26: Trị các bệnh về miệng: Nếu miệng bị loét, hãy súc miệng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày. 

27. Trị vết ong chích: Tẩm nước vào vùng da bị ong đốt rồi áp lên trên một lớp muối để giảm sưng tấy. 

28. Trị vết muỗi cắn: Vã nước muối lên chỗ muỗi đốt cho đỡ ngứa. Có thể dùng cao dán gồm muối trôn với dầu ô liu cũng hiệu nghiệm. 

29. Xoa bóp sau khi tắm: Sau khi tắm, da hãy còn ướt bạn hãy chà thân thể với muối khô. Da sẽ dịu mát và máu sẽ lưu thông tốt hơn 

30. Trị viêm họng: Thường xuyên súc miệng với nước pha muối. 

V. TRONG BẾP:

31. Thử xem trứng có mới hay không: Bỏ hai muỗng nhỏ muối ăn vào nước rổi thả quả trứng vào: trứng mới sẽ chìm, trứng cũ sẽ nổi.  

32. Luộc trứng lòng đỏ còn sống: Bạn hãy luộc trứng trong nước muối vì muối làm tăng nhiệt độ sôi của nước, vì vậy lòng trắng trứng chóng chín hơn. 

33. Giữ cho trái cây không bị thâm: Bỏ trái cây vào nước có pha chút muối. 

34. Lột vỏ trái hổ đào: Ngâm trái hổ đào vào nước muối trong nhiều giờ sẽ làm cho vỏ dễ lột hơn. 

35. Khử mùi hành tỏi trên bàn tay: Rửa với xà bông và nước rồi chà bàn tay lên bất cứ vật gì làm bằng thép không gỉ. Bạn cũng có thể chà hỗn hợp giấm và muối lên các ngón tay 

36. Đánh lòng trắng trứng hay kem: Bạn hãy cho thêm chút muối, lòng trắng trứng hay kem sẽ chóng nổi 

37. Giữ pho-mát được lâu hơn: Muốn cho pho-m át không bị mốc, bạn hãy bọc pho-mát trong miếng vải có tẩm nước muối trước khi cho vào tủ lạnh. 

38. Bảo vệ mặt đáy của lò nướng: Nếu thức ăn trào xuống mặt đáy của lò nướng thì bạn hãy rắc một nhúm muối lên chỗ dơ. Chỗ dơ này sẽ không cháy khét và được nướng thành một lớp vỏ cứng dễ cậy ra khi lò để nguội.

Hy vọng những công dụng trên của muối sẽ giúp các mẹ có thêm những cách hay để bảo quản và dọn dẹp cho căn bếp xinh của mình, cũng như chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 

Sưu tầm

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

https://www.youtube.com/user/suonglam

 Khám phá mâm cỗ Tết đặc trưng của ba miền Bắc - Trung - Nam - VietNamNetGia Chánh Mẹo Vặt trên Trang Nhà va Trang Google Plus

1-Trên trang nhà SL

https://suonglamportland.wordpress.com/giachanhmeovat/

2- Trên Plus Google SL

Suong Lam Tran

2a- Hương Vị Quê Hương

359 followers – 64 posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/k2bkMB

Suong Lam Tran

2b- Hương Vị Xứ Người

350 followers – 28 posts – Public

https://plus.google.com/u/0/collection/AIUlSB

Vịt quay Bắc Kinh

Món vịt quay Bắc Kinh được ưa chuộng đến mức các nhà hàng 2.000 chỗ lúc nào cũng kín khách và nếu muốn ăn, bạn phải đặt từ rất sớm.
 
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them
Vịt quay và Kinh Kịch là hai thứ mà người Bắc Kinh thường rất tự hào khi nhắc đến. Với họ, vịt quay không chỉ là một món ngon, dành cho giới sành ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Ảnh: Travelatfun.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-1
Tên là vịt quay Bắc Kinh, nhưng thực tế món ăn này có nguồn gốc từ Quảng Đông. Từ xưa, nó đã rất nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn uống ở cung đình thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh. Đến thời vua Càn Long, món ăn vẫn là thứ được tầng lớp thượng lưu, vương tôn quý tộc yêu thích. Ảnh:Travelcoupon.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-2
Những con vịt được chế biến thường to, béo, quay trong lò lửa lớn. Món vịt này có da mỏng, giòn, màu vàng sậm. Sau khi vịt chín, đầu bếp sẽ lấy dao sắc lạng từng miếng thịt mềm ra đĩa, cắt nhỏ, đều tăm tắp. Phần xương còn lại được dùng để nấu món súp. Ảnh: Tomfreelance.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-3
Nhiều nhà hàng sẽ phục vụ thực khách phần thịt vịt và da riêng. Ảnh: China.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-4
Nhiều du khách khi tới Bắc Kinh ăn vịt quay thường rất ngạc nhiên, vì bữa tiệc thịnh soạn mà họ được nhà hàng chiêu đãi chỉ có một món chính là vịt. Người Trung Quốc gọi đó là “độc vị” – bữa ăn có một vị duy nhất. Ảnh: Chinesefoodjourney.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-5
Theo những người Trung Quốc sành ăn, vịt được chọn để làm món này là những con cánh và chân ngắn, mình dài, ức rộng. Thịt của chúng có một lớp mỡ giữa các thớ. Sau đó người ta sẽ thoa lên da vịt một lớp hỗn hợp mạch nha. Ảnh:Empressgardenrestaurant.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-6
Lửa nướng vịt cũng được dùng từ loại củi đặc biệt, là cây ăn trái hoặc long não để có mùi thơm, hấp dẫn thực khách. Ảnh: Kuali.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-7
Nhiều du khách cho biết, tới Bắc Kinh vào mùa đông, khi những cơn gió rét tràn về, tuyết bắt đầu rơi và ngồi trong quán ăn miếng thịt quay nóng hổi thực sự là một khoái cảm trong cuộc sống. Ảnh: Lonelyplanet.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-8
Nước chấm dùng để ăn vịt quay có 2 loại. Một là nước chấm cổ truyền với đậu xị (đỗ tương hay đậu nành đã ủ lên men nghiền ra trộn với tỏi). Loại thứ 2 là xì dầu trộn cùng dầu mè, tỏi nghiền. Ảnh: Paultravel.
 
vit-quay-bac-kinh-mon-an-den-vua-chua-cung-phai-them-9
Theo đánh giá của nhiều du khách, đia chỉ có vịt quay Bắc Kinh ngon nhất là những quán nằm trên đường Vương Phủ Tỉnh – con phố được mệnh danh là không ngủ ở thủ đô Trung Quốc. Ảnh: Ebeijing.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gia chánh 326 món ăn ngon VN
 
image
Chả Sen Tôm
Gỏi Măng Kiểu Thái
Chả Trứng Thịt (Egg Pie with Pork & Mushroom)
Gỏi Măng Tây
Cháo Bột Gạo Với Gà Và Đậu (Kiểu Ấn Độ)
Gỏi Mực Với Nước Me (Thai Squid Salad)
Cháo Cá
Gỏi Nộm Hoa Chuối
Cháo Cua
Gỏi Rau Muống
Cháo Gà
Gỏi Rau Muống Thịt Bò
Cháo Hào
Gỏi Su Hào
Cháo Khoai Lang
Gỏi Tôm Mực
Cháo Ốc Nấu Rau Cần
Gỏi Trái Dừa
Cháo Sườn
Gỏi Vịt Bắp Cải
Cháo Sườn Heo Bắc Thảo
Gỏi Xoài
Cháo Thịt Heo
Hải Sản Hấp Thơm
Chạo Tôm
Hành Tây Nhồi Tôm Nướng
Cháo Tôm Thịt
Hến Xúc Bánh Tráng 1
Chem Chép Thoa Mỡ Hành
Hến Xúc Bánh Tráng 2
Chem Chép Xào Dừa Xả
Hoành Thánh Chiên
Chim Cút Chiên Giòn
Hoành Thánh Xá Xíu
Chim Cút Quay
Hủ Tiếu Khô Xào với Gà (Paad Thai Gai)
Chôm Chôm Trộn
Hủ Tiếu Mỹ Tho
Chuối Om Óc Đậu
Hủ Tiếu Xào Padthai
Cơm Âm Phủ
Hủ Tiếu Xào Thập Cẩm Đồ Biển
Cơm Bò Nướng Sả
Hủ Tiếu Xào Thịt Bò
Cơm Bò Tây Ban Nha
Hủ Tiếu, Mì (Khô/Nước)
Cơm Cà Ri Indonesia
Khổ Qua Chưng
Cơm Cháy
Khổ Qua Tráng Trứng
Cơm Cháy Chấm Mắm Ruốc
Khổ Qua Xào Trứng
Cơm Chiên
Kim Chi Đại Hàn
Cơm Chiên Cá Mặn 1
Lẫu Bò Sa Tế
Cơm Chiên Cá Mặn 2
Lẫu Cá
Cơm Chiên Cua
Lẫu Cá Hồi
Cơm Chiên Đặc Biệt XO Sauce
Lẫu Cá Lóc
Cơm Chiên Hoàng Hậu
Lẫu Cháo
Cơm Chiên Kiểu Thái
Lẫu Cua
Cơm Chiên Thập Cẩm
Lẫu Đuôi Bò
Cơm Chiên Thịt Cua
Lẫu Gà Anh Đào
Cơm Chiên Trái Thơm
Lẫu Gà Nấu Nấm 1
Cơm Cua
Lẫu Gà Nấu Nấm 2
Cơm Dừa Malaysia
Lẫu Gà Thuốc Bắc
Cơm Đùi Gà Quay Xốt Me
Lẫu Hải Sản
Cơm Gà
Lẫu Mắm (Cá nước ngọt)
Cơm Gà Ấn Độ
Lẫu Mắm (Miền Nam)
Cơm Gà Hải Nam 1
Lẫu Ngũ Hoa
Cơm Gà Hải Nam 2
Lẫu Thái
Cơm Gà Hấp
Lẫu Thái Lan
Cơm Gà Hấp Muối
Lẫu Thập Cẩm
Cơm Gà Hoàng Bào
Lẫu Tôm Càng
Cơm Gà Italy
Mai Cua Dồn Thịt
Cơm Gà Nướng
Mắm Kho
Cơm Gà Rô Ti
Mắm Ruốc Huế Xào Thịt
Cơm Gà Xào Rau
Mắm Ruốc Xào Thịt, Tôm, Xả
Cơm Hải Sản Thái Lan
Măng Chua Nấu Cá Rô Phi
Cơm Hấp Lá Sen Việt Nam
Măng Tây Sốt Tôm
Cơm Hến 1 (Clam Rice)
Măng Tây Xào Tỏi
Cơm Hến 2
Mì Đùi Gà
Cơm Hoa Hồi Trái Cây
Mì Lá Cuộn Nấm Sốt Cà Chua
Cơm Huế
Mì Ống Sốt Kem – Rau
Cơm Nắm Cá Thu
Mì Quảng 1
Cơm Ngon Từ Nước Ý – Risotto
Mì Quảng 2
Cơm Nho Nhồi Trái Bơ
Mì Rong Biển Xào Hải Sản
Cơm Nị
Mì Sợi Vuông Sốt Vang Nghêu
Cơm Sườn Bì Chả (Grilled Pork Chop Over Rice)
Mì Sốt Bò Băm
Cơm Sườn Xốt Chua Cay
Mì Thịt Bò Nghiền Bỏ Lò
Cơm Tấm Bì Sườn Nướng
Mì Trà Xanh Xốt Cá Ngừ
Cơm Tay Cầm 1
Mì Trứng Rau Cải
Cơm Tay Cầm 2
Mì Vắt Sốt Húng Quế và Gà
Cơm Tay Cầm Tây Ban Nha
Mì Vịt Tiềm 1
Cơm Thịt Heo Thịt Gà Xào
Mì Vịt Tiềm 2
Cơm Trứng Ốp La
Mì Xào Giòn
Cua Lột Chiên Dòn
Mì Xào Thập Cẩm
Cua Lột Sốt Tỏi Ớt
Mì Xào Tôm Đậu Hũ
Cua Rang Me 1
Mì Xoắn Sốt Bò Jambon
Cua Rang Me 2
Mì Ý Vodka Cream Pasta
Cua Rang Muối
Mì Ý Với Con Sò Và Chanh
Cua Sốt Kim Hương
Miến Thang
Cua Xào Cay
Miến Trộn Hàn Quốc
Cua Xào Gừng Hành
Miến Xào Thịt Bò
Đậu Cô-ve Xào Thịt Bò
Mộc Cua Bể
Đậu Cô-ve Xào Xá Xíu
Mực Chiên Giòn
Đậu Đũa Thịt Bằm
Mực Chiên Sả
Đậu Đũa Xào Tỏi
Mực Nướng
Đậu Hũ Chiên Tẩm Nước Mắm Hành
Mực Nướng Chao
Đậu Hũ Chưng Thịt
Mực Nướng Ngũ Vị
Đậu Hũ Chưng Tương
Mực Nướng Sa Tế
Đậu Hũ Kho Xả Ớt Curry
Mực Rang Muối
Đậu Hũ Mềm Chiên Dòn
Mực Viên Tuyết Hoa
Đậu Hũ Nhồi Thịt
Mực Xào Cà Ri
Đậu Hũ Nhồi Thịt Chiên
Mực Xào Cần Tây
Đậu Hũ Non Om Thịt Heo Xay
Mực Xào Lá Hương Nhu (Pla Meuk Paad Krapao)
Đậu Hũ Non Om Xì Dầu
Mực Xào Thập Cẩm
Đậu Hũ Non Sốt Cam Tươi
Mực Xốt Xí Muội
Đậu Hũ Om
Muffins Ham & Broccoli
Đậu Hũ Rang Muối
Nấm Hương Chiên
Đậu Hũ Sốt Lá Hẹ
Nem Chua
Đậu Hũ Sốt Tỏi
Nem Chua Thủ Đức
Đậu Hũ Trắng Hấp Thịt
Nem Cuốn Bì
Đậu Hũ Xào Cay
Nem Hải Sản
Đồ Biển XàoCay
Nem Ham Chua
Dưa Bắp Cải
Nem Khoai Môn
Dưa Leo Trộn Chua Cay
Nem Nướng 1
Dưa Leo Xào Thịt Băm
Nem Nướng 2
Đùi Gà Đút Lò Sốt Nấm
Nem Nướng Nha Trang
Đùi Gà Nướng
Nem Nướng Thủ Đức
Đùi Gà Ướp Xả Ớt Nướng Than
Nem Rau
Đuôi Bò Hầm
Nem Trứng
Ếch Chiên Bơ
Nghêu Chua Ngọt
Ếch Xào
Nghêu Um Rau Răm
Filet Mignon In Mushroom Sauce
Nghêu Xào Lá Quế
Flank Steak – Japanese Steak Roll
Nộm Hoa Chuối
Flank Steak Cuốn Spinach Và Khoai Tây
Nộm Rau Muống
Flank Steak Ướp Gừng Và Soy Sauce
Ốc Hương Nhồi Thịt
French Dip (Roast Beef Sandwich)
Ốc Hương Xào Tía Tô
Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc
Ốc Leng Xào Dừa
Gà Bóp Rau Răm
Ốc Nấu Bung
Gà Chiên & Trứng Chiên
Ốc Nhồi Lá Gừng
Gà Chiên Indonesia
Ớt Chuông Nhồi Jambon
Gà Hấp Cải Ngọt
Ớt Nhồi Cá
Gà Luộc
Ớt Trộn Jambon
Gà Nấu Đậu
Phá Lấu (Lòng Bò, Lòng Heo)
Gà Nấu Nấm Kiểu Pháp
Phở Áp Chảo
Gà Nấu Nho
Phở Bò
Gà Nấu Rau Củ
Phở Bò Cay
Gà Nấu Rượu Chát
Phở Bò Nướng
Gà Nướng Hạt Dẻ
Phở Cuốn Tôm Thịt
Gà Nướng Lá Chanh
Phở Đuôi Bò
Gà Om Nấm
Phở Gà
Gà Quay Mật Ong
Phở Khoai Mì
Gà Ragout
Phở Thập Cẩm
Gà Rô Ti
Phở Tôm
Gà Tây – Mom’s Roast Turkey (english)
Phở Trộn Gà Xé Lá Giang
Gà Tây Ngày Lễ Tạ Ơn
Phở Xào Bò
Gà Tiêu Chanh (Chicken Lemon Pepper)
Ragu Bò
Gà Xào Sả Ớt
Ragu Gà Nấm Paté
Gà Xé Lá Chanh
Rau Củ Non Hấp Trộn Dầu Giấm
Ghẹ Hấp Lá Chanh Chấm Muối Tiêu Me
Rau Muống Chấm Tôm Um
Giả Cầy
Rau Muống Xào Tỏi
Giò Heo Hầm Măng Khô
Rau Xào Thập Cẩm
Giò Heo Kho Gừng
Ruốc
Giò Heo Nấu Măng Lưỡi Lợn
Salad Táo Củ Cải
Giò Heo Quay Nấu Củ Ấu
Salad Trái Cây 1
Giò Heo Sốt Giấm
Salad Trái Cây 2
Giò Huế
Salad Trộn Dầu Dấm 1
Giò Lụa
Salad Trộn Dầu Dấm 2
Giò Sống Bọc Trứng Cút
Salad Trứng Cua
Gỏi Bắp Cải
Seafood Ceviche Salad
Gỏi Bò Thái (Thai Beef Salad)
Seafood Spread
Gỏi Bưởi Biên Hòa
Soup Bí Đỏ 1
Gỏi Bưởi Hỗn Hợp
Soup Bí Đỏ 2
Gỏi Cá Sống
Soup Bong Bóng Cá
Gỏi Cá Talipia
Soup Bong Bóng Cá Bào Ngư
Gỏi Cuốn Tôm Thịt (Fresh Spring Roll)
Soup Há Cảo Tôm
Gỏi Cuốn Tôm Thịt 2
Soup Hành Kiểu Pháp (French Onion Soup)
Gỏi Đu Đủ Ba Khía Thái Lan
Soup Hoa Trứng Gà
Gỏi Đu Đủ Ba Khía Thái Lan – Chính Gốc
Soup Măng Cua
Gỏi Đu Đủ Khô Bò Gan Cháy 1
Sườn Bò Nướng Kiểu Xá Xị
Gỏi Đu Đủ Khô Bò Gan Cháy 2
Sườn Heo Non Nướng Mẻ
Gỏi Đu Đủ Thái
Sườn Heo Ram Sốt Tiêu
Gỏi Dưa Hấu
Sườn Kho Trứng
Gỏi Gà Xé Phay 1
Sườn Non Kho Tộ
Gỏi Gà Xé Phay 2
Sườn Non Rim Sauce Đậu Đen
Gỏi Hến Trộn Mít
Sườn Nướng
Gỏi Khổ Qua 1
Sườn Nướng Mè
Gỏi Khổ Qua 2
Sườn Nướng Sốt Chua Cay
Gỏi Lưỡi Heo
Sườn Nướng Xả ỚtChúc bạn một tuần an lành và thật nhiều may mắn!
 
 
8 món cơm bạn nên thử ăn một lần trong đời !
 Nhờ sự kết hợp thú vị, cách chế biến độc đáo, cơm lam, cơm âm phủ, cơm trái dừa… là những món ăn bạn nên thử ít nhất một lần trong đời.

Cơm tấm
8 món cơm bạn nên thử một lần trong đời
Ảnh: food.vn

Cơm tấm là một trong những món ăn đặc trưng của Sài Gòn và là món có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày hay trong năm mà không ngán, ngấy.
Nguyên liệu của món ăn này khá đơn giản với những hạt cơm được nấu từ gạo gãy, miếng sườn nướng cháy cạnh, ít bì, rau góp. Yếu tố quan trọng không kém để làm nên đĩa cơm tấm đầy mê hoặc là chén nước mắm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt đi cùng.Cơm trái dừa Bến Tre
8 món cơm bạn nên thử một lần trong đời
Ảnh: amthuc365

Cơm trái dừa chế biến khá đơn giản. Chọn những trái dừa xiêm có kích thước và độ già vừa phải, khéo léo phạt ngang một miếng nhỏ trên đầu để tách lấy nước dừa cũng như làm “vung”. Tiếp đó, lấy một lượng gạo ngon, vo sạch, để ráo, rồi cho vào trái dừa cùng lượng nước dừa vừa đủ. Đậy nắp lại, hấp cách thủy khoảng 2 tiếng là bạn đã có món cơm dừa với hương thơm, vị ngọt, khó cưỡng.
Món cơm này cũng có một cách chế biến khác là nấu cơm với nước dừa trong nồi riêng. Tôm tươi, thịt ba chỉ, lạp xưởng, chả lụa xắt hạt lựu, cà rốt xào sơ. Khi cơm chín, cho cơm ra tô, trộn chung với hỗn hợp trên và đậu Hà Lan rồi cho tất cả vào quả dừa hấp cách thủy khoảng 30 phút. Chế biến theo cách này, món cơm dừa không chỉ béo, mềm mà còn hấp dẫn với nhiều màu sắc và hương vị.Cơm ghẹ Phú Quốc

Cơm ghẹ Phú Quốc mời gọi thực khách với những hạt cơm chiên sắn chắc, thịt ghẹ ngọt chắc, đỏ của sốt cà, đậm đà của nước mắm.
Cách chế biến món cơm ghẹ khá cầu kỳ. Ghẹ chọn những con có kích thước vừa phải, hấp sơ với gừng, sả. Khi ghẹ chín, khéo léo tách lấy phần thịt, phi thơm tỏi, rồi xào/chiên cơm hơi săn hạt mới cho hành tây, thịt ghẹ vào xào chung. Cuối cùng gia giảm gia vị cùng ít tương cà để cơm có màu đẹp, thơm ngon.Cơm Âm phủ

8 món cơm bạn nên thử một  lần trong đời
Ảnh: wordpress

Cái tên mang một chút âm u khiến nhiều người liên tưởng ngoại hình không được đẹp của món ăn. Thế nhưng, ngược lại với điều đó, cơm Âm phủ mê hoặc thực khách với tạo hình bông hoa nhiều màu sắc được tạo từ tất cả các nguyên liệu như cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua…
Bạn có thể thưởng thức cơm Âm phủ cả 4 mùa trong năm tại các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ khắp cả nước, nhưng để cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món ăn này không đâu bằng Huế.Cơm hến

8 món cơm bạn nên thử một lần trong đời
Ảnh: vietstreetfood

Cơm hến hấp dẫn với vị chua thanh của khế, thơm ngây của rau thơm, tươi ngọt của bắp chuối, bạc hà, thơm giòn của đậu phộng, cay của ớt, đậm đà của mắm ruốc, ngọt dẻo của cơm, đằm thắm của hến, béo ngậy của tóp mỡ…
Món ăn này được xếp vào danh sách chống chỉ định cho người không biết ăn cay, song với những người “hảo cay” thì việc cắn thêm trái ớt hiểm vẫn chưa đủ vị.Cơm cháy Ninh Bình
8 món cơm bạn nên thử một lần trong đời
Ảnh: dulichninhbinh

Nếu thử so sánh về độ cầu kỳ của các món cơm, thì cơm cháy Ninh Bình được xếp đầu tiên.
Muốn có một phần cơm cháy Ninh Bình ngon phải đảm bảo các yếu tố sau. Cơm phải được nấu bằng nếp hương, nấu trong nồi gang và nấu bằng củi. Sau khi cơm cạn, để than nhỏ ủ đến khi lớp cơm dưới đáy nồi vàng ươm, giòn ruộm. Lúc đó, người nấu mới nhẹ nhàng tách lấy phần cháy đem phơi nắng. Khi khô, cơm được ủ cất cẩn thận để tránh ẩm mốc. Khi ăn thì mang ra chiên với dầu.Cơm cháy Ninh Bình dùng kèm với thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… Món ăn này hấp dẫn ở vị giòn, nóng, tơi của cơm cháy cùng vị đậm đà của món xào thập cẩm.Cơm gà Hội An
8 món cơm bạn  nên thử một lần trong đời
Ảnh: pidivn.com

Với cách chế biến gà là luộc chín, xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, gia vị, cơm gà Hội An là món ăn thể hiện rõ nhất gu ẩm thực của người miền Trung.
Tuy gia giảm với nhiều gia vị mạnh song thịt gà trong món cơm này không hề bị bở, hay mất mùi gà mà ngược lại cay cay, thơm thơm đã miệng.Khác với các món cơm khác, cơm gà Hội An không mang đến cảm giác no đủ mà luôn tạo cảm giác thòm thèm.Cơm lam
8 món cơm bạn nên thử một lần trong đời
Ảnh: Thoibaodulich

Cách chế biến món cơm này như sau. Chọn những cây tre có kích thước vừa phải, mắt dài. Cưa hay chặt thành nhiều đoạn khác nhau. Dùng cát rửa sạch phần lông tre bên trong rồi cho gạo nếp ngâm qua đêm, gia vị, một lượng nước vừa đủ vào ống rồi dùng lá chuối nút chặt miệng ống. Cho ống tre gạo nướng trực tiếp trong lửa. Khi mùi thơm của cơm loang dần trong không khí thì lấy ống cơm ra khỏi lửa, gọt bỏ lớp vỏ cháy đen bên ngoài, rồi thưởng thức.
 
Zing  

 

Bí quyết luộc gà ngon hết ý đón Tết Ất Mùi 2015
 
Gà luộc là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ thắp hương dịp Tết cổ truyền của người
Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách luộc gà để có món gà luộc đẹp mắt và ngon miệng.
     
Chọn gà
Với món luộc, chọn gà ta có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu
nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi.
 

Hình ảnh nội tuyến 1

 
 
Gà luộc là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ thắp hương dịp Tết cổ truyền của người
Việt. (Ảnh minh họa)
 
Nguyên liệu để luộc gà:
– Gà ta: 1 con
– Gừng: 1 củ
– Muối
– Hành hoa, hạt tiêu, ớt bột, mù tạt.
 
Các bước luộc gà:
Bước 1: Gà xát muối, rửa sạch cả ngoài da và phía trong rồi để ráo khô.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các gia vị luộc bao gồm 3 cọng hành hoa rửa sạch, buộc túm gọn, đập dập 1
mẩu gừng.
Bước 2: Cho gà vào nồi, đổ nước lã xâm xấp gà, cho toàn bộ gia vị (đã chuẩn bị sẵn ở bước 1) cùng chút muối vào nồi luộc gà.
 
Lưu ý:
– Để tránh tình trạng gà luộc da bị rách hoặc bên ngoài chín mà bên trong còn máu đỏ thì nên cho gà vào
nồi nước lạnh ngay từ đầu rồi bắc lên luộc, không nên đợi nước sôi mới cho gà vào.
– Khi luộc, để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà là được. Nồi luộc không nên quá to vì thời gian luộc sẽ lâu hoặc quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.
 

Hình ảnh nội tuyến 2

 
 
Khi luộc, để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà. (Ảnh minh họa)
 
Bước 3: Luộc nhỏ lửa
Ban đầu bật lửa to và đậy nắp nồi. Khi nước sôi thì hớt bọt cho nước luộc trong. Để sôi khoảng 5 phút thì giảm lửa nhỏ liu riu, nếu để nước sôi sung sục liên tục thì gà sẽ bị rách da, thịt bên ngoài co rút lại mà bên trong chưa kịp chín.
Thời gian luộc: Tùy theo trọng lượng và gà non hay già mà thời gian luộc sẽ khác nhau. Trung bình luộc gà mất khoảng 30 phút. Nhưng muốn gà chín đều, da giòn và vàng óng thì có thể luộc lửa nhỏ liu riu khoảng 45 – 60 phút.
Bước 4: Khi nước luộc khá nguội hay chỉ còn ấm nhẹ, bạn vớt gà ra cho ráo nước.
Gà luộc muốn có làn da căng mọng, không bị xuống màu thì sau khi vớt ra, bạn nên nhúng ngay vào nước lạnh đến khi gà nguội hẳn.

