Chào quý anh chị,
Chúng ta đã hết cái tuổi ca bài ” Khi muốn quên lại càng nhớ thêm” để quên đi người tình ngày cũ nữa rồi, mà lại “khi đã quên lại càng quên thêm” ở cái tuổi “không còn trẻ nữa” bây giờ nên thường bị phu quân hay phu nhân càm ràm tối ngày!
Chủ đích của SL khi giữ mục Một Cõi Thiền Nhàn hằng tuần trên Oregon Thời Báo là đem “tâm tình làm văn nghệ” để tâm sự với quý ông bà bạn cao niên thân mến của SL vì chúng ta “đồng bịnh tương lân” mà lị! Smile!
Xin mời quý anh chị nghe SL tâm tình về Quên Quên Nhớ Nhớ – Phần 1 cho vui nhé.
Sương Lam
Quên Quên Nhớ Nhớ
Thứ Bảy vừa qua vợ chồng chúng tôi có đến tham dự buổi Hội Thảo về sức khỏe Y Tế Dự Phòng do Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức tại thư viện Midland.
Ban tổ chức mời 3 vị bác sĩ đến để thuyết trình, đồng thời trả lời những câu hỏi của khách tham dự. Dĩ nhiên là phải có ông Trần Đệ, chủ tịch CDVNOR đến để giới thiệu chuơng trình của buổi hội thảo vì đây là một sinh hoạt của CDVNOR, có liên quan đến về sức khỏe các đồng hương Việt Nam trong cộng đồng, rất hữu ích và thực tiển. Đa số khách tham dự là những vị cao niên trên 60 tuổi. Thành phần còn lại là các nhân viên của bịnh viện Providence, các sinh viên trẻ, đầy nhiệt huyết đến để phụ trách phần kỷ thuật âm thanh, tiếp tân, giớí thiệu chuơng trình, ẩm thực . Bác sĩ Thuyết Trần thuyết trình về phòng ngừa bịnh: Y tế dự phòng, cao huyết áp, cao Cholesterol, hút thuốc lá v..v.. Bác sĩ Nguyễn Diễm, bác sĩ Đào Duy Linh thuyết trình phòng ngừa viêm gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột già, ung thư tuyến tiền liệt v..v..
Các tham dự viên đã nêu lên những câu hỏi liên quan đến sức khỏe, thông dịch viên và được giải đáp thắc mắc rõ ràng. Hội thảo viên cũng đã đóng góp ý kiến về nhiều vấn đề rất thực tiển để ban tổ chức có thể tổ chức những buổi hội thảo kế tiếp tốt đẹp hơn, đáp ứng đúng nhu cầu của đồng hương hơn. Buổi hội thảo thật hoàn hảo đủ mọi mặt, có rút thăm trúng thưởng, có phần giải lao ngon lành với thức ăn hợp với sức khỏe.
Theo thiển nghĩ của người viết, đây là những chương trình sinh hoạt thực tế và hữu hiệu nhất để giúp đỡ đồng hương của CDVNOR vì nói lên được sự đoàn kết hợp tác với các cơ quan, dịch vụ địa phương. Đồng thời cũng là cơ hội tốt để cho giới trẻ tham gia vào sinh hoạt cộng đồng. Những công tác hữu ích này cần phải được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để nhiều người biết mà đến tham dự. Đồng hương cũng cần phải đến tham gia đông đảo để học hỏi các phương pháp bảo vệ sức khỏe của mình. Đó là bổn phận và là quyền lợi của người dân sống trong một xã hội tân tiến để tự bảo vệ mình và giúp chính phủ giảm bớt chi phí y tế khi điều trị.
Xin một lời cảm ơn ban tổ chức, các bác sĩ, các bạn trẻ đã dành một ngày đẹp trời nắng ấm trong mùa Đông, đến đây chia sẻ kiến thức hữu ích, niềm vui đến nhiều người, trong đó có chúng tôi, trong buổi hội thảo sức khỏe này. Smile!
Trong giờ giải lao, một ông bạn có hỏi chúng tôi bây giờ có hay quên không? Dĩ nhiên, với những “người không còn trẻ nữa” trên dưới 60-80 tuổi, nếu nói rằng “tôi không hay quên” thì thật là “chuyện lạ bốn phương”, nếu không muốn nói là anh hay chị đã “tự dối lòng” rồi.
Ngay chính bản thân người viết, nhiều khi tự bảo sẽ làm một chuyện gì đó ví dụ như bỏ thịt cá ra xả đá để nấu ăn, thế mà khi lên internet tìm tài liệu viết bài, tôi mê lướt internet đến nổi quên béng việc này. Đến khi gần tới giờ ăn, tôi xuống bếp định nấu một nồi canh thì hởi ơi, cục thịt kia vẫn còn nằm an ổn trong ngăn đá tủ lạnh. Thế là ngày hôm đó, tôi phải “tự biên tự diễn” thay đổi thực đơn một cách nhanh chóng kẻo ông xã đói bụng thì mệt lắm.