  Bí quyết luộc gà ngon bằng nồi cơm điện

Thứ Ba, ngày 21/10/2014 07:38 AM (GMT+7)
Nghe có vẻ khá lạ, nhưng bạn yên tâm luộc gà bằng nồi cơm điện thịt vừa ngon, da lại giòn và không bị rách.
    Hình ảnh nội tuyến 3

 

 
 
 
Nguyên liệu:
Gà thả vườn: 1 con khoảng 1,3 kg.
Hành lá
Gừng
Gia vị thông thường: muối, tiêu, chanh và hạt nêm.
Lá chanh hoặc rau răm.
Cách chế biến:
– Gà mua về rửa sạch với muối, sau đó để ráo nước.
– Gừng cắt lát mỏng, cần khoảng 3 – 4 lát gừng là đủ.
– Đầu hành chẻ đôi.
– Sử dụng nồi cơm điện có kích thước sao cho bỏ gà vào luộc và đậy nắp lại được (nồi nhỏ quá sẽ không luộc được).
– Cho nước vào nồi cơm điện, độ cao của nước khoảng 10cm là được, cho vào nồi nước 1/2 muỗng hạt nêm, nhấn nút Nấu và nấu khoảng 3 phút thì cho gừng và đầu hành vào, đậy nắp lại và tiếp tục nấu.
– Nước trong nồi cơm điện đã sôi thì bạn cho gà vào, nếu nước không ngập gà cũng không sao, đậy nắp lại và nấu tiếp khoảng 10 phút nữa. Sau đó bạn bật qua chết độ hâm nóng và để như vậy khoảng 20 – 25 phút.
– Bạn mở nắp nồi, lấy đũa chọc từ mình xuống đùi gà, thấy không có nước hồng chảy ra nghĩa là gà đã chín rồi đấy.
– Lấy gà ra rồi cho ngay vào nồi nước đá để da gà được giòn hơn.
– Gà nguội chặt ra thành từng miếng vừa ăn, hoặc xé và trộn với lá chanh, rau răm và ít ớt cắt sợi.
 
Món này chấm với muối tiêu chanh sẽ rất tuyệt.
Chúc các bạn thành công nhé.

 

 

7 món xôi ngon bạn nên thử

 
     Thế giới của những món xôi thật phong phú, tùy vào từng mùa, từng thời điểm trong năm bạn có thể chọn một loại xôi thích hợp để thưởng thức!


1. Xôi cốm

Khi thu về cũng là lúc những món ngon từ cốm bắt đầu “lên ngôi” trong đó có món xôi cốm. Xôi ăn rất dẻo lại có vị ngọt dịu, bùi bùi của đậu xanh và sầnsật của những sợi dừa tươi.

7 món xôi ngon bạn nên thử


Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị mà xôi cốm là sự hòa hợp của rất nhiều màu sắc thiên nhiên, màu của lúa non, vàng đậu xanh, trắng sữa của dừa khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức đều không thể quên.

2. Xôi xéo

7 món xôi ngon bạn nên thử


Xôi xéo là một món ăn sáng quen thuộc của người dân miền Bắc nói chung và của người dân sống ở Hà Nội nói riêng. Bạn có thể bắt gặp trên đường phố gánh xôi với thứ xôi vàng óng ả, điểm thêm những lát đỗ béo ngậy, hành phi bùi xen lẫn đôi ba sợi ruốc thơm thơm đậm đà hấp dẫn.

3. Xôi sắn

Đây có lẽ là một trong những món xôi bình dị, dân dã nhất và có lẽ nó đã bắt đầu xuất hiện từ thời đất nước ta còn nghèo khó, phải ăn cơm độn khoai, sắn. Thời nay xôi sắn còn được “dặm” thêm lạp xưởng, ruốc hay giò chả… khiến nó dễ ăn hơn, tuy nhiên rất nhiều người vẫn yêu thích vị xôi sắn truyền thống chỉ với ít mỡ hành rưới lên trên bát xôi.

7 món xôi ngon bạn nên thử


Món xôi sắn thực hiện rất đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn so với các món xôi khác. Bắt đầu vào mùa sắn rồi, bạn hãy lựa những củ sắn bở tơi, bùi bùi về nấu xôi đổi bữa cho cả nhà nhé!

4. Xôi gà Tứ Bảo

7 món xôi ngon bạn nên thử


Tuy là món xôi nhưng xôi gà Tứ Bảo lại được chế biến dưới hình thức của một chiếc bánh nhân thịt vô cùng hấp dẫn. Món xôi gà Tứ Bảo này ăn rất lạ miệng. Nhân có cả thịt và các loại rau củ nên vừa đủ chất dinh dưỡng lại dễ ăn, khi ăn bạn có thể rắc thêm một chút vừng rang lên, vừa đẹp lại vừa ngon.

5. Xôi vò

Chỉ 1 món xôi – bạn có thể thưởng thức như một loại xôi mặn hay xôi ngọt là tùy theo ý thích của bạn. Cách làm món xôi vò này không khó, tuy nhiên lại yêu cầu khá tỉ mỉ từng công đoạn để có được món xôi vò dẻo mềm mà từng hạt lại thật tơi, đều.

7 món xôi ngon bạn nên thử


Nếu các loại xôi thông thường bạn nên ăn nóng mới ngon thì xôi vò ngon ngay cả khi bạn ăn nguội, xôi vẫn không hề bị cứng. Chính bởi vậy nên có không ít gia đình lựa chọn làm món xôi vò trong những ngày giỗ chạp hay rằm, mùng 1.

6. Xôi đậu đỏ

Món xôi này làm quá nhanh gọn, không cần ngâm gạo, ngâm đỗ, cũng chẳng cần đến nồi chõ lỉnh kỉnh mà ăn cũng rất ngon. Các hạt xôi tơi đều mà dẻo, đậu đỏ thì mềm bùi.

7 món xôi ngon bạn nên thử


Trong lúc chờ xôi chín, bạn có thể đi chuẩn bị một số món ăn kèm như trứng ốp, xúc xích, dưa góp…  Đặc biệt, xôi đậu đỏ chỉ cần ăn với muối vừng thôi cũng đủ để bạn có một bữa sáng hấp dẫn rồi!

7. Xôi xoài Thái Lan

Xôi lá cẩm dẻo thơm, màu sắc hấp dẫn kết hợp với xoài chín ngọt đậm đà cùng nước cốt dừa béo ngậy tạo nên sự hài hòa của món xôi xoài Thái Lan cả về màu sắc lẫn hương vị.

7 món xôi ngon bạn nên thử


Mặc dù xôi không dùng đường hay món mặn kèm theo nhưng vị béo ngậy của nước cốt dừa và vị ngọt đậm đà của xoài chín lại tạo cho bạn cảm giác rất vừa miệng.

Theo Tri thức trẻ

Một vòng thưởng thức đặc sản Huế bằng…thơ
   
 
Đến Huế, thưởng thức những món được gọi là đặc sản Huế là điều đương nhiên, nhưng vừa nhâm nhi, vừa được thả hồn mình theo những dòng thơ lục bát giới thiệu tỉ mỉ từng món ăn ấy mới gọi là thưởng thức.
Huế, từ lâu luôn nổi danh là xứ sở cầu kỳ, chuẩn mực trong từng lời ăn, tiếng nói, luôn đa dạng trong hệ thống thảm thực vật, đó là nguồn nguyên liệu cho những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đảm đang xứ Huế. Cùng điểm qua những món ăn quen thuộc đã trở thành nét văn hóa ẩm thực rất riêng, đặc trưng cho mảnh đất cố đô :Mè Xửng

Mè xửng là thức quà nổi tiếng nhất của xứ Huế, được làm từ các nguyên liệu chính là đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Khi ăn, mè xửng có vị ngọt thanh, bùi bùi,  dai dai rất ấn tượng. Nhưng nếu chỉ giới thiệu sơ lược như vậy sẽ chẳng mấy ai nhớ đến món đặc sản đất Thần Kinh, mà phải là:
Thơm tho mềm dẻo ngọt ngào
Mè vàng bột nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời!
Món quà xứ Huế em ơi
Kẹo ngon mè xửng tặng người tình chung


(Ảnh: Internet)

Tôm chua


(Ảnh: Internet)
Tôm chua là một trong rất nhiều món ăn được biết đến là đặc sản Huế vì chất lượng hơn hẳn các nơi khác, nhưng Huế lại không phải là nơi cho ra đời món tôm chua. Người Huế rất khiêm nhường và ý nhị, vì vậy, dù thừa nhận là món ngon cố đô, vẫn không quên nhắc nhở, tâm tình:
Nguyên là đặc sản miền trong
Theo bà Từ Dũ ra cùng Hương Giang
Tôm hồng, ớt đỏ, riềng vàng…
Vị chua thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay

 Nem Huế
Thanh Hóa cũng có nem, Huế cũng có nem nhưng mỗi nơi mỗi khác.
(Ảnh: Internet)Mời em khai vị món nem
Em nem anh chả tình thêm mặn mà
Nem thơm, chua, ngọt đậm đà
Nhờ ai quết nhuyễn thịt thà đêm đêm

Chả Huế

Mời anh thử miếng chả này
Nâng ly hào sảng hương say tận lòng
Cung đình chả phượng nem công
Đôi ta nem chả vốn dòng dân gian

 
Nem công chả phượng là món ăn thể kiện sự tinh tế, cầu kỳ và tài tình trong cách bày biện của người dân Huế (Ảnh: Internet)

Tré Huế
Không cần rườm lời, chỉ bốn câu thơ dưới đây đã đủ khái quát được món ngon khó cưỡng của Huế:
Tai heo, riềng, thính, tỏi, mè…
Các nguyên liệu chính mới nghe đã thèm
Gói trong lá ổi tươi nguyên
Tré cùng nem chả ông ghiền, bà mê


(Ảnh: Internet)

Bún thịt nướng Kim Long
“Kim Long có gái mỹ miều”, có chùa Thiên Mụ, có quả giáng châu, có “đặc sản” nhà vườn… và hơn hết là có món bún thịt nướng miễn chê…
Thịt thơm bún trắng rau tươi
Nước mắm ớt tỏi em mời anh chan
Kim Long vườn cũ nắng tràn
Mời nhau “chút Huế” duyên càng đượm duyên

(Ảnh: Internet)

Bánh khoái cá kình
Bánh khoái cá kình là một món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng của sông nước làng Chuồn (làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang). Vào mùa này, cá kình vừa ngon vừa rẻ, ai có duyên qua mà không nỡ ngồi lại, được tận mắt xem người dân nơi đây đổ bánh thoăn thoắt, vừa ăn vừa thổi nóng giòn, lại có tác dụng an thần, ngủ ngon…

Cá kình vừa béo vừa ngon
Em đổ bánh khoái xương dòn thịt thơm
Vừa ăn vừa nhấp rượu Chuồn
Món quê dân dã tiếng đồn gần xa


(Ảnh: Internet)

Bánh canh cá lóc Thủy Dương
 
(Ảnh: Internet)Bánh canh cá lóc Thủy Dương
Đang thành đặc sản phố phường Huế thơ
Sáng trưa chiều tối đêm khuya
Trẻ già trai gái tìm mê vị nhà

Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ là món ăn vừa dân dã, vừa thanh tao và thể hiện chuẩn mực sự tài tình trong cách chế biến của người phụ nữ Huế. Phải nấu đúng quy trình và đong đếm nguyên liệu theo đúng tỉ lệ thì mới cho sản phẩm bánh canh Nam Phổ sền sệt, ăn lại không bị ngấy và rất dậy mùi.
Nhờ em dáo bột tài ba
Bánh canh Nam Phổ nhà nhà đều ưa
Nhụy tôm hồng thắm màu xưa
Tiếng rao thánh thót bài thơ Ưng Bình


(Ảnh: Internet)

Ngày xưa, cụ Ưng Bình cũng có bài thơ về Bánh canh Nam Phổ vẫn mãi lưu truyền như sau:
Mời chị mời anh chén bánh canh Nam Phổ
Xơi vô bổ khỏe, có chất bổ có mùi hương
Lại thêm mát mẻ can trường
Sâm Cao Ly cũng sút, rượu Quỳnh Tương cũng không bì

Không biết tự bao giờ, món quà quê này đã theo chân các bà, các mẹ gánh gồng từ Nam Phổ lên phố bán. Hiện nay, vào tầm buổi chiều tối, con đường Phạm Hồng Thái, thành phố Huế là nơi bán bánh canh Nam Phổ được ưa chuộng và luôn hút khách.

Bánh Phu thê
 
(Ảnh: Internet)Lá dừa ôm bột lọc trong
Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ửng vàng
Phu thê vui chuyện xóm làng
Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hòa duyên.

Bánh bèo
Gọi là bánh bèo vì hình dáng của chiếc bánh trông như cánh bèo trôi nổi, khi ăn kèm với nước mắm, miếng bánh vừa trong khuôn miệng, vừa đủ để cảm nhận hết vị ngon nhưng trông hết sức thanh lịch, đó là người Huế.
Tôm chấy hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm bột gạo quê nghèo nên thương
Hẹn em ngồi quán ven đường
Bánh bèo kết mối tơ duyên đôi lòng


(Ảnh: Internet)

Bánh Nậm
 

(Ảnh: Internet)
Mảnh mai xanh sắc lá dong
Mềm mại bánh nậm ấm trong tay người
Nhụy hồng bột trắng tươi mươi
Xuýt xoa nước mắm ngọt lời tỉ tê

Bánh Ram ít
Mời em ăn ngậm mà nghe
Bánh ram dòn rụm đắm mê vị nhà
Bánh ít mềm dịu tình ta
Ít ram khăng khít đôi ta chung lòng

(Ảnh: Internet)

Cơm hến

Không bổ béo gì nhưng có ai tới Huế mà chưa ăn cơm hến thì “coi như chưa đến Huế”, còn ai đã ăn rồi mà xa Huế thì nhớ khôn nguôi…
Đã nghe ớt đỏ cay nồng
Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành…
Mời anh buổi sáng chân thành món quê.


(Ảnh: Internet)

Chè đậu Ngự
Gọi là đậu Ngự vì đây là món đậu ngày xưa chỉ dành để tiến vua. Thanh mát, bổ dưỡng, chè đậu Ngự đã sớm trở thành món ngon Cung đình nhưng có giá bình dân tại Huế.


Thức ngon xưa tiến quân vương
Tinh hoa trời đất đượm hương kinh thành
Chè đậu ngự mát và thanh
Đêm, dâng chén ngọc an lành châu thân
(Ảnh: Internet)

Chè Hạt sen
Đến Huế, đâu đâu cũng thấy bóng sen. Đó là sen Hoàng Thành, sen hồ Tịnh, sen cảnh trong các ngôi chùa lớn nhỏ của Huế, trước các đình làng… Chính vì vậy mà những món ăn từ sen rất được người dân Huế ưa chuộng. Vào những mùa nắng nóng, chè sen là một món dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi gia đình.


Hạt sen vừa bổ vừa thanh
Tan trên đầu lưỡi ngọt lành hương xưa
Chè sen mời gọi người thơ
Mát lòng du khách ngẩn ngơ bạn tình
(Ảnh: Internet)

Chè Bột lọc thịt quay


(Ảnh: Internet)
Ngọt ngào bùi béo tìm nhau
Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau tình đã nên duyên
Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về


 Xứ Huế còn rất đa dạng các món chè khác cũng hết sức thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Bấy nhiêu bài thơ lục bát giới thiệu về sản vật quê hương là bấy nhiêu tình yêu đã được gói ghém của nhà thơ Võ Quê (Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (1998 – 2005)) trong tác phẩm “Hoa và phong vị Huế” (NXB Thuận Hóa). Phảng phất trong những ý thơ mộc mạc, chân thành chính là hồn Huế, luôn biết tự hào đối với những thứ rất riêng của mảnh đất kinh kỳ một thửơ. Nghệ thuật ẩm thực khi được kết hợp với nghệ thuật văn chương, đó sẽ là những hành trang nhỏ cho những thế hệ sau tiếp nối, để bất cứ ai khi đến với Cố đô, sẽ nhớ thêm và mang về “một chút gì rất Huế”, để rồi:
Ra đi mà chẳng đành lòng
Nón che tay ngoắc chạnh lòng quay lui…

 
 
*****
__._,_.___
 

Posted by: Thuy HA <thuyha12a2@yahoo.com>


 
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
 
.


__,_._,___
 
 
 
Click here to Reply or Forward
 
 
 
7.14 GB (47%) of 15 GB used
©2014 GoogleTerms & Privacy
Last account activity: 49 minutes ago

Details

 
   
 
 
 

 

 

Các loại nước sốt cũng góp phần quan trọng trong các món ăn hằng ngày. Món ăn ngon hay dở cũng nhờ vào nước sốt. Sốt được chia làm hai loại cơ bản, loại lạnh dùng cho các món nguội, và loại nóng dùng cho các món nóng. Các món salad thường dùng với sốt dầu giấm.
Sốt nóng có nhiều chủng loại hơn sốt lạnh, chế biến công phu hơn và được chia làm bốn loại chính sốt trắng, nâu, cà chua và nhũ hóa. Sốt trắng thường dùng cho các loại thịt trắng như gà, bê, các loại cá với hai loại chế biến từ bơ với rượu vang trắng hoặc làm từ nước dùng, rượu trắng và kem. Sốt nâu dùng cho các loại thịt đỏ như bò, cừu, heo, vịt, cá có thịt đỏ. Loại này được nấu từ xương nướng, thịt vụn chiên vàng, vang đỏ và các loại rau củ như poarô, cần tây, củ hành tây, cà rốt, bột mì, bơ. Sốt cà dùng khá phổ biến cho các món hải sản, mì hoặc các loại đồ nướng. Sốt nhũ hoá nóng chuyên dùng cho hải sản và các loại đồ nướng. Thành phần chính là trứng, bơ và rượu vang. Để chế biến được loại sốt đạt chất lượng, ngoài các nguyên liệu căn bản thì các loại lá thơm đặc trưng là thành phần không thể thiếu.
Sau đây là cách làm một số loại nước sốt thông dụng nhưng rất đơn giản:
Sốt cà
Cách làm các loại nước xốt
2 kg cà chua chín đỏ, trụng sơ nước sôi, lột vỏ, bỏ hột bằm nhuyễn. Hành, tỏi, đường, tiêu, muối… Cho dầu và hành tỏi vào nồi phi thơm Bỏ cà bằm nhuyễn vào. Nêm muối, đường… Nấu lửa nhẹ trong vòng 30-40 phút, khuấy đều cho sốt không khét đáy. Sốt này ăn với cá, ăn bánh mì rất ngon.
Sốt cà với mật ong
Trộn đều 4 muỗng súp mật ong, 1 muỗng cà phê mù tạt, 2 muỗng dấm, 2 muỗng bơ hơ chảy, 1/2 lít nuớc sốt cà. Bắc lên bếp 15 phút. Thường dùng với thịt nướng.
Sốt me
* Vật liệu :
-1 vắt me chín 50 g
-50 g đường cát
-1 trái ớt chín đỏ
-1/2 chén nước mắm ngon
** Cách làm :
– Me : cho nước sôi vào dầm lấy cỡ 8 muỗng súp nước cái me thật đặc , bỏ hột ; ớt : rửa, bằm nhuyễn , bỏ hột
-Cho 8 muỗng súp đường vào 8 muỗng súp me quậy thật tan đều . Sau đó cho nước mắm vào , nêm cho vừa ăn
Sốt ớt
Thêm vào sốt cà một muỗng cà phê ớt bột và nước cốt trái chanh, sốt này thường được dùng với thịt heo nướng hoặc bò gà rôti.Sốt bơ với trứng
2 lòng đỏ trứng, 250 gr bơ, 1ml dấm, hẹ, ngò , muối , tiêu , ngải (thơm (dứa) xắt nhuyễn… Xắt nhỏ hẹ, cho dấm, ngò, hẹ, ngải vào một cái thau và quậy đều, sau đó làm lạnh. Thêm vào lòng đỏ trứng, 2 muỗng súp tiêu, muối, nước. Đổ vào xoong, quậy đều và cho bơ cắt nhỏ vào. Thêm ngải thơm và ngò.
Sốt kiểu Hà Lan
Tương tự sốt bơ với trứng, 3 lòng đỏ trứng, 250 gr bơ, giảm bớt lượng dấm. Khi sốt đã chuẩn bị sôi, vắt vào nửa quả chanh. Sốt này thường được dùng với cá.
Sốt nước cam ngọt
Giống sốt kiểu Hà Lan nhưng thay bằng 1 quả cam và vỏ cam. Vỏ cam phải gọt phần xanh, xắt sợi và chần sơ trong nước nóng.
Sốt kem
Giống nước sốt kiểu Hà Lan, sau cùng cho một chút kem tươi và quậy đều .Được dùng chung các món cá, rau luộc…
Sốt trắng
0, 5 lít sữa, 50 gr bơ, 40 gr bột. Tiêu, muối, mù tạt. Cho bơ vào xoong, để lửa nhỏ, cho bột vào, khuấy đều tay cho đến lúc có mùi thơm thì nhắc xuống. Cho sữa lạnh vào tiếp tục khuấy, bắc trở lại bếp khoảng 5 phút. Nêm mù tạt, tiêu, muối.
Sốt cà ri
Cũng với xốt trắng và them một nữa nước hầm, một nửa kem tươi, quấy liên tục và thêm một muỗng cary hột. Dùng rưới lên thịt heo, gà, vịt ăn với cơm.
Sốt gà
Giống nước xốt trắng nhưng thay sữa bằng nước luộc gà. Cuối cùng, cho vào nước xốt một lòng đỏ trứng gà và một muỗng kem tươi .Dùng kèm gà quay, gà đút lò… Có thể thay thế bằng nước hầm luộc bê cũng rất ngon.
Sốt cá
Giống nước xốt trắng nhưng thay sữa bằng nước cá. Hoàn tất bằng 1 lòng đỏ trứng và một muỗng súp kem tươi.
Sốt sữa
Thay phần sữa trong xốt trắng bằng một nửa sữa, một nửa kem tươi và tiến hành tương tự. Thêm một muỗng súp cà xay nhuyễn. Dùng với trứng rất ngon.
Sốt Cocktail
1/4 lít sốt mayonnaise, 125 gr kem tươi, 1 muỗng súp nước gà trộn đều.
Sốt Mousseline
Thêm vào nước sốt mayonnaise 1 lòng trắng trứng đã được đánh nổi, sẽ có được một loại nước sốt rất mịn
Sốt tỏi
Giống xốt mayonnaise nhưng dùng dầu oliu và thay mù tạc bằng 6 tép tỏi lớn đập dập. Ăn với khoai tây chiên rất ngon.
Tương chấm:
Vật liệu:
200g tương hột loại ngon.
50 g đậu xanh cà.
1 vắt me chín 50 g.
1 trái ớt chín.
100 g đậu phộng.
2 muỗng súp dầu ăn.
6 tép tỏi.
4 muỗng súp đường.
1 muỗng cafe bột ngọt + một ít bột năng.
 
 
 
 
Cách làm:
Tương hột xay nhuyễn.
 
Đậu xanh ngâm nước, đãi vỏ sạch, cho chút nước lạnh sâm sấp + chút muối nấu chín mềm, đánh nhuyễn đậu xanh.
 
Cho nước sôi vào dầm me lấy cái khoảng 2, 3 muỗng súp nước me thật đặc.
 
Ớt bỏ hột, bằm nhuyễn.
 
Đậu phộng cho chút muối rang vàng, bóc vỏ, giã nhuyễn.
 
Cho dầu ăn + tỏi băm nhuyễn phi vàng , cho tương vào xào + đậu xanh + Gia vị + nước me.
 
Nêm lại vừa ăn…Cuối cùng cho bột năng vào + ớt bằm sau cùng .Khi dùng mới rắc thêm đậu phộng + ớt bằm nếu thích ăn cay nhiều.
 
6 món ngon miền Tây được lòng thực khách ở Sài Gòn
***
Sự xuất hiện tần suất dày của bún cá, bún mắm, hủ tiếu, bánh tằm bì… phần nào cho thấy “tình yêu” của thực khách Sài Thành với các món ăn miền Tây.
 
Bún cá
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Bún cá Kiên Giang
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Bún cá Châu Đốc
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Bún cá Sóc Trăng
Là một trong những món ăn dân dã của miền Tây, bún cá mê hoặc thực khách ở những cọng bún thanh mảnh, nước lèo đậm đà, cái tươi ngon của cá lóc, của những con tôm đồng, cái giòn của heo quay cùng hương vị đặc trưng của các loại mắm.
Tại Sài Gòn có hàng loạt thương hiệu bún cá như bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng, bún cá An Giang… Điểm chung là chúng đều được nấu từ cá lóc và các loại mắm đặc trưng của vùng sông nước như mắm cá linh, cá sặc, mắm bò-hóc… Nhiều điểm chung song cách chế biến, cách gia giảm gia vị và nguyên liệu đi kèm.., khiến chúng có những đặc trưng riêng về hương và vị.
 
Hủ tiếu
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Hủ tiếu Nam Vang
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Hủ tiếu Mỹ Tho
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Hủ tiếu Sóc Trăng
Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng. Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
Mỗi loại hủ tiếu mang đến những hương vị khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một điểm và đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong vắt, nguyên liệu đi cùng phong phú (tôm, thịt, lòng heo…), chén sa tế cay nồng cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.
 
Bún mắm
Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Mắm kho được dùng chung với cơm và khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, món mắm kho ấy trở thành bún mắm.
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Món ăn này được chế biến khá đơn giản, con mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng nước sôi, sau đó lọc bỏ xương, nấu chung với thịt ba chỉ heo xắt mỏng, tôm tươi, mực heo quay, nêm nếm vừa ăn. Rau ăn cùng bún mắm khá phong phú với cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút…
Lẩu mắm
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Lẩu mắm phong phú với hàng chục nguyên vật liệu đi kèm…
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
… Kết đôi với nước lẩu đậm màu, đậm vị.
Lẩu mắm có chung một loại mắm và có cách chế biến tương tự như bún mắm nhưng lẩu mắm là món ăn có ý nghĩa gắn kết – dành cho nhiều người nên nguyên liệu và thành phần của món ăn cũng phong phú hơn. Với “phần thịt” gồm thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau… Phần rau gồm các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí…
 
Bánh tằm bì
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Bánh tằm bì đơn giản và dân dã với những sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì thái sợi, thịt heo xắt mỏng, ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa nhưng lại có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với nhiều người. Điều này đến từ những sợi bánh thơm mềm được làm từ gạo mới và trải qua nhiều công đoại cầu kỳ. Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa béo đậm nhưng không ngấy, đậu phộng giòn tan, rau thơm quấn quýt.
 
Bánh xèo miền Tây
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
 
miền tây, món ăn, đặc sản, bánh xèo, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu
Bánh xèo miền Tây thường được tráng trong chảo lớn và có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm… Nước chấm đóng vai trò quan trọng với vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
Bánh xèo mê hoặc thực khách với cảm giác đủ vị của miếng bánh xèo giòn tan, thơm lừng, rau sống tươi ngon, nước mắm chua, cay, mặn nhẹ. Ăn đến no chứ không ngán.
 

Zdum…Zdum…25 món bún

image
1. Bún đậu mắm tôm
 
image
Đây là món ăn đang ‘làm mưa làm gió’ ở Sài Gòn, không giữ được toàn vẹn hương vị như ở Hà Nội nhưng cũng đủ để những người con xa quê vơi đi cảm giác nhớ nhà.
 
2. Bún cá rô đồng
 
image
Bún cá rô đồng bình dị như chính tên gọi nhưng ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, dịu nhẹ mà nó mang lại. Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn là thịt cá rô đồng chiên vàng cùng nước dùng thoang thoảng hương thìa là thơm ngon.
 
3. Bún chả Hà Nội
 
image
Bún chả là đặc sản Hà Nội, mỗi khi nhắc đến người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu bún, thịt nướng, chả và nem. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.
 
4. Bún bò Huế
 
image
Có nguồn gốc từ cố đô Huế, bún bò từ lâu đã trở thành món ăn rất được người Sài Gòn ưa thích. Nước dùng đậm đà, vị cay xé lưỡi, ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều thích hợp là những ưu điểm của món ăn này. Bên cạnh đó, bún bò Huế còn được biến tấu với nhiều thành phần như bún bò giò, bún bò chả, bún bò tái, gân… vừa ngon miệng vừa không gây cảm giác ngấy.
 
5. Bún thang
 
image
Tuy không phổ biến ở Sài Gòn như các loại bún, miến, phở khác của Hà Nội, bún thang cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Ăn bún thang một lần rồi sẽ nhớ mãi bát bún nhiều màu sắc, vị cay nồng của ớt, tỏi, vị ngọt của xương trong nước dùng. Đó còn là mùi thơm ngào ngạt của bát nước dùng bốc khói nghi ngút hấp dẫn người ăn… Vì lẽ đó, món bún thang đã trở thành một món ngon đặc sản Hà thành hấp dẫn thực khách.
 
6. Bún cá thìa là
 
image
Bún cá thìa là mang đậm hương vị đặc trưng của người miền Bắc. Bát bún nhiều màu sắc với màu vàng của chả cá thác lác chiên, trắng của bún, đỏ của cà chua, xanh của hành cùng hương thơm thoang thoảng của thìa là rất hấp dẫn.
 
7. Bún cá ngừ
 
image
Không quá cầu kỳ nhưng bún cá ngừ lại là một món ăn hấp dẫn, đậm đà và cay nồng. Món ăn được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tây thái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu đó vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh… Món này xuất xứ từ miền Trung.
 
8. Bún mắm miền Tây
 
image
Bún mắm miền Tây được xem là món ăn dân dã, nước lèo được chế biến từ mắm cá linh, cá sặc rất đặc trưng. Nước dùng trong các quán bún mắm ở Sài Gòn đã được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt của mắm, nhưng không làm mất đi cái đậm đà cùng hương vị đặc trưng của bún mắm. Nó phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không nhạt.
 
9. Canh bún
 
image
Canh bún là món ăn bình dị rất quen thuộc của người Sài Gòn. Món ăn như là một bức tranh đầy màu sắc hấp dẫn thực khách. Đó là màu trắng của bún lẫn trong màu xanh của rau muống, điểm xuyết bên trên là màu vàng của đậu phụ, màu vàng ươm của ốc luộc, màu nâu của riêu cua, tiết lợn… tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa đẹp mắt với hương vị thơm ngon.
 
10. Bún riêu ốc
 
image
Thành phần chính của món ăn là riêu cua, ốc. Những con ốc bươu to tròn được xào vàng ươm, nhìn thật hấp dẫn. Riêu cua được làm từ cua đồng, thịt cua được giã nhuyễn để miếng riêu vừa xốp, vừa thơm, cho vào miệng thì tan ra khắp đầu lưỡi nhưng không bị nát khi cho vào bát bún. Bên cạnh đó là các nguyên liệu quen thuộc như chả, đậu phụ và một miếng tiết lợn.
 
11. Bún cá dầm Nha Trang
 
image
Bún cá dầm là món ăn nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Nguyên liệu làm nên món ăn này là cá dầm, cá thu, cá cờ… một phần thịt cá được hấp hoặc luộc chín, một phần được dùng để làm chả cá làm tăng thêm hương vị hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn.
 
12. Bún mọc
 
image
Thoạt nhìn thấy bún mọc có vẻ đơn giản nhưng lại thể hiện được sự tinh tế của người miền Bắc. Món ăn được chế biến khá đơn giản, có thành phần chính là sợi bún nhỏ và mọc (tên gọi khác của người Bắc dùng để gọi giò sống). Phần mọc thường được chế biến thành 3 loại khác nhau như: giò sống vo thành viên nhỏ, nấu chín trong nước dùng; giò sống vo viên chiên vàng; giò sống trộn với nấm hương, vo viên nấu chín.
 
13. Bún thịt nướng
 
image
Bún thịt nướng nhiều thành phần nhưng không cầu kỳ, là món ăn nhanh, phù hợp với tính cách cũng như cuộc sống năng động của người Sài Gòn. Thành phần bún khá đơn giản với bún tươi, các nguyên liệu ăn kèm phong phú như: chả giò, thịt nướng, nem nướng cùng một ít rau sống thái nhỏ và nước mắm chua ngọt. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại quán cóc ven đường hay ngồi trong khung cảnh sang trọng của nhà hàng.
 
14. Bún giả cầy
 
image
Miếng móng giò với lớp da vàng vàng ruộm cùng hương thơm của riềng mẻ quyện vào nhau thật hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc luôn là món ăn ưa thích của nhiều người.
 
15. Bún cá Châu Đốc
 
image
Thành phần chính làm nên sự nổi tiếng của món ăn là cá lóc. Cá lóc làm sạch, đầu cá được cắt rời nhưng vẫn giữ nguyên bộ lòng. Cá luộc hoặc hấp chín, sau đó được lột da và lóc hết xương, những thớ thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nước dùng, chính cái vị ngọt thanh làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng.
 
16. Bún sứa
 
image
Bún sứa là món ăn ngon, đặc sản của người dân phố biển Nha Trang. Thành phần chính của bún là sứa. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Ngoài sứa, trong bát bún còn có chả cá, cá dầm.
 
17. Bún cà ri gà
 
image
Những cọng bún tươi trắng tinh hòa lẫn với cà ri được nấu sền sệt có màu vàng sậm trông rất bắt mắt. Điểm hấp dẫn nhất chính là những miếng gà thơm ngon, khoai lang bùi, ngọt, cùng với tiết lợn được thái thành từng miếng to bản. Tất cả đều được ninh nhừ trong thứ nước cà ri đậm đà, thơm ngậy, tạo nên hương vị chủ đạo của món ăn. Bún cà ri gà được ăn kèm với húng quế và giá đỗ sống giúp hương vị thêm thơm ngon và người ăn sẽ không có cảm giác ngấy.
 
18. Bún bung Hà Nội
 
image
Không nổi tiếng và có nhiều hàng quán như các món bún chả, bún mọc hay bún cá rô đồng… bún bung vẫn được nhiều người thưởng thức vì hương vị thơm ngon của nó mang lại. Bún bung còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bún móng giò, bún dọc mùng, bún sườn… tùy theo thành phần có trong món ăn. Một bát bún bung đầy đủ gồm có dọc mùng (bạc hà), mọc viên, móng giò, sườn non…
 
19. Bún nước lèo miền Tây
 
image
Điểm đặc biệt là nước lèo của loại bún này luôn trong veo, không có cặn. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống… cùng chén nước mắm ớt nguyên chất cho món ăn thêm đậm đà.
 
20. Bún gỏi dà Sóc Trăng
 
image
Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá… Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người Nam phát âm “và” thành “dà” nên món ăn có tên gọi như vậy. Lúc đầu, đây là món bún khô, sau được dùng chung với nước lèo hơi chua có pha tương hột. Đây chính là điểm nhấn làm cho người ăn phải nhớ mãi khi thưởng thức. Điểm khác biệt của món ăn đến từ chính nước dùng có vị ngọt thanh của xương heo, chua nhẹ của nước me và thoang thoảng hương thơm của tương hạt.
 
21. Bún tiêu giò Sóc Trăng
 
image
Nước dùng được nấu từ gia vị chủ yếu là hạt tiêu, tạo ra hương vị cay nồng làm nên đặc trưng cho món ăn này. Hương vị ấm nồng trong món ăn càng ngon hơn nếu bạn ăn trong thời tiết lạnh hay trong những ngày trời mưa.
 
22. Bún ốc chuối đậu
 
image
Tên gọi bún ốc chuối đậu được tổng hợp từ các thành phần làm nên món ăn. Chế biến món này không khó nhưng mất nhiều thời gian vì có nhiều thành phần như ốc, chuối xanh, đậu, thịt lợn… Bún ốc chuối đậu hấp dẫn với màu vàng của nghệ cùng hương thơm đậm đà khiến bạn không thễ cưỡng lại được.
 
23. Bún suông (bún đuông)
 
image
Bún suông là đặc sản của đất Trà Vinh. Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu, sống trong cây dừa) tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông (gọi chệch từ “đuông”).
 
24. Bún chả cá miền Trung
 
image
Bún chả cá là món ăn nổi tiếng của người miền Trung với nhiều thương hiệu như: bún chả cá Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang… Chả cá ngon và nổi tiếng do làm từ cá tươi, đảm bảo độ dai. Nguyên liệu thường là cá thu, cá mối, cá cờ… Khi chế biến, người ta thường làm thành hai loại là chả hấp và chả chiên. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá.
 
25. Bún hến
 
image
Bún hến được xem như anh em với món cơm hến nổi tiếng của dân Huế. Món ăn dân dã nhưng là món nhớ đời với nhiều người đến Huế. Đặc biệt là nước hến luộc có màu trắng đục, cho vào đầy một cái tô đã đủ gia vị như rau chuối non, rau môn, ớt, bùi đậu phụng mè rang, đậm đà mắm ruốc, tiêu, tỏi, ớt bột, tóp mỡ heo… Chỉ chừng đó thôi nhưng ngon đến lạ kỳ, mỗi tô bún chỉ một nhúm hến mà vẫn ngọt ngào.
Khánh Hòa
 

CÁCH PHA CHẾ CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM NGON

Chấm gà luộc
Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc.
Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng

Chấm gà luộc bằng mắm là chính.

Cách 2: Chấm bằng bột canh, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc.
Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ.
Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.

Chấm gà luộc bằng gia vị.

Nước chấm nem, bún chả
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa đường, một thìa dấm ngon, 5 thìa nước lọc.
Cách làm:– Pha các nguyên liệu với tỉ lệ trên. Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị và loại nước mắm, dấm cụ thể mà bạn dùng vì độ mặn, chua của các loại nước mắm, dấm không giống nhau. Sau khi hoà tan hỗn hợp này và nếm vừa ăn, ta mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
– Lưu ý tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Chắc chắn tỏi sẽ nổi trên mặt nước chấm trông đẹp mắt. Cuối cùng cho thêm một chút hạt tiêu là ta đã có một bát nước chấm nem hoặc bún chả hoàn chỉnh. Loại nước chấm này cũng có thể dùng cho các loại nem cuốn tươi Nam Bộ.

Nước chấm nem.

– Lỗi thường gặp trong khi pha loại nước chấm này là cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Ngoài ra có thể do tỏi bị băm hơi to khiến tỏi nặng quá bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn. Nếu ăn bún chả, thông thường phần nước chấm được giữ ấm, khi ăn mới cho thêm tỏi ớt vào.
Nước chấm các loại cá hấp, cá luộc
Nguyên liệu: Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.Cách làm:Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên.

Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.

Nước mắm lèo
Đây là một cách pha nước chấm khá độc đáo sử dụng lòng cá. Nước chấm này phù hợp chấm các loại cá hấp, cá luộc, cá nướng, hoặc lẩu cá. Phần ruột cá được rửa sạch, sau đó băm nhỏ vừa. Hành tỏi gừng, ớt được băm nhỏ phi thơm, sau đó cho lòng cá băm nhỏ vào xào thơm, lưu ý để nhiệt lớn sẽ giúp lòng cá không bị chảy nước gây ra mùi tanh.Khi cá gần cạn cho thêm một muôi tương bần, một thìa nước mắm, nửa thìa mì chính và nửa thìa hạt tiêu và một thìa dấm, vẫn đảo mắm lèo liên tục và cho nhỏ lửa đun tiếp tới khi cạn. Thành phần của loại mắm lèo này còn có một thìa đường, nhưng đường chỉ cho vào sau khi nước lèo đã chế biến gần xong, nếu cho đường vào sớm, đường ngả màu có thể làm nước có màu quá tối không đẹp.

Nước chấm lèo.

Loại nước chấm này phù hợp để chấm các món cuốn như cá nướng, trạch nướng cuộn cùng các loại rau ghém, chuối xanh, khế… còn để ăn cơm có thể dùng để chấm các loại rau củ luộc hoặc ăn cùng rau sống rất ngon miệng.
Nước chấm các món lẩu
Lẩu là món ăn quen thuộc trong Nam ngoài Bắc, 3 cách pha nước chấm lẩu sau đây sẽ là cách cơ bản nhất, ngoài ra các bạn có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị của mình.Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.

Nước chấm lẩu có nguyên liệu chính từ mắm, tỏi, ớt…

Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.

Nước chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu bò.

Loại thứ 3 phù hợp để chấm lẩu thập cẩm hoặc lẩu thịt bò.
Những nguyên liệu cơ bản gồm có: 4 thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa mì chính, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu.Nếu chúng ta không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ.

 

Nước chấm lẩu hải sản từ gia vị, mù tạt, hạt tiêu, ớt, chanh…
Mắm nêm:
 
 
 
Vật liệu:
1 xị mắm nêm loại ngon.
1 trái Khóm (Thơm).
1 trái ớt to chín đỏ.
3 trái chanh to.
Đường + bột ngọt + dầu ăn + 6 tép tỏi + 100g sả bằm.
 
 
 
Cách làm:
Mắm nêm cho qua rây thưa chế nước sôi vào bỏ xác, lấy nước.
Khóm (Thơm) bỏ cùi, bằm nhuyễn.
Sả băm nhuyễn.
Tỏi đập dập, băm nhuyễn.
Chanh vắt lấy nước.
Ớt băm nhuyễn.
Chảo nóng cho dầu vào, để dầu thật nóng cho tỏi + sả phi vàng, sau đó cho khóm (Thơm) + đường + bột ngọt (ước lượng tùy khẩu vị).
Xào thật thấm …Nhắc xuống, cho hỗn hợp này vào mắm nêm+ chanh + nêm thêm đường + ớt bằm.
Nước mắm me:
 
 
Vật liệu:
  1. 1 vắt me chín 50 g.
  2. 50 g đường cát.
  3. 1 trái ớt chín đỏ
  4. 1/2 chén nước mắm ngon.
 
 
 
Cách làm:
Cho nước sôi vào dầm lấy cỡ 8 muỗng súp nước cái me thật đặc, bỏ hột.
Ớt rửa, bằm nhuyễn, bỏ hột.
Cho 8 muỗng súp đường vào 8 muỗng súp me quậy thật tan đều. Sau đó cho nước mắm vào, nêm cho vừa ăn.
Nước mắm tỏi ớt:
 
3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước.
Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):
1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối.
Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay:
300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt + 1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương. Tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn.
Nước chấm bánh bèo:
Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
Nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo.
Nước chấm thịt vịt:
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ.
Nước chấm bò bía:
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm.
Chấm cua, ghẹ:
Đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.
Nước chấm bún chả, theo 1 trong 3 cách sau:
  1. 250ml nước dùng gà trong + 150ml nước dừa tươi + 150g Đường + (Nước hàng để tạo màu 60g) + 10g Muối đun sôi, hớt bọt.
  2. 60ml nước mắm + 25g tỏi băm nhỏ + 25g Ớt tươi băm nhỏ + 100ml nước cốt chanh + 50ml dấm gạo + 10g hạt tiêu rang thơm xay vỡ.
  3. Theo tỷ lệ các thành phần 1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc đun sôi để nguội.
Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.
Nước chấm nem rán (chả giò), theo 1 trong 2 cách sau:
  1. 200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay.
  2. 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ.
Ăn kèm đồ chua.
Nước chao:
Chao trắng hoặc chao đỏ tán nhuyễn, cho sả, tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa xiêm (hoặc nước nóng, giấm) vào. Tất cả trộn đều (có thể phi một ít tỏi, sả cho vào sẽ ngon hơn).
Lưu ý: Khi ướp thực phẩm dùng chao đỏ (để nấu nướng) tạo màu sắc. Khi chấm nên dùng chao trắng.
Nước tương:
Nếu mua phải nước tương mặn, không ngon, bạn khắc phục theo cách sau. Trung bình 10lít nước tương thì hoà 1 quả dừa xiêm và 10g bột ngọt. Cho lên bếp đun sôi, hớt bỏ bọt, nhấc xuống để nguội. Như thế bạn đã có một thứ nước tương ngon.
 
Nước chấm bánh cuốn
Hình ảnh
(1 gói bột bánh cuốn):
300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml
Nước chấm chua ngọt:
Hình ảnh
Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15′, hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem …
***ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà
Nước chấm bún chả:
Hình ảnhHình ảnh
Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.
Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn
Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọt
Nước mắm:
Hình ảnh
60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10gCách khác nữa:
Hình ảnh
1 dấm + 3/4 – 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)
có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác
Hình ảnh
Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu
Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.
Nước chấm thịt xá xíu(khoảng 500g thịt):
Hình ảnh
1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏNước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):
Hình ảnh
1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muốiNước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay :
Hình ảnh
300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt
1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương
tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn
Nước mắm tỏi ớt:
Hình ảnh
3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nướcNước chấm bánh bột lọc:
Hình ảnhHình ảnh
Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt. Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.Nước chấm bánh bèo:
Hình ảnh
Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo

Nước chấm thịt vịt:

Hình ảnh
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹNước chấm bò bía:
Hình ảnh
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm

nước chấm ốc:

Hình ảnh
2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏChấm sò huyết:
Hình ảnh
muối rang + hạt tiêu rangChấm ngao:
Hình ảnhHình ảnh
đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh

Chấm cua, ghẹ:

Hình ảnh
đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.

Nước mắm chanh – ớt chấm các món luộc, cá rán

Hình ảnh
nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.Mắm tôm – chanh – ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán
Hình ảnh
Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôiNước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô
Hình ảnh
cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.
Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt
Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau
Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi
MỤC LỤC MẸO VẶT HAY
 
 

3 bước bảo quản đồ gỗ để ngoài trời 
3 điều ‘không nên’ khi ăn hải sản
3 mẹo hay với trứng
3 mẹo làm bánh ngon và đẹp mắt
4 cách cắm hoa đón Tết 
4 cách trang trí đẹp với quả thanh long
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 công dụng tuyệt vời của Coca cola 
4 mẹo khử mùi tanh của cá 
4 mẹo nhỏ với cam, quýt
4 mẹo nướng thực phẩm tránh nguy cơ ung thư
4 mẹo vặt gia đình
5 cách dễ dàng để làm chàng vui.
5 cách làm quả hồng hết chát 
5 mẹo nhỏ để món chiên ngon hơn
5 mẹo sử dụng nút chai rượu 
5 mẹo vặt giúp món ăn ngon hơn
6 cách tẩy vết gỉ
6 điều nên tránh khi nướng thịt 
6 mẹo giúp giảm mùi khó chịu của cơ thể 
6 mẹo giúp giảm mùi khó chịu của cơ thể 
6 mẹo nhỏ với đồ thủy tinh 
6 mẹo nhỏ với nước gạo
7 cách dùng sữa có thể bạn chưa biết
7 cách khử mùi hôi của thịt dê 
7 mẹo giữ thảm nhà bạn luôn mới và sạch
7 mẹo nhỏ chống say xe .
7 mẹo nhỏ khi gội đầu
8 mẹo biến mắt bé thành to
8 Mẹo Vặt Khi Vào Bếp
8 mẹo vặt với hành tây
9 công dụng lạ của bia
9 mẹo làm sạch nhà bếp dễ dàng hơn
9 mẹo nhỏ dọn nhà đón Tết
9 mẹo nhỏ giúp giảm tác hại của rượu tới sức khỏe 
9 mẹo nhỏ làm trắng răng
9 mẹo tránh bị bỏng trong nhà bếp
9 mẹo vặt tẩy rửa thú vị trong nhà
10 bí kíp “hạ gục” cơn đói 
10 bí quyết vệ sinh tủ lạnh 
10 “chất tẩy” sẵn có trong gia đình 
10 điều cần tránh khi dùng lò vi sóng
10 mẹo hay chống ngộ độc thực phẩm
10 mẹo nhỏ giữ hoa tươi lâu
10 tác dụng khác của dầu ô liu
10 thói quen để thành người bảnh bao
11 mẹo vặt thiết yếu cho gia đình 
12 mẹo chống say tàu xe 
15 ích lợi tuyệt vời của giấm trắng

42 công dụng từ giấm (1 + 2) 1001 mẹo vặt nhà bếp AĂn món nướng mà không sợ ung thưBBã cà-phê 
Ba cái mẹo nhỏ … 
Bã chè cũng nhiều công dụng
Bàn ăn đẹp như mơ cho lễ Phục sinh
Bạn có biết tại sao bánh mì của người Việt ngon “không thể tả’ không?
Bánh Gateâu Chưa Chín Kỹ 
Bảo quản nữ trang và đá quý
Bảo quản thực phẩm mùa hè
Bảo quản thực phẩm ngày Tết 
Bé yêu, đừng cắn mẹ !
Bị Ong Chích
Bí quyết bảo quản rượu
Bí quyết câu cá
Bí quyết chăm sóc giày da
Bí quyết chiên khoai giòn
Bí quyết cho món luộc
Bí quyết cho từng loại mứt Tết
Bí Quyết Chọn Và Giữ Đào Theo Ý Muốn
Bí quyết dã rượu
Bí quyết để giặt sạch bằng máy
Bí quyết để tóc mọc nhanh
Bí Quyết Giữ Hoa Hồng Tươi Lâu
Bí quyết giữ rau quả luôn tươi
Bí quyết giữ mỹ phẩm lâu hỏng
Bí Quyết Làm Bánh Ngon 
Bí quyết làm bánh với socola
Bí Quyết Làm Đẹp Của Phụ Nữ Các Nước
Bí quyết làm mát ngôi nhà mùa hè 
Bí quyết làm sáng ghế salon
Bí quyết lau sạch đĩa CD/DVD
Bí Quyếc Luột Gà Đẹp và Ngon
Bí quyết luộc gà
Bí Quyết Mài Dao
Bí quyết mua xăng
Bí quyết nấu ăn ngon
Bí quyết nấu nước dùng ngon
Bí quyết nêm gia vị đúng lúc
Bí quyết pha cà phê ngon
Bí quyết rửa rau an toàn
Bí Quyết Son Môi 
Bí quyết sử dụng gia vị 
Bí Quyết Trang Điểm
Bí Quyết Trang Điểm Nhanh
Bí quyết trang trí món ăn ngày Tết 
Bí quyết uống rượu mà không say
Bí quyết và công thức chung cho mứt hoa quả
Bí Quyết Về Cách Làm Thịt, Cá Nhanh
Bia Có Nhiều Việc Bổ Ích
Bia – những điều bạn chưa biết 
Biến Mắt Nhỏ Thành Mắt To
Biến Tấu Tóc Dài Trong 7 Ngày ????!!
Bỏng 
CCác mách nước để tiết kiệm chi tiêu
Các mẹo chữa hôi nách
Các mẹo làm món cá ngon 
Cách bảo dưỡng quần áo
Cách bảo quản hoa quả tươi ngon
Cách bảo quản rượu đã khui
Cách bảo quản rượu vang 
Cách Bảo Vệ Đồ Bằng Bạc
Cách Bảo Vệ Đồ Mạ Vàng
Cách bày bàn ăn cho bữa tối Noel 
Cách block số điện thoại unwanted. 
Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp
Cách chọn áo ngực vừa vặn
Cách chọn đu đủ ngon
Cách chọn mực khô
Cách chọn quả măng cụt
Cách chọn tôm khô loại 1
Cách chữa hóc xương cá
Cách copy tài liệu từ trang web không cho copy 
Cách dọn sạch lò vi sóng chỉ với 1 quả chanh (video) 
Cách Dùng Nước Javel 
Cách Dưỡng Da Mặt
Cách Đóng Đinh Dễ Dàng 
Cách Giảm Độ Mặn Cho Canh
Cách giữ Bánh mì được lâu.
Cách giữ các loại bánh được ngon
Cách giúp trẻ nhỏ uống thuốc
Cách giữ hoa tươi lâu
Cách giữ vitamin trong rau xanh khi nấu 
Cách Gỡ Dằm Gai
Cách khử cặn trong ấm nước
Cách khử dầu chiên có mùi
Cách khử mùi hôi ở phổi và bao tử heo 
Cách khử mùi tanh của hải sản
Cách khử vị đắng của măng tươi
Cách làm bầu dục heo không hôi 
Cách Làm Cá
cách làm đồ nghề để sếp áo
Cách Làm Lươn
Cách làm món cá ngon
Cách Làm Ốc 
Cách làm sạch bao tử (dạ dày) heo 
Cách làm sạch ngọc trai, hột xoàn
Cách làm sườn nướng được mềm
Cách làm trứng muối tiết ra nhiều dầu
Cách làm và bảo quản cua, ghẹ
Cách Lau Chùi Tranh Sơn Mài
Cách lau gương đơn giản mà sáng bóng (Video)
Cách Luộc Thịt
Cách mở ổ khóa bị han rỉ.
Cách nấu thịt bò mau nhừ 
Cách nhận biết món ăn vừa chín tới
Cách nướng thịt ngon
Cách phân biệt cá tươi 
Cách phân biệt mật ong giả và thật
Cách Rửa Mặt Bằng Nước
Cách rửa sạch các loại sò, ốc 
Cách sơ chế nha đam hết đắng 
Cách Sử Dụng Tỏi
Cách tỉa cây cảnh và Hoa
Cách tính lượng sơn, vôi dùng quét tường
Cách ướp gia vị cho món nướng
Cai sữa cho bé khi nào
Cai sữa cho bé yêu
Cầm Máu Khi Chảy Máu Cam
Cần Biết Khi Chọn Nước Hoa
Cần làm gì khi gặp tai nạn xe hơi?
Cánh Cửa Phòng Bị Kêu 
Cạo Lông Mày, Lông Nách
Cắt Cổ Chai Thủy Tinh
Chả Giò Cuốn Bị Chảy Nước
Chế biến hải sản đúng cách
Cheap Baterries
Chiên Bánh Không Bị Chua
Chiên Bánh Phồng Tôm Giòn
Chiên Cá 
Chiên Cá Không Bị Vỡ
Chiên Khoai Tây 
Chiên, nướng thịt heo, bò cuộn không bung
Chiên Thức Ăn
“Chiêu” làm sạch và mới túi, ví để đi chơi Tết
Chill A Coke In 2 Minutes!
Chín mẹo trọng yếu cho đàn bà 
Chọn hoa & Cách giữ hoa tươi lâu ngày Tết
Chọn Kiểu Tóc Hợp Khuôn Mặt
Chọn ly hợp với đồ uống
Chọn mua lạp xưởng ngày Tết 
Chọn quà cho trẻ 
Chọn và chăm sóc cây trồng trong nhà
Chống gỉ cho đồ dùng bằng sắt
Chữa Bàn Ủi Quá Nóng Bị Vàng
Chữa Bệnh Thiếu Ngủ
Chữa Bột Quá Nhão 
Chữa đau nhức răng bằng cây lá
Chữa Khan Tiếng 
Chữa Ngăn Kéo Khó Mở
Chữa Phù Mặt
Chữa say tàu xe bằng… khoai lang 
Chữa Tủ, Hộp Bị Mốc, Ẩm Hôi 
Chữa Vết Phỏng
Chùi Bóng Cửa Kiếng
Chùi Bóng Đồ Sứ
Chùi Bóng Nồi Gang
Chùi Cửa
Chùi Đồ Bằng Đồng Mạ Vàng
Chùi Đồ Vật Bằng Kim Loại
Chùi Đồ Vật Bằng Thép
Chùi Mặt Kính
Chùi Nylon Bị Mốc
Chùi Rửa Lavabo
Chùi Sạch Đồ Dùng Bằng Mây
Chùi Sáng Bóng Đèn Điện
Chùi Sáng Đồ Vật Bằng Thau
Cốc Thủy Tinh Bị Xếp Chồng Lên Nhau
Con trai hay con gái ?
Công dụng của bia trong nấu nướng
Công dụng của giấm
Công dụng của rượu trong nấu ăn
Công dụng của rượu vang
D
Da Mặt Bình Thường
Da Mặt Khô 
Da Mặt Nhờn
Da Nhờn Nên Trang Điểm Thế Nào?
Da Trắng Quá 
Dáng Nào Trang Phục Ấy
Diệt Vi Khuẩn Ở Mặt Thớt
Dùng Bả Chè Nhiều Việc Có Ích
Dùng bia xào thịt
Dùng dầu ăn: Những quan niệm chưa đúng
Dùng điều hòa sao cho tiết kiệm điện? 
Dùng Đường Nhiều Việc Có Ích
Dùng Gas Thật Tiết Kiệm
Dùng Muối Để Luộc Trứng 
Dùng Muối Để Sát Trùng
Dưỡng Da Bằng Các Loại Hoa Quả
Dưỡng Da Vào Mùa Đông
Đánh bay cảm giác khó chịu khi say rượu 
Đánh Bóng Đồ Bạc
Đánh Bóng Đồ Bằng Nhôm
Đánh Bóng Đồ Đạc Bị Xám Đen
Đánh Bóng Đồ Đồng
Đánh Bóng Đồ Gỗ
Đánh Bóng Đồ Mạ Vàng
Đánh Bóng Đồ Sắt Đen
Đánh Bóng Gạch Bông
Đánh Bóng Giày Da
Đánh Bóng Nền Cement
Đánh Trứng Không Dính Tô
Đánh Trứng Mau Nổi
Để Bắp Chuối Xanh Không Xám
Để Có Cháo Ăn Sáng Thật Mau
Để Có Mái Tóc Đẹp
Để Có Vóc Người Thon Thả
Để cốc thủy tinh không bị nứt
Để Dành Chanh Đã Dùng
Để Dành Thịt, Jambon, Patê
Để Dao Khỏi Tanh
Để dao luôn sắc
Để hạt điều giòn và thơm hơn
Để món cháo thơm ngon 
Để nước dùng trong và ngọt 
Để món rán (chiên) ngon
Để tôm dai khi nấu cà ri
Để tránh những chất độc hại trong rau, củ 
Để rau luộc luôn xanh 
Đẹp Hơn Nhờ Sữa Tươi
Đẹp Hơn Với Hoa Hồng
“Điều trị” bé hay đòi
Độc Tố Trong Rau Xanh
Đôi Môi Nổi Bật
Double Your Gas Mileage! 2X
Đun Sữa Tươi Không Cháy Xém
Đúng sai về cách giặt giũ
Đuổi Muỗi 