Còn phu quân của tôi, thì khỏi nói rồi, chàng thuộc chữ “Quên” nhiều hơn chữ “Nhớ. Đôi khi chàng vẫn thường lạc đường đi lối về dù con đường đó “đã bao lần đôi ta cùng chung bước”, đến nổi cô cháu nội Mya yêu quý của tôi phải nhắc nhở: “Ông nội đi “wrong way” rồi!” khi ông nội thay vì quẹo xe bên phải để về nhà thì ông nội cứ phom phom quẹo xe bên trái đi “tiếu ngạo giang hồ” cho đến khi được Mya nhắc nhở, ông nội mới sực nhớ ra mình đã quên đường đi về nhà.
Quên thì ai cũng có thể quên những gì không quan trọng hay khi mình muốn quên đi một chuyện tình buồn hoặc quên người yêu cũ, nhưng xin đừng bị bịnh mất trí nhớ Alzheimer (bịnh lú lẫn) thì thật khổ sở vô cùng. Người viết xin dành cho các vị bác sĩ chuyên môn giải thích và chửa trị các bịnh mất trí nhớ này. Ngưòi viết chỉ biết chia sẻ với các bạn những tài liệu được người viết sưu tầm trên internet, đem về đây giúp cho quý bạn đọc để có một chút ý niệm về các căn bịnh quái ác này.
Bệnh mất trí nhớ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số những người bị bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới sẽ tăng gấp ba vào năm 2050, từ 36 triệu lên đến hơn 115 triệu người.
Theo hội Nghiên cứu về Alzheimer Quốc tế, con số thống kê này thật đáng sợ: cứ 4 giây có thêm một trường hợp mắc bệnh mất trí nhớ so với con số 7 giây cách đây 10 năm. Dự báo về viễn ảnh tương lai vào năm 2050, mỗi giây sẽ có một người mắc bệnh này.
Bệnh mất trí nhớ không chỉ là một vấn đề tại các quốc gia có thu nhập cao. Hội Nghiên cứu về Alzheimer Quốc tế cho biết, bệnh mất trí nhớ ảnh hưởng đến dân chúng tại mọi quốc gia, trong đó có hơn một nửa đang sống tại những nước có thu nhập trung bình và thấp.
Đặc biệt, theo WHO, bệnh Alzheimer chiếm 70% các trường hợp mất trí nhớ. Bệnh mất trí nhớ thường không được nhận ra.
Bệnh này thường bị nhận xét sai lầm là sự suy giảm hoạt động của trí óc do tuổi già gây nên, vì bệnh có thể trùng hợp với những vấn đề của tuổi già và cũng tiến triển chậm chạp. Ngay cả tại các quốc gia có thu nhập cao, chỉ có từ 1/5 đến một nửa các trường hợp mất trí nhớ được nhận ra trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bệnh mất trí nhớ là một sự rối loạn của não bộ bắt nguồn từ một số bệnh khác nhau của não. Bệnh này ảnh hưởng đến trí nhớ, lối suy nghĩ và năng lực thực hiện những hành động sinh hoạt thường ngày.
Những biểu hiện thường gặp là quên ngay một việc mình định làm, không tìm thấy đồ vật mình vừa đặt xuống… Điều đáng nói là hiện nay đối tượng suy giảm trí nhớ không chỉ tập trung ở người lớn tuổi mà còn rất nhiều người trẻ cũng lâm vào tình trạng này.
Trong đó, nguyên nhân có tính chất “thời đại” đang là yếu tố làm gia tăng những người “nhớ nhớ, quên quên” hiện nay như: nghiện rượu, lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ…
Bên cạnh đó, với nhịp sống và cường độ làm việc quá gấp gáp và căng thẳng như hiện nay, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm, làm việc căng thẳng gây kém tập trung và mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, với nhịp sống và cường độ làm việc quá gấp gáp và căng thẳng như hiện nay, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm, làm việc căng thẳng gây kém tập trung và mất trí nhớ.
WHO cho biết có hơn 600 tỷ USD được chi tiêu mỗi năm để chữa trị và chăm sóc cho những người mắc bệnh mất trí nhớ. Mặc dù là “quả bom nổ chậm” nhưng chỉ có 8 quốc gia có kế hoạch ngăn ngừa và chữa trị bệnh này.
Không có thuốc chữa dứt bệnh mất trí nhớ nhưng có thể làm được nhiều việc để giúp đỡ và cải tiến cuộc sống của những người bị bệnh mất trí nhớ. Trong đó, tập luyện trí nhớ vẫn là biện pháp điều trị chính.
Bên cạnh đó, các thuốc có tác dụng chống oxy hóa như vitamin E, ginko biloba cũng có tác dụng chống lão hóa và giúp giữ gìn trí nhớ. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc này cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Vì thế, ngay từ ngày hôm nay, bạn hãy chuẩn bị những bài tập luyện trí nhớ trước khi có thể quên tất cả.
(theo DoanHuong).
..Còn tiếp…
Cám ơn quý anh chị đã chịu khó đọc tới đây. Gần Tết rồi, SL mời quý anh chị nghe nhạc Tết cho vui rồi ngày mai nhớ vào đọc tiếp phần 2. Nhớ nhé! Smile!
Xin click vào hình để nghe nhạc Xuân Họp Mặt của Bùi Phương.
|
|
|
Pingback: Happy Anniversary with WordPress.com- Chân thành Cảm Tạ | suonglamportland
Pingback: Happy Anniversary with WordPress.com- Chân thành Cảm Tạ | suonglamportland