F – G
Gấp khăn ăn đẹp cho bàn tiệc năm mới
Giảm Bớt Vị Mặn Của Thức Ăn
Giặt Chăn, Mền
Giặt Len, Lụa
Giặt Màn, Rèm Cửa
Giặt Quần Áo Làm Bằng Tơ Lụa
Giặt Ren Cho Trắng
Giặt Thảm
Giặt Thảm Bằng Sợi Bố
Giặt Thảm Nylon
Giày Cao Gót và Công Thức Tính
Giày Da Quá Cũ
Giấy bạc – những điều nên và không nên
Giữ Áo Da Khỏi Mốc
Giữ Bánh Mì Được Lâu
Giữ Cam, Chanh, Bưởi Được Lâu
Giữ Cho Làn Da Tươi Trẻ
Giữ Cho Trẻ Đẹp
Giữ Cho Vải Được Tươi Sáng
Giữ Cơ Thể Dồi Dào Sức Khỏe
Giữ Đồ Dùng Bằng Sứ
Giữ Dưa Chuột Được Tươi Lâu
Giữ Gìn Cá, Mỡ, Trứng, Cua
Giữ Gìn Khoai Tây, Bánh Mì
Giữ Gìn Những Trang Sách Quý
Giữ Gìn Rau, Trái Cây
Giữ Gìn Vật Dụng Bằng Đồi Mồi
Giữ Hơi Nước Suối Trong Chai
Giữ Khoai Cho Trắng
Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu
Giữ màu xanh cho khổ qua hầm 
Giữ Mỡ Lâu Hư
Giữ môi không nứt nẻ trong mùa hanh
Giữ Món Trứng Đẹp Màu
Giữ Mức Khỏi Mốc
Giữ mùi cho gia vị
Giữ Nét Tươi Sáng Trên Khuôn Mặt
Giữ Sirop Khỏi Bị Chua 
Giữ Sữa Tươi Không Đóng Váng
Giữ Trà Không Bay Hơi
Giúp bạn giữ thực phẩm tươi lâu 
Giúp chảo thường có khả năng chống dính
Gỡ Đinh Bị Sét Lâu Ngày
Gọt và bày hoa quả thật hấp dẫn
H
Hành Lá Làm Hôi Tủ Lạnh
Hầm Đậu Mau Mềm
Hầm Thức Ăn
Hấp Cơm Nguội Cho Ngon
Hấp Thức Ăn
Hạt xoàn: Nên đi kiểm định
Học cách thu hút “mục tiêu”
Học cách rã rượu
I – K
Bi bị nấc
Khi Chảo Mỡ Bén Lửa Bốc Cháy
Khi Nấu Món Ăn Có Bơ
Khi Mua Đồ Gốm Sứ
Khi Sử Sụng Máy Giặt
Khi uống rượu, không được ăn thạch rau câu
Kho Thức Ăn
Khoai Tây Chiên Không Bị Cháy
Khoai Tây Sau Khi Chiên Bị Mềm
Khử mùi cho chân
Khử Mùi Dầu Mazút
Khử Mùi Hôi Của Chai Lọ
Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng
Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo
Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò
Khử mùi hôi nội tạng gia cầm 
Khử mùi hôi trong tủ lạnh
Khử Mùi Tanh Của Cá Trên Tay
Khử mùi tanh và mật đắng của cá
Khử Mùi Thuốc Lá
Khử Rêu, Nấm Mốc
Khử Vị Cay Của Ớt
Kinh nghiệm dân gian về ăn uống 
Kinh nghiệm muốn hỏi .( Chữa bệnh bằng thuốc Nam )
L
Lạc vào thế giới nấm
Làm bánh với bột mì 
Làm Bóng Hạt Trai
Làm Cho Da Bớt Nhám
Làm Cho Mỡ Không Bị Cháy Đen
Làm cho mực ngon, giòn không dai
Làm Da Mặt Tươi Tắn Hơn
Làm Da Mịn Màng
Làm Gọn Chân Mày
Làm Lòng Heo Được Trắng, Giòn
Làm Mềm Những Đôi Giày Cũ
Làm mới các dĩa CD 1 cách đơn giản
Làm Mới Đồ Đăng Ten
Làm món nướng thế nào cho đúng?
Làm Quần Áo Cũ Trở Nên Sáng
Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo
Làm sạch bếp với chanh và muối 
Làm Sạch Chất Nhớt Xà Bông
Làm Sạch Nón Rơm 
Làm sạch tai heo
Làm Sạch Tay Dính Nhựa Rau
Làm sao để không chết đuối dù không biết bơi?
Làm Tan Dầu Ăn Bị Đông
Làm Trắng Da Mặt
Làm Trắng Đồ Vật Bằng Ngà
Lãng mạn với không gian màu hồng
Lau Chùi Đồ Vật Bằng Sừng
Lau Đồ Vật Bằng Kim Loại
Lau Kiếng
Lau Sạch Tranh Sơn Mài
Lau Xe Cho Bóng
Lấy Bánh Bông Lan Cho Dễ
Lỡ ăn nhằm miếng ớt quá cay …?
Lỡ Nuốt Phải Vật Lạ
Loại bỏ xương cá như thế nào?
Lột Vỏ Trái Cây Dễ Dàng
Lụa Trắng Muốn Không Bị Vàng
Lựa chọn sàn gỗ như ý
Lựa Đậu Hủ
Luộc gà: Những bí quyết không thể thiếu
Luộc Khoai Sọ, Khoai Môn
Luộc Rau Đúng Cách
Luộc từ nước lạnh
MMách bạn – Mùa thu thay áo mới 
Mái Tóc Đẹp Toàn Diện
Massage Cho Khuôn Mặt
Mẹo bảo quản bánh đa nem
Mắt Bị Vướng Bụi, Vật Lạ
Mẹo bóc tỏi dễ dàng 
Mẹo chăm sóc giày da
Mẹo chế biến cua biển tươi sống 
Mẹo chế biến hải sản 
Mẹo chế biến món ăn với sữa tươi 
Mẹo chế biến thịt bò 
Mẹo chiên cơm ngon miệng
Mẹo chọn dưa hấu tươi ngon 
Mẹo chọn gạo để nấu cơm ngon
Mẹo chọn giày cho người chân to
Mẹo chọn giày hợp với bạn 
Mẹo chọn sò huyết ngon 
Mẹo chọn và chế biến tỏi 
Mẹo chọn và thưởng thức rượu vang 
Mẹo chống mối mọt cho đồ gỗ nhà bạn 
Mẹo chữa bệnh bằng hành tây
Mẹo chữa hôi chân 
Mẹo chữa hóc xương cá 
Mẹo chữa loét miệng 
Mẹo chữa mắc nghẹn
Mẹo chữa nhanh khi bị chuột rút 
Mẹo chữa vết cháy trên chảo 
Mẹo chữa ù tai 
Mẹo chụp ảnh đẹp trong ngày Tết
Mẹo diệt sạch vi khuẩn bồn cầu 
Mẹo diệt trừ gián, muỗi không cần hóa chất 
Mẹo đơn giản xua tan mùi hôi chân
Mẹo giúp da tay không bị khô
Mẹo giải rượu 
Mẹo giảm chất béo trong nấu ăn 
Mẹo giảm chất béo trong thức ăn khi nấu nuớng
Mẹo giảm đường trong ăn uống
Mẹo giữ trái cây tươi trong mùa hè 
Mẹo gói bánh chưng ngon
Mẹo hãm hoa đào nở đúng Tết 
Mẹo hay cho bánh ngọt
Mẹo hay để bà bầu ngon giấc
Mẹo hãm hoa đào nở đúng Tết
“Mẹo” hấp cá không có mùi tanh
Mẹo hấp cách thủy giữ hương vị thơm ngon
Mẹo hay cho người buồn ngủ ngày 
Mẹo hay chống rụng tóc cho quý ông 
Mẹo hay khắc phục chứng nhiều mồ hôi 
Mẹo hay không ngờ với củ hành tây 
Mẹo hay làm thịt vịt 
Mẹo hay trị chứng ngủ ngáy 
Mẹo hay từ dầu ôliu
Mẹo hay từ khoai tây
Mẹo hay với muối 
Mẹo hay với rượu khi nấu ăn 
Mẹo hay với trứng gà
Mẹo khử bớt mùi tanh hải sản
Mẹo khử mùi cho thớt 
Mẹo khử mùi cơ thể khi hè sang
Mẹo khử mùi hiệu quả
Mẹo khử mùi hôi của gà, bò, cá 
Mẹo khử mùi hôi tủ lạnh 
Mẹo khử mùi tủ lạnh rất hữu dụng 
Mẹo khử mùi tanh của cá 
Mẹo khử mùi tanh và dai của nghêu
Mẹo làm giảm nếp nhăn ở mặt 
Mẹo làm mắm tôm bớt mùi 
Mẹo làm sạch giày da
Mẹo làm sạch lò vi sóng và ấm nước
Mẹo làm sạch vết bẩn bằng hành tây
Mẹo làm sáng đồ trang sức bằng bạc
Mẹo làm se lỗ chân lông
 
Đời Sống: Một vài mẹo đơn giản trị bịnh
Đôi khi, những đồ vật hay thực phẩm sẵn có trong nhà bạn có thể trở thành “thuốc” chữa bệnh đơn giản vô cùng hữu hiệu, chẳng hạn như sữa chua giúp bạn thoát tình trạng hôi miệng, đường giúp chấm dứt các cơn nấc cụt, …
 
Dầu olive chữa bệnh eczema
Dầu Oliu Pomace
Dầu ôliu giàu vitamin E nên có thể là chất dưỡng ẩm tuyệt vời cho da. Hãy bôi dầu ôliu nguyên chất lên da sau khi tắm, lúc da bạn vẫn còn ẩm ướt. Dầu ôliu sẽ lưu giữ độ ẩm và giúp làm dịu vùng bị Eczema ( chàm – hắc lào) gây đau đớn.

Nước sát trùng listerine chữa bệnh nấm móng chân
Ngâm chân vào nước súc miệng listerine trong khoảng 15 – 20 phút, 2 lần mỗi ngày sẽ giúp chữa hầu hết các ca nấm móng chân. Listerine chứa các thành phần khử trùng và tẩy uế. Lâu nay, nó đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ chữa bệnh lậu tới dung dịch lau rửa sàn nhà.
 
Sữa chua chữa hơi thở hôi
 
Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn sống trong sữa chua không đường có thể ức chế lượng vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Nếu vi khuẩn gây hại không thể sống sót, hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn.
Đường dừng cơn nấc
 
Nấc khiến chúng ta vô cùng khó chịu. Bạn có thể chấm dứt nó trong vòng 1 phút chỉ đơn giản bằng cách nuốt một thìa đầy đường khô. Các chuyên gia tin rằng, vị ngọt bất ngờ trên lưỡi làm quá tải các đầu mút dây thần kinh trong miệng và ngăn chặn sự co thắt gây nấc.
 
Nhai Chewing bạc hà hoặc quế làm giảm căng thẳng
Các nghiên cứu cho thấy, việc nhai kẹo bạc hà hoặc kẹo gôm quế sẽ làm tăng sự tỉnh táo và làm giảm mệt mỏi tới 20%. Những người tham gia thí nghiệm từng thông báo, việc làm này khiến họ giảm 25% tâm trạng chán nản và tăng 30% sự tỉnh táo.
Băng keo chữa mụn cóc
Một số người mất rất nhiều công sức mới loại bỏ được mụn cóc trên cơ thể. Các giải pháp chữa trị thông thường khá đau đớn, bao gồm cả phương pháp áp lạnh, thuốc axít, liệu pháp laser, nhiệt và nút giữ bằng băng keo. Tuy nhiên, ngay cả cách áp lạnh (đốt các mụn cóc bằng nitrogen lỏng) cũng chỉ có tỉ lệ thành công là 60%. Trong khi đó, một cách làm không đau đớn bằng cách dán một miếng băng kéo lên mụn cóc có thể đạt tỉ lệ thành công lên tới 85%.
Cách làm như sau: dán một miếng băng keo nhỏ lên mụn cóc và để như vậy trong vòng 1 tuần. Sau đó, bóc miếng băng keo, rửa vùng có mụn cóc và dùng một viên đá bọt chà xát khu vực này, rồi tái dán một miếng băng keo khác thêm một tuần nữa. Tái lặp việc làm này cho tới khi mụn cóc biến mất.
Rượu vodka chữa hôi chân
 
Lau chân bằng một chiếc khăn tẩm rượu vodka sẽ giúp loại bỏ mùi hôi chân. Theo các nhà khoa học, vodka chứa cồn, một chất khử trùng khô rất nhanh. Cồn tiêu hủy nấm và vi khuẩn gây mùi, đồng thời làm khô môi trường ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng của những sinh vật gây hại này.
 
Olive và chanh chữa say sóng, say xe
Say sóng và say tàu xe làm tăng tiết nước bọt, việc có thể khiến bạn nôn mửa. Ăn quả ôliu hoặc ngậm chanh ngay khi có dấu hiệu say sóng hay say tàu xe đầu tiên có thể làm giảm sự buồn nôn nhờ chất tannin có sẵn trong những loại quả này.
Cà chua chữa mụn trứng cá
Cà chua rất giàu axít, các vitamin C, A và các chất chống oxy hóa, vì vậy loại quả này có thể được dùng để chữa nhiều bệnh lý nhẹ về da. Cách chữa trị này đặc biệt tốt đối với da dầu. Nghiền một quả cà chua nhỏ vào nước, sau đó phết hỗn hợp lên mặt và để khoảng 1 giờ đồng hồ. Rửa sạch mặt với nước ấm và vỗ nhẹ da cho khô. Lặp lại việc làm này một lần mỗi ngày trong vòng một tuần.

Cắn bút chì chữa đau đầu
Các cơn đau đầu do căng thẳng thường có thể tăng lên do việc nghiến chặt quai hàm một cách vô thức của bạn. Việc nhẹ nhàng ngậm một chiếc bút chì giữa hai hàm răng sẽ buộc các cơ hàm của bạn phải nới lỏng, làm giảm cơn đau đầu của bạn.
 
 
 
 

Công dụng của Thuốc Muối (baking soda)

 
 http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2014/02/Thuoc-Muoi-Thuoc-Tieu-Man-baking-soda.jpg
Công dụng của Thuốc Muối
(BAKING SODA)
          Baking soda, hay sodium bicarbonate, tiếng Việt gọi là “Thuốc Muối” hay “Thuốc Tiêu Mặn” có mặt trên kệ bếp của nhiều gia đình cho việc nướng bánh và tẩy rửa. Nhưng nó còn nhiều công dụng khác mà bạn chưa biết đến để tận dụng.
          Chẳng hạn như bạn có thể dùng baking soda để lấy cái dằm ở ngón tay ra một cách an toàn, hay bạn có thể dùng nó để làm kem đánh răng.
           Bạn có thể mua một hộp baking soda với giá 1 dollar. Nó là một trong những dụng cụ y tế rẻ tiền và an toàn nhất, vì vậy thật là có lý để bạn tìm hiểu về nhiều công dụng của baking soda. 
 Tóm tắt lịch sử của baking soda.
          Ở dạng tự nhiên, baking soda được biết đến như nahcolite, một loại khoáng chất được tạo ra từ thời cổ đại khi các hồ bị bay hơi một cách nhanh chóng bởi nhiệt độ cao. Nahcolite chứa một lượng lớn sodium bicarbonate, đã được sử dụng từ nhiều ngàn năm. Ví dụ, người Ai Cập dùng nahcolite làm xà phòng để tẩy rửa. Sau đó, xuyên suốt lịch sử, nhiều câu chuyện của nhiều dân tộc kể lại rằng baking soda được sử dụng khi làm bánh mì và các loại bánh nở khác.
          Tuy nhiên, mãi đến năm 1846 hai vị tiến sĩ Austin Church và John Dwight mới bắt đầu sản xuất và bán baking soda. Trong những năm 1860, baking soda là một thành phần trong sách dạy nấu ăn, và trong những năm 1930 đã được quảng cáo rộng rãi như là một “dược phẩm đã được chứng minh”. Đến năm 1972, ý tưởng giữ một hộp baking soda trong tủ lạnh để giữ cho thực phẩm tươi mới nảy sinh và nhiều người đã thực hành như thế.
          Baking soda được phổ biến bởi Arm & Hammer hơn 150 năm qua. Trong khi nhiều người biết về công dụng trong nấu ăn và tẩy rửa, thì ít ai nhận ra rằng baking soda cũng có nhiều dược tính mạnh mẽ.
 Baking Soda có thể giúp chống cảm lạnh và cúm
          Một số người tin rằng khi uống baking soda, nó có thể giúp cho cơ thể duy trì sự cân bằng độ pH axit-kiềm trong máu. Đây có khả năng là điều cơ bản trong việc đề nghị sử dụng baking soda chống lại các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Trong tập sách “Cách dùng Arm & Hammer Baking Soda trong y học” xuất bản năm 1924, Tiến sĩ Volney S. Cheney kể lại những thành công của ông trong điều trị cảm lạnh và cúm với thuốc muối baking soda. 
          “Năm 1918 và 1919 trong khi dịch vụ y tế công cộng Mỹ chiến đấu với bệnh “cúm”, điều làm bác sĩ Cheney chú ý đó là những ai đã hoàn toàn có độ pH là kiềm nhờ uống baking soda rất ít bị lây bệnh cúm, những ai bị nhiễm bệnh, nếu nhanh chóng đưa cơ thể lên chỉ số pH kiềm thì chỉ bị cúm nhẹ.
          Từ đó bác sĩ Cheney điều trị mọi trường hợp cảm lạnh và cúm bằng cách cho uống ngay nhiều lần thuốc muối baking soda và rất nhiều trường hợp chỉ trong vòng 36 giờ thì các triệu chứng hoàn toàn chấm dứt.
          Hơn nữa, trước Câu lạc bộ phụ nữ và Hiệp hội phụ huynh-giáo viên, bác sĩ Cheney đã ủng hộ việc sử dụng baking soda để phòng ngừa “cảm lạnh” với kết quả là đến bây giờ nhiều báo cáo  vẫn đang tiếp tục gởi về nói rằng những ai uống baking soda không bị nhiễm bệnh, trong khi những người chung quanh hầu như bị cúm cả.
          (Cũng không quá cho việc nâng độ pH lên độ kiềm tối ưu do hoạt động của baking soda là nhất định, vì tôi (bác sĩ Cheney) cũng thường dùng axit hydrochloric (pH=2) pha loãng để tiêm vào tĩnh mạch và giúp các bệnh nhân hầu như khỏi nhiễm trùng cấp tính ngay lập tức. Rõ ràng việc này đẩy độ pH theo hướng ngược lại với baking soda, tuy nhiên cả hai đều có tác dụng, cho thấy rằng cách thức hoạt động có thể là cách khác hơn là độ pH trung gian.)
          Việc sử dụng baking soda tương đối dễ dàng và vô hại ngay cả khi bạn không thấy các triệu chứng cảm lạnh thuyên giảm. Chỉ đơn giản hòa tan lượng baking soda đề nghị vào ly nước và uống. Liều lượng đề nghị cho cảm lạnh và cúm của công ty Arm & Hammer năm 1925 là:
          Ngày 1 : Uống 6 liều cách nhau 2 tiếng. Mỗi lần uống  ½ muỗng cà phê baking soda trong ly nước đầy.
          Ngày 2 : Uống 4 liều cách nhau 3 tiếng. Mỗi lần uống  ½ muỗng cà phê baking soda trong ly nước đầy.
          Ngày 3 : Uống 2 liều vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi lần uống  ½ muỗng cà phê baking soda trong ly nước đầy.
          Những ngày tiếp theo : uống 1 liều ½ muỗng cà phê baking soda trong ly nước đầy vào buổi sáng cho tới khi triệu chứng chấm dứt.
Baking Soda
 Các công dụng khác của baking soda.
1. Đau loét : Tôi đã đề nghị cho nhiều người kể cả những người trong nhà và ngạc nhiên khi thấy hiệu qủa đáng ca ngợi của nó. Điều này có lý, vì baking soda nhanh chóng trung hòa axit trong dạ dày. Liều lượng thường là 1-2 muỗng cà phê trong một ly nước đầy.
2. Lấy dằm ra ngoài : Cho một muỗng xúp baking soda vào ly nước nhỏ, rồi ngâm vùng bị dằm vào hai lần một ngày. Nhiều dằm sẽ tự ra ngoài sau vài ngày sử dụng liệu pháp này.
3. Cháy nắng : Cho ½ chén baking soda vào bồn tắm rồi ngâm mình trong bồn. Khi ra khỏi bồn hãy để người khô tự nhiên, không dùng khăn lau muối bám vào người để gia tăng hiệu qủa. Bạn cũng có thể cho hỗn hợp baking soda và nước vào gạc băng lạnh và đắp lên chỗ phỏng nắng. 
4. Khử mùi : Nếu bạn muốn tránh sản phẩm khử mùi và chống đổ mồ hôi có chứa paraben và nhôm, hãy thử lấy một nhúm baking soda nhào với nước để thay thế. Bột sền sệt này là chất khử mùi đơn giản tự nhiên và hiệu quả.
5. Nâng cao hiệu suất thể thao : Các vận động viên chạy bộ đường dài từ lâu đã uống viên baking soda trước cuộc đua để gia tăng năng lực. Tôi không đề nghị bạn thử nó ở nhà, tôi chỉ đưa ra  một ví dụ về lợi ích của baking soda.
6. Kem làm sạch vôi răng:  Lấy 6 phần baking soda trộn đều với 1 phần muối biển, rồi cho vào lọ để sử dụng. Làm ướt đầu ngón tay trỏ rồi chấm vào muối này chà khắp lợi và răng. Bắt đầu ở hàm trên phía ngoài rồi phía bên trong. Làm như thế với lợi và răng hàm dưới. Nhổ ra ngoài phần muối dư. Sau 15 phút súc miệng cho sạch. Hỗn hợp muối này rất hiệu qủa trong việc diệt khuẩn ở răng miệng và dần dần làm sạch vôi răng.
7. Kem làm trắng răng tự nhiên: Dằm nhuyễn 1 trái dâu tây chín (strawberry) rồi trộn đều với 1/2 muỗng cà phê baking soda (thuốc muối). Trát hỗn hợp này lên răng và để yên 5 phút rồi đánh răng. Phương pháp này chỉ sử dụng một tuần một lần, làm nhiều hơn có thể làm hỏng men răng.
8. Côn trùng cắn : Cho một chút nước vào baking soda rồi thoa lên chỗ bị muỗi, kiến cắn. Cũng có thể thoa bột baking soda khô lên da. Cách này giúp giảm ngứa.  
9. Ngâm chân : Cho ba muỗng canh baking soda vào chậu nước ấm rồi ngâm chân.
10. Tẩy da chết : Trộn đều ba phần baking soda, một phần nước có thể dùng để tẩy da chết trên mặt và cơ thể. Đây là cách tự nhiên, ít tốn kém và nhẹ nhàng có thể sử dụng hàng ngày.
11. Tẩy độc : Cho baking soda và giấm táo vào bồn nước ấm rồi ngâm mình. Cách này giúp giảm đau nhức và tẩy độc. Nó cũng giúp làm sạch bồn tắm và ống cống nữa.
12. Baking soda cũng tuyệt vời để làm sạch các vật dụng ở nhà bếp.
Bạn có thể để hộp baking soda ở tủ thuốc, ở nhà bếp, phòng tắm và chung với các sản phẩm làm sạch khác.
13. Cọ rửa phòng tắm và nhà bếp. Rắc baking soda trên bề mặt và và cọ rửa.
14. Làm sạch đường cống. Rắc baking soda xuống ống thoát nước, xong đổ thêm giấm táo (apple cider vinegar) và để nó sủi bọt trong 15 phút, sau đó xả nước nóng. Đây là cách an toàn thay thế cho dùng hóa chất.
15. Làm sạch nồi chảo. Ngâm nồi, chảo trong nước nóng và baking soda 15 phút sẽ dễ dàng tẩy sạch các vết dính.
16. Chùi rửa gía sắt nướng thịt. Sử dụng baking soda để chà rửa  gía nướng thịt.
17. Làm sạch đồ chơi trẻ em: ngâm đồ chơi trong dung dịch 1 lít nước cà 4 muỗng canh baking soda.
18. Làm mềm quần áo. Cho 1/2 chén baking soda vào quần áo khi giặt, quần áo sẽ mềm mại, trắng và mới hơn.
19. Làm sạch thảm. Rắc bột baking soda lên thảm, dể 15 phút rồi dùng máy hút bụi thảm.
20. Đánh bóng dụng cụ bằng bạc. Xả nước nóng vào bồn rửa chén, lót miếng giấy bạc bên dưới, cho baking soda lên giấy bạc, ngâm các miếng bạc lên trên cho tới lúc sạch.
21. Khử mùi hôi của giày. Rắc baking soda vào trong giày.
22. Chữa cháy nhỏ. Trường hợp xảy ra việc cháy nhỏ do dầu mỡ trong nhà bếp, rắc baking soda lên để dập tắt ngọn lửa.
23. Ngâm các vật dụng dùng cho đánh răng vào ly nước ấm với 2 muỗng cà phê baking soda sẽ khử mùi và làm sạch dụng cụ.
24. Dùng để hạ ợ nóng (heartburn), ợ chua. Theo hướng dẫn ghi trong hộp.
25. Rửa tay. Không dùng xà bông. Lấy 3 phần baking soda, 1 phần nước, trộn chung rồi rửa tay, sẽ khử mùi và đất bám ở tay. Hoặc lấy 3 phần baking soda này cho vào xà bông rồi rửa tay.
26. Làm sạch tóc. Lấy một nhúm baking soda cho vào lòng bàn tay cùng với xà bông gội đầu. Gội đầu như thường lệ. Baking soda giúp tẩy keo xịt tóc hay dầu xức tóc làm cho tóc sạch hơn. Bây giờ bạn không ngại thoa dầu dừa vào chân tóc để trị gầu hay giúp tóc mọc vì sau đó tóc bóng dầu nữa. Gội đầu với baking soda sẽ làm sạch dầu.
27. Làm sạch lược, bàn chải. Ngâm trong 1 tô nước ấm với 1 muỗng cà phê baking soda.
28. Làm sạch khăn, xốp rửa chén. Ngâm trong 1 lít nước ấm với 4 muỗng xúp baking soda.
Để khử trùng mạnh hơn nữa, dùng microwave.
29. Khử dầu mỡ. Rấc baking soda lên chỗ dính dầu mỡ và chà với bàn chải ướt.
30. Khử mùi thùng rác. Rắc baking soda vào đáy thùng.
31. Khử mùi ống cống. Đổ nửa chén baking soda vào ống thoát nước ở các bồn nước trong khi mở vòi cho chảy nước ấm. Việc này sẽ trung hòa chất axit và khử mùi hôi.
32. Tươi mát tủ quần áo. Đặt một hộp baking soda vào kệ quân áo để giữ quần áo được thơm tho.
33. Đa năng cho cắm trại. Dùng để tẩy chất dơ, rửa tay, rửa chén nồi, khử mùi, kem đánh răng, chữa cháy, v.v.
34. Bảo quản hầm cầu (septic care). Thường xuyên dùng baking soda trong ống nước có thể giúp hệ thống bồn cầu thông chảy. Một chén baking soda mỗi tuần sẽ duy trì độ pH thich hợp cho bể phốt (septic tank).
35.Rửa rau cải và trái cây. Baking soda là cách dùng ăn toàn để rửa sạch các chất bẩn bám vào rau quả. Rắc baking soda lên miếng xốp sạch, chà rửa và xả nước cho sạch.
 Kim Tuyến chuyển ngữ
 
Các MẸO VẶT RẤT HAY cần thiết cho gđ hàng ngày
 
 
***Để tránh cho cua không bị gãy càng. Trước khi nấu luộc cua, chuẩn bị một thau nước đá lạnh, cho cua vào ngâm ngập sâu tòan thân, độ 30 phút sau, cua sẽ lạnh cóng, mang ra nấu cua sẽ không bị gãy càng, ngoe nữa.
Vo gạo xong, đừng vội đổ nước
Ngày nào bạn cũng vo gạo nấu cơm, đừng đổ nước vo gạo. Nó có rất nhiều công dụng tuyệt vời mà có thể bạn không để ý.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
– Nước vo gạo là khắc tinh của các loại nghêu, sò, ốc, hến, khiến chúng phải nhả hết chất nhờn, bẩn trước khi luộc. Bạn sẽ có một nồi ốc, hến… thơm phức, sạch tinh nếu ngâm chúng trong nước vo gạo chừng 2-3 tiếng trước khi nấu.
– Khi sơ chế các loại hải sản có mùi tanh, hãy dùng nước vo gạo để rửa, bạn sẽ thấy công dụng tức thì.
– Nước vo gạo cũng giúp những loại thực phẩm như măng, da heo, rong biển… mau nhừ. Chỉ cần bạn ngâm chúng trong nước vo gạo pha tí muối trước khi hầm, bạn sẽ tiết kiệm được nhiên liệu.
– Nước vo gạo cũng là chất dưỡng da tuyệt vời. Bạn có thể dùng để rửa mặt, tắm để giảm thiểu sự lão hóa, giúp da sáng trắng hoặc dùng nước vo gạo đặc để đắp mặt nạ. Nước vo gạo đem gội đầu cũng rất tốt cho tóc.
– Nhiều người có thói quen dùng nước vo gạo để đánh răng, vừa hạn chế sâu răng, vừa chống hôi miệng.
– Nước vo gạo đem tưới cây giúp cây tươi tốt, nở hoa rực rỡ hơn.
 
 
              *** KHỬ MÙI TANH CỦA TÔM, CÁ, ĐỒ BIỂN… ***
(do Nguyễn thị Hồng sưu tầm)
Để khử mùi tanh của tôm, cá, đồ biển… Khi nêm gia vị cho vào ít bột riềng bảo đảm mùi tanh sẽ biến mất.  Bột riềng thường bày bán ở hàng gia vị trong các chợ Á đông, trên lọ có hình củ riềng.
 
*** GIỮ MÀU TRÁI CÂY ***
Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển màu sẫm nhìn không được đẹp lắm. Bạn hãy vắt một ít nước chanh bôi lên mặt trái cây, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh được thâm đen.
 
*** NGÂM MĂNG KHÔ ***
 Ngâm măng khô trữ ăn dần, hay để nấu món măng gà ngày Tết, bạn hãy dùng nước gạo để ngâm măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần, đến khi nấu thái thành miếng. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
 
 *** BÁNH CHƯNG, BÁNH TÉT ***
Sau khi luộc, vớt ra, cần rửa lại bằng nước sạch rồi ép bánh bằng vật nặng. Sau đó treo nơi mát và thoáng gió. Nếu qua vài ngày thấy hạt gáo trắng thì phải luộc, chiên hoặc hâm lại trong microway cho mềm mới ăn được.
***TRÁNH DẦUMỠVĂNGRANGOÀI **cái này cần lắm đấy
Khi xào hay chiên món ăn, bạn hãy rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu, như thế khi chiên, dầu hoặc mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài vừa trách bị phỏng vừa khử được vài độc tố trong dầu, mỡ
– Khi xào, nấu hay chiên món ăn, nếu gặp phải loại thực phẩm có nhiều nước sẽ làm tăng thể tích của dầu, mỡ và có thể nước làm chúng tràn ra khỏi chảo. Gặp trường hợp này, bạn chỉ cần thảo vào chảo một ít tiêu sẽ làm cho dầu không bị tràn ra ngoài nữa.
 
*** KHỬ MÙI TỎI TRÊN TAY ***
Để làm mất đi mùi tỏi trên tay sau khi nấu ăn, lấy một cái muỗng bằng stainless steel chà vào tay một lúc, rửa tay với xà phòng, mùi tỏi sẽ mất đi.
 
*** LẤY VẾT SÁP TRÊN KHĂN BÀN, KHĂN ĂN ***
Để lấy những vết sáp của đèn cầy nhiểu trên khăn bàn, khăn ăn… lấy khăn bàn, khăn ăn bỏ vào ngăn đông đá chửng nửa tiếng, vết sáp sẽ rất dễ để gỡ ra.
 
*** GẮN ĐÈN CẦY VÀO CHÂN ĐÈN ***
Để đèn cầy dính chặt và ngay ngắn vào chân đèn, dùng wax paper cắt vài khoanh trong quán chung quanh đèn cầy trước khi gắn vào chân đèn.  Đèn cầy sẽ dính chặt và ngay ngắn.
 
*** NƯỚNG CÁ KHÔNG BỊ TRÓC DA ***
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.
Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài săn lại, sức nóng làm mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Da cá sẽ vàng và thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi vị ngọt.
 
*** TẨY MÙI CÁ, MÙI THỨC ĂN TRONG NHÀ ***
Cho một miếng vỏ chanh vào dầu trước khi cho cá vào chiên.
Chậu rửa ch én vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, sẽ hết mùi tanh cá .Để cho mất mùi hôi của bắp cải chín, cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.
 
*** LUỘC GÀ ***
Cho gà vào nồi lúc nước lạnh, bỏ thêm một miếng gừng và hành nướng đập dập cho thơm, đun sôi thì để lửa nhỏ, thỉnh thoảng cho thêm một chút nước lạnh vào nồi. Gà chín, tắt bếp, đậy nắp một lúc, vớt ra thả vào thau nước thật lạnh, con gà trông sẽ căng mọng và ăn da rất ngon. Muốn gà vàng ươm thì lấy nước mỡ gà quyết lên da.
Muốn chặt gà đẹp, bạn hãy để ráo nước và thật nguội mới chặt.
 
*** KHỬ MÙI HÔI CỦA DẦU PHỌNG ***
Nấu dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
 
*** BÁNH MÌ DÒN KHI NƯỚNG LẠI ***
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
Hoặc cho bánh mì vào bao kín cất vào ngăn đông đá lúc còn dòn.  Khi đem ra bỏ vào microway 15 giây (hoặc để hơi tan đá) nướng lại cho đến khi nóng dòn theo ý.
 
 
*** CHIÊN KHOAI TÂY DÒN ***
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo.
Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ có lót giấy lau tay, rắc lên một chút muối và xốc đều.
 
*** NẤU KHOAI KHÔNG NÁT ***
Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
 
*** RỬA NGÊU, SÒ SẠCH VÀ BỚT MÙI HÔI ***
Thả chúng vào trong chậu chứa nước ngọt và một số dụng cụ bằng kim lọai như dao, muỗng nĩa… chừng 2 3 tiếng. Khi chúng ngửi phải mùi sắt sẽ nhả bùn và chất dơ ra rất nhanh và sạch.
 
*** CÀ TÍM KHÔNG THÂM TÍM ***
Cà tím nếu để ngoài không khí lâu sẽ dễ bị thâm đen không đẹp món ăn. Sau khi đã cắt nên ngâm trong nước muối, nếu nước có đá càng tốt sẽ tạo độ giòn cho lớp ngoài miếng cà khi chiên.
 
*** KHỬ MÙI KHI NẤU ĂN ***
Khi kho cá, nấu canh cá, chiên hành tỏi… hãy thắp 1,2 ngọn nến trong nhà bếp, khói và mùi nến sẽ khử mùi cá.
Cách này cũng thông dụng để khử mùi hôi của thuốc lá.
 
 
 
*** KHỬ MÙI HÔI TỦ LẠNH ***
Tủ lạnh nhà bạn dễ có mùi khi chứa nhiều thức ăn, các loại trái cây, hoặc đồ tươi sống,. Hiện nay tại các siêu thị có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là cách khử mùi khá đơn giản và cũng khá hiệu quả:
– Để một chén sữa trong tủ lạnh
– Hoặc lấy 4 muỗng đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và cho vào tủ lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.
 
*** PHÒNG ĐỘC KHI ĂN SỨA ***
Sau khi làm sạch, ngâm sứa vào giấm ăn khoảng 10 phút trước khi nấu hay trụng để ăn thì sẽ không sợ trúng độc.
 
*** LUỘC RAU CHO XANH ĐẸP ***
Cho vào nồi nước luộc muối, ít giọt chanh hoặc dấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.
 
*** CHO DA GÀ, VỊT VÀNG BÓNG KHI NƯỚNG HAY QUAY ***
Gà, vịt quay ngon hay không khi nhìn lớp da bóng láng, chưa ăn đã thấy hấp dẫn!!
Để làm cho lớp da gà, vịt quay bóng láng:
– Sau khi ướp và trước khi quay, dùng nước sôi dội lên lớp da một lượt cho sạch, để ráo.
– Sau đó dùng hỗn hợp mạch nha (hay mật ong) pha với nước hơi ngọt nhẹ, vắt vào hỗn hợp một chút nước cốt chanh cho hơi thoảng vị chua.
– Dùng hỗn hợp này dội lên da gà, vịt một lượt.
– Sau đó để gà, vịt nơi mát cho ráo rồi cho vào lò quay. Nhờ lớp hỗn hợp mạch nha, chanh và nước sẽ làm da gà, vịt quay bóng láng hẳn lên.
 
 
*** BÓC VỎ TÔM DỄ VÀ NHANH ***
Ngâm tôm vào nước phèn chua một lúc rồi mới vớt ra để bóc, không những sẽ dễ bóc mà thịt tôm cũng không bám theo vỏ.
 
*** LUỘC RAU NGON ***
Với các loại rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống: nên cho nước nhiều, thêm một ít muối vào nước luộc và để lửa lớn cho nước sôi già mới cho rau. (Có thể sau khi vớt, cho rau vào ngâm trong nước đá, rau vừa xanh lại vừa giòn. Nhưng cách này làm mất một số vitamin trong rau)
Với bông cải trắng hoặc xanh: cũng làm như cách trên, khi ngâm vào nước đá, bông cải sẽ giòn, không bị mềm hay rã những đọt bông trên mặt.
 
*** CÁCH LUỘC LÒNG HEO TRẮNG VÀ DÒN ***
Khi luộc, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Lúc lòng chín tới vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
 
*** LUỘC GIÒ HEO CHO TRẮNG, MỀM VÀ VẪN DÒN ***
Nếu là bắp giò thì trước khi luộc bạn dùng sợi dây lạt bó miếng thịt lại cho chặt. Sau khi luộc chín, vớt ra cho vào một tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút, để miếng thịt trông trắng và sạch hơn. Bạn cũng có thể vớt ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh, lúc ăn mang ra thái miếng mỏng.
 
*** ĐỂ CHANH VẮT ĐƯỢC NHIỀU NƯỚC ***
Muốn vắt chanh được nhiều nước, trước khi cắt chanh, bạn nên ngâm nó vào nước nóng trong vài phút.
 
*** RỬA BÌNH THỦY TINH ***
Những bình thủy tinh có miệng bé rất khó rửa sạch bên trong để làm nó sáng bóng như mới. Bạn có thể cho vào bình một nắm gạo, đổ ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.
cách thứ 2:  bình thủy hay ấm nước  bị đóng CẶN
cho một ít DẤM (khỏang 1/5 cup) vào..:
-Ấm nước :cho thêm gần đầy nước đun sôi chừng 5 phút  ,tắt lửa,để trên bếp một lúc,…Dấm sẽ làm SẠCH các chất đóng ten trong ấm….
bình thủy...:cho DẤM vào bình,đổ nước sôi và đóng nắp bình lại,để một lúc các chất đóng ten sẽ sạch bóng ngay
đổ ra súc ấm và bình thủy…
bản ‘hòa thượng’  hàng tuần phải súc ấm và bình cho bà xã xệ
Bã cà phê, đừng bỏ đi!
 
 
                      
                     
 
                1. Phân bón

Bã cà phê được người làm vườn rất ưa chuộng vì nó thích hợp để làm phân bón. Khi trộn với các chất dinh dưỡng trong đất, bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn. Cây cối sẽ phát triển mạnh trong đất axit vì nó có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu bạn có một nguồn cung cấp bã cà phê, hãy giữ lại và làm cho vườn cây nở hoa quanh năm.

2. Chải lông cho vật nuôi

Trộn bã cà phê với một chút nước là bạn đã có một dung dịch tuyệt vời làm đẹp cho thú cưng. Bôi dung dịch này lên lông của con vật, nó sẽ làm mềm lông, làm màu lông đẹp hơn. Hơn thế, nhiều người còn cho rằng bã cà phê có thể diệt được các loài bọ chét cũng như ký sinh trùng khác.

3. Khử mùi tủ lạnh

Lưu trữ thức ăn có thể khiến tủ lạnh có mùi khó chịu. Giải pháp đơn giản là lấy một bát đầy bã cà phê đặt vào tủ lạnh, một lúc sau nó sẽ hút hết các mùi không mong muốn.

Tương tự, có thể sử dụng bã cà phê để khử mùi nhà vệ sinh, hộp đựng thức ăn lâu ngày. Sau khi cắt hành, tỏi hoặc làm cá, nếu không loại bỏ được mùi khó chịu trên tay, bạn hãy xát một ít bã cà phê, sẽ hết mùi ngay lập tức. Nếu muốn khử mùi khó chịu của cơ thể, hãy bọc bã cà phê vào một túi vải, xoa khắp mình khi tắm…

4. Hướng cho vật nuôi đi vệ sinh cố định

Bạn yêu quý con vật của mình nhưng không biết làm cách nào để chúng đi ngoài vào nơi cố định. Rất đơn giản, hãy lấy hỗn hợp bã cà phê cộng với vỏ cam đặt ngoài vườn. Hương thơm của hỗn hợp quá kỳ lạ với các tiêu chuẩn đi ngoài của thú cưng, ngay lập tức sẽ thu hút chúng đến.

5. Tẩy tế bào chết

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây thực sự là môt ý tưởng hiệu quả. Chất caffeine trong bã cà phê làm tăng lượng máu, hiệu quả trong việc điều trị đối với những vùng da sần sùi do bị tích mỡ hoặc bị rạn do độ đàn hồi của da kém, cũng như thu nhỏ lỗ chân lông… Vì thế, ngoài tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo, chất này còn đem lại sức sống cho làn da.

Do vậy, hãy trộn đều bã cà phê và dầu olive hay đơn giản là chà bã cà phê lên mặt, thư giãn trong 30 phút rồi rửa sạch. Đối với da dầu thì có thể trộn thêm sữa chua trước khi đắp lên da. Hoặc có thể chế bã cà phê với sữa rửa mặt. Rửa mặt trước, rồi thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để có làn da mịn, không bắt nắng.

6. Khử mùi giày dép

Sau một ngày đi làm về, đôi giày và chân bốc mùi khó chịu, hãy lấy ít bã cà phê đặt vào đôi giày vừa đi, để nó loại bỏ mùi hôi trong giày. Nếu muốn thoát khỏi mùi hôi chân, có thể rửa chân bằng nước có thêm bã cà phê mỗi ngày. Hoặc muốn khử mùi hôi nách cũng có thể lấy bã cà phê chà lên.

7. Giải pháp cho tóc sáng bóng

Không có lựa chọn nào hay hơn là sử dụng bã cà phê cho tóc mềm và mượt. Nó giống như một loại dầu xả thiên nhiên tuyệt vời. Để làm điều này bạn hãy làm ướt tóc, bôi bã cà phê lên, để một lúc cho thấm vào tóc rồi gội sạch đầu.

8. Thuốc diệt côn trùng

Các loài côn trùng như kiến, mối có thể gây phiền nhiễu cho quần áo. Lúc đó, hãy cọ xát một ít bã cà phê vào tủ quần áo, chúng lập tức sẽ biến mất không dấu vết, bởi loài kiến không thích mùi hương và các thuộc tính của cà phê.

9. Làm sạch chai lọ

Với những chai lọ hẹp miệng không thể thò tay vào rửa, hãy cho một ít bã cà phê vào trong rồi xúc với nước lạnh cho sạch.

10. Nhuộm màu

Nếu bạn đổ nước sôi vào bã cà phê, bạn có biết mình đã tạo ra một loại thuốc nhuộm màu nâu cho vải, cho một tác phẩm nghệ thuật hay các ứng dụng khác.

(theo Life hackery)

nhé, nó có khá nhiều công dụng cho khu vườn nhỏ hoặc đẩy lùi côn trùng, dưỡng da, làm mượt tóc, khử mùi… đó

 
                      
                     
 
                1. Phân bón

Bã cà phê được người làm vườn rất ưa chuộng vì nó thích hợp để làm phân bón. Khi trộn với các chất dinh dưỡng trong đất, bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn. Cây cối sẽ phát triển mạnh trong đất axit vì nó có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu bạn có một nguồn cung cấp bã cà phê, hãy giữ lại và làm cho vườn cây nở hoa quanh năm.

2. Chải lông cho vật nuôi

Trộn bã cà phê với một chút nước là bạn đã có một dung dịch tuyệt vời làm đẹp cho thú cưng. Bôi dung dịch này lên lông của con vật, nó sẽ làm mềm lông, làm màu lông đẹp hơn. Hơn thế, nhiều người còn cho rằng bã cà phê có thể diệt được các loài bọ chét cũng như ký sinh trùng khác.

3. Khử mùi tủ lạnh

Lưu trữ thức ăn có thể khiến tủ lạnh có mùi khó chịu. Giải pháp đơn giản là lấy một bát đầy bã cà phê đặt vào tủ lạnh, một lúc sau nó sẽ hút hết các mùi không mong muốn.

Tương tự, có thể sử dụng bã cà phê để khử mùi nhà vệ sinh, hộp đựng thức ăn lâu ngày. Sau khi cắt hành, tỏi hoặc làm cá, nếu không loại bỏ được mùi khó chịu trên tay, bạn hãy xát một ít bã cà phê, sẽ hết mùi ngay lập tức. Nếu muốn khử mùi khó chịu của cơ thể, hãy bọc bã cà phê vào một túi vải, xoa khắp mình khi tắm…

4. Hướng cho vật nuôi đi vệ sinh cố định

Bạn yêu quý con vật của mình nhưng không biết làm cách nào để chúng đi ngoài vào nơi cố định. Rất đơn giản, hãy lấy hỗn hợp bã cà phê cộng với vỏ cam đặt ngoài vườn. Hương thơm của hỗn hợp quá kỳ lạ với các tiêu chuẩn đi ngoài của thú cưng, ngay lập tức sẽ thu hút chúng đến.

5. Tẩy tế bào chết

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây thực sự là môt ý tưởng hiệu quả. Chất caffeine trong bã cà phê làm tăng lượng máu, hiệu quả trong việc điều trị đối với những vùng da sần sùi do bị tích mỡ hoặc bị rạn do độ đàn hồi của da kém, cũng như thu nhỏ lỗ chân lông… Vì thế, ngoài tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo, chất này còn đem lại sức sống cho làn da.

Do vậy, hãy trộn đều bã cà phê và dầu olive hay đơn giản là chà bã cà phê lên mặt, thư giãn trong 30 phút rồi rửa sạch. Đối với da dầu thì có thể trộn thêm sữa chua trước khi đắp lên da. Hoặc có thể chế bã cà phê với sữa rửa mặt. Rửa mặt trước, rồi thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để có làn da mịn, không bắt nắng.

6. Khử mùi giày dép

Sau một ngày đi làm về, đôi giày và chân bốc mùi khó chịu, hãy lấy ít bã cà phê đặt vào đôi giày vừa đi, để nó loại bỏ mùi hôi trong giày. Nếu muốn thoát khỏi mùi hôi chân, có thể rửa chân bằng nước có thêm bã cà phê mỗi ngày. Hoặc muốn khử mùi hôi nách cũng có thể lấy bã cà phê chà lên.

7. Giải pháp cho tóc sáng bóng

Không có lựa chọn nào hay hơn là sử dụng bã cà phê cho tóc mềm và mượt. Nó giống như một loại dầu xả thiên nhiên tuyệt vời. Để làm điều này bạn hãy làm ướt tóc, bôi bã cà phê lên, để một lúc cho thấm vào tóc rồi gội sạch đầu.

8. Thuốc diệt côn trùng

Các loài côn trùng như kiến, mối có thể gây phiền nhiễu cho quần áo. Lúc đó, hãy cọ xát một ít bã cà phê vào tủ quần áo, chúng lập tức sẽ biến mất không dấu vết, bởi loài kiến không thích mùi hương và các thuộc tính của cà phê.

9. Làm sạch chai lọ

Với những chai lọ hẹp miệng không thể thò tay vào rửa, hãy cho một ít bã cà phê vào trong rồi xúc với nước lạnh cho sạch.

10. Nhuộm màu

Nếu bạn đổ nước sôi vào bã cà phê, bạn có biết mình đã tạo ra một loại thuốc nhuộm màu nâu cho vải, cho một tác phẩm nghệ thuật hay các ứng dụng khác.

(theo Life hackery)

Mẹo Vặt: Bồn rửa mặt … bị kẹt

Không bao giờ để bị kẹt bồn rửa mặt !

( Bồn rửa mặt … bị kẹt)

KetBonRuaMat.jpg

Không cần để đến lúc bị kẹt bồn mới rối lên tìm cách chữa trị!

Bồn đây tức là cái sink rửa chén trong nhà bếp,  cái bồn tắm, và cả cái bồn… cầu. Dĩ nhiên có lúc chúng bị kẹt, phải không? Có thể bạn đã tiên liệu, nên đã sắm sẵn một vài loại dung dịch, với thành phần chủ yếu là hóa chất cực mạnh, để làm tiêu bất cứ một chướng ngại nào trong đường cống. Nhưng chắc bạn cũng biết các dung dịch đó đều là độc chất (hazardous chemicals). Mua về để sẵn trong nhà thì phải cất kỹ, và ghi dấu cẩn thận để khỏi lầm với các bình nước rửa khác. Đến khi hữu sự thường là quên, không biết mấy tháng trước – thậm chí vài năm trước – mình cất giấu chúng ở đâu. Mà chờ đến khi kẹt rồi mới rối lên đi tìm cách chữa thi`…

Giải pháp của tớ như sau: Lấy 1 tách baking soda, 1 tách muối, và 1 tách dấm trắng. Những thứ này chắc là luôn luôn có sẵn trong nhà phải không? Hòa trộn 3 thứ đó với nhau, để tạo thành một thứ dung dịch “cây nhà lá vườn”, rồi đổ xuống lỗ thoát nước trong bồn. Chờ khoảng 30 phút, rồi nấu một ấm nước sôi lớn dội thêm vào lòng cống. Rác rến, tóc tai, và các chất phế thải lưu cữu lâu đời trong đó, sẽ rã mềm và tơi ra dưới tác dụng của dung dịch baking soda+muối+dấm trắng. Tiếp đó là luồng nước sôi rót xuống, mọi sự sẽ trôi đi tất tần tật, bảo đảm không còn “em” nào to gan trụ lại được để gây tắc nghẽn lưu thông nữa. Sink, bồn sẽ sạch trơn. Cần phải nói thêm rằng, sẵn cây nhà lá vườn, lâu lâu bạn nên xả bồn một lần cho dù nó chưa kẹt, để tránh những trường hợp nan giải cần nhiều công phu hơn. Bởi vì cái dung dịch tự chế này còn có một lợi ích phụ, đó là không làm hư hại đường cống, như những thứ hóa chất thương mại khác. Tuy nhiên, nếu đã đổ hóa chất thương mại xuống rồi, và cái chất ấy vẫn còn đọng trong nước cống, thì phải chờ cho tiêu hết, và đường cống sạch trơn mới có thể áp dụng liệu pháp này được.

 

Nói thêm về đồ chua

Dấm chua, ngoài lợi ích như đã nói ở trên, lại còn có nhiều công dụng khác, chẳng hạn như chế xà bông (dishwasher detergent) dùng trong máy rửa đĩa chén. Đi chợ, ban chỉ ca^`n mua loại xà bông rẻ tiền nhất.. Mang ra dùng, mình sẽ đổ thêm vài muỗng dấm vào trong nước rửa chén là xong. Bao nhiêu dầu mỡ cũng bị tẩy ra hết, chén đĩa sẽ sạch bóng, sáng choang.  Mình vừa tiết kiệm được tiền, mà lạiba` xã được tiếng là người nội trợ giỏi giang. .. Ha ha

Khử mùi hôi trong nhà mà không tốn tiền

MÙI HÔI trong nhà …
Làm sao mà KHỬ đây?(no guaranty please)
 
 
Khử mùi trong nhà bếp: Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, mùi gas, khói… lâu ngày tích tụ trong nhà bếp gây khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, hãy cho một ít giấm ăn vào nồi rồi đun cho hơi nước bốc lên, bạn sẽ ngạc nhiên là mùi hôi trong nhà bếp sẽ không còn.
Ngoài ra, khi nấu ăn, bạn nên để vài vỏ quả quýt tươi bên cạnh bếp. Sức nóng của bếp sẽ làm vỏ quýt khô, đồng thời có tác dụng khử mùi rất tốt.

Khử mùi hôi thùng rác
: Thùng đựng rác dù được dọn dẹp sạch sẽ nhưng mùi hôi cũng vẫn còn dai dẳng. Để “xóa” dấu vết mùi này, bạn dùng một tờ giấy báo, đốt và di chuyển xung quanh thùng rác, mùi sẽ bị “khử”. Lưu ý cẩn thận đề phòng hỏa hoạn.
Đánh bay mùi hôi trong nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh muốn sạch thì cần phải chà rửa hằng ngày nhưng đôi khi mùi hôi không biết từ đâu tới luôn gây khó chịu cho bạn. Ngoài cách khử mùi thông dụng là sử dụng chất tạo mùi nhân tạo để xịt hoặc treo ở một góc thì theo dân gian, có một cách hiệu quả là để một chai dầu gió (mở nắp) ở một góc khuất nào đó.
Khử mùi mốc trong tủ quần áo: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có có mùi mốc nên hay để một cục xà phòng ở một góc trống nào đó của tủ, mùi mốc cũng sẽ bị đánh bay hiệu quả.
Khử mùi sơn phòng mới: Phòng mới xây hay sơn lại thường có mùi sơn mới rất khó chịu, mùi này có thể kéo dài từ một đến vài tuần. Để khắc phục, hãy đặt hai bát nước có pha muối dưới sàn, mùi sơn sẽ biến mất trong hai ngày.
 
 
 
 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 
Inbox
x
 
 
 

Kim Nguyen

5:40 PM (3 hours ago)

   
to
 
 
 
 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 
 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 


Bạn đã biết mẹo vặt để làm trứng ốp la đẹp mắt hay làm kem sữa chua cấp tốc chưa nhỉ?

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết  ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

Các mẹo vặt gia đình bạn nên biết ngay

 

 

 

(ST)

 

https://gm1.ggpht.com/q6pFd_7dkugxLWyEMji6g3PU3MaJzVp42Qwg0dGLE127auAJCJhpO1i-mw0MXv_i6xeB7oQA1G7sZc4aB6gXRPYP4GHr-lufp8OFrfJXV5cCJdKTEg1sFvp8x3SlrbClUg6WpkvV01BrgOZv6Sok_2IIv3Hxk3rnwWfiDTcfXeHCGtAzX0J0DwcWTkXlB5EFNN72uT31hJlp8HDpNLvhRJxMoZ8zpc1yejGqXf5gvGJK_MXAgzBxccV0F33Q6_ai7S94Kn3ahZVQd0TDJetEyWkb0YGGGq1P_SzlVH69hYlWTuxhSL06CnP3izs_lyAalXFB8S-SL0yGd5lgQhQRuRUzl94XH7mb99KWxROHgHqFYMTd9k5ghUgut3IrHAi0VSRjylUAX2fyWcSo7kCJVyd7rVfl_7Iie_7sibzn8ETPSPv3m5cGEtOMWoXIcM0U4AAWS1rH8mEXG46zUx13nVEjIOQmtAGCU7ez274LxEdqr05j6rJQmBhYvS6wAspthpefVxmgTAn_NeWPJKmuXbLMz5Wc2o9uMFM6NBkTnSQpZgFqnM2mcvIu1xu-STFsOAiCLhA5cQ=w1548-h658-l75-ft

 

10 tuyệt chiêu để cắt hành không bị cay mắt
(Tạp Chí Gia Đình) – Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật nhỏ có thể giúp bạn tránh khỏi việc bị cay mắt khi thái hành.

 
1. Ướp lạnh
Các tế bào hành bị làm lạnh phản ứng chậm hơn khi cắt. Vì vậy, hãy bỏ hành vào tủ lạnh trước khi cắt, lột vỏ ít nhất 30 phút hoặc bỏ chúng lên ngăn đá trong vòng 10-15 phút (tùy vào kích thước củ hành).
2. Cắt hành dưới nước
Cắt hành tây dưới nước hoặc dưới vòi nước cũng sẽ giúp ích một cách đáng kể bởi nước sẽ hòa tan các hợp chất lưu huỳnh trước khi chúng có thể tới được mắt của bạn.
3. Con dao sắc
Cắt, thái hành bằng một con dao bằng thép không gỉ thật sắc được nhúng qua nước trước khi bắt đầu cắt sẽ hạn chế đáng kể việc bạn bị cay mắt. Nếu cắt rất nhiều hành tây hay dù chỉ một lớp một, hãy nhúng dao xuống nước thường xuyên.
4. Nến
Thắp một ngọn nến thật gần thớt của bạn khi thái hành để lượng nhiệt tỏa ra có thể rút bớt lưu huỳnh từ củ hành.
5. Bật quạt
Bật quạt theo hướng cũng chiều với hướng ngồi để thổi ra xa những giọt hành bắn ra khi cắt hành.
6. Nhai liên tục
Nhai kẹo cao su hoặc bất kì đồ ăn nào trong miệng của bạn. Việc này sẽ khuyến khích bạn thở bằng miệng, từ đó hút bớt các giọt li ti trước khi chúng bay lên đến mắt của bạn.
7. Để lại gốc hành
Bạn cắt cả 2 đầu củ hành trước khi thái? Không nên đâu nhé! Hãy thử để lại gốc củ hành cho đến lúc cuối vì các hợp chất lưu huỳnh tập trung nhiều hơn ở gần gốc mà.
8. Cắt đầu củ hành dưới nước
Ngược lại với cách phía trên, hãy cắt cả 2 đầu củ hành dưới nước. Sau đó, bạn có thể thoải mái thái hành mà không lo bị cay mắt.
9. Giấm
Phun lên thớt hỗn hợp giấm – nước với tỷ lệ 50/50 bởi giấm có khả năng làm dừng phản ứng của lưu huỳnh. Nếu hỗn hợp trên chưa hiệu quả, hãy thử chỉ sử dụng giấm để phun lên thớt. Tuy nhiên, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của hành tây nấu chín.
10. Nơi cắt
Đừng cắt hành ở một gian bếp kín gió, chọn nơi thông thoáng, có quạt thông gió để các khí thoát ra ngoài dễ hơn.
Ngoài ra, để có thể rửa sạch mùi hành trên tay, bạn có thể xoa tay với muối khô, nước chanh, cọ xát tay với một cái muỗng inox hoặc rửa tay dưới nước trước khi rửa lại với nước xà phòng.
Oliver
 
7 mẹo tẩy rửa cực hay cho bà nội trợ
(Tạp Chí Gia Đình) – Những đồ dùng thường ngày có thể sử dụng như chất tẩy rửa hữu ích.
1. Đổ vào khăn ướt một ít dầu ô liu để cọ sạch đồ dùng bằng thép không gỉ. Sau khi cọ xong, dùng khăn khô để lau lại một lần nữa, bạn sẽ thấy đồ dùng lại sáng bóng như mới.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 1

 
2. Đổ muối lên một chiếc khăn và bật bàn ủi ở nhiệt độ trung bình và ủi qua chiếc khăn đó. Các tinh thể muối sẽ giúp làm sạch những bụi bẩn li ti bám vào những lỗ nhỏ của bàn ủi.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 2

 
3. Bàn tay bạn bị dính sơn, màu vẽ? Hãy áp dụng cách làm sau:
Đầu tiên hãy rửa sạch tay với xà phòng, nước và lau vào khăn khô. Dùng bông thấm dầu dưỡng baby oil dành cho em bé và cọ xát nhẹ nhàng miếng bông đó lên chỗ bị dính sơn, màu, sử dụng chuyển động tròn. Khi vết sơn, màu vẽ đã biến mất, rửa lại tay cho sạch với xà phòng và nước.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 3

 
4. Đổ muối thô vào, chà nhẹ nhàng để làm sạch đồ dùng làm bếp bằng gang.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 4

 
5. Để tẩy sạch những vết bẩn tích tụ lâu ngày trên kính, hãy lau kính bằng dryer sheet, một loại giấy thấm trông giống giấy ăn nhưng mỏng hơn, có bán tại các siêu thị.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 5

 
6. Phun một lớp thuốc xịt giữ nếp tóc lên áo dính vết son môi. Để cho thuốc ngấm trong 10 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch trước khi cho áo vào máy giặt. Bạn đã biết thêm một cách nhẹ nhàng để vĩnh biệt những dấu hiệu tình yêu này.

7 mẹo tẩy<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           rửa cực hay<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           cho bà nội trợ<br /><br /><br /><br /><br /><br />                                                           - 6

 
7. Vỏ trứng có tác dụng rất tốt trong việc cọ rửa chai, lọ có cổ thắt, khó thò tay vào rửa.
Đầu tiên, hãy đập vụn vỏ trứng ra rồi cho vào trong lọ. Đổ thêm nước ấm và một ít vụn xà phòng vào. Để ngấm trong vài giờ, thi thoảng lắc nhẹ lọ để hỗn hợp tan ra. Sau vài giờ, đổ hỗn hợp đi và rửa sạch lại lọ với giấm và nước ấm.
 Theo Xzone
 Displaying Mail Attachment.jpeg
 
   

 

 

 

Ẩm Thực Chay

 Đậu Hũ Mềm Chiên Dòn (tiêu chuẩn ngon hơn nhà hàng!)

Vật Liệu:
– 1 hộp đậu hũ loại soft – medium, pasteurized.
– 1 gói bread crumbs hay bread flakes
– 1 tí muối
– Lòng trắng trứng (quậy đều, nêm thêm 1 tí tị muối)

Chuẩn bị để sẵn:
– 1 tô đựng lòng trắng trứng (quậy đều)
– 1 tô đựng bread crumbs (bóp cho mịn nếu
thích, để nguyên sẽ giòn hơn)
– 1 chảo dầu sôi (lửa lớn)

Cách Làm:
Đậu hũ để lạnh cắt miếng vuông độ 3/4 inches
(như hình chụp, đừng cắt mỏng hay dầy quá khi ăn sẽ mất tính dòn hay mất tính mềm và mùi thơm ngon đặc biệt của đậu nành), sau khi cắt thành miếng, dùng khăn giấy napkin thấm cho khô ráo.
Chảo để dầu ăn khoảng 1/4 bề dầy miếng đậu hũ (3/16 inches). Chờ chảo sôi (lớn lửa) từ từ cẩn thận dùng tay gỡ những miếng đậu hũ cắt sẵn (hãy khéo tay vì đậu hũ mềm, dễ vỡ), nhúng 6 mặt vào lòng trắng trứng, rồi lăn vào bread crumbs quanh đậu hũ cho đều 6 mặt, thả vào chảo. Chiên từng mẻ, mỗi mẻ chiên 6 hoặc 8 miếng một lần tùy theo độ rộng của chảo chiên, đợi vàng thì trở bên.

Khi chín, nếu chảo có vỉ gạn mỡ thì để lên đó, rồi bỏ vào rổ có lót khăn giấy để thấm bớt dầu, khi ăn sắp ra đĩa.

*** Món này ăn nóng ngay sau khi chiên sẽ rất ngon, giòn rụm bên ngoài, mềm mịn bên trong, công thức theo tiêu chuẩn nhà hàng, nhà đông người thì có lẽ mua vài hộp đậu hũ mới đủ.

Sauce Chấm:
3 muỗng canh xì dầu + 1/2 muỗng cà phê đường + 3 muỗng nước + 1 muỗng cà phê dấm đỏ (tùy ý, nếu thích một tí chua) + vài giọt dầu mè + vài lát gừng thái sợi chỉ hoặc giã nát. Tất cả trộn đều, nêm nếm thêm bớt mặn ngọt tùy theo ý thích của mỗi nhà, rải một ít hành lá và cọng ngò thái nhỏ để trên mặt chén nước chấm.

Kimdung Nguyen

     
 
 
 

Ấm lòng món súp chua cay

Bánh bèo chay

Bánh bò… chay

Bánh bông lan nam việt quất chay

Bánh bông lan nho thuần chay và những món chay ngon 🙂

Bánh canh bằng khuôn ép khoai tây (potato ricer)

Bánh canh bằng khuôn làm bánh quy

Bánh canh từ nhà Liên 

Bánh cuốn chay

Bánh đúc chay (BT)

Bánh đúc chay (PL)

Bánh giò

Bánh ích miền Tây Nam Bộ không ngon không ăn tiền (BT) 

Bánh mì chay

Bánh phở 

Bánh tét nhưn chuối nhanh lẹ 

Bánh tét 3 màu (LP)

Bánh táo (Apple pie)

Bánh xèo chay, xoài ngâm, rau sống. Mùa hè là đây!

Bắp nấu bằng lò vi sóng

Bằm xả kiểu tân 

Bầu mấy món

Bí đỏ nấu với đậu phộng rang (PL) 

Bí đỏ dầm nhuyễn (PL)

Bí đỏ kho phổ tai đậu đỏ (PL) 

Bí đỏ hấp và bài thuốc

Bơ gơ tàu hủ (Tofuburger)

Bông cỏ – món ăn trong ký ức

Bột nổi – nên dùng loại nào?

Bún Đại Hàn xào chay

Bún chả giò chay (PL)

Bún gạo xào chay (PL)

Bún mắm chay (Chơn Ngọc)
Bún huế chay (PL)
Bún Kim Châm (PL)
Bún riêu chay
Bánh dày nhân đậu (PL) 
Bánh cam (Uyên Thy)

Cà nâu, ớt nướng

Cà nâu xào tàu xì

Cà nướng
Cà pháo muối dưa món
Cà pháo ngâm chao
Cà ri chay – ngon ơi là ngon
Càri chay Thái (PL)
Cà rốt chua
Canh bột mì chay

Canh bún riêu Hàn Quốc chay 
Canh cải chua (PL)
Canh chua mì căn vò viên 
Cần xào chay (PL)

Cây lá gai (PL)
Chả bạch quả chiên (Lục Bình)
Chả đậu hủ (Hoàng Thần Tài)
Chả giò chay (PL)
Chả lụa chay
Chả tàu hủ nấm của Mẹ
Chả tàu hủ nướng
Chanh muối lâu năm (PL) 
Cháo chay thập cẩm Thái (PL)
Cháo gạo đỏ với nước tương kho quẹt
Cháo Thanh Tịnh
Chè khoai môn bạch quả
Chè Thưng Bạch Quả (PL)
Chuối già hương sống khìa (PL)
Chuối già hương sống ngào đường
Chuối nếp nướng
Cơm chiên tàu hủ non
Cơm chiên gạo đỏ
Cơm chiên ngũ sắc
Cơm dĩa tàu hủ dầm cà và mì căn sả ớt(PL)
Cơm gạo lứt muối mè
Cơm nếp xá xíu chay
Củ cải muối kho thơm (PL)
Cuốn rong biển kho
Các loại rau luộc ăn rất ngon (PL)
Củ cải trắng muối (PL) 
Cách nấu lá cẩm (LP) 
Cải chua xào chay (PL) 
Canh ngót chay (PL)

Dâu tây bọc sô cô la
Dẻo thơm từng hạt cơm nếp chay
Dồi Chay
Dưa cải thành công (Chơn Ngọc)
Dưa giá
Dưa leo chua (pickles)
Đu đủ ngâm nước tương (PL)
Đậu hạt, món ăn vặt dinh dưỡng, giản tiện
Đậu hủ gói hủ ky kho nước dừa (Long)
Đậu hủ khìa thơm (PL)
Đậu hủ xào sả ớt (PL)
Đậu que kho
Đậu que kho nấm (PL)

Đậu que nướng 
Đậu que xào (PL)
Đậu xào nấm
Đọt đậu Hà Lan xào(PL)
Đồ chua
Đơn giản món su su xào 
Đậu hủ băm (PL)

Giò thủ chay

Gỏi đu đủ chay

Gỏi có gì cuốn đó

Gỏi mít non chay

Gỏi nấm xé phai

Gỏi xé phai chay 

Gừng khử

Hạt dẻ – Món chay ngọt bùi

Hủ tiếu chay 

Hủ tiếu Bà Ba

Hủ tiếu xào chay kiểu Thái (Pad Thai)

Hủ tiếu mì căn kho (PL) 

Há cảo chay (PL)

Kem chuối – Món ăn giữa thập niên 70

Kho quẹt ăn với cháo trắng

Khổ qua dồn bí rợ với bột mì căn

Khổ qua dồn hủ ky (Lục Bình)

Khổ qua hầm chay

Khổ qua kho (PL)

Khoai nướng xù

Khoai tây cọng nướng

Làm giá tại nhà

Lẩu chay

Mắm kho chay (Hoàng Thần Tài)

Mắm nêm chay

Mắm thái chay

Măng tây nướng

Mì căn căn bản

Mì căn cuộn kho với cà rốt

Mì căn gói lá mè

Mì căn hầm ngũ vị

Mì căn hấp

Mì căn kho dừa

Mì căn khìa khóm (BT)

Mì căn, nấm xốt cam

Mì căn nướng cuốn bánh tráng

Mì căn ướp nướng

Mì căn vò viên

Mì Quảng chay

Mì Quảng chay (PL)

Mì Quảng chay (BT)

Mì Ý cuốn măng tây 

Mì Ý – Hương vị quê hương (PL)

Mì Ý với tàu hũ viên xốt cà

Mì Ý xào rau cải

Mì Ý xốt cà (spaghetti)

Miến măng chay (PL)

Món kho hầm bà lằng

Món kho chao

Món kho chay

Món kho tương cự đà

Món quay chay

Món xào chay (PL)

Muối dưa bắp cải thật ngon, thật dễ dàng! (Sưu tầm)

Muối mè xả ớt

Mướp tây chiên

Mướp Tây duyên với bột Ta

Mì gói…món ăn sáng giản tiện 🙂 (PL) 

Mắm dưa tây (PL)

Nấm Đại Hàn xào chay (PL)

Nấm kho nhớ nội

Nấm nướng

Nêm nếm cho vừa ăn là sao???

Nhúng giấm

Nước mắm chay bằng nước dừa

Nước mắm chay bằng nước đường thắng

Nước mắm chay bằng nước táo

Nước mắm chay bằng thơm

Nước tắc xí muội – quà cây nhà lá vườn

Nước tương pha (Mẹ)

Nước tương pha bằng maple syrup

Olive xào sả ớt (Lục Bình)

Ớt chuông xào chay (PL)

Phở chay

Pha bột bánh bèo

Pha bột bánh xèo

Ragu chay

Rau bó xôi xào gừng

Rau càng cua – Ôi nhiều năm không gặp!

Rau muống luộc chấm tương hột

Rau muống xào chao (PL)

Sa-kê ba món (PL)

Sa-kê, ôi sao ta còn mê?

Sa-kê càri (PL)

Sinh tố dâu tây và khóm

Sữa đậu nành

Su su xào

Súp đậu

Súp đậu Hà Lan

Súp mì Ý

Súp nui

Súp tương Nhật

Tàu hủ

Tàu hủ chiên bột

Tàu hủ khìa

Tàu hủ ky chiên chao

Tàu hủ ky cuộn nấm nướng

Tàu hủ ky nướng mía cây

Tàu hủ ky quấn sả cây

Tàu hủ ướp

Tàu hủ viên nướng với rong biển

Tàu hủ vò viên nướng

Tàu hủ xào xả tế 

Tekka và cháo bổ dưỡng (PL)

Trà gạo lức rang (PL)

Thực dưỡng – Thầy Tuệ Hải

Thực đơn các món chay (chanphuocliem.com)

Video dạy nấu nhiều món chay

Vò viên chay

Xà Lách trái cây (fruit salad)

Xà lách trái cây cho tiệc Giáng Sinh

Xà lách trái cây – Món ngọt tự nhiên

Xà lách nui (pasta salad)

Xà lách xon

Xà lách xon trộn mì căn tái me

Xà lách xon xào (PL)

Xíu mại chay

Xôi ba màu

Xôi bắp (BT)

Xôi bắp quê nhà Florida

Xôi sầu riêng

Xốt cà (ketchup)

Xốt me chua ngọt

 

 
       
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NHỮNG MÓN BÁNH BÌNH DÂN CỦA MIỀN NAM
 Ai bánh cam.. bánh vònghon…na…
 
 
Món khoái khẩu của ai đây…bánh gỉ đây…
 
 
Chú con chọn bánh nào…
 
 
Ngon lam ne…
 
 
– … Ai ăn bánh ít, bánh tét… nhưn đậu, nhưn mỡ, nhưn chuối, nhưn dừa… hôn? …
 
 
Bánh gì đây chú ?…
 
 
Bánh tét chuối nè…ăn thôi..ngon quá..
 
 
Xôi mít…có ai mần thử món này chưa…
 
 
Món này ăn sáng là chắc bụng lắm nè…
 
 
Chú muốn ăn món này hôn… con lấy cho…
 
 
Cuối tuần rồi đừng ngủ nướng nữa dậy ăn sáng đi chú ơi…
 
 
Khoai mì cho buổi sáng đây …
 
 
Món ăn sáng cuả con đây…
 
 
Bánh bò chấm nước cốt dừa đây…xin mời..
 
 
Bánh gì đây bà con...
 
 
Ăn sáng rồi đi ra ruộng coi… Chú ăn cái bánh nào …
 
 
Chú muốn ăn sáng cùng con món nhà quê này hông…
 
 
Dậy ăn sáng rồi đi mần chú của con ơi ..
 
 
Chè bà ba..dễ nấu mà ngon nữa
 
 
Mèn đét ơi trời gì mà nóng quá chừng…bây giờ chỉ muốn ăn mấy chén này cho nót mát thôi
 
 
Bánh da lợn nè… 
 
 
Buổi trưa làm một tô bánh này cho thêm tí đá nữa là bá chấy luôn.
 
 
Hồi nhỏ ngoại hay nấu củ này ăn lắm nè. Hông biết bà con mình có ai ăn chưa ta củ gì đây nè
 
 
Sáng nay chú ăn món gì rồi. Con thì ăn bánh ú nè
 
 
Hôm qua thấy có nảy chuối chín thế là con trổ tài làm bánh. Tuy hông có đẹp như ở tiệm nhưng sao mà nó ngon quá trời quá đất luôn ta ơi. Mời chú nè
 
 
Con chào chú…
 
 
 
Bên dưới là một trang mạng nấu ăn cũng khá hay, giữ làm bùa hộ mạng trong bếp nghen.
PKN
Nước sause kho cá, ram thịt
Nguyên liệu:
* 1 chai nước mắm.
* 1 Lbs đường thẻ hoặc đường phèn.
* 2 muỗng canh nước lạnh.
Cách làm: 
* Cho 2 muỗng canh nước lạnh vào 2 thẻ đường thắng tan hơi vàng, đừng đen thui như nước màu, rồi cho hết chai nước mắm và phần đường còn lại vào, nấu sôi, vớt bọt, nấu cạn xuống một chút.
* Giữ trong chai để dành kho cá hay ram thịt. chỉ cần rữa cá, thịt sạch rồi cho nước sause này vào kho, khỏi cần nêm nếm gì nữa.
Enjoy
PKN
Thịt bò khô lai rai ba ngày Tết . 
 
 
 
TuyÇ
Nguyên liệu :
 
– Thịt bò thăn : 500 gr .
– Sả : 4 củ .
– Tỏi : 1 củ .
– Đường : 2 thìa ăn cơm .
– Bột ngũ vị hương : 1 túi (khoảng 6 – 7 gr . )
– Ớt bột hoặc ớt tươi (tùy sở thích , nếu các bạn thích ăn cay thì nên dùng khoảng 5 quả ớt / 500 gr . )
– Dầu hào : 3 thìa ăn cơm .
– Muối : 1 thìa .
 
TuyÇ
 
Cách làm :
 
Bước 1 : Thái thịt bò thành miếng mỏng khoảng 3 – 4mm , dọc sớ , bản to .
 
TuyÇ
 
Bước 2 : Băm nhỏ sả , tỏi , ớt .
 
TuyÇ
 
Bước 3 : Cho thịt bò vào ướp cùng tất cả các gia vị , sau đó để ngăn mát khoảng 8 tiếng .
 
TuyÇ
 
Bước 4 : Cho tất cả thịt cùng nước ướp tiết ra từ thịt vào nồi đun nhỏ lửa , đậy kín vung .
Thỉnh thoảng các bạn nhớ lật các mặt thịt đều .
Đun đến khi nước cạn thì tắt bếp (khoảng 20 phút) .
Ở bước này bạn có thể nếm thử thịt đã đủ gia vị hay chưa ?
Nếu thiếu đường hay muối các bạn nên bổ sung thêm ngay .
 
TuyÇ
 
Bước 5 : Cho thịt ra khỏi nồi , để nguội bớt rồi dùng chày hoặc sống dao dần cho mềm , sau đó xé sợi hoặc để nguyên miếng tùy vào sở thích .
 
TuyÇ
 
Bước 6 : Cho thịt lên khay nướng , sấy ở nhiệt độ 110 độ C , cứ 10 phút bạn lại đảo đều một lần đến khi nào đạt được độ khô như ý muốn .
 
TuyÇ
 
Nếu nhà bạn không có lò nướng , bạn có thể cho thịt vào chảo , đảo trên lửa nhỏ đến khi thịt khô .
 
TuyÇ
 
Thịt bò khô đã thành phẩm .
 
TuyÇ
 
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món thịt bò khô !
 
 

 Cách làm thịt bò khô không cần dùng lò nướng

 
    Một cách làm thịt bò khô vừa ngon lại vừa đơn giản mà không cần đến lò nướng để sấy nhé!

Nguyên liệu để làm thịt bò khô gồm có:

– 500g thịt bò nạc
– 2 cây sả
– 1 củ tỏi
– 1/2 củ gừng
– 1 gói ngũ vị hương
– 10g ớt bột
– 2 thìa gia vị, 3 thìa đường

Cách làm thịt bò khô ruốc như sau:

Bước 1: Rửa sạch thịt bò, lau khô rồi thái thành từng miếng to bản, mỏng chừng 0,7cm. Các bạn chú ý thái dọc thớ thịt nhé!

Bước 2: Trộn đều thịt bò với gừng, tỏi, sả, ngũ vị hương, ớt bột, đường và muối. Chúng ta cần ướp thịt bò qua đêm (khoảng 8 – 10 tiếng) cho ngấm.

Bước 3: Kho thịt bò ở lửa vừa và mở vung nồi trong khi kho để nước bay hơi được nhanh hơn.

Bước 4: Chúng ta cần kho đến khi nước cạn hoàn toàn là được.

Bước 5: Để thịt bò nguội hẳn rồi đập hoặc giã cho miếng thịt mềm.

Bước 6: Sau đó, xé thịt thành từng sợi nhỏ.

Bước 7: Cho thịt bò vào chảo đế dày rồi rang ở lửa nhỏ đến khi đạt được độ khô mà bạn muốn.

Thịt bò khô dạng ruốc ăn vào có cảm giác dai hơn và đậm gia vị hơn dạng viên...
Thịt bò khô dạng ruốc ăn vào có cảm giác dai hơn và đậm gia vị hơn dạng viên…
Từng sợi từng sợi rất thơm.
Từng sợi từng sợi rất thơm.
Vắt thêm chanh hoặc quất vào thì rất là ngon.
Vắt thêm chanh hoặc quất vào thì rất là ngon.

Với cách làm thịt bò khô kiểu này, thành phẩm sẽ để được lâu hơn dạng viên đấy!

   
 
theo PLXH
Những món ốc ngon
http://www.kitchenproject.com/history/ClamChowder/images/clamChowderCannonball.jpg  
Khi qua Paris, tui cũng muốn ăn món escargot nổi tiếng nhưng ăn xong, tui cảm thấy …không có gì đặc biệt!

escargot
Khi ra An Hải, Phú Yên thì tui lại khoái món hàu sữa hơn sò huyêt. Nằm dọc theo danh thắng cấp quốc gia vịnh Xuân Ðài, thị xã Sông Cầu là điểm hẹn của rất nhiều loài hải sản tươi ngon nổi tiếng cả nước như: ghẹ, tôm, sò, cá và đặc biệt hơn là đủ các loại ốc, từ loại quen thuộc như ốc giấm, ốc nón, ốc gai , ốc mỡ, ốc giác, ốc bàn tay, ốc móng tay, ốc đỏ… đến các loại ốc lạ như ốc lông, ốc bướm, ốc đực…

 

oc-long-1-jpg_1368767033[1332088530].jpg
Ốc lông xấu xí nhưng thịt ốc thì rất ngon. Ảnh: T.T.
Nói đến ốc lạ, đặc sản đầu tiên cần phải kể đến là ốc lông. Ốc lông có hình như con ốc quắn nhưng to hơn, màu đen, bên ngoài rong rêu bám đầy. Ðiểm phân biệt ốc lông với các loại khác là trên vỏ của có có nhiều lông dài, xấu xí. Tuy xấu xí nhưng thịt ốc lại hơi giòn giòn và ngọt đến không ngờ. Ốc thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp sả. Thịt ốc lông chắc, dai ngọt và thơm, ăn nhiều cũng không thấy ngán. Món này ăn nóng chấm với nước mắm gừng thì không còn gì bằng.

 

oc-duc-1-jpg_1368767056[1332088530].jpg
      Ốc đực nhỏ nhưng cho thịt ngọt,
là món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: T.T.

Một loại ốc lạ, ngon không kém phần hấp dẫn nữa chính là ốc đực. Khác với ốc lông, ốc đực có thân hình nhỏ bằng ngón tay cái người lớn như con ốc đá ở suối, vỏ màu trắng vàng có xen những nét hoa văn, miệng cuốn tròn, mép khứa răng cưa. Thịt ốc đực có màu mỡ gà, hơi dai dai. Ốc đực ngon nhất là hấp sả ăn với mắm gừng. Nếu như ăn ốc lông phải dùng tay đập mạnh thì ốc đực chỉ cần lấy que khều nhẹ là có thể thưởng thức.

 
oc-buom-1-jpg[1332088530].jpg
Ốc bướm thịt mềm, ngọt thơm rất ngon miệng. Ảnh: T.T.
Ghé ở sông Cầu mà bỏ qua ốc bướm là một sự thiếu sót thật đáng tiếc dành cho bạn. Ốc bướm có thân hình to bằng cán dao, thân ốc có màu tím với những chấm bi thật đẹp, nhìn thoáng qua không khác là mấy so với ốc chim. Ốc bướm hấp hoặc nướng đều ngon, đặc biệt hấp hơi với sả, gừng. Thịt ốc bướm nhiều, dai, ngọt thơm nên chất lượng không thua gì các loại ốc khác. Nhiều người thích chấm ốc bướm với muối ớt hoặc muối tiêu cho đậm đà khẩu vị hơn chấm nước mắm gừng. Ngoài ra, ốc bướm nướng than hồng cũng là một món ngon mà bạn nên thưởng thức.

 

oc-huong-1-jpg[1332088530].jpg
       Ốc hương được chế biến thành
nhiều món ngon như hấp, nướng, rang… Ảnh: T.T.
Ốc hương, đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao, thịt ngọt cùng hương thơm thoang thoảng rất đặc trưng. Ốc hương là một đặc sản có nhiều ở vùng biển miền Trung. Ốc hương làm được nhiều món ngon như rang muối, nướng, luộc, hấp…. với những vị ngon riêng biệt rất khó quên.
 

http://www.yenthao.vn/media/product/66_140.jpg

                 Ốc len xào dừa

oc-dua-1372065069_500x0.jpg
                 Ốc dừa xào tỏi 

 

Ốc vòi voi và... 2 lần giật mình - 1
Một con ốc vòi voi (geoduck) với xúc tu “khủng”
 
Ốc vòi voi và... 2 lần giật mình - 2
Những chú ốc vòi voi thư giãn trong bể chứa
 
Ốc vòi voi và... 2 lần giật mình - 3
“Ốc vòi voi Việt Nam”
 
Hầu hết ốc vòi voi khổng lồ có mặt ở nhà hàng tại Việt Nam được nuôi ở vùng ven biển Canada, Mỹ xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thực tế, tại các vùng biển của nước ta như Hải Phòng, Quảng Ninh, đầm Nha Phu (Khánh Hòa)… cũng có loại ốc này (còn có tên là tu hài) nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều lần so với ốc vòi voi được nhập khẩu.
 
Món ngon các kiểu từ vòi voi 
1. luộc chấm nước mắm gừng
2. xào dừa
3. hấp gừng
4. bún ốc
5. gỏi ốc
6. ăn sống kiểu Sushi
7.Thái lát mỏng luộc với giá ăn với sốt  theo kiểu Tàu
8.Cháo ốc vòi voi
9. ăn theo kiểu Clam Chowder
Tại Hàn Quốc, Nhật Bản vòi voi thường được dùng theo kiểu sashimi giúp giữ nguyên vẹn mùi vị tinh chất của ốc như ngọt, giòn lẫn cả chút vị tanh của biển cả trong vị cay nồng wasabi xông lên tận óc. Người Trung Quốc lại khoái khẩu các món xào cay. Tại Việt Nam, vòi voi hay được dùng theo kiểu wasabi, nướng hoặc nấu cháo. Một số nhà hàng còn có món vòi voi sốt X.O có mùi thơm rất lạ và quyến rũ.
 
Ốc vòi voi và... 2 lần giật mình - 4
Ðể có món sashimi ngon, khâu chế biến rất quan trọng. Cách làm cơ bản như sau: người đầu bếp tỉ mẩn rửa sạch ốc vòi voi, đem trần ốc qua nước sôi độ nửa phút giúp thịt ốc trở nên giòn, ngon. Sau đó khéo léo dùng dao nhọn rạch nhẹ nhàng theo chiều dài của chiếc vòi voi, cắt ra từng lát mỏng, bày ra đĩa cho đẹp mắt.
Các loại gia vị dùng kèm sashimi cũng là bí quyết tạo nên món ngon khác nhau của từng nhà hàng gồm củ kiệu, củ cải bào, khoai môn chiên, lá chanh, cà rốt xắt sợi, đậu phộng, mè rang, gừng, đầu cọng hành… hay các loại nước sốt được chế biến cầu kỳ.
Ốc vòi voi và... 2 lần giật mình - 5
Ốc vòi voi đã chế biến, thái lát để nướng hoặc nấu lẩu
 
Chiếc xúc tu vòi voi cũng có thể được tẩm ướp vừa ăn rồi đem nướng thơm phức tại bàn. Nhưng nướng sao cho ngon cũng là cả một nghệ thuật, lửa nướng già thì ốc trở nên khô, mất hết mùi vị, độ ngọt, lửa non thì mùi thơm món nướng chưa dậy sóng. Ðặt từng lát thịt ốc lên vỉ nướng, chốc lát miếng thịt trắng ngà săn và se lại, vàng cháy cạnh, mùi thơm lan tỏa nghi ngút bốc lên khắp căn phòng kích thích bao tử thực khách.
Phần ruột ốc vòi voi (giữa hai lớp vỏ) so với xúc tu mềm hơn nên độ giòn kém cạnh nhưng độ ngọt lại nhỉnh hơn, nên thường được đem nấu lẩu, cháo ăn nóng với hành lá, giá sống, gừng thái lát mỏng. Bát cháo ngọt mát, nóng hôi hổi lại tỏa mùi thơm nưng nức khiến người ăn dẫu khó tính nhất cũng sẽ gật gù ưng ý.
 

https://lh3.googleusercontent.com/-ciq12h87M7E/UMA8WLl-yyI/AAAAAAAAAaM/MWhTwyf_8ek/s600/Tu-hai-nuong-0.jpg

oc-11.jpg
Ốc tai tượng, tên gọi của ốc bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài như cái tai voi. Ốc sống dưới những rặng đá ngầm, con trưởng thành có thể nặng đến hơn 6kg.
oc-12.jpg
Ốc lá có thân hình dài, màu đen. Theo quan niệm của người dân miền biển thì ăn ốc lá sẽ đem lại may mắn.
oc-1.jpg
Chồng được là một loại ốc rất lạ, có hình dáng giống con hàu nhưng mình dẹt và vỏ mềm hơn. Ốc thường được chế biến bằng cách nướng mỡ hành hoặc nướng mắm nhỉ.
oc-2.jpg
Ốc bàn tay có những mấu nhỏ chỉa ra như những ngón tay. Thịt ốc dai dai giòn giòn có vị ngọt thịt rất ngon.
oc-3.jpg
Cầu gai được coi là một hải sản quý của biển rất có lợi cho sức khỏe. Ở nước ta, cầu gai có nhiều ở vùng biển miền Trung và đảo ngọc Phú Quốc. Cầu gai thường được nấu cháo, ăn sống hay nướng mỡ hành.
oc-4.jpg
Tu hài hay còn gọi là ốc vòi voi, đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao. Thịt ốc có màu trắng ngà, mềm, ngọt nên được người ăn ưa thích. Ở Sài Gòn, chỉ có vài quán bán món ốc này.
oc-5.jpg
Con bù chằn – đây là một loại ốc mượn hồn. Theo dân gian thì thịt ốc bù chằn mát, có lợi cho tim, mạch, giúp an thần, ngủ ngon.
oc-6.jpg
Ốc súng không có nhiều trong menu các quán ốc ở Sài Gòn. Thịt ốc súng giòn giòn nên chế biến món gì cũng ngon, từ nướng, xào, làm gỏi hay nấu cháo.
oc-7.jpg
Ốc gai xương rồng với đặc điểm là
những chiếc gai chi chít bên ngoài.
oc-8.jpg
Ốc mặt trăng, loài ốc có tên gọi đẹp như vậy bắt nguồn từ lớp mày ốc rất dày, có hình cầu với những đường vân rất đẹp mắt.
oc-9.jpg
Ốc cánh tiên – vỏ ốc khi mở ra như đôi cánh của một con bướm, đẹp mắt. Ốc cánh tiên ngon nhất là nướng phô mai hay nướng mỡ hành.
oc-10.jpg
Ốc bạch ngọc, loại ốc này gây chú ý với hình dáng trắng toát bên ngoài của mình. Thịt ốc ăn giòn dai gần giống thịt ốc mỡ.

oc-ngua-5[1332088530].gif
Ốc ngựa xào bơ

Chồng đực nướng mỡ hành vừa lạ vừa ngon 

 

Không phổ biến như hàu, sò lông hay chem chép… nhưng chồng đực nướng mỡ hành là món ăn khiến bạn nhớ mãi khi thưởng thức.

 

Tên gọi của loài hải sản này bắt nguồn từ đặc tính sinh sống của chúng. Trong môi trường tự nhiên, chúng sống trên lưng con hàu và xếp chồng lên nhau nên ngư dân gọi chúng là chồng đực, để phân biệt với những con cái (là con hàu). Ở nước ta, chồng đực sống nhiều ở vùng đảo Phú Quý (Bình Thuận), nơi có nhiều đá ngầm.
 
chogn-duc-3-4248-1388635609.jpg
Chồng đực có thân dẹt, nhưng lớp vỏ mỏng và trơn láng. Ảnh: Huấn Phan.
Chồng đực có lớp vỏ mỏng, dẹt, trơn láng, không sần sùi. Phần thịt ít nhưng lại thơm ngon và không có vị tanh đặc trưng của hàu. Chính nhờ những yếu tố đó nên chồng đực mặc dù không phổ biến vẫn được ưa thích, nó thường là nguyên liệu chính để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như dùng tái, nấu cháo, hay nướng mỡ hành. Trong đó, món nướng được nhiều người ưa thích nhất vì hương thơm hấp dẫn.
Chồng đực sống sâu dưới mặt nước biển, không có bùn đất nên bạn không mất nhiều thời gian để ngâm hay rửa sạch như khi chế biến hàu. Yêu cầu của món ăn là phải tươi ngon, thịt còn săn chắc mới có vị ngọt tự nhiên đầy hấp dẫn. Chồng đực sau khi sơ chế được cho lên vỉ rồi nướng trên bếp than hồng. Khi phần thịt bắt đầu săn lại, lớp vỏ sẽ tự động tách ra, bạn chỉ cần bỏ lớp vỏ bên trên đi, giữ lại phần có thịt.
 
chong-duc-1-7308-1388635609.jpg
Ngoài nướng mỡ hành, chồng đực còn được thưởng thức bằng cách ăn sống hoặc nấu cháo. Ảnh: Huấn Phan.
Khi phần thịt bắt đầu săn lại cùng những tiếng lèo xèo phát ra từ bếp than cũng là lúc thịt chồng đực bắt đầu chín. Lúc đó, bạn chỉ cần thoa lên bề mặt ít mỡ hành, nướng đến khi hương thơm mỡ hành xộc vào mũi là bạn đã có thể dọn món ăn ra đĩa và bắt đầu thưởng thức hương vị thơm ngon .
Nếu lần đầu tiên ăn thử thịt của loại hải sản này, bạn sẽ cảm nhận được phần thịt dai dai, giòn giòn, vị béo của mỡ hành hòa trong nước chấm đậm đà khiến bạn thích mê. Ngoài việc là món ăn ngon, lạ miệng, chồng đực còn là một món ăn lành tính và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
 
chong-duc-2-2410-1388635610.jpg
            Hương vị thơm béo của mỡ hành đem lại 
sức hấp dẫn cho món ăn lạ miệng này. Ảnh: Huấn Phan.
 
Ðể thưởng thức món ăn thơm ngon, lạ miệng này, bạn có thể ghé đến quán ốc Xinh – 002 lô B5 chung cư phường 3, Khánh Hội, quận 4, TP HCM. Quán bán từ 11h đến 23h hằng ngày. Mỗi đĩa chồng đực nướng mỡ hành có giá 50.000 đồng.
 
Sò cổ đại nướng, xấu vỏ nhưng ngon ruột

Tuy có bề ngoài xấu xí, thô ráp, nhưng sò cổ đại lại cho thịt thơm ngon, giòn và có vị ngọt mát khiến người ăn mê mẩn.


 

so-co-dai-2-5117-1380686034.jpg
                   Sò được để nguyên con và nướng chín
trên bếp than hồng. Ảnh: 
Huấn Phan.
Sò cổ đại là một loài hải sản còn tương đối xa lạ với những tín đồ nghiền các món ăn từ nghêu, sò, ốc, hến… Tuy nhiên, đối với người dân ở đảo Phú Quý thì đây là một quà tặng của biển cả dành cho người dân trên đảo. Mặc dù có bề ngoài xù xì xấu xí chẳng khác gì một cục đá, nặng khoảng 1kg nhưng ai đã một lần được ăn thử thịt sò cổ đại nướng sẽ khó có thể quên được hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của nó.
Theo những người dân trên đảo, sở dĩ sò có tên gọi là cổ đại vì đây là loại có từ rất lâu đời nhưng không ai ăn. Chỉ đến những năm gần đây, khi người dân đảo tò mò nướng ăn thử mới biết được sự ngon miệng của thịt bên trong. Sò thường sống sâu dưới mặt nước, trong các ghềnh đá, nên muốn bắt sò, người dân đảo thường phải lặn sâu, đục đá mới lấy được sò. Ðặc biệt, ở đâu có ốc tai tượng là sẽ có loại sò cổ đại này sống bên cạnh.
 
so-co-dai-1-2729-1380686034.jpg
Thịt sò nướng chín tỏa hương thơm nức thật hấo dẫn. Ảnh: Huấn Phan.
Tuy có trọng lượng lớn, nhưng thịt sò rất ít, khoảng bằng 1/10 trọng lượng của vỏ sò. Sò cổ đại thường được chế biến đơn giản nhất bằng cách nướng, ngoài ra người dân đảo cũng thường nấu cháo hoặc xào với rau muống cũng rất ngon miệng. Do sống sâu dưới bề mặt nước, sò không có bùn đất nên người dân đảo thường không mất nhiều thời gian để ngâm hay rửa sò. Sò bắt về còn tươi nguyên, được rửa sơ qua với nước sạch, để ráo rồi đặt lên nướng trên bếp than hồng. Khi sò há miệng là bắt đầu chín, dùng kẹp tách đôi vỏ sò, rồi cắt thịt sò từng phần nhỏ. Tùy theo ý thích mà bạn có thể nướng sò với phô mai, bơ, mỡ hành hoặc sa tế.
Các nguyên liệu được cho lên bề mặt thịt, khi món ăn tỏa hưởng thơm nức tức là bạn có thể lấy khỏi bếp và thưởng thức với các loại nước chấm. Nếu lần đầu tiên ăn thử thịt sò cổ đại, thực khách sẽ cảm nhận được cái giòn dai, đậm đà gia vị, khi ăn xong vẫn còn vị ngọt thanh lưu lại trong cổ rất dễ chịu. Không chỉ là món ăn lạ và ngon miệng, theo người dân trên đảo, thịt sò còn có tác dụng an thần rất tốt cho sức khỏe.
 
so-co-dai-4-1986-1380686034.jpg
         Ngoài nướng, sò còn được dùng để nấu cháo
hoặc xào với rau muống. Ảnh: 
Huấn Phan.
Ở Sài Gòn, bạn có thể tìm thấy món sò lạ lùng này tại quán ốc Xinh – 002 lô B5 chung cư phường 3, Khánh Hội, quận 4, TP HCM. Quán bán từ 11h đến 23h hằng ngày. Mỗi con sò cổ đại có giá 38.000 đồng.
 
oc-huong-9017-1382081579.jpg
               Ốc hương rang muối ớt ngon khó cưỡng.
 

1. Ốc mỡ sốt nước quất

 
oc-3-3980-1382938945.jpg

Ốc mỡ sốt nước quất là món ăn khá lạ với vị chua chua hơi thanh đặc trưng của quất thấm đẫm vào từng con ốc đem lại một cảm giác lạ miệng, rất độc đáo cho người ăn. Cách chế biến cũng không có gì khác so với xào me hay xào tỏi. Ðầu tiên, bạn luộc ốc vừa chín đến, không nên để ốc chín quá sẽ làm mất vị ngọt. Vớt ốc ra để ráo nước. Quất vắt lấy nước, pha với ít đường, ớt bằm rồi trộn đều. Ðặt chảo lên bếp, làm nóng dầu ăn rồi cho ốc vào đảo đều, khi ốc vừa nóng lên thì cho nước cốt quất vào. Lúc này nên để lửa nhỏ, đảo thật đều tay để nước quất được thấm đều vào từng con ốc. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, đảo đều đến khi hỗn hợp nước sốt sánh lại, tắt bếp.

2. Ốc dừa sốt bơ cay
 
oc-2-5525-1382938946.jpg

Ốc dừa xào bơ cay là món ăn không no nhưng vui miệng và được nhiều người yêu thích. Làm món ăn này không khó nhưng lại mất khá nhiều thơi gian để ngâm ốc trước khi chế biến. Cái ngọt của thịt ốc hòa với vị béo, thơm của bơ, cái vị cay của ớt làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Với những tín đồ của các món ốc thì ốc dừa sốt bơ cay là món ăn khai vị ngon miệng trong khi chờ để thưởng thức các món ốc khác.

3. Ốc cà na sốt bơ
 
oc-4.jpg
Ốc cà na sốt bơ cay được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon, thịt ốc giòn ngọt thấm đẫm trong nước sốt bơ cay béo ngậy, thơm nức. Thưởng thức món ăn khi còn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của nó. Cho con ốc vào miệng, vị béo của bơ hòa với gia vị vừa ăn sẽ làm bạn cảm thấy thích thú. Dùng kim tây khều phần thịt ốc, chấm với chén muối ớt chanh, thịt ốc ngọt, béo thơm mùi bơ và giòn sần khi nhai sẽ làm bạn không thể dừng tay được.
 
4. Ốc tai tượng sốt bơ tỏi
 
oc-5.jpg
Ốc tai tượng thuộc vào nhóm ốc to nhất trong các loài ốc biển. Những con ốc trưởng thành có khi nặng tới 6 kg. Tên gọi của ốc bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài, vỏ ốc to, úp vào nhau trông như tai voi. Mặc dù ốc to, nhưng theo kinh nghiệm của người dân biển thì ốc ngon nhất là loại nặng khoảng 1 kg. Khi đó thịt ốc không dai, ăn giòn, lại có vị ngọt đặc trưng, ngon miệng.
Chế biến món ăn này không khó, chỉ cần rửa sạch đất cát, cho vào nồi luộc chín, tách lấy phần thịt ốc rồi thái thành từng lát vừa ăn, tiếp đến phi thơm hành, tỏi bằm và ớt bột. Cho thịt ốc vào đảo đều tay để thấm gia vị. Sau cùng cho bơ vào xào chung, nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Mùi bơ thơm nức tỏa ra từ món ăn rất hấp dẫn khiến bạn không thể không thưởng thức món ăn này.
 

5.Ốc khế:


 

oc-khe-2-jpg[1332088530].jpg
        Cà ri ốc khế là món ăn lạ miệng
đối với nhiều người. Ảnh: K.H.

1. Ốc khế xào rau muống

 
Chỉ với hai nguyên liệu chính là ốc khế và rau muống cùng ít gia vị, món này đủ ngon miệng cho bạn. Ốc sau khi sơ chế sạch được luộc chín, lấy phần thịt ốc ra khỏi vỏ, thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Rau muống nhặt thành từng khúc, bỏ hết lá và rửa sạch.
 
oc-khe-3-jpg[1332088530].jpg
               Ốc khế xào rau muống.
Ðặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành tím và tỏi. Cho thịt ốc vào xào sơ, cho tiếp rau muống vào đảo đều, nêm gia vị lại cho vừa ăn. Trong quá trình xào bạn nhớ để lửa lớn, để món ăn nhanh chính mà không bị mềm và dai.
 
2. Ốc khế nướng muối ớt
 
Muối ớt chính là gia vị làm cho món ốc bình thường này trở nên ngon miệng với vị đậm đà, cay xé lưỡi khi ăn. Ốc sau khi luộc chín, thịt ốc được thái thành từng lát mỏng. Muối được giã với ớt tươi, thêm ít mì chính để giảm đi vị mặn gắt của muối. Ướp thịt ốc với muối ớt, để một lúc cho gia vị thấm đều. Cho thịt ốc vào lại trong vỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Khi thịt ốc săn lại, cùng hương thơm cay nồng xộc vào mũi là bạn có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này.
 
ockhe-4-jpg[1332088530].jpg
           Ốc khế nướng muối ớt.
3. Ốc khế nướng tiêu xanh
 
Khi làm món này, bạn chỉ nên chọn những con ốc khế còn sống, con bằng nắm tay là được, không nên chọn con to quá vì thịt ốc già, dai, không ngon. Trước khi chế biến món này, ốc phải được luộc chín, thái lát vừa ăn, cho vào lại vỏ ốc và nướng chín.
 
oc-khe-1-jpg_1366949106[1332088530].jpg
            Ốc khế nướng tiêu xanh.
Tiếp đến, bạn rưới nước mắm pha hơi ngọt lên từng con ốc cùng với ít tiêu xanh. Cái đậm đà của nước mắm, cái cay nồng của tiêu xanh chính là điểm nhấn tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn.
 
4. Ốc khế xào mì
Cách chế biến hoàn toàn giống với món ốc khế xào rau muống nhưng có thêm một thành phần nữa là mì gói. Mì gói được chần sơ qua nước sôi cho mềm, xào chung với ốc khế và rau muống.
 
oc-khe-2-jpg_1366949136[1332088530].jpg
                      Ốc khế xào mì.
Món ăn sẽ trở nên đậm đà và tròn vị hơn khi ăn kèm chén muối tiêu chanh chua chua cay cay. Cái giòn ngọt của thịt ốc hòa trong giòn giòn của rau muống và mùi thơm từ mì gói, cùng vị đậm đà của nước chấm sẽ mang lại cảm giác thú vị cho người ăn.
 

oc-huong-1[1332088530].gif
Ốc hương xào tỏi ớt lá chanh

Ốc đồng: Ốc lác, ốc bươu hay ốc đắng… biến tấu thành những món ăn ngon miệng.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng là lúc các loại ốc đồng bắt đầu sinh sôi nảy nở. Chúng thường sống bám vào thân cây mục, cây súng, gốc dừa nước… Người dân chỉ cần chống xuồng theo các con lạch hay đi mò ốc dọc theo mé sông, chưa đầy một giờ đồng hồ là đã có đủ lượng ốc cần thiết cho những món ăn ngon.
 
oc-luoc[1332088530].jpg
Những loại ốc đồng luộc chín và ăn kèm với mắm gừng
luôn hấp dẫn người ăn vì hương vị thơm ngon của nó. Ảnh: K.H.
Ðặc điểm chung của các loại ốc đồng là nhiều nhớt, bùn đất… nên trước khi chế biến, bạn phải ngâm ốc vào nước vo gạo, nước lạnh có pha ớt hoặc giấm để ốc nhả hết các chất bẩn. Dễ chế biến, không mất nhiều thời gian là món ốc luộc. Cho ốc vào nồi với ít nước, thêm sả cây, gừng, lá chanh và luộc chín. Nồi ốc luộc nóng hổi, với hương thơm của sả, lá chanh thật hấp dẫn, thêm chén mắm gừng ăn kèm làm cho món ốc dân dã trở nên đậm đà, ngon miệng.
Ốc đồng còn được chế biến thành nhiều cách với các hương vị khác nhau. Trước hết phải kể đến ốc bươu nhồi thịt ăn kèm mắm gừng. Ðể làm món này, bạn phải chọn những con ốc lớn, lấy thịt ốc ra khỏi vỏ, băm nhuyễn với thịt ba rọi, giò sống, nấm mèo, miến và gia vị… tất cả trộn đều rồi dồn vào vỏ ốc. Sau khi dồn thịt vào vỏ ốc, đem hấp cách thủy chừng 30 phút là chín. Ốc bươu nhồi thịt dùng nóng với các loại rau thơm và chén nước mắm gừng hơi cay là tròn vị.
 
oc-lac_1370325187[1332088530].jpgoc-lac_1370325187[1332088530].jpg
Ốc lác nướng tiêu xanh với hương vị cay nồng
thích hợp trong những ngày trời mưa. Ảnh: K.H.
Ốc lác nướng tiêu xanh cũng là món ăn ngon mà bạn không nên bỏ qua. Không khác gì ốc bươu nướng tiêu xanh nhưng yhịt ốc lác ăn giòn giòn, có vị ngọt, ít nhớt nên được người dân ở đây ưa thích hơn thịt ốc bươu. Ốc lác rửa sạch, để ráo nước, ướp ốc với gia vị, hạt nêm và tiêu xanh khoảng 15 phút. Sau đó cho ốc lên vỉ và nướng chín trên bếp than hồng. Ðơn giản là thế nhưng cái giòn dai của ốc cùng vị cay cay của tiêu xanh tê tê nơi đầu lưỡi khi thưởng thức làm người ăn thích thú.
 
oc-dang-1[1332088530].jpg
Ốc đắng là nguyên liệu quan trọng làm món gỏi
ốc bắp chuối, ốc đắng luộc, chả trứng… Ảnh: H.T.
 

 

oc-trung-1351658207_500x0.jpg
   Ốc đắng chiên trứng ăn bắt mắt ăn kèm 
với bát canh hoa bí rất hợp vị. Ảnh: Hữu Tưởng.
Ốc đắng là loài nhuyễn thể, mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn, trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo) thường xuất hiện quanh năm nơi các ao, hồ, sông, rạch nơi đồng bằng miền Tây. Chỉ cần xuống sông, dùng rổ thưa xúc phía dưới những giề lục bình, hay mò dưới mương vườn nơi những gốc cây, chà tre mục, những trái dừa bị sóc ăn rụng lâu ngày… ta có thể “tóm” được chúng. Một người cần mẫn, thao tác trong vài giờ có thể thu hoạch cả ký ốc đắng rất dễ dàng.
Ốc đắng gắn liền trong ký ức của những cư dân đồng bằng sông Cửu Long qua các món ăn dân dã, nhưng ấn tượng sâu sắc đối với tuổi thơ tôi vẫn là ba món: Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, và ốc đắng chiên trứng.
Làm món Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối hơi tốn công một chút. Trước hết, ốc đắng bắt được (hay mua ở chợ) về rửa sạch bùn đất. Ðổ ốc vào thau ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đâm giập cho ốc nhả thức ăn ra nhanh. Tiếp đến, lấy vài tép sả đập giập (hoặc lá ổi, lá chanh cũng được) lót dưới đáy nồi cho có mùi thơm, rồi đổ ốc vào cùng nước lạnh ngập xăm xắp, đặt lên bếp luộc chín, để ra rổ. Chờ nguội dùng que nhọn nhể ốc cho vào tô.
Bắp chuối xiêm xắt mỏng ngâm vào nước lạnh có vắt chút nước cốt chanh (để ghém không sẫm màu), vớt ra để ráo. Phi mỡ (dầu), tỏi thơm và cho thịt ốc vào xào sơ, để ra thau. Trộn đều hỗn hợp (bắp chuối + ốc + rau răm) cùng gia vị (nước cốt chanh + đường + nước mắm) vừa khẩu vị, múc ra dĩa. Cuối cùng, làm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt, và rắc vào dĩa vài nhúm đậu phộng rang giã giập là xong. Món này mà “lai rai” với “đế” rất bắt.
Còn món Chả ốc đắng chế biến hơi “vẽ duyên” một chút để hương vị được thăng hoa. Nói thế, có nghĩa là ta phải thêm một số “phụ gia” vào như: thịt ba rọi, trứng vịt, cùng một số gia vị khác.
Trước hết, ốc đắng luộc chín, nhể thịt ốc ra (khoảng 200 gram) để vào tô. Thịt ba rọi (hoặc nạc dăm khoảng 100 gram) bằm nhuyễn, hành tím (xắt miếng mỏng) cùng trứng vịt (2 trứng muối + 1 trứng tươi) cho vào tô và dùng đũa đánh đều hỗn hợp trên. Thêm gia vị (muối + đường + bột ngọt + tiêu xay + vài lát ớt) vào vừa khẩu vị. Sau cùng, đặt tô ốc vào xửng chưng cách thủy.
Khoảng 20 phút sau mở nắp ra, thấy trứng đông, dùng đũa xiên thử, thịt không dính đũa là chín. Lấy tô ra để nguội, dọn lên bàn. Nhớ thêm vài cọng ngò rí trang trí cho bắt mắt và phong phú thêm hương vị. Món này ăn cùng với rau sống (dưa leo, rau thơm, chuối chát…) rất tuyệt và hao cơm.
Riêng, món Ốc đắng chiên trứng chế biến rất dễ dàng, nhanh gọn. Ốc luộc chín, lấy thịt cho vào tô. Ðập một trứng vịt cho vào thịt ốc (cùng ít nước) và dùng đũa đánh đều hỗn hợp. Nêm nếm gia vị (nước mắm + đường + bột ngọt + hành lá xắt nhuyễn + tiêu xay) cho vừa ăn, rồi cho hỗn hợp vào chảo và bắc lên bếp chiên (như đổ bánh xèo). Khi thấy mặt dưới chín vàng, dùng xạng xếp lại thành hình bán nguyệt là xong. Món này dùng chung với món canh bông bí đậm đà hương vị.
Nếu ốc lác nướng tiêu xanh với vị cay nồng thích hợp cho những ngày mưa thì món gỏi ốc đắng bắp chuối là món ngon không thể bỏ qua trong ngày nắng nóng. Những con ốc đắng sau khi rửa sạch được luộc chín, khều lấy thịt ốc, bỏ vỏ. Bắp chuối thái mỏng, ngâm trong nước muối để hết mủ và không bị thâm đen. Làm nóng chảo, phi thơm dầu ăn rồi cho thịt ốc vào xào chín. Lấy một cái thau nhỏ, cho bắp chuối vào trộn đều với ốc, rau răm và nước mắm chanh tỏi ớt cho vừa ăn. Dọn món gỏi lên đĩa, rắc lên ít đậu phộng rang là bạn đã có món gỏi ốc đắng dân dã, ngon miệng cho bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn.
Ngoài ra, ốc đồng còn chế biến thành các món ăn khác như chả, ốc đắng chiên trứng, ốc bươu xào chuối xanh, ốc lác xào bơ cay…
Ốc bươu nhồi thịt, làm chả hay cuốn lá lốt là 3 món ăn được biến tấu từ ốc bươu rất lạ miệng và thú vị.
 
Thịt ốc bươu có tính hàn, giải độc, giải nhiệt nên được chế biến thành nhiều món ăn dân dã, ngon miệng. Dưới đây là ba món ăn ngon miệng được biến tấu từ ốc bươu:
Ốc bươu nhồi thịt
Ốc bươu nhồi thịt là món ăn mang hương vị đất Bắc. Những con ốc đòi hỏi phải tươi sống, nếu không tươi thịt ốc không giòn, món ăn nặng mùi rất khó ăn. Ngoài ra, cần phải ngâm ốc thật kỹ để tránh mùi bùn tanh cho thực khách khi thưởng thức.
 
Ốc bươu nhồi thịt là món ăn nóng hổi rất ngon miệng trong những ngày trở lạnh.
  Ốc bươu nhồi thịt là món ăn nóng hổi rất ngon
miệng trong những ngày trở lạnh. Ảnh: Khánh Hòa.
Ốc bươu nhồi thịt là món ăn được chế biến khá công phu. Thành phần của món ăn gồm có thịt ốc thái lát mỏng, giò sống, thịt nạc xay, nấm mèo thái sợi… trộn đều hỗn hợp đó với các loại gia vị, trong đó tiêu sọ và ớt tươi là hai gia vị không thể thiếu. Cái vị cay nồng của tiêu sọ làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Cuộn phần nhân vào cọng sả, nhét vào thân ốc và đem hấp chín.
Món này ngon nhất khi dùng nóng, cùng chén nước chấm chua ngọt được pha hơi sền sệt, cùng các loại rau ăn kèm như tía tô, rau răm vừa giúp giải hàn vừa làm cho món ăn thêm đậm đà.
 

    Chả ốc:

Chả ốc là món ăn biến tấu từ món ốc bươu nhồi thịt. Cũng có cùng công thức và cách chế biến, nhưng thay vì cho vào vỏ ốc và hấp chín, phần nhân lại được gói vào lá chuối và nướng chín trên bếp than hồng. Hương thơm của lá chuối nướng quyện trong vị ngọt của chả ốc đem lại món ăn thơm ngon.
 
Món chả ốc thơm ngon được ăn kèm với các loại rau tía tô, kinh giới, húng thơm, húng quế và chén nước mắm tỏi ớt đậm đà.
               Món chả ốc thơm ngon được ăn kèm với
các loại rau tía tô, kinh giới, húng thơm,
húng quế và chén nước mắm tỏi ớt đậm đà. Ảnh: Khánh Hòa.
Chế biến chả ốc rất đơn giản, ốc bươu ngâm trong nước vo gạo cho hết nhớt, rửa lại bằng nước sạch rồi đem luộc chín. Vớt ốc ra, loại bỏ phần ruột ốc để tránh mùi bùn, phần thịt rửa lại với nước cốt chanh pha chút muối. Thịt ốc được thái lát mỏng và bằm nhỏ. Ngoài thịt ốc, chả ốc còn có các thành phần khác như giò sống, nấm mèo thái nhỏ…
Sau khi chuẩn bị xong thì trộn đều các nguyên liệu với gia vị cho vừa ăn, thêm một ít ớt và tiêu để món ăn có hương vị cay nồng thơm ngon. Sau đó dùng một miếng lá chuối nhỏ đã lau sạch, thoa lên bề mặt một ít dầu ăn, cho hỗn hợp chả ốc lên, gói kín lại và đem nướng chín. Món này ngon nhất là ăn khi còn nóng, dùng tay lột bỏ lớp lá chuối gói bên ngoài để cảm nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn.
 
Ốc bươu xào chuối xanh:         
Món ăn đơn giản với chuối xanh (chuối già) và ốc bươu. Ðầu tiên, lựa những trái chuối xanh vừa ăn, gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, ngâm trong nước lạnh để chuối không bị thâm và bớt đi vị chát. Ốc bươu phải còn sống, ngâm nước để nhả hết nhớt và rửa sạch.
Vị bùi bùi của chuối xanh hòa quyện trong cái ngọt đặc trưng của ốc bươu đã tạo nên một món ăn thơm ngon mang đậm hương vị đất Bắc.
Vị bùi bùi của chuối xanh hòa quyện trong cái ngọt đặc trưng của ốc bươu đã tạo nên một món ăn thơm ngon mang đậm hương vị đất Bắc. Ảnh:Khánh Hòa.
Lấy thịt ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch và để ráo. Ðặt chảo lên bếp, làm nóng dầu và cho ốc vào xào, khi ốc vừa chín cho chuối xanh vào xào chung, nêm gia vị vừa ăn. Món ăn sẽ không thơm ngon và kém phần hấp dẫn nếu như thiếu tía tô, lá lốt và ngò gai. Chính các loại rau này sẽ làm át đi mùi ốc, chỉ còn một hương thơm dịu nhẹ đầy hấp dẫn. Ốc xào chuối xanh được ăn kèm với chén nước mắm gừng đậm đà.
 

 

oc-mo-1-jpg[1332088530].jpg
Ốc mỡ là món hải sản ngon được nhiều người ưa thích, thường được chế biến bằng cách xào, hấp, luộc… Ảnh: Khánh Hòa.
 

 

oc-ca-na-3-jpg[1332088530].jpg
    Những con ốc cà na với lớp muối ớt
bám bên ngoài thật hấp dẫn. Ảnh: K.H.


 

oc-ca-na-2-jpg_1365565587[1332088530].jp
   Thịt ốc dai dai, giòn sần sật hòa trong
nước chấm đậm đà ngon miệng. Ảnh:K.H.
 

 

Bún ốc chuối đậu là món ăn ngon miệng, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Bún ốc chuối đậu là món ăn ngon miệng, nhất là trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Khánh Hòa.

 

Ốc mặt trăng luộc.
                     Ốc mặt trăng luộc. Ảnh: Y.K. 4 CÁCH TỈA HÀNH TÂY THÀNH HOA DỄ DÀNG !

 

 
     
www.lamsao.com
Nội dung chi tiết
 
Chuẩn bị
– 1 củ hành tây
– 1 con dao nhỏ, mỏng, nhọn và sắc
– Một chút màu thực phẩm (nếu thích) và chút phèn pha vào nước để ngâm cho cứng dáng hoa
Cách tỉa hoa
  • 1
Tỉa hành tây thành hoa súng
Tỉa hành tây thành hoa súng có thể nói là cách tỉa dễ nhất mà bạn có thể thực hiện trên hành tây. Đơn giản là bạn bổ hành tây thành các phần nhỏ đều nhau sau khi đã tước bỏ phần vỏ vàng bên ngoài. Tất nhiên bạn không bổ rời mà để các phần hành còn dính chung nhau ở phần sát rễ.
4 cách tỉa hành tây thành hoa thật dễ dàng 1
Đòi hỏi duy nhất là bạn cần chụm chặt toàn bộ củ hành để bổ dễ đều hơn, không để các phần hành rơi lả tả ra ngoài. Sau khi bổ đều tới độ nhỏ cánh vừa ý, bạn tẽ đều cánh ra thành hình hoa và tô màu nếu thích.
  • 2
Tỉa hành tây thành hoa sen cánh to
Kiểu tỉa này cũng khá dễ dàng. Bạn sẽ khía mũi dao trên từng lớp hành tây sao cho mỗi lớp chia đều thành 5 – 7 cánh (tùy theo độ lớn của củ hành). Khía tới đâu tẽ cánh tới đó. Lớp bên trong bạn khía so le vị trí cánh so với lớp bên ngoài. Chỉ cần 3 – 5 lớp cánh là bông hoa đã khá đầy đặn.
4 cách tỉa hành tây thành hoa thật dễ dàng 2
Phần lõi bên trong khía nhỏ hơn nhưng không kéo dài mũi khía để cho lõi còn dựng đứng lên như phần búp hoa e ấp phía trong. Ngâm “hoa sen hành tây” của bạn vào nước phèn chừng 15 phút để cánh cứng dáng hơn.
  • 3
Tỉa hành tây thành hoa sen có đài nhị
Kiểu tỉa này đòi hỏi bạn tỉ mỉ, khéo léo hơn chút. Bạn vẫn tỉa trên từng lớp cánh nhưng không để nguyên một cánh to khía từ chóp trên xuống đáy dưới củ như kiểu 2. Bạn dùng đầu dao nhọn như một bút vẽ hình cánh trên từng lớp hành tây, rạch nhẹ để lớp cánh đó rời ra. Như thế cánh sẽ to nhỏ theo chủ ý của bạn.
4 cách tỉa hành tây thành hoa thật dễ dàng 3
Các cánh hoa sẽ tự nhiên hơn theo dáng nghiêng của nét vẽ bằng đầu mũi dao. Tới phần lõi phía trong bạn cắt bằng và bỏ đi một nửa trên của hành tây, gọt cà rốt thành những trụ tròn nhỏ để gài vào làm nhụy.
  • 4
Tỉa hành tây thành hoa siêu đơn giản
Kiểu tỉa này chiều lòng các bạn gái ưa đơn giản và dù không tự tin tới mấy về độ khéo léo của mình, bạn vẫn có thể có một decor hoa tỉa từ hành tây khá đẹp mắt.
4 cách tỉa hành tây thành hoa thật dễ dàng 4
Bổ đôi hành tây, bổ khoét hay tỉa chữ V đều quanh nửa củ hành, mũi của chữ V cách cuống rễ của hành chừng 1,5cm. Tách rời các lớp hành tây và lồng lại cho các lớp cánh so le nhau. Vứt bỏ phần lõi hành tây và thay vào đó là một lát cà rốt khía ca-rô tạo nhị hoa. Dùng lá súp lơ, su hào hay lá cải già cắt lại dáng tròn xoe rồi bày cùng “hoa hành tây” trong một tô lớn hay chậu đất nhỏ chứa nước. Giản dị nhưng cũng rất ấn tượng!
  • 5
Dù ở kiểu tỉa nào, cách tỉa hành tây thành hoa đều khá dễ dàng đối với bạn. Với những bông hoa nhỏ bạn có thể dùng làm bát chứa đồ chấm rất tự nhiên cho một số món ăn bày biện kiểu cách. Với những bông hoa lớn, bạn bày đầu bàn ăn để tạo không khí ẩm thực lãng mạn, vui vẻ. Đôi khi bạn cũng có thể decor hoa tỉa thật lãng mạn từ hành tây – nguyên liệu nhà bếp khá thân thuộc và dễ kiếm. 
4  cách  tỉa hành tây thành hoa thật dễ dàng 5
Bạn sẽ chọn kiểu tỉa hoa nào trong số 4 cách tỉa hành tây thành hoa khá dễ dàng này?

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật

Thứ 5, 09-10-2014 09:43:57 GMT+7

ico_fb

 

Những chiếc lá phong nhuộm vàng cả sắc thu ở Nhật cũng biến thành bim bim giòn tan và được thưởng thức ngon lành.

Mùa thu của người Nhật trở nên đẹp hơn, rực rỡ hơn bởi những hàng cây lá phong đỏ rực, khoe sắc khắp các góc trời. Tuy nhiên, để “thanh lý” số lượng lớn lá phong rụng tràn ngập khắp đường, người Osaka ở Nhật Bản đã nghĩ ra một cách vô cùng thú vị, đó là biến những chiếc lá phong này thành bim bim. Ở khu vực thành phố Minoh phía Bắc Osaka còn đem cất trữ những chiếc lá phong trong thùng muối mặc dù trong công thức làm bim bim lá phong không yêu cầu phải qua bước này.
Nếu bạn cũng muốn thử làm bim bim lá phong, chỉ cần ngâm rửa lá phong thật sạch và sấy khô. Sau đó tẩm bột rồi chiên trong dầu đun nóng.

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 1

 
Lá phong chiên giòn trông thật hấp dẫn

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 2

 
Lá phong được rửa sạch, sấy khô…

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 3

 
…rồi tẩm với bột tempura và chiên trong dầu ăn đang nóng trên bếp

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 4

 
Lá phong chiên cũng được đóng gói bán như các loại bánh, bim bim khác

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 5

 
Người ta còn cho thêm ít vừng vào lá phong chiên cho hấp dẫn

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 6

 

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 7

 
Lá phong chiên cũng là một món ăn đường phố thú vị

Độc đáo: Lá phong chiên giòn của người Nhật - 8

 
Hình dạng những chiếc lá phong vẫn được gữ nguyên.
Thật sự, người Nhật luôn biết cách làm Thế giới bất ngờ bằng những ý tưởng độc đáo của mình.
Theo Eva
 
 

35 mẹo hay, cần phải biết trong đời

Những mẹo vặt này sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn.

Công nghệ hiện đại phần nào đã giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản và thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng các thiết bị công nghệ, có rất nhiều những mẹo vặt đơn giản nhưng vô cùng sáng tạo, góp phần không nhỏ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề thông thường hay gặp phải một cách dễ dàng.
 
1. Sử dụng kẹp quần áo để giữ miệng gói khoai tây
 

alt

 
 
2. Sử dụng móc chìa khóa để giữ khóa kéo
 

alt

 
 
3. Nếu bạn muốn cho hai chiếc bát lớn vào lò vi sóng
 

alt

 
 
4. Tận dụng chiếc nôi cũ thành bàn học
 

alt

 
 
5. Sử dụng ống nhựa và máy thổi lá để làm sạch mái nhà mà không cần dùng đến thang
 

alt

 
 
6. Cách đơn giản để làm một chiếc bánh kem
 

alt

 
 
7. Thông tắc cống bằng hóa chất đơn giản
 

alt

 
 
Chỉ cần đổ một ít banking soda (bột nổi làm bánh) và một ít dấm vào ống cống đang bị tắc. Ngay lập tức phản ứng hóa học xảy ra tạo ra các bọt khí làm thông tắc đường ống một cách nhanh chóng.
 
 
8. Sử dụng trà túi lọc để hút mùi khó chịu trong giầy
 

alt

 
 
9. Tránh bị người khác lấy trộm bút
 

alt

 
 
Bằng cách thay ruột bút bi xanh của bạn vào một chiếc vỏ bút màu đỏ, bạn sẽ không sợ bị người khác tiện tay lấy mất vì chả có ai lấy một chiếc bút đỏ để làm gì cả.
 
 
10. Chuyển qua chế độ máy bay giúp sạc nhanh gấp 2 lần
 

alt

 
 
11. Tạo một khoảng trống ở giữa đồ ăn sẽ giúp làm nóng nhanh hơn khi sử dụng lò vi sóng
 

alt

 
 
12. Sử dụng băng dính trong để khắc phục tình trạng camera bị mờ trên điện thoại
 

alt

 
 
13. Bọc khăn giấy quanh một chai bia và đặt trong tủ lạnh để làm mát chỉ trong 2 phút
 

alt

 
 
14. Sử dụng chiếc cặp quần áo sẽ không còn sợ đóng đinh vào tay nữa
 

alt

 
 
15. Sử dụng dụng cụ mở hộp để mở bao bì nhựa
 

alt

 
 
16. Khuếch đại ánh sáng đơn giản với một chiếc can nhựa
 

alt

 
 
17. Đặt một cốc nước bên cạnh miếng pizza trong lò vi sóng giúp vỏ bánh không bị dai
 

alt

 
 
18. Chà sát quả óc lên đồ gỗ bị xước có thể che đi vết xước
 

alt

 
 
19. Cạo dao cạo lên bề mặt quần jean có thể làm chiếc quần trông như mới và tăng tuổi thọ
 

alt

 
 
20. Cách đơn giản để miếng thịt vừa với bánh kẹp sandwich
 

alt

 
 
21. Làm chiếc áo hết nhăn trong nháy mắt
 

alt

 
 
Chỉ cần cho chiếc áo vào máy sấy khô cùng với một vài viên đá lạnh trong  5 phút.
 
22. Cách cắt đôi cà chua nhanh chóng, có thể áp dụng cho nhiều loại quả nhỏ khác
cắt cà chua anh đào tất cả cùng một lúc
 

alt

 
 
23. Gác chiếc đũa ngang nồi sẽ giúp nước không bị trào ra
 

 alt

 
 
24. Thêm vào một muỗng baking soda khi luộc trứng sẽ giúp vỏ dễ bóc hơn rất nhiều
 

alt

 
 
25. Có một cách đơn giản hơn để bóc trứng, đó là bóc một lỗ nhỏ ở đầu và một lỗ lớn ở đầu còn lại. Sau đó chỉ cần thổi mạnh vào đầu có lỗ nhỏ
Nếu bạn không có baking soda, sau đó bóc đi một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng luộc và một lớn ở phía dưới.  Cuối cùng, đặt lỗ nhỏ gần miệng và thổi của bạn.
 

alt

 
 
26. Xếp quần áo theo chiều dọc sẽ giúp tiết kiệm diện tích trong tủ đồ của bạn
 

alt

 
 
27. Sạc điện thoại khi không còn ổ cắm
Khi đi du lịch hoặc trong phòng không còn ổ cắm, thì cổng kết nối USB phía sau TV cũng có thể giúp bạn sạc điện thoại của mình.
 

alt

 
 
28. Mẹo gấp áo trong tích tắc
Gấp áo sơ mi không phải là một công việc tẻ nhạt.
 

alt

 
 
29. Rút xương cánh gà đơn giản chỉ bằng cách xoay và kéo nó ra
Kéo xương ra khỏi một cánh gà làm cho nó dễ dàng hơn để ăn.  Chỉ cần xoay xương và kéo.
 

alt

 
 
30. Lấy lòng đỏ trứng bằng chiếc chai nhựa
 

alt

 
 
Bóp nhẹ chiếc chai nhựa và đưa nó đến gần lòng đỏ trứng trong bát, sau đó bạn chỉ cần khéo léo thả tay ra để áp suất bên trong chai kéo lòng đỏ vào bên trong.
 
31. Tiết kiệm không gian khi chuẩn bị quần áo đi du lịch
 

alt

 
 
32. Tự làm một chiếc loa ngoài đơn giản cho iPhone
 

alt

 
 
33. Mẹo nhỏ sử dụng pin AAA khi cắm vào khe pin tiểu AA, bằng cách sử dụng các lá thiếc để lấp khoảng trống. Loại lá thiếc này có thể tìm thấy trong các giấy bọc kẹo cao su hay vỏ bao thuốc lá là cái mà chúng ta vẫn quen gọi là giấy bạc.
 

alt

 
 
34. Bẻ phía cuối của quả chuối giúp bóc vỏ dễ dàng hơn
Véo vào cuối của một quả chuối là một cách dễ dàng hơn để mở nó.
 

alt

 
 
35. Chơi game mà không sợ quảng cáo
Chuyển sang chế độ máy bay và bạn có thể thoải mái chơi game mà không sợ các quảng cáo trong game làm phiền.
 

alt

 
 
nguồn : 9gag.com

11 BÍ QUYẾT NHỎ NGƯỜI LÀM BẾP NÊN BIẾT

 

2015/01/img_6576.jpg
    
                     
 
                       
Trong công việc nội trợ, ngoài việc chuẩn bị nguyên liệu, nêm nếm và thao tác chế biến, người nội trợ cần phải biết thêm nhiều mẹo vặt, bí quyết giúp xử lý tình huống cũng như giúp món ăn được ngon hơn. Sau đây là 11 bí quyết giành cho những vấn đề thường gặp:
    
                     1 * Cách Luộc Thịt Thật Trắng : Khi luộc những loại thịt như lỗ tai heo, thịt ba rọi, giò heo v..v, Khi bắt soong nước lên luộc, phải chờ khi nào nước bắt đầu sôi, cho vào 1 muỗng súp giấm, sau đó mới bỏ thịt vào luộc. Khi luộc thịt chín, trút ra rổ, xả sơ qua nước lạnh, rồi bỏ thịt (đã xắt hay chưa xắt) trong 1 cái hộp nhựa có nắp đậy đến khi nào ăn thì xếp ra dĩa. thịt sẽ ko bị biến màu, và có màu trắng .
                         
            
           
2 * Giữ Thịt Sau Khi Hầm Mềm Không Bị Thâm Đen Và Thấm Gia Vị
Khi nấu những món ăn chơi bằng nước như bún bò huế hay phở, khi thịt giò heo hay thịt nạm chín phải vớt ra để hầm xương tiếp tục, thịt sau khi vớt ra phải ngâm vào thau nước pha muối (có độ mặn vừa), cho đến khi nào xương hầm mềm, sau khi nêm nếm soong nước lèo, tắt lửa thì vớt thịt ra khỏi thau nước và để thịt vào trong soong nước lèo, như vậy khi ăn, miếng thịt không bị đen mà còn thấm đầy đủ gia vị của nước lèo.
                         
                       
 
3 * Cách Luộc Rau Ngon
Để cho rau ko bị mềm nhủn và mất đi màu xanh, khi bắt soong nước lên bếp chờ nước sôi thật nhiều, rồi cho vào soong 1 muỗng súp muối khuấy cho tan đều trong nước sôi, rồi mới thả rau vào luộc, và nhớ đừng đậy nắp soong. Như vậy rau khi chín mà vẫn giữ được độ giòn và màu xanh của rau.
Nếu luộc rau muống thì đừng luộc lâu quá, chừng 7 phút thì vớt rau ra.
                         
                       
 
4 * Lột Củ Hành Không Bị Cay Mắt
Muốn cho hành ko xông hơi khi ta lột vỏ hay xắt củ hành, trước khi lột vỏ dùng dao cắt đi phần dưới gốc rễ, rồi lấy thoa nhẹ lên 2 bên màng tang, nhớ là thoa sơ thôi. Sau đó mới lột vỏ hay xắt củ hành sẽ không còn bị củ hành xông lên làm cay mắt nữa.
                         
                       
 
5* Cách Pha Nước Chanh Đường
Muốn có 1 ly nước chanh đường ngon thì nên nhớ trước tiên cho đường vào trước, sau đó bóp trái chanh cho mềm rồi mới cắt chanh ra vắt cho hết nước vào ly, rồi mới cho nước vào, khuấy cho thật đều đến khi đường và chanh tan hết trong nước mới cho nước đá vào. Như vậy ly nước chanh sẽ có vị ngọt mà chua rất dịu và ko bị lạt lẽo. Nếu như bạn cho đường và cho nước vào sau đó mới vắt chanh thì ly nước chanh sẽ mất đi mùi vị ngon rất nhiều.
                         
                       
 
6* Cách Pha Cà Phê Ngon
Ở xứ người thông thường thì có máy pha cà phê sẳn, nên cà phê cũng kém đi phần nào mùi vị đậm đà như ở bên nhà, vì vậy nếu có dịp thì bạn kiếm mua 1 vài cái phin cà phê để pha, như vậy khi uống, bạn sẽ có cảm giác tìm lại được mùi vị cà phê ngày xưa, tuy nhiên pha cà phê phin không khéo thì cà phê cũng ko được ngon như ý ta muốn vì vậy muốn có được 1 ly cà phê phin ngon cần phải làm cách sau đây:
Cà phê cho vào phin, lấy phin chận lại cho thật chặt, nấu nước thật sôi thì chế vào chừng hai muỗng cà phê nước chỉ vừa đủ thấm ướt cà phê. 5 phút sau thì cho nước sôi vào phin (nhưng không chế quá đầy, ngang 2/3 phin là được). Như vậy bảo đảm bạn sẽ có ly cà phê đậm đà và ngon lành.
                         
                       
 
7 * Làm Sao Cho Món Ăn Hết Mặn
Đôi khi lỡ tay nêm nếm nhiều muối hay nước mắm thì món ăn sẽ bị mặn và mất ngon. Nếu cứ dùng đường mà chữa thì cũng không được, vì vậy, bạn nên lấy 1 củ khoai tây gọt sạch vỏ, rồi cắt thành khoanh tròn chừng 1 -2 khoanh mỏng cho vào soong đang nấu sôi, nấu sôi chừng 5 phút thì nhắc soong xuống vớt bỏ khoai tây. Như vậy món ăn của bạn sẽ không còn vị mặn nữa. Lúc đó thì bạn sẽ nêm nếm lại theo ý của mình.
                         
                       
 
8* Nấu Khổ Qua Không Đắng
Muốn cho khổ qua không đắng trước khi chiên, xào, nấu canh, nên cho khổ qua vào cái thau rồi dùng muối bóp thật dập rồi cho nước vào rửa cho sạch muối rồi mới nấu.
Còn nếu như khổ qua hầm với thịt sau khi cạy bỏ hột thì trước khi nhồi thịt, cho khổ qua luộc sơ qua trong nồi nước sôi có pha chút muối rồi vớt ra rửa sơ qua nước lạnh sau đó mới nhồi thịt vào hầm.
                         
                       
 
9* Bao Tử , Ruột Heo Ko Hôi
Có vài món ăn làm bằng ruột heo hay bao tử, nhất là mấy món nhậu, muốn làm cho bao tử, ruột heo hết mùi hôi, sau khi làm sạch, cho vào nước rửa cho thật sạch rồi cho 1 muỗng súp dầu đậu phộng chà lên trên phía trong bao tử và ruột heo. Rồi để đó cho thấm chừng 10 phút sau đó mới rửa lại bằng nước lạnh rồi mới đem nấu hay chế biến món ăn.
                         
                       
 
10 * Thịt Vịt không Bị Hôi Lông
Vịt mua về rửa sạch, trước khi ướp thì chà lên vịt gừng giã nhuyển với 1 muỗng cà phê muối để cho thấm 5 phút rồi đem rửa lại bằng nước lạnh cho sạch mùi gừng và muối, để ráo, lau khô, rồi mới ướp hay nấu. Bảo đảm sẽ không còn bị hôi lông nữa.
Gà cũng làm theo cách như vậy thì sau khi đem rửa sẽ đi hết tất cả lông măng mà khỏi cực khổ dùng nhíp để nhổ.
                         
                       
 
11* Xào Đậu đũa Không Bị Sượng
Lâu lâu thèm đậu đũa, mua về xào, mà đôi khi gặp phải đậu đũako được mềm thì thật là tiếc, vì vậy khi mua về, rửa sạch, bạn đừng nên dùng dao cắt cho đều, mà phải dùng tay ngắt thì khi xào, đậu sẽ được mềm và không bị sượng cho dù mua phải đậu già.

 

 

2 thoughts on “GiaChánhMẹoVặt

  1. Pingback: Happy Anniversary with WordPress.com- Chân thành Cảm Tạ | suonglamportland

  2. Pingback: Các vĩ nhân nói về ăn chay | suonglamportland

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